mardi 2 mars 2021

Nga, Mỹ, Trung đều không muốn Iran trở thành cường quốc nguyên tử


Đăng ngày:


Tựa trang nhất của Le Figaro hôm nay nói về « Luật khí hậu : Macron trước chiếc bẫy sinh thái cực đoan », Libération quan tâm đến cuộc tranh luận về khả năng đương kim tổng thống Macron chống lại phe cực hữu trong cuộc bầu cử lần tới. La Croix cho rằng cần phải « Hỗ trợ giới trẻ trong cuộc khủng hoảng », trong khi nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh « Tăng lãi suất : Thế trận mới gây lo ngại cho thị trường ». Riêng Le Monde dành tựa chính cho « Vụ Khashoggi : Washington cáo buộc thái tử Ả Rập Xê Út ».

Công bố hồ sơ Khashoggi : Đòn cảnh cáo cho thái tử Ả Rập Xê Út

Chương trình phát thanh RFI ngày 01.03.2021


 

lundi 1 mars 2021

Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung


Đăng ngày:


L’Obs dành trang nhất cho tỉ phú Pháp Vincent Bolloré, người đang có kế hoạch xây dựng một đế chế truyền thông mà tuần báo cánh tả cho là « siêu bảo thủ ». Le Point chú ý đến « Những đòn chơi xấu của một nền tư pháp rất chính trị » nhắm vào cựu tổng thống Nicolas Sarkozy. Hồ sơ của L’Express nói về tập đoàn bán hàng trên mạng Amazon. Courrier International băn khoăn « Còn ai lắng nghe châu Âu ? » : đang lạnh nhạt với Nga, bị Trung Quốc qua mặt tại châu Á và vẫn chưa hòa giải với Mỹ, tiếng nói của Liên hiệp Châu Âu khó có trọng lượng.

Khu vực chiến lược bị Bắc Kinh coi là « sân sau »

Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học Pháp


Đăng ngày:

Pháp có 18 Viện Khổng Tử, trong khi Mỹ ngăn chận

Tuần báo bất bình nhận xét, giới chức Pháp không muốn đề cập đến ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong giới học thuật, trước nguồn lợi học phí từ 35.000 sinh viên Hoa lục. Bộ trưởng Giáo dục Frédérique Vidal tháng 2/2019 đã sang Bắc Kinh ký một loạt thỏa thuận. Mười tám Viện Khổng Tử đã mở ra tại Pháp trong 15 năm qua, trong đó có 10 viện nằm trong các trường đại học.

Trong khi đó Hoa Kỳ đã xếp mạng lưới các Viện Khổng Tử vào diện « phái bộ ngoại giao », để ngăn chận các hoạt động gây ảnh hưởng, và giới hạn số du học sinh từ Hoa lục.

Võ Xuân Sơn - Tản mạn về vaccine


Có bạn hỏi tôi nghĩ sao về việc Việt Nam cho tiến hành thử nghiệm vaccine cúm Tàu. Tôi trả lời rằng, muốn chế ra vaccine thì phải thử nghiệm. Bạn ấy hỏi liệu Việt Nam có thể chế tạo ra vaccine ngừa cúm Tàu hay không?

Tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể điều chế ra vaccine ngừa cúm Tàu. Trên thực tế, Việt Nam đã điều chế và sản xuất một số loại vaccine, thì có gì mà không điều chế được vaccine cúm Tàu.

Thực tình thì tôi không theo dõi việc chế tạo vaccine của Việt Nam, nên tôi không biết việc ấy đã tiến hành đến đâu. Nhưng nếu Việt Nam tuân thủ các quy trình sản xuất vaccine của thế giới, có nghiên cứu và công bố đầy đủ các bước thì đó là điều tốt, đáng khích lệ.

Nguyễn Thông - Nợ xấu


Ông thị trưởng Nguyễn Thành Phong lấy điểm bằng việc chỉ đạo các lực lượng chuyên chính dẹp nạn karaoke hành hạ lỗ tai cộng đồng.

Tôi cũng ghét kiểu karaoke ấy nên ủng hộ, tuy nhiên phải nói thẳng là dẹp được nó cũng khó đấy, có khi chỉ ném đá ao bèo.

Nhưng trước khi làm yên giặc karaoke, tôi đề nghị ông Phong ra quân lần nữa dọn sạch lòng lề đường Sài Gòn bị lấn chiếm cho dân chúng đi lại được nhờ.

dimanche 28 février 2021

Tuấn Khanh - Xin chọn nơi này làm quê hương


Bác sĩ Yersin qua đời ngày 1-3-1943 tại Việt Nam, lúc 79 tuổi. Ngôi mộ của ông nằm ở Suối Dầu, Nha Trang, chung quanh là những hàng cây hoa sứ trắng. Dù là một nơi khuất bóng người, nhưng nơi đây bao giờ cũng có hương khói và hoa thơm, được dân trong vùng chia nhau quét dọn sạch sẽ.

Ông Năm – hay là Alexandre Émile Jean Yersin – là một trường hợp đặc biệt của lịch sử Việt Nam, vì được người dân nhắc, nhớ và kính trọng như một hiền nhân của nước Việt.

Lần ghé thăm và tìm hiểu về ông, dù đã nghe kể nhiều như một huyền thoại, nhưng đến khi chứng kiến, vẫn không khỏi bồi hồi. Sống, tận hiến, yêu thương và lặng lẽ ra đi trong tình nhân loại: Liệu có một nhân vật quyền bính nào hôm nay đủ tư cách để sánh ngang hàng với ông?

Nguyễn Đình Bổn - Nhớ Duyên Anh !


Vừa nghe tin Bình Phước xin làm sân bay..."téc nic" là cò đất phi ngay lên Hớn Quản, chuẩn bị cho màn lướt sóng chốn rất nhiều rừng cao su miền biên viễn.

Có ai nghĩ sẽ có một sân bay dân dụng ở cái nơi chốn đó không? Tôi thì không.

Tự nhiên nhớ nhà văn Duyên Anh trong truyện dài Áo Tiểu Thư có tính tự thuật thì phải.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.02.2021


 

samedi 27 février 2021

Nguyễn văn Hoa - Chuyện "Điên Nặng" ở Texas : Vì Đâu Nên Nỗi ?


* Lời giới thiệu của Nguyễn Chính : Ông bạn đồng môn thời Trung học của tôi, Nguyễn Văn Hoa, là người đã gần 40 năm “lăn lộn” trong nghề “điên nặng” sau khi tốt nghiệp Phú Thọ ở Sài Gòn và hiện định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã về hưu và Tết vừa rồi đã phải đón xuân trong một hoàn cảnh “không điện, không nước và cũng không Internet” tại Austin, thủ phủ của tiểu bang Texas ! Điện là “nghề của chàng” nên trong một email viết ngày Mùng 10 Tết Tân Sửu ông vừa “than trời” cũng vừa “than người” về những ngày “điên nặng”. Vì là một kỹ sư điện, ông không chỉ than thở mà còn có những ý kiến chuyên môn phân tích sự kiện để tìm hiểu vấn đề… Thư hơi dài nhưng cũng mời các bạn ráng đọc hết (nếu đủ kiên nhẫn) !

Sau ngày 23 tháng Chạp đưa ông Táo về trời, tôi khấp khởi mừng thầm vì năm Canh Tý – năm tuổi của tôi – sắp hết mà chưa có điều gì xui xẻo lớn xảy đến. Không dè đến đêm 27 và 28 tháng Chạp, trời Austin (Texas) trở mưa lớn, và nhiệt độ tụt xuống đến 20° Fahrenheit (khoảng ­7° Celsius) [Phải là -7° Celsius, tác giả viết thiếu dấu -. Chú thích của Nguyen Chính]. Và sáng hôm sau, 29 tháng Chạp, khoảng 11 giờ sáng nhà tôi bị cúp điện.

