jeudi 3 décembre 2020

Covid-19 : Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về vac-xin


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

« Đối với Liên Hiệp Quốc, trước hết cần nhấn mạnh rằng việc phân phối vac-xin đã vượt khỏi tầm quốc gia, trong lúc Nga và Hoa Kỳ vừa loan báo sẽ bắt đầu tiêm chủng trong những ngày tới.

Chương trình phát thanh RFI ngày 03.12.2020


 

Võ Xuân Sơn - Lại chuyện bầu cử Mỹ


Việc nhà nước Việt Nam gởi lời chúc mừng ông Biden đã có chút tác động, cho thấy Tổng thống Trump có thể thua trong cuộc bầu cử này.

Thực ra, sẽ không lạ gì nếu Tổng thống Trump thua. "Mãnh hổ nan địch quần hồ" mà. Sẽ rất là phi thường nếu ông thắng.

Nhưng dù có bất cứ dấu hiệu gì, thì trong thâm tâm, tôi vẫn mong quá trình pháp lý mà Tổng thống Trump khởi động sẽ mang lại kết quả tốt đẹp, để ông có thể tiếp tục ngồi trong phòng bầu dục bốn năm nữa. Và đập cho thằng Trung cộng tả tơi, đến mức nó không còn sức đưa ba cái dàn khoan chạy vòng vòng trong vùng biển nước ta.

Nguyễn Đình Bổn - CNN bị vạch trần không hề là hãng tin độc lập !


Không biết bằng một cách siêu đẳng nào, khi CNN đang họp giao ban nội bộ, James O'Keefe, nhà sáng lập Project Veritas, đã chen ngang vào làm chủ tịch CNN là Zucker hết cả hồn vía.

Một đoạn clip do O'Keefe đưa lên Twitter cho thấy ông này có khả năng cắt ngang một cuộc họp đang diễn ra của CNN và tỉnh bơ thông báo: "Zucker, ông có ở đó không? Tôi là James O'Keefe. Chúng tôi đã nghe các cuộc gọi như thế này trong suốt hai tháng qua và ghi âm tuốt hết. Nếu ông có thời gian tôi muốn hỏi ông vài câu".

Quá bất ngờ, Zucker im lặng vài giây.

Nguyễn Anh Huy - Luận cái sự dại và khôn !


Cuộc tranh cử Mỹ tạo nên nhiều nguồn dư luận. Trong đó, cộng đồng Việt Nam quốc nội và hải ngoại tranh cãi dữ dội. Ai theo phe Biden thì nói phe ủng hộ Trump là ngu, mê muội. Phe ủng hộ Trump cũng có người đáp trả tương tự.

Bản thân tui ủng hộ anh ruột Donald Trump. Tuy nhiên, đến giờ phút này, tui chưa bao giờ dùng chữ " ngu" cho những người ủng hộ Biden.

Tui từng nhớ rất rõ hai câu của Trạng Trình : Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao.

Lê Văn Luân - Sống tận cùng, chết cũng tận cùng


Điều đầu tiên phải nói rằng, nó cho thấy một phần nào đó cảm giác đơn độc của ông Thức trong tình cảnh bị tù đày. Chúng ta cần phải nói nhiều hơn về những điều mà ông ấy làm và ông ấy đã cống hiến, đã dấn thân.

Tuy vậy, nếu “ra đi” là một lựa chọn chủ động thì tôi e rằng nó không phải là một điều tốt cho cả ông ấy và những gì mà ông ấy làm.

Nelson Mandela ngồi tù tới 27 năm, bà Aung San Suu Kyi cũng tương tự. Nhưng họ sống kiên trường và đấu tranh đến cùng một cách vững chãi để rồi đất nước họ có dân chủ và tự do, thoát khỏi chế độ độc tài thống trị.

Trịnh Hữu Long - Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực


Những chiến thuật tuyệt thực trong tù để đòi trả tự do như anh Trần Huỳnh Duy Thức đang làm, hay lời kêu gọi "hãy tận dụng sự ra đi của tôi" của anh chỉ hiệu quả khi có cả một bộ máy bên ngoài hỗ trợ đủ sức tạo ra một phong trào lớn cả trong nước lẫn nước ngoài, gây được sức ép buộc chính quyền phải thay đổi hành vi.

Tôi không biết anh Thức có được bộ máy hỗ trợ đó bên ngoài hay không, nhưng theo tôi quan sát thì cũng giống như các tù nhân chính trị khác, anh không có.

Các hoạt động đấu tranh bên ngoài hiện đang xuống đến mức rất thấp, rất khó hỗ trợ được gì nhiều cho anh.

Đỗ Duy Ngọc - Phát biểu của ông chủ tịch thành phố Hà Nội


Ông Chủ tịch Thành phố Hà Nội mới nhậm chức chưa lâu lại nổ như đại pháo, như bom B52. Phát biểu của ông nghe như lời nói khoác, phét lác cho oai chứ chẳng tác dụng gì vì nó vô thưởng vô phạt.

Dịch thì phải phòng, phải chống là đúng rồi. Thế nhưng ngăn chận nó không thể bằng lời nói, mà bằng hành động và những biện pháp tích cực.

Trong việc này, nhà nước ta đã làm khá tốt, lập bản đồ hành trình của người bệnh, lập danh sách người có liên hệ với bệnh nhân, khoanh vùng và cách ly. Những biện pháp hữu hiệu đó đã giúp cho dịch bệnh không lan rộng trong cộng đồng. Tuy thế không có nghĩa là sẽ không có người bệnh và người lây nhiễm.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vấn đề bảo mật thông tin ở Việt Nam


Nhìn thấy cách báo chí và mạng xã hội lan truyền danh tánh và địa chỉ của người bị nhiễm Covid-19 [1] mà ... rùng mình. Đó là một sự xâm phạm vô cùng nghiêm trọng vào quyền riêng tư (privacy) cá nhân. Tại sao báo chí không chịu hiểu. Có thể đó là một nét văn hóa đấu tố chăng?

Vấn đề 'confidentiality' (bảo mật thông tin) của bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Ở những nước như Úc, việc tiết lộ thông tin bệnh nhân trên báo chí hay mạng xã hội rất dễ ra tòa, và có khi bị đuổi việc. Bác sĩ và y tá công bố thông tin bệnh lý và hình ảnh - cho dù đã làm mờ mặt của bệnh nhân - trên mạng vẫn có thể bị kiện như thường, nếu không được phép của họ.

Ấy vậy mà ở Việt Nam tôi thấy người ta thản nhiên chụp hình bệnh nhân trên giường bệnh kèm theo thông tin cụ thể về bệnh nhân và công bố trên mạng xã hội! Mặc dù người công bố chỉ muốn 'khoe' một ca được điều trị thành công (tức có thiện ý), nhưng nếu bệnh nhân không biết hay không cho phép thì đó là một sự vi phạm quyền riêng tư của bệnh nhân.

Võ Xuân Sơn - Ai có lỗi ?


Việc đóng cửa khu cách ly của Vietnam Airlines (VNA) là cần thiết. Tuy nhiên nó đã hơi muộn. Những câu chuyện xung quanh bệnh nhân 1342 và 1347 đã cho thấy nhiều vấn đề trong việc phòng chống dịch cúm Tàu của chúng ta.

Theo đại diện của VNA, thì họ làm đúng theo quy định, sau 4 ngày xét nghiệm 2 lần âm tính là cho về nhà. Tôi không biết quy định đó do ai ban hành, và cụ thể là ban hành cho đối tượng nào, nhưng tôi cho rằng quy định đó (nếu có) là rất phản khoa học. 

Tất nhiên, ở Việt Nam, việc ban hành quy định đôi khi không phụ thuộc vào ý chí của chính người được coi là người ban hành, mà có sự can thiệp từ ai đó, phục vụ cho những mục đích khác.

Nguyễn Ngọc Chu - Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt


1. VỀ TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở BA MIỀN BẮC TRUNG NAM

Thủy điện là nguồn năng lượng quý giá. Nhưng phải được sử dụng một cách khoa học. Nếu không, nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường.

Trong thời kỳ phát triển công nghiệp ban đầu, các quốc gia đều cần đến thủy điện và thường tập trung phát triển thủy điện. Sự phụ thuộc lớn vào thủy điện đã dẫn đến các vi phạm vượt ngoài tầm kiểm soát và để lại các tác hại cho con người cùng môi trường. Mức độ tác hại có khác nhau tùy theo sự kiểm soát ở mỗi quốc gia.

mercredi 2 décembre 2020

Đại dịch ở Vũ Hán: Trung Quốc truy bức các nhà báo công dân


Đăng ngày:

Luật an ninh toàn diện, vaccin Covid và tiền ảo bitcoin lên giá đến gần 20.000 đô la là các chủ đề chính của các nhật báo Pháp hôm nay 02/12/2020.

