samedi 27 juillet 2019

Gấu Nga trở thành đàn em của gấu trúc Trung Quốc



Đang trong mùa hè, các tuần báo Pháp giới thiệu những chủ đề nhẹ nhàng. Le Point dành trang nhất và nhiều trang trong cho hồ sơ đặc biệt « Những bí mật cuối cùng của các giáo đường » ở Pháp. L’Obs quan tâm đến « Một Marx khác », không phải Karl Marx mà là Thierry Marx, một đầu bếp kiêm doanh nhân Pháp mở hệ thống trường dạy nghề giúp những người thất cơ lỡ vận có được một cơ hội mới.

Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Các phương cách mới để di chuyển ». Có thể kể : xe trượt (trottinette), taxi bay…người ta có nhiều chọn lựa về phương tiện di chuyển, nhưng chủ yếu cần quan tâm đến môi trường. 

Nga lép vế trong quan hệ với Trung Quốc 

Về quan hệ Nga-Trung, bài viết của The Economist nhận định « Hợp tác có lợi cho Trung Quốc hơn Nga » đi kèm với hình vẽ một con gấu trúc lớn bệ vệ ngồi trên chiếc ngai màu đỏ có ngôi sao vàng, bế trên tay một chú gấu nhỏ bé cầm lá cờ Nga, với tựa đề có phần mỉa mai « Chiến hữu ».

vendredi 26 juillet 2019

Dương Quốc Chính - Vụ Tư Chính


Sơ đồ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 tại bãi Tư Chính từ ngày 3 đến 25/07/2019.

Vụ Tư Chính này là cơ hội vài chục năm có một để đảng và chú phỉnh lấy điểm với cần lao. Anh em Tuyên giáo và Ngoại giao nên tận dụng hết cỡ.

Các lần khác, tàu Tàu nó vào vùng biển chồng lấn, ví dụ như quanh Hoàng Sa...hoặc gần mấy đảo nó đang chiếm ở Trường Sa, thì đảng to mồm với nó hơi khó. Vì đớ mồm ở cái công hàm ngày xưa. Đố dám kiện nó. Ở những vị trí nhập nhèm về chủ quyền này ngay cả Mỹ cũng chả dại gì mà can thiệp. Cùng lắm chỉ kêu gọi các bên kiềm chế giữ nguyên trạng mà thôi.

Nhưng ở lần này, vùng biển này không giống mấy lần trước, nó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà tàu nó thăm dò đáy biển là sai rõ rồi. Hoàn toàn có thể kiện ra tòa quốc tế và chửi inh ỏi lên (…). Chỗ này Trung Quốc coi như thuộc đường lưỡi bò, nhưng cái đó không được ai công nhận hết. Trong phạm vi lưỡi bò này, Mỹ có quyền can thiệp để chứng tỏ tự do hàng hải.

Thái Bá Tân - Hữu hảo cho lắm vào



Gi thì sáng mt nhé.
H
u ho cho lm vào.
Th
ng bn vàng cướp đảo,
C
ướp cá ca đồng bào.


Trước, chiến tranh By Chín
Là d
p để thoát Trung.
M
à ri vn hu ho.
Ngu
đến thế là cùng.

Nguyễn Tiến Tường - Khoảng lặng Nguyễn Phú Trọng



Đầu năm 2017, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, một chuyến đi mang tính thường lệ giữa lãnh đạo hai đảng. Từ năm 2018 khi chấp chính chức Chủ tịch nước, ông Trