dimanche 11 juillet 2021

Nguyễn Thanh Bình - Nào ta cùng thi đua


Bức ảnh này vừa được chụp ở Đa Kao, quận 1. Chỉ một bức ảnh mà chứa đầy tình thương. Cho đi và nhận lại diễn ra trong một không gian chỉ một mét vuông.

Sáng nay, quán cơm nụ cười 1 ở quận 5 bị yêu cầu đóng cửa. Sáng nay, điểm phát cơm từ thiện ở gần nhà tôi cũng bị yêu cầu ngưng tụ tập.

Hôm qua, “mồng 1 Tết” theo kiểu nói đùa của chúng ta, một vị quan chức thành phố phát động phong trào thi đua giảm F0. Có vị còn nói: đây là trận chiến cuối cùng.

BS Phan Xuân Trung - Lời kêu gọi khẩn thiết


Thưa quý đồng nghiệp,

Hiện nay do lockdown toàn thành phố, nhiều cơ sở y tế đóng cửa khiến cho người bệnh bị bỏ rơi.

Tôi kêu gọi quý đồng nghiệp vì danh dự và trách nhiệm của Thầy Thuốc hãy sẵn sàng đến nhà giúp bệnh nhân.

Nguyễn Văn Tuấn - Có nên nhập viện người bị nhiễm Covid-19 nhẹ?


Hiện nay, giới chức y tế TPHCM chủ trương rằng tất cả ai bị nhiễm nhẹ hay nặng đều phải nhập viện, vì có ý kiến cho rằng người nhiễm virus Vũ Hán dù nhẹ cũng có thể trở thành nặng sau vài ngày. Tôi không thấy thuyết phục bởi lý giải này. Tôi đã tìm ra chứng cớ, và nghĩ rằng cần xem xét lại chủ trương trên.

Chủ trương nhập viện tất cả ca nhiễm nhẹ, nặng

Hiện nay, TPHCM chủ trương đưa tất cả những người bị nhiễm, bất kể nhẹ nặng, vào bệnh viện (kể cả dã chiến) để điều trị. Nhiều bác sĩ thấy ngạc nhiên với chủ trương này, vì nó sẽ dẫn đến tăng gánh nặng cho ngành y tế vốn phải đối phó với nhiều bệnh khác.

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

(VNN 11/07/2021) Thành phố trong những ngày giãn cách xã hội đã cho tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm với nhiều trăn trở khôn nguôi về những gì người dân nói, đồng nghiệp nói, học trò của mình nói.

Thật sự tôi rất nể phục và trân trọng những nỗ lực của ngành y tế và chính quyền TP.HCM cũng như Trung ương đã làm để ngăn chặn dịch bệnh nhưng theo tôi, vẫn còn một số vấn đề. Nếu biết cách cải thiện thì kết quả hy vọng sẽ tốt hơn.

Thứ nhất, dường như công tác tổ chức chống dịch không được suông sẻ, có sự dẫm chân lên nhau và phân công không rõ ràng.

Nguyễn Mỹ Khanh – Họ không phân biệt ai nghèo ai chưa nghèo…


Xung quanh tôi, nhiều bạn bè làm thiện nguyện trong đợt dịch này lắm.

Họ làm bằng trái tim yêu thương chân thành, chẳng quản ngại khó khăn. Trước giờ giãn cách toàn thành, 11-12 giờ đêm vẫn ráng kéo xe vào từng xóm nghèo, khu trọ vì sợ còn sót ai đó và sợ có người ngại không dám ra nhận.

Họ mở điểm phát nhu yếu phẩm 0 đồng, bất kỳ ai cũng có thể nhận. Họ tin, ai chưa khó quá đều sẵn lòng nhường cho người khó hơn nên không hỏi “lý lịch nghèo” làm gì, lúc nào cũng nở nụ cười ấm áp khi trao túi quà.

Nguyễn Gia Việt - Người Sài Gòn không bao giờ hạ nhục nhau vì một hộp cơm từ thiện


Qua nay um sùm một bạn phát cơm từ thiện ở bệnh viện Chợ Rẫy mà "nạt nộ" và quay clip làm thiên hạ bàn tán rân trời. Nó có cái gì đó không nhẹ nhàng và thiếu tình thương.

Thực sự cái kênh của bạn này hình như rất thích "bóc phốt" và "tố cáo" trong việc phát cơm từ thiện từ lâu rồi.

Nhưng nghe cái giọng khó chịu hét lên trong clip với một ông già thì vô cùng phản cảm, nó gợi cho người ta sự khó chịu. Rồi cũng giọng hằn học đó kể ra nào là "Người làm từ thiện cũng đi làm kiếm tiền mới có" với người nhận cơm, thì không khác gì “dằn mâm xáng chén” với những người nhận cơm.

Hoàng Nguyên Vũ - Từ thiện bất nhân !


Chưa sáng ra đã phải tăng xông với thể loại “từ thiện” kiểu bất nhân này!

Đi phát mấy hộp cơm trong mùa dịch, đăng loạn lên khoe, ok thôi cũng dễ hiểu là cái văn hóa kẻ cho nó thế.

Nhưng, ngang nhiên xúc phạm người nhận, đuổi họ một cách bố đời, rồi còn mỉa mai người ta bằng giọng đểu giả, không thể nào chịu nổi!

Nguyễn Hồng Lam - Đối nhân xử thế


Cho người khác được hộp cơm, chai nước trong ngày dịch mà dám xỉa xói, mạt sát tất, kẻ phát cơm, quay clip phát trên kênh Sài Gòn ngày nay đích thực là một thằng mất dạy.

Ai đã lỡ xem rồi, đã cảm thấy tổn thương, phẫn nộ... thì không nên chia sẻ, nhân rộng clip ấy nữa, dù là để lên án.

Những kẻ gây ra việc đó chắc chắn thừa biết nhận xét, cách cư xử của mình là nhẫn tâm, phản cảm, vô văn hóa, vô đạo đức... nhưng vẫn ghi hình và phát trên kênh của mình thì chứng tỏ nó cố ý. Đây là cách câu like, câu view bất chấp tất cả, không nên thỏa mãn ý đồ khốn nạn của nó.

Nguyễn Thông - Chuyện đổi tiền (3)

 

Cuộc đánh úp ăn cướp năm 1985 - phần cuối

Ngày 14.9, ông anh trai tôi đang là trưởng phòng ngoài Sở Tư pháp Đà Nẵng đưa đoàn cán bộ vào Sài Gòn công tác. Anh là trưởng đoàn nên có nhiệm vụ giữ tiền ăn, tiền sinh hoạt cho cả đoàn. Tôi kể chuyện có tin đồn đổi tiền, anh Uy tôi bảo nếu đổi thì đổi chứ có sao.

Đến chiều cùng ngày, lại thêm ông em họ bên vợ tôi từ An Giang lên Sài Gòn, ôm một đống tiền để mua đinh, mua sắt thép, nhà nó có sạp hàng kim khí ở chợ Mỹ Luông, thị trấn huyện Chợ Mới. Người thứ ba nghe tôi bật mí chuyện đổi tiền là nó.

Nó, cậu Tư Trung lo lắng bảo chỉ mong sao sáng mai em mua hàng, trả hết tiền hàng xong, về đến quê thì hãy đổi. Cả nhà tôi, cả ký túc xá 43-45 Nguyễn Chí Thanh quận 5 nơi tôi ở, sống trong tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng lo sợ, cứ như chuẩn bị đón cơn bão lớn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.07.2021


 

samedi 10 juillet 2021

Nguyễn Tập - Quyền được sống !

 

Ngày 10/7, từ trước 5 giờ sáng, nhân viên quán cơm Nụ Cười 1 (số 596 Trần Hưng Đạo B, P.14, Q.5) đã hào hứng nấu cơm, làm thịt kho tiêu thiệt ngon chuẩn bị cho bà con nghèo.

Nhưng 6 giờ 30, đại diện Phường gọi điện đề nghị quán không được mở bán vì vi phạm Chỉ thị 16. (Nói cho công bằng, từ trước đến giờ P.14, Q.5 cũng ủng hộ quán cơm, nhưng “lần này căng quá, tụi tôi không thể để quán hoạt động được”).

