(Onemileatatime) - Bamboo Airways bay thẳng Hà Nội-Praha
Hãng hàng không tư nhân Việt Nam Bamboo
Airways hôm qua 16/01/2020 thông báo sẽ mở đường bay thẳng từ Hà Nội đến Praha,
bằng loại phi cơ thân rộng 787-9 kể từ tháng Ba. Đây là đường bay thẳng đầu
tiên từ thủ đô Cộng hòa Séc đến một nước ASEAN.
Hiện nay Cộng hòa Séc có khoảng 70.000
người Việt sinh sống, hàng năm có 100.000 lượt hành khách đi lại giữa hai nước.
Tôi xin kể chuyện quyền sở hữu đất của
người dân cách đây 104 năm, tại Nhà Bè, dưới thời thuộc địa, để thấy thực dân
Pháp có lòng “nhân bản” gấp vạn lần xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Trước hết, nói về bối cảnh cho dễ hiểu.
Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đặt chế độ thuộc Pháp, nên ban hành Dân luật Giản
yếu vào năm 1883, với các nguyên tắc học lý giống Dân luật Pháp quốc (Civil
code).
Sau đó, chiếm Bắc kỳ đặt chế độ bảo hộ,
Pháp ban hành Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Rồi, ký hòa ước với triều đình Huế để
Trung kỳ tự trị, Pháp ban hành Dân luật Trung kỳ năm 1936.
Trong đó, Dân luật Giản yếu công nhận xã
hội dân sự và các quyền dân sự của người dân An Nam bị đô hộ, bao gồm quyền sở
hữu đất.
(Tiếng Dân 16/01/2020) Ngày càng có nhiều
thông tin đáng tin cậy về vụ đàn áp đẫm máu Đồng Tâm, ngày 9/1/2020. Những
thông tin này bao gồm phần lớn là tuyên bố của giới chức cầm quyền, mặc dù cố
tình che đậy bằng uyển ngữ, nhưng do tiền hậu bất nhất, dần dần người ta biết sự
thật là gì.
Từ các tuyên bố của quan chức người ta rõ
rằng cuộc tấn công vào Đồng Tâm đã được chuẩn bị trước, nhắm vào Tổ Đồng Thuận
chống tham nhũng do ông Lê Đình Kình đứng đầu.
Nhưng phải dựa vào các nguồn tin khác để
có thể đoán tại sao nhà cầm quyền cộng sản lại quyết định một cuộc giết chóc
như vậy, một cuộc giết chóc mà con trai một cựu viên chức ngoại giao Việt Nam
nói với tôi: Tàn ác như đám vua quan ở thế kỷ 19.
(Trước hết, tôi thống thiết chia buồn với
thân nhân của ba chiến sĩ cảnh sát bị thiệt mạng trong cuộc tấn công vào thôn
Hoành rạng sáng ngày mồng 9/1. Tôi vô cùng đau buồn về cái chết của các anh).
Sau ba lần thay đổi về lý do đoàn quân
bách chiến bách thắng “tiến vào thôn Hoành” chỉ trong chưa đầy 5 ngày của Bộ
Công an, tôi biết rằng sự thật của câu chuyện Đồng Tâm từ đây MÃI MÃI thuộc về
mỗi cá nhân. Nghĩa là muốn biết sự thật, bạn phải tự đi tìm nó.
Nhưng tôi đang nói về một vấn đề khác.
Khi sự việc đau lòng và vô cùng đáng xấu
hổ xảy ra, hy vọng lớn nhất của tôi là có một sự lục đục, bất đồng nào đó từ cấp
thượng tầng, để còn có thứ bám vào mà cố dối lòng rằng nền chính trị chưa đến mức
“đen cả nải”. Giờ thì hy vọng đó coi như đã tắt.
Những
tưởng ngồi với nhau dịp Tất niên này sẽ chỉ là những chuyện vui vẻ được kể cho
nhau nghe, khi lâu ngày chưa có dịp gặp lại. Nào ngờ, chúng tôi ngồi với nhau đến
bốn tiếng mà có đến hai phần ba câu chuyện vẫn cứ luẩn quẩn quanh đề tài nóng ở
Đồng Tâm, không tài nào đổi đề tài để thoát ra được.
Một nỗi
buồn, đau thật khó tả.
