jeudi 21 octobre 2021

Đoàn Khắc Xuyên - Việc nào ra việc đó, nhưng...

 

GS.TS Nguyễn Quang Tuấn - giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 số 16 - cho biết để chuyển từ một trung tâm thu dung điều trị bệnh nhân nhẹ sang một trung tâm hồi sức bệnh nhân nặng là cả vấn đề lớn.

Ta có thể đếm được số nhân viên y tế đến chi viện, nhưng không đếm được bao giọt mồ hôi bên trong lớp áo bảo hộ. Chúng ta ước lượng được bao nhiêu tấn hàng đã chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chúng ta không thể đong đếm bao yêu thương và tận tụy đã chuyển đến thành phố thân thương này.

Sự vào cuộc nghĩa tình của hàng nghìn cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã giúp triển khai đúng tiêu chuẩn và đưa trung tâm vào hoạt động sớm nhất.

Nguyễn Vi Yên - Bá Phương


Tôi thấy bóng dáng mình trong tấm hình gia đình Bá Phương. Hình như đâu đó trong cuốn album cũ, ba má tôi cũng cẩn thận cất giữ một tấm hình từa tựa, với lối ăn vận áo sơ mi quần tây lụng thụng, điệu cười hiền, và những đôi mắt ngây thơ trẻ nhỏ.

Ai mà ngờ được bốn người trong tấm hình này đã phải vào tù ra tội, không chỉ vì đã đấu tranh giữ đất cho chính mình, mà còn bởi đã dám lên tiếng đòi công lý cho những người nông dân gặp nạn ở một ngôi làng khác.

Đây là lần thứ ba cô Cấn Thị Thêu bị bỏ tù, cũng là lần dài nhất - tám năm trời. Bá Tư cũng chịu án tám năm. Còn Bá Phương, đầu tháng 11 này anh sẽ ra tòa sơ thẩm.

Đặng Đình Mạnh - Nguyên tắc "vô luật bất hình" đối với vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng

 

"Ổ dịch", báo chí đã không ngoa khi gọi về nơi phát hiện ra đến 60 ca nhiễm Covid được cho rằng có nguồn gốc tại Hội thánh Truyền giáo Phục hưng. Rõ ràng, ở đó đã phát sinh tình trạng lây nhiễm với mật độ lớn, và đưa họ vào danh sách dài đến hàng chục vạn nạn nhân Covid tính trong phạm vi lãnh thổ.

Lây nhiễm với mật độ lớn là một sự thật về phương diện y tế. Nhưng lây nhiễm với mật độ lớn có khiến người trong cuộc trở thành tội phạm hay không, lại là vấn đề thuộc về phương diện luật pháp khi thỏa mãn những điều kiện định sẵn trong Bộ luật Hình sự.

Đó chính là nguyên tắc “Vô luật bất hình” trong pháp luật hình sự. Hiểu nôm na “Không có điều luật cấm thì không có tội”. Vậy thì, Bộ Luật Hình sự đã quy định những điều cấm nào trong việc lây lan dịch bệnh ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.10.2021


 

mercredi 20 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện về cái bì thư

 

Chiều nay có việc chạy ra đường, qua Nguyễn Trọng Tuyển tình cờ gặp ông bạn già. Anh là giáo viên hồi xưa dạy chung trường với tui, giờ đã về hưu hơn chục năm rồi.

Hai vợ chồng có tiệm tạp hoá nhỏ bán ngay tại nhà, quán bán linh tinh mấy món văn hoá phẩm, sách báo. Dừng lại ngồi với anh một lát kể chuyện đời xưa.

Thấy có mấy người khách vào mua bì thư. Tui chợt hỏi ảnh chắc món này giờ ít khách mua lắm nhỉ. Vì bây giờ còn ai gởi thư viết tay cho nhau nữa mà cần cái bì thư. Thời nay chỉ gởi mail, messenger, chat, zalo, viber hay comment, thời ngồi nắn nót viết thư đã qua rồi.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (3)

 

Cụ Trần Văn Khê còn không dám nói về phở, thì tôi càng không. Phân tích cái hay, cái tuyệt, cái ngon, cái hấp dẫn của phở đã có các nhà… văn, như các cụ Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, ai muốn biết cứ tìm đọc.

Phải công nhận, thời xưa, cái thời mà ta gọi là tiền chiến ấy, các bác văn nghệ sĩ rành ăn chơi nhất hạng. Cũng phải thôi, nghề nghiệp văn chương cho họ đồng ra đồng vào dễ hơn những hạng dân thường khác. Vả lại ngoài tiền thì họ lại sẵn máu nghệ sĩ, “trăm nghìn đổ một trận cười như không” nên các cụ nhà ta thông thạo các ngón ăn chơi là phải rồi.

Tôi ít được ăn phở bởi nhà nghèo, bản thân cũng nghèo. Giờ bần thần điểm lại, từ lúc biết ăn dặm tới khi 40 tuổi, gom tất tần tật cũng chỉ vài chục bát. Phần lớn phở vỉa hè dạng bình dân, bình quân mỗi năm đạt gần một bát. Về sau đi làm báo, đời sống khá hơn, dám mạnh mồm “xì xụp” hơn. Nói chung là không rành về phở nên chỉ kể lại những chuyện “phở ngoài phở”.

Ngô Trường An - Sự khác biệt

 

Nếu ngày 20.10 hằng năm, người phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hãnh diện, tự hào vì được nhà nước tôn vinh, được nhà nước quan tâm chúc tụng... Thì ngược lại, ngày mùng 6 tháng Hai âm lịch hằng năm, người phụ nữ nước Việt Nam Cộng Hòa giương cao khẩu hiệu đòi hỏi phụ nữ phải được giải phóng!

Giải phóng cái gì?

Đó là, giải phóng người phụ nữ ra khỏi ràng buộc khắc nghiệt của hệ tư tưởng nho giáo.

Ngô Nguyệt Hữu - Không lẽ…

 

Bao nhiêu quan nhân ở Sài Gòn cũng như ở triều ca, lại có thể dửng dưng trước một phát biểu độc ác vô cảm của ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hay sao?

- Không lẽ các quan nhân không thấy, ông Tấn bịt mắt bịt tai trước nỗi đau của nhân dân Sài Gòn?

- Không lẽ các quan nhân không thấy, ông Tấn đứng ngoài cuộc chiến chống dịch. Bởi nếu trong hàng ngũ chống dịch, ông ấy đã không phát ngôn lạnh lùng đến độ đó.

Bùi Kiều Trang - Ông Lê Minh Tấn và Sở LĐTB&XH TPHCM!

 

Nếu ông Lê Minh Tấn không thấy ai đói, tôi sẽ chỉ cho ông hơn một Phường có dân bị đói. Cán bộ Phường ấy phải nhờ anh em chúng tôi xin gạo, xin rau, xin lương thực, thuốc men trong đợt dịch vừa qua.

Nếu ông Tấn không thấy ai khổ, tôi có thể chỉ cho ông một vài khu phố có những gia đình mẹ nhịn để con ăn, bà ăn cơm trắng dành vỉ trứng không vơi cho cháu ăn được mấy ngày.

Nếu ông Tấn nghĩ rằng ba đợt hỗ trợ của thành phố, chỗ ông quản lý đã đến tay người dân cả ba. Tôi có thể chỉ cho ông hơn mấy trăm hộ dân chỉ nhận được một lần duy nhất, ở đợt 3 này. Số tiền là 1 triệu đồng.

Lê Huyền Ái Mỹ - Ông Tấn nên xin lỗi!