Điện nhà tôi do thành phố Austin cung cấp dưới cái tên nghe rất kêu là “Austin Energy.” Nghĩ trong đầu là không bao lâu sẽ có điện trở lại, vợ chồng tôi hồn nhiên ăn cơm trưa dưới ánh nến (mua dùng cúng Tết), và rồi kiên nhẫn ăn tối và bực bội cúng giao thừa cũng dưới ánh nến.

Dạ Ngân -Thụt lùi, quay lại hay nhích lên ?


Thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hầu như chúng tôi đã đi gần hết chùa - đình - đền - phủ ở Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ. Mỗi nơi một vẻ, thanh tịnh, nề nếp khiến đinh ninh rằng ấy mới là nguyên bản.

Dấu vết tàn phá thời đạp đổ và trưng dụng cho hợp tác hóa đâu, tôi hỏi chồng. “Tàn phá nặng nhất ở Khu Bốn, phía Bắc không có san bằng, chỉ có bị chiếm dụng làm kho và sân phơi hợp tác nhưng giờ em thấy đấy, mọi thứ đã dần trở lại”.

Nghe vậy thì biết vậy và tin. Chùa Kim Liên hàng ngàn năm tuổi, chùa Trấn Quốc vị thế đắc địa như mơ, đền Quán Thánh cho những người lần đầu biết thế nào là đền và tượng của đền. Chùa Thầy, chùa Trăm Gian, chùa Bút Tháp, chùa Đậu, chùa Thập Phuơng, chùa Keo… và những ngôi chùa gần như vô danh chỉ cho cư dân của làng của xã.

Lưu Trọng Văn - Dẹp nạn karaoke là bảo vệ Nhân quyền


Quyền ấy của người Dân được có không gian yên tĩnh. Các nước văn minh kẻ nào gây tiếng ồn cho hàng xóm cảnh sát sẽ can thiệp liền.

Cảnh sát ăn lương để bảo vệ sự bình yên cho người Dân. Trách nhiệm bảo vệ sự yên tĩnh của công dân phải thuộc về cảnh sát.

Ở Việt Nam không hiểu sao cái trách nhiệm ấy lại thuộc chính quyền sở tại mà đầu mối là ngành quản lý tài nguyên môi trường ?

Tạ Duy Anh - Những khoảnh khắc kỳ lạ (2)


2-RỤT TAY LẠI Ở GIÂY CUỐI CÙNG

Sau khi tìm lại được MẢNH ĐẤT CỦA MÌNH và sau khi đăng truyện ngắn “Lũ vịt trời”, tôi bắt đầu nuôi ý định viết một truyện ngắn về sự thù hận mà chúng tôi bị dìm vào từ khi lọt lòng.

Sự thù hận có từ bao giờ, chúng tôi không biết. Nhưng nó lên đến đỉnh điểm khi bố tôi, vốn là thằng ở chăn trâu cho chánh tổng, từng phải tận mắt chứng kiến hai đứa em mình chết đói, bí mật theo Việt Minh đúng vào khi xã Hoàng Diệu hoàn toàn thuộc vùng tề, chi bộ cộng sản bị xóa trắng. Người ra đầu thú cuối cùng là ông bí thư tên Lân.

Ông Vũ Xuân Lan, người cùng xã, huyện ủy viên, được cử về bí mật xây dựng lại phong trào và ông đã bắt liên lạc với bố tôi. Năm 1950, bố tôi mới 24 tuổi, chưa là đảng viên, được cử làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã, bí thư là ông Vũ Xuân Lan.

Hoàng Tư Giang - Người dân và doanh nghiệp đang kiệt quệ


Sáng nay lượn quanh Hà Nội thấy phố xá vẫn vắng vẻ, quạnh hiu, người xe thưa thớt. Tìm mãi tịnh không thấy quán café nào mở cửa.