Được
ngồi với các cựu quan chức vốn là những người nổi tiếng trong xã hội, nên gã
cũng biết thêm nhiều chuyện.
Nếu bảo rằng chính con cháu cụ Kình đã
khai nhận tội, phát trên tivi rành rành, rồi căn cứ vào đó quy kết tội cho cụ
Kình thì rất ngây thơ.
Lời khai chỉ có giá trị khi khai trước
tòa và được tòa thừa nhận. Chứ chỉ tin vào công an bạo lực và tivi giả dối thì
chả có một li ông cụ sức thuyết phục nào.
Xin nhớ rằng các ông Nguyễn Thanh Chấn,
Huỳnh Văn Nén, chính từ mồm các ông ấy đã nhận tội giết người và phải chịu án tử
hình. Nhưng về sau nhà nước lại phải đền nhọc và mang lấy tiếng nhơ khôn rửa.
Mọi việc cực kỳ giản đơn nếu cho một
phóng viên tác nghiệp độc lập điều tra các cột mốc thời gian, diễn tiến vụ đổ
máu ở Đồng Tâm.
1. Chốt 16 ở tại thôn Hoành lập chính xác
ngày giờ nào? Có bao chiến sĩ an ninh ở chốt và ai chỉ huy chốt? Giờ phút nào
chốt bị một số người Dân Đồng Tâm tấn công khiêu khích theo như tướng Quang
nói?
2. Giờ phút nào kẻ khiêu khích bị truy đuổi?
3. Giờ phút nào trung đoàn cảnh sát cơ động
được lệnh hành quân đến Đồng Tâm, trung đoàn phó Nguyễn Huy Thịnh có trong đoàn
quân này hay có mặt trước đó ở chốt 16?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và
phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) trong buổi lễ ký kết thỏa
thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng ngày 15/01/2020.
Đăng ngày:
Trang nhất các báo Paris hôm nay 16/01/2020 đa số dành cho các vấn đề
của nước Pháp như cải cách hưu trí, bạo lực cảnh sát, số lượng các công
ty mới ra đời đạt mức kỷ lục, người dân lại có niềm tin vào truyền
thông. Về thời sự quốc tế, hai hồ sơ lớn được các báo chú ý là việc Mỹ
và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ; sự kiện chính phủ
của thủ tướng Nga Medvedev từ chức.
Báo chí Hoa lục không còn hô hào « chiến đấu bằng mọi giá »
Theo Le Figaro, đối với Bắc Kinh, thỏa thuận được ký hôm qua chỉ là « một giai đoạn của một cuộc chiến dài hơi ». Về mặt tuyên truyền, thì Tập Cận Bình tuyên bố đó là một bước tiến « cho Trung Quốc, cho Hoa Kỳ và cho thế giới ».
Mối lo lớn nhất của Bắc Kinh bây giờ là xã hội bất ổn nếu quá nhiều
người mất việc. Trong hình, công nhân Trung Quốc làm việc tại một nhà máy ở
Trương Gia Khẩu, phía Bắc tỉnh Hà Bắc hôm 13 Tháng Giêng, 2020. (Hình: STR/AFP
via Getty Images)
(Người Việt 14/01/2020)Trong quý thứ ba năm 2019, tỉ số tăng
trưởng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc 6% là mức thấp nhất kể từ năm
1992. Và sẽ còn xuống thấp hơn. Chiến tranh mậu dịch với Mỹ là một nguyên nhân,
nhưng còn nhiều yếu tố khác khiến kinh tế tiến chậm lại.
Thí dụ, sức tiêu thụ của người dân giảm sụt,
vì giá cả nhà cửa và thịt heo lên cao khiến họ không còn dư tiền mua những thứ
xa xỉ như xe hơi hay điện thoại mới. Số tiền nợ của chính phủ địa phương và các
xí nghiệp vẫn tăng cao, lo không trả được.
Để đối phó với quả bom nợ, năm ngoái Cộng
Sản Trung Quốc đã tảo thanh hệ thống “ngân hàng đen;” tức là những quỹ cho vay
mà Ngân Hàng Trung Ương không kiểm soát. Hành động này khiến các xí nghiệp tư
doanh thiếu tiền vì xưa nay không thể vay được từ các ngân hàng chính phủ, họ
phải quay sang các “ngân hàng đen” với lãi suất có khi lên tới 20%.