 

Trước lời phủ nhận vào trưa nay, “Tôi không nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”, được rải khắp các tờ báo thành phố; chiều tối nay, báo Lao Động công bố bản ghi âm, minh định một lần nữa phát biểu của “chính chủ” mà tờ báo đã tường thuật ban đầu.

Khổ, không những một mà hai lần, giám đốc sở Lao động-Thương binh-Xã hội khẳng định “đến giờ này/ đảm bảo bà con thành phố/chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ…”.

Tôi có mấy suy nghĩ sau:

Mai Bá Kiếm - Nhỏ không học lớn làm giám đốc Sở !

 

Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội chỉ vì khẳng định “Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch”, nên bị dư luận moi ra “dĩ vãng gian dối dễ gì giấu diếm”.

Lê Minh Tấn sinh năm 1963, đến năm 31 tuổi chưa tôt nghiệp trung học phổ thông đã làm chủ tịch xã Thái Mỹ. Rồi bắt đầu học ngược, tức là học trung cấp và cao cấp trước và học hệ bổ túc trung học phổ thông sau:

Từ 1993-1995: Học Trường Cán bộ Thành phố, tốt nghiệp Trung cấp Quản lý Nhà nước.

Đỗ Duy Ngọc - Ông này ở đâu rớt xuống vậy trời ?

 

Chiều ngày 18.10, kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 bước vào phiên thảo luận tổ.

Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM, phát biểu rằng, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch...

Ô hô! Ông nội này ở đâu rơi xuống vậy?

Huy Nguyễn - Chuyện vứt rác ở Nhật và 37 toa tàu cũ 0 đồng

 

Tôi sống ở Nhật 7 năm và cũng phải mất 2 - 3 năm đầu mới thấm thía và quen với việc vứt rác ở Nhật.

Nước Nhật có không khí trong lành, ngoài đường không một mẩu rác. Người Nhật giữ cho mình bầu không khí trong lành và môi trường sạch sẽ bởi vì họ quản lý rác rất tốt. Ngoài ý thức tuyệt vời của người Nhật được dạy từ khi bắt đầu học mầm non thì việc quản lý rác bằng chính sách và chế tài là điều quan trọng. Triết lý đó chỉ đơn giản thế này: Rác của ai thì người đó phải trả tiền cho việc xử lý nó.

Ở Nhật có bán 4 - 5 loại túi đựng rác khác nhau để người dân tự phân loại và cho vào các túi nilon rác khác nhau. Tùy loại túi mà có thể đựng rác có khả năng tái chế, rác có thể tự phân hủy, rác có thể đốt...

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.10.2021


 

Khiết Nguyễn - Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thị Mai Anh


Nếu nhìn lại Việt Nam Cộng Hòa và nhìn sang Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gia bà con xa và cũng là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi thấy hai vị nguyên thủ quốc gia và đệ nhất phu nhân có vài điểm giống nhau.

Tổng Thống Phác Chính Hy và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều xuất thân từ quân đội, đều biết làm ruộng, lái máy cày. Phu nhân của Tổng Thống Phác, Bà Yuk Young Soo, cũng giống phu nhân của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Bà Nguyễn Thị Mai Anh, ở vài điểm: đi bên phu quân, cả hai đều khiêm tốn, luôn tìm mọi cách để tránh lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cũng như giới truyền thông.

Khi bắt buộc phải có mặt bên chồng, Bà Yuk luôn khép nép trong chiếc áo Hanbok cổ truyền, và tuy rằng lúc nào cũng giữ một nụ cười khả ái nhưng Bà rất ít nói. Bà Mai Anh cũng vậy, luôn mặc chiếc áo dài truyền thống và đứng lùi lại phía sau Tổng Thống một chút. Thế nhưng cả hai đều là những người phục vụ xã hội một cách rất hăng say.

Thái Vũ - Ngại quá !

 

Song song với tin về Bà cựu Đệ Nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa qua đời, nhiều người nhắc tới bệnh viện "Vì Dân". Bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo do Bà đứng ra kêu gọi quyên góp xây dựng, nay thành bệnh viện Vì Quan.