Học sinh, sinh viên vẫn học online ; nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn làm việc online nhưng nhiều người đến làm online cũng không còn cơ hội nữa.

Chúng ta đã trải qua một cái Tết dài nhất lịch sử.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.02.2021


 

vendredi 26 février 2021

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.02.2021


 

Ngô Nhân Dụng - Tất cả chỉ vì chuyện chính trị


Nước Mỹ được coi là quốc gia tiến bộ nhất thế giới, ít nhất trên các mặt kinh tế, khoa học, nghệ thuật quản trị. Nền y tế với những bác sĩ giỏi nhất, các bệnh viên có dụng cụ mới nhất, phát minh những thứ thuốc hiệu quả cao nhất.

Nhưng trong năm qua hơn 500 ngàn người chết vì bệnh dịch Covid-19, một phần năm số nạn nhân cả thế giới, mặc dù chỉ chiếm 4.5 phần trăm dân số toàn cầu. Sinh viên khắp thế giới tìm đến Mỹ học MBA về quản trị. Quản trị là phải biết tiên liệu, lập kế hoạch đề phòng. Tuần trước, 3, 4 triệu người bị mất điện, ở một tiểu bang 29 triệu dân, rồi sau đó trong nhà không có nước dùng. Phải công nhận đó là những thất bại lớn.

Tại sao lại thất bại như vậy?

Bùi Kiều Trang - Cà phê Sài Gòn !


(NN 22/02/2021) Cà phê Sài Gòn có nước mắt, có nụ cười; có hợp, có tan; có xa xôi, có gần gũi; có chia sẻ mến thương mà cũng có cả thăng trầm như gói gọn cả Phù Nam.

Sẽ thật hiếm hoi để bắt gặp một người dân Mỹ nào ngồi ở quán xá hàng giờ, phó thác linh hồn cho cà phê, người Mỹ bận rộn nên thường họ chỉ thích cà phê mang đi cho tiện lợi. Người Ý thì ngược lại, với cốt cách ưa hoài cổ, xứ sở của “huyền thoại” Cappuccino lại thích trầm ngâm hàng giờ tĩnh lặng để mà say đắm, người Pháp bên tách cà phê, với họ đó là một điều gì đó lãng mạn, ngọt ngào…

Còn cà phê của người Sài Gòn thì sao?

jeudi 25 février 2021

Đặng Sơn Duân - « Bát quốc liên quân » tại Biển Đông ?


Vài tháng tới, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều sẽ cử tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương, nhiều khả năng sẽ đều đi qua Biển Đông.

Đây cũng là ba quốc gia cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây.

Nếu vừa khéo, có thể cả ba sẽ đến cùng lúc. Một kịch bản hoàn hảo hơn nữa có thể nghĩ đến, là Bộ tứ kim cương tiến hành tập trận ở khu vực, cùng ba quốc gia này.

Tạ Duy Anh - Những khoảnh khắc kỳ lạ (1)


Trong đời cầm bút, tôi đã trải qua khá nhiều khoảnh khắc kỳ lạ. Sau mỗi khoảnh khắc ấy thường là một ý tưởng nào đó bỗng nhiên hiện ra, để rồi bắt đầu quá trình hình thành một tác phẩm.

Một vài tác phẩm suýt gây họa cho tôi. Tuy nhiên, khi nghiệm lại thì thấy đa phần những khoảnh khắc như vậy giống như ân sủng ! Tôi không biết dùng từ nào khác.

Tôi xin kể một vài khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi. Chỉ để mua vui bạn đọc và thay cho hy vọng về một năm mới không có những thảm họa động trời (cả thiên tai và nhân tai). Thay cho lời cầu mong mưa thuận gió hòa, lòng người bình yên, để chúng ta có đủ sự thanh thản bàn chuyện văn chương chữ nghĩa. Tất cả có 5 phần, phần cuối là nói về khoảnh khắc hình thành nên tiểu thuyết Đất mồ côi.