Sau đó, Phường có đề nghị mua lại các suất cơm rồi sẽ mang đi giao cho bà con nghèo. Nhưng, vấn đề là bà con nghèo sống rải rác, không tập trung một chỗ như khu cách ly. Liệu Phường huy động bao nhiêu nhân lực để đưa hơn 500 suất cơm đến “đúng người cần”, và có thể làm việc đó mỗi ngày?

Phan Xuân Trung - Đang lo, lo dữ!


SỰ KIỆN:

1. Tháng trước xem tin thấy bên Campuchia có cảnh tượng công nhân túa chạy khỏi nhà máy vì trong đó có người nhiễm Covid, trong bụng đã lo lo sẽ xảy ra ở Việt Nam. Đúng y như rằng hôm nay có một vụ công nhân phá rào tháo chạy trước sự bất lực của bảo vệ.

2. Một clip tả cảnh tồi tàn, nhốt F1 trong trường tiểu học ở quận 8.

3. Một clip người nhiễm (F0) mô tả căn hộ mới ở quận 7 được trưng dụng làm nơi chứa F0, thiếu thốn đủ thứ.

Nguyễn Thông - Chuyện đổi tiền (2)


Bữa ni 9.7 là mùng 1 tết âm dịch, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành cấm túc dân, dọa ai mò ra đường đi chúc tết không có lý do chính đáng sẽ phạt tiền 3 củ. Thương cảm nhiều công dân nhàn nhã ôm bụng đói không biết làm cách nào cho no, nhà cháu bèn vội đưa tiếp phần 2 "Chuyện đổi tiền" để quý vị đọc, cho quên đói và sự đời, quên cả "trong không khí hân hoan phấn khởi" như nỗi ám ảnh.

Chuyện đổi tiền (kỳ 2): Cuộc đánh úp tàn bạo năm 1985

Như đã kể, trải qua cuộc đổi-cướp tiền tháng 5.1978, tôi đã biết sức mạnh của tiền và sự cay đắng mà đồng tiền đem lại. Nhưng phải nói, đến lần đổi tiền thứ 4, vào tháng 9.1985, và cũng là lần cuối cho đến tận bây giờ, tôi mới thực hiểu con người bị khốn khổ bởi đồng tiền như thế nào. Và cần làm rõ thêm, bản thân tiền bạc chả có tội gì, nó chỉ gây nên đau khổ khi nó được điều hành, chi phối bởi những thế lực cầm quyền ghê gớm, tàn bạo.

Nguyễn Thông - Chuyện đổi tiền (1)

 

Hôm qua ồn ào thông tin mật mà tòe loe, kín mà hở, rằng Sài Gòn sẽ bị lockdown (tạm dịch là phong tỏa). Lập tức có ngay những ông bà quan cai trị (chắc bị đẩy làm người phát ngôn nhất thời) đứng ra tuyên bố đó là tin đồn nhảm trên mạng xã hội. Với thể chế này, những thứ trên mạng xã hội, và cả chính mạng xã hội nữa, đều rất chi bố lếu bố láo. Lại nhớ từng có khá nhiều facebooker bị phạt, ít thì 2-3 triệu, nhiều thì 5-7 triệu đồng, về cái tội cầm đèn chạy trước ô tô.

Hôm nay 7.7 (song thất nhật), tin "đồn nhảm" đã thành sự thật. Chính phủ, Bộ Y tế, chính quyền Saigapore chính thức công bố từ sau 0 giờ ngày 9.7, tức nửa đêm mai, sẽ thực hiện Chỉ thị 16 trên toàn thành phố, trong 15 ngày, rồi tùy tình hình sẽ tính tiếp.

Gọi Chỉ thị 16 cho văn vẻ thế thôi, chứ thực ra là phong tỏa, cách biệt, ngăn cách, theo kiểu dân mạng là lockdown.

Mai Bá Kiếm - Trong đại dịch luôn có doanh nghiệp sân sau hốt bạc !

 

Đại dịch cúm gia cầm H5N1 khởi phát từ Trại giống Gia cầm Thụy Phương vào tháng 6/2003, đến năm 2010 mới thuyên giảm và thay thế bằng đại dịch Heo tai xanh!