« Chiến binh sói » Trung Quốc ngày càng hung hăng

Liên quan đến Trung Quốc, trong bài « Úc, mục tiêu mới của ngoại giao hiếu chiến Bắc Kinh », La Croix nhận xét nay Trung Quốc thẳng thừng đe dọa bất kỳ ai phản đối mình. Vì là quốc gia đầu tiên loại Hoa Vi (Huawei) khỏi mạng 5G, và đòi hỏi mở điều tra độc lập về xuất xứ của con virus corona Vũ Hán, Úc đã bị Trung Quốc trừng phạt về kinh tế lẫn ngoại giao.

Chương trình phát thanh RFI ngày 02.12.2020


 

mardi 1 décembre 2020

Bông Lau - Truyền thông định hướng


Hai hôm nay đài NPR (National Public Radio) thiên tả nói liên tục về các loại thuốc chủng ngừa Covid-19 sắp sửa ra đời. Truyền thông nhộn nhịp giới thiệu sự hiệu quả của thuốc vaccine từ 90 đến 95%. Họ cũng nói Phó tổng thống Joe Biden rất lạc quan và tin tưởng thuốc chủng ngừa này. Một sự hy vọng dâng tràn lên khắp mọi nơi.

Nhưng tuyệt nhiên truyền thông Hoa Kỳ không đả động gì tới tên Donald Trump. Cứ như là thuốc vaccine Covid-19 tự nhiên từ trên trời rớt xuống vậy.

Tôi đã viết hai bài nói về tiến trình thành hình các loại thuốc vaccine. Trong đó có yếu tố quan trọng là chính quyền Donald Trump, qua Cơ quan Nghiên Cứu và Phát Triển Y Sinh Cao Cấp (The United States Biomedical Advanced Research and Development Authority (BARDA)) đã tài trợ nhiều đợt tổng cộng trên 5 tỉ đô la cho khoảng bảy công ty nghiên cứu và bào chế dược phẩm, kể cả Đại Học Oxford của Anh Quốc và công ty dược phẩm AstraZeneca của Kenya – Phi Châu.

GS Nguyễn Văn Tuấn "Chiến Binh Sói" và kẻ tòng phạm Twitter


Xin chia sẻ cùng các bạn một cái note bằng tiếng Anh [1] về câu chuyện Triệu Lập Kiên đăng hình giả tạo để nói xấu Úc.

Triệu là một trong những người thuộc nhóm gọi là "Chiến Binh Sói" ngoại giao (Wolf Warriors diplomat) của Tàu, và cách hành xử của mấy người này giống như ... côn đồ trên trường quốc tế.

Chúng ta đã từng nghe họ ăn nói thô lỗ và bị các quan chức Phi Luật Tân đuổi ra khỏi hội nghị ngoại giao ở Manila. Chúng ta cũng từng nghe họ trịch thượng gọi Việt Nam là 'prodigal son' (đứa con hoang đàng). Mới tháng Tư năm nay, họ ví von Úc là cục kẹo chewing gum dính vào đế giày của Tàu ("chewing gum stuck on the sole of China's shoes").

Hoàng Hải Vân - Cánh tả “quốc hữu hóa” tài sản của người Mỹ như thế nào ?


Cuộc cách mạng Reagan-Thatcher bùng nổ từ đầu thập niên 1980 đã mở màn cho một xu hướng không thể đảo ngược : “tư nhân hóa” nền kinh tế và hồi sinh kinh tế thị trường, lan tỏa trên toàn thế giới.

Trước đó, nhất là từ sau 1945, xu hướng chung là “quốc hữu hóa”, lấy cảm hứng từ kinh tế kế hoạch của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ngay đến cái nôi của kinh tế thị trường là Anh quốc, khi phái tả lên cầm quyền thì “các đỉnh cao chỉ huy” xương sống của nền kinh tế như Điện lực, Viễn thông, Khai khoáng, Dầu khí… cũng nhất loạt bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Mỹ, dù phái tả lên nắm quyền từ rất sớm, vào đầu những năm 1930 với chính quyền F. D. Roosevelt, chính phủ can thiệp sâu rộng vào nền kinh tế và xâm phạm nghiêm trọng tự do cá nhân, nhưng không có chuyện quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân. Điều đó không có nghĩa là tài sản tư nhân không bị quốc hữu hóa.


Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ “máu” không đơn giản chỉ một bộ phận cơ thể hay “thiếu máu” không phải dùng để chỉ một nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe như tại các nước khác, mà còn khơi dậy nỗi đau đã in sâu trong nhận thức con người.

Nhắc tới chuyện thiếu máu, không thể quên có một thời Việt Nam dư thừa máu. Đâu cũng đều thấy máu. Máu chảy đầy sông. Máu ngập ruộng đồng. Máu loang đường phố. Thừa đến nỗi, máu của nhiều triệu người Việt đã đổ xuống không chỉ để thỏa mãn tham vọng bành trướng của Mao và cộng sản quốc tế, mà còn giúp các quốc gia vùng Đông Nam Á đang nghèo nàn bỗng trở nên giàu có.

James Macdonald trong tác phẩm When Globalization Fails: The Rise and Fall of Pax Americana, nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, chiến tranh Việt Nam (đúng ra nên gọi “máu Việt Nam”) đã giúp các quốc gia Đông Nam Á có thêm thời gian” để nâng cao mức sống, bởi vì nếu không, “Đông Nam Á chắc chắn đã lọt vào tay cộng sản”. [1]

Nguyễn Tiến Tường - Chỉ mới một nửa nguyên nhân


Đâu đó đang có trào lưu đổ lỗi lên đầu cậu tiếp viên bệnh nhân (BN) 1342 vì gây lây lan Covid. Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng cậu ta chỉ là một nửa nguyên nhân.

Báo cáo ban đầu của Bộ Y tế: “Trong thời gian cách ly tại khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý (số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) từ ngày 14-18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác (BN1325)”.

Có nghĩa là, bên trong khu cách ly này không khác gì một cái chợ. Người cách ly lại tiếp xúc với người khác, có nghĩa là không ai giám sát.

Lê Thanh Đạo - Tiếp viên hàng không, nhưng “đầu đất” !


Tui nói “ông nội” mắc Covid “mang số hiệu 1342” và ông 1347 đầu đất.

Bởi vì trong thời gian cách ly tại số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM - Khu cách ly Vietnam Airlines, từ ngày 14 đến 18-11, ông nội 1342 đã tự động qua khu cách ly của tổ bay khác, tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác (bệnh nhân 1325 - người nghi nhiễm trên chuyến bay trước đó).

Sau khi xét nghiệm 2 lần âm tính, “ông nội” 1342 được về cách ly tại nhà trọ lầu 3, số 50 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình. Trong quá trình cách ly, ông nội này tiếp xúc trực tiếp với ba người gồm: mẹ đẻ và hai người bạn, một bạn nam và một nữ. Trong đó ông nội 1347 tới sống cùng.

Võ Xuân Sơn - Trách ai ?


Hôm nay trên Facebook dậy sóng lên án Vietnam Airlines và người bệnh 1342, cũng như người bệnh 1347. Đúng là đáng trách thật. Sáng nay đến Phòng khám, thấy vắng hẳn. Nhìn xuống đường, giờ này rồi mà chưa thấy kẹt xe. Phía bên kia, Vạn Hạnh Mall cũng vắng lặng.

Chỉ cần thấy những gì đang diễn ra xung quanh câu chuyện lằng nhằng giữa những người bệnh 1325, 1342, 1347, và cách quản lý khu cách ly của Vietnam airlyne, chúng ta sẽ hiểu, tại sao nước Mỹ bị chìm trong dịch cúm Tàu, tại sao châu Âu, Úc cứ bị cúm Tàu hoành hành mãi.

Ở Mỹ, Úc, và châu Âu, họ rất coi trọng tự do cá nhân. Không dễ dàng bắt buộc ai đó mang khẩu trang, giữ khoảng cách, không ra ngoài... Nhà chức trách khi muốn yêu cầu gì cũng phải "nhìn trước ngó sau", để không bị vi phạm vào luật, xâm phạm tự do cá nhân.