Tiếng Anh có thành ngữ "winner take all" có nghĩa là người thắng vơ hết.

Ví dụ trong một cuộc thi nhiều giải thưởng, người thắng cuộc chơi đó sẽ giựt hết tất cả các giải. Hoặc người chơi bài Poker, chơi ván cuối cùng và thắng tất cả tiền cược.

Lưu Trọng Văn - Trớ trêu !

 

Mạng tràn ngập hình ảnh và tin bà Mai Anh qua đời ở Mỹ, thọ 90 tuổi.

Người Sài Gòn tiếc thương bà không phải vì bà là vợ của tổng thống Thiệu - người dặn vợ nguyện vọng được chôn cất ở Ninh Thuận, quê nhà - nhưng bà không thể thực hiện được.

Người Sài Gòn tiếc thương bà, vì bà là người đem hết sức mình làm nên bệnh viện lớn nhất và hiện đại nhất có tên Vì Dân.

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho bà Nguyễn Thị Mai Anh


Bùi Chí Vinh : Trước 1975 dù nhà ở Xóm Lách quận 3 dưới chân cầu Công Lý, nghĩa là khá xa địa điểm bệnh viện Vì Dân đang xây dựng, nhưng tôi vẫn rủ bọn nhóc tì mới lớn trong xóm lên tuốt Ngã Tư Bảy Hiền để chơi và để xem.

Chơi để thỏa chí tang bồng, và xem để biết thế nào là một công trình y tế vì nhân dân mà phục vụ như lời đồn đại. Và bà chủ bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo đó chính là bà Nguyễn Thị Mai Anh (còn gọi là cô Bảy Mỹ Tho) vợ Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu hôm nay đã mất. Bà sinh 1931, năm nay đúng 90 tuổi.

MỘT NÉN NHANG CHO BÀ NGUYỄN THỊ MAI ANH (CÔ BẢY MỸ THO) CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA 

mardi 19 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Vĩnh biệt vị đệ nhất phu nhân đáng kính


Khi là đệ nhất phu nhân, Bà cũng không thể gọi là giàu vì có rất nhiều người giàu có hơn Bà thời ấy. Tuy không giàu tiền nhưng Bà có cốt cách sang trọng, không phải nhiều tiền mà có được.

Lúc đấy Bà cũng có thể xem là người có quyền thế, nhưng chẳng bao giờ thấy Bà dùng cái quyền ấy để thị uy, lấn át người khác. Bà dựa vào chút quyền đó để xây cho dân một bệnh viện, để dân khi bị bệnh vào đấy được chữa trị không tốn tiền. Nhà thương thí mà sang hơn cả bệnh viện của nhà giàu.

Khi trở về làm người bình thường, Bà cũng không là người giàu có nhưng rất sang dù ăn mặc thường tình như mọi người. Cái đấy người ta gọi là cốt cách. Con chim sẻ không thể sánh với phượng hoàng, con vịt làm sao trở thành con thiên nga được.

Trump phản công tư pháp để giữ bí mật các tài liệu về vụ tấn công điện Capitol


Đăng ngày:

Theo án lệ, Tòa án Tối cao từng quyết định tổng thống có quyền giữ bí mật một số tài liệu để có thể bảo đảm trao đổi thẳng thắn với các cố vấn. AFP cho biết ông Donald Trump không phải là tổng thống đầu tiên vận dụng ưu tiên này. Hiện thời đương kim tổng thống là người quyết định, và Joe Biden đã khẳng định cho phép tiết lộ đợt đầu.

Ủy ban điều tra muốn tìm kiếm những lời chứng về nghi vấn, liệu ông Trump có biết về cuộc tấn công hôm 06/01/2021 trước khi vụ này xảy ra, và đã làm gì sau đó. Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin cho biết thêm chi tiết :