Nhân cơ hội H5N1, TPHCM cấm triệt để nuôi gia cầm, mặc cho nông dân tổn thất kép, từ gia cầm đến chuồng trại!

Tai họa cho người này là phước lộc cho người khác. Dân thành phố vẫn ăn gia cầm, nên hai doanh nghiệp sân sau của thành phố ra đời năm 2004: Huỳnh Gia Huynh Đệ (HGHĐ - mua vịt các tỉnh về giết mổ, đóng gói) và Phú An Sinh (PAS - mua gà các tỉnh về giết mổ, đóng gói).

Đoàn Bảo Châu - Tôi đánh giá chính quyền TPHCM yếu kém


 

Từ yếu kém ở đây là tạm bỏ qua những vụ cướp đất của dân lành ở Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, nói về những việc ấy sẽ cần từ khác.

Không có một thành phố nào “kỳ lạ” đến mức mà người dân phải tự tổ chức các nhóm hiệp sĩ đường phố để bắt cướp. Một thành phố mà khách du lịch hãi hùng, thò điện thoại ra là bị cướp.

Khi tổ chức tiêm vaccin hay phát phiếu xét nghiệm thì khiến người dân phải chen chúc, hò hét, khác nào tổ chức để dân phun virus vào mặt nhau?

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.07.2021


 

vendredi 9 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Có mắt mà không tròng !


Ngày 7/7/2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp Hợp tác xãThương mại Thành phố ra Thông cáo về việc Saigon Co-op luôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ bà con Nhân dân trong mùa dịch, với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới cho tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm (7.000 mặt hàng).

Ngày 8/7, trước khi bị phong tỏa, tôi đi Co.opmart 1362 Huỳnh Tấn Phát chụp hình các quầy kệ trống trơn làm bằng! Chắc chắn Ban Thường vụ sẽ chửi nhân dân không mua từ từ.

Trong khi đó, Sở Công thương lần lượt lock down chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát, để dồn dân về "ấp chiến lược": siêu thị.

Huỳnh Ngọc Chênh - Tài dập dịch hay không là lúc này

 

Năm ngoái tui viết khá nhiều bài nói rằng nhà nước Việt Nam gặp may trong việc chống dịch chứ chẳng tài giỏi gì.

Tui dẫn chứng ra trường hợp bệnh nhân người Anh đến Đà Nẵng gây ra đến 300 F1, nhưng chỉ có một F1 duy nhất là cô bán hàng điện máy bị lây nhiễm thành F0.

Trước khi cô này được phát hiện, cô cũng đã tạo ra 200 F1 khác, trong đó nghiêm trọng là có 5 người thân trong gia đình tiếp xúc gần gồm: chồng, các con và bố mẹ. Thế nhưng may mắn, cô bệnh nhân này không lây nhiễm qua cho bất kỳ F1 nào.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Có nên làm xét nghiệm Covid-19 trên 10 triệu người?

 

Càng nghĩ về câu hỏi này, tôi càng nghiêng về câu trả lời 'Không'. Cái note này sẽ trình bày 4 lý do tại sao không nên thực hiện một chương trình quy mô như vậy vì kém hiệu quả y tế, kém chính xác (700 ngàn ca dương tính giả), và tốn quá nhiều tiền (4.000 tỉ đồng = 200 triệu USD). Nên dành tiền để mua vaccin hơn là để xét nghiệm.

Hôm qua, tôi có đặt vấn đề về chương trình xét nghiệm Covid-19 trên 5 triệu người [1]. Một nhà báo cho biết rằng TPHCM dự định xét nghiệm 10 triệu người, chớ không phải 5 triệu như tôi đọc trên TN. Chương trình xét nghiệm chia thành 2 đợt, mỗi đợt 5 triệu người. Có lẽ đây là chương trình xét nghiệm qui mô lớn nhứt trên thế giới (?)

Rất khó biết chương trình xét nghiệm này có mục tiêu là gì. Tôi nghĩ chắc các bạn chủ trì chương trình biết, nhưng họ chưa chia sẻ với công chúng.