Trong chính trị, có khái niệm "quần
chúng ủng hộ", tiếng Anh gọi là support base, còn đảng gọi là "quần
chúng cách mạng".
Tiền đề để giữ sức mạnh chính trị là mỗi
đảng đều phải chăm lo cho quần chúng ủng hộ của mình.
Như đảng Cộng Sản, thì việc duy trì một hệ
thống chính quyền hội đoàn cồng kềnh, ba người ngồi chơi một người làm, thực chất
là để rải ban phát nhằm nuôi một nhóm quần chúng ủng hộ đủ lớn.
Tỉ như
suốt mấy ngày qua, truyền thông nhà nước cứ ra rả “ông Kình không có đất ở
khu tranh chấp” với hàm ý rằng : vụ tranh chấp đất ở Đồng Sênh không ảnh hưởng
đến quyền lợi trực tiếp, cá nhân ông Kình, nhưng ông Kình vẫn nhúng tay vào (dẫn
đến kết luận) là để phá rối, là để kiếm tiền...
Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang cho biết,
cảnh sát vào thôn Hoành lúc rạng sáng 9.1 để "kịp thời bảo vệ người
dân" trước lời đe dọa của nhóm chống đối.
Rất tốt thưa trung tướng Quang.
"Theo kế hoạch, ngày 9.1, tường rào
sẽ xây đến khu vực Đồng Sênh của xã Đồng Tâm nên từ rạng sáng Công an Hà Nội lập
các chốt an ninh trong xã. Nguồn tin từ Bộ Công an thông báo "Khi đi đến
làm nhiệm vụ tại cổng làng Hoành, cán bộ của chốt số 16 bị ném quả nổ, bom xăng
và bị phi dao phóng lợn". Khi bị cảnh sát truy đuổi, hơn 20 người chạy
vào các căn nhà nằm sát nhau của Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, ném
chai xăng từ tầng 2-3 xuống.
Khi bị nhóm ba cảnh sát do thượng tá Nguyễn
Huy Thịnh (Phó trung đoàn trưởng trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô) chỉ huy
truy đuổi, những người chống đối chạy vào nhà Lê Đình Chức, rồi sang nhà Lê
Đình Hợi. "Giữa hai nhà có một hố kỹ thuật, sâu khoảng 4 mét, không nắp,
cảnh sát đã ngã xuống và bị tưới xăng, châm lửa đốt theo chỉ đạo của Lê Đình
Kình".
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
(P) và ông Lại Thanh Đức (William Lai), phó tổng thống tranh cử, sau chiến thắng ngày
11/01/2020, bên ngoài trụ sở của đảng Dân Tiến tại Đài Bắc.
Đăng ngày:
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh và luôn muốn sáp nhập vào
Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần thiết, nhất là nếu hòn đảo này tuyên bố độc
lập.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi tái đắc cử, nữ tổng thống khẳng định : «
Chúng tôi không cần tuyên bố Đài Loan là một Nhà nước độc lập. Chúng
tôi đã là một đất nước độc lập, với quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc ».
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phó thủ tướng Trung Quốc
Lưu Hạc trong lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng
ngày 15/01/2020.
Đăng ngày:
Thỏa thuận được ký tại Nhà Trắng vào lúc 11 giờ 30 địa phương (16 giờ
30 GMT) với sự hiện diện của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He).
Bộ Tài chính và đại diện thương mại Mỹ trong một thông cáo chung khẳng
định : « Không có thỏa thuận về việc giảm thuế hải quan trong thời gian tới, mọi tin đồn ngược lại đều sai lạc ».
Theo
hãng tin Bloomberg, các loại thuế hải quan đánh vào hàng Trung Quốc vẫn
được duy trì ít nhất cho đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020.
Thủ tướng Anh Boris Johnson vốn luôn ca ngợi ông Trump là một nhà
thương thuyết giỏi, hôm 14/01 đã gọi cho ông Rohani, đề nghị thay thế
hiệp ước nguyên tử đã ký năm 2015 với các cường quốc phương Tây bằng một
thỏa thuận mới với Donald Trump, nhằm bảo đảm Teheran không phát triển
vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ nói ông đồng ý với ông Johnson rằng cần phải thay thế hiệp định cũ bằng một « Trump deal ».
Nhưng trên truyền hình Iran, ông Rohani kêu gọi Washington quay lại với
thỏa thuận mà ông Trump đã rút khỏi năm 2018. Còn ngoại trưởng Iran
khẳng định với Reuters, bên lề một hội nghị ở New Delhi, là hiệp ước hạt
nhân Vienna « vẫn chưa chết ».
(AFP) –Đức mở điều tra 3 người nghi làm gián điệp
cho Trung Quốc
Tư pháp Đức hôm nay 15/01/2020 thông báo
mở cuộc điều tra đối với ba nghi can làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc. Cảnh
sát đã tiến hành khám xét nhà ở và nơi làm việc của ba nghi can này tại nhiều
thành phố Đức và cả ở Bruxelles, tuy nhiên chưa bắt giữ người nào.
Theo báo Der Spiegel, trong đó có
một nhà cựu ngoại giao Đức làm việc tại cơ quan ngoại giao của Liên hiệp Châu
Âu, và trước đó từng phục vụ tại nhiều nước châu Âu. Tiết lộ hiếm hoi này được
đưa ra trong bối cảnh đang tranh cãi về việc cho Hoa Vi (Huawei) tham gia mạng
5G tại Đức.
Một cuộc tập kích lúc rạng sáng với quân
số xấp xỉ một trung đoàn [3.000 người].
Ba chiến sĩ “hy sinh“ mà sự thông báo
trên truyền thông tiền hậu bất nhất. Tin đầu tiên là “hy sinh“ vì bị tấn công
trong khu vực xây tường Miếu Môn. Thông tin thứ hai là “hy sinh“ vì té giếng trời
[giếng trời không phải hầm chông] và xác bị thiêu cháy v.v…
Huân chương chiến công hạng nhất nhanh
chóng được truy tặng, và truy phong quân hàm vượt cấp.
Tất cả cũng chỉ từ nguồn tin duy nhất của
cổng Công an. Cả 700 tờ báo thật khỏe, hầu như không phải tác nghiệp vì…không
được tác nghiệp gì ngoài việc đăng theo nguồn tin duy nhất ấy. Hơn 30 người
làng Hoành bị truy tố với tội danh giết người. Câu chuyện chưa khép lại, còn
dài…
Khi dư
luận tiếp tục nhấn mạnh những câu hỏi xoáy vào việc lực lượng công an đang đêm
xông vào nhà giết người, thì Bộ Công an chuyển hướng vẽ ra một kịch bản khác. Đó
là do nhân dân Đồng Tâm tấn công vào chốt và bị truy sát nên xảy ra việc giết
người.
Trước
tiên, người đọc/nghe cần nhớ lại một số sự kiện & thông tin.
- Sự
việc xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng.
- Cụ
Kình là một ông già 85 tuổi, và bị gãy một chân.
Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà
không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại
được chút tĩnh tâm.
Tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng
Tâm là tranh chấp kinh tế, dân sự. Nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn.
Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành
quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến bốn
người thiệt mạng, thì thật là đau xót. Trong khi cuộc tấn công 22 quả tên lửa của
Iran không làm cho một người lính Mỹ nào bị thiệt mạng. Mới thấy mạng người
trong bi kịch Đồng Tâm không được quý trọng.
Quyền được sống trong câu mở đầu Tuyên
ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lấy từ Tuyên ngôn độc lập năm
1776 của nước Mỹ - “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc” - sau 74 năm vẫn còn là điều
không đạt được với nhiều người.
Mặc dù đều là những vụ cướp đất nhân danh
dân tộc, nhưng xét về khía cạnh chính trị, Đồng Tâm rất khác với Lộc Hưng, Thủ
Thiêm hay Dương Nội.
Bởi vì Đồng Tâm là một xã anh hùng cách mạng
điển hình ở miền Bắc, nơi cung cấp xương máu vật lực cho những cuộc chiến tranh
mà thành tích được đảng lấy làm chính danh cai trị.
Bởi vì cá nhân cụ Kình là một đảng viên
trung kiên điển hình cho lớp đảng viên già. Còn gia đình cụ, ngay cách đặt tên
con, Công và Chức, cũng đủ thấy ý nguyện gửi gắm cuộc đời cho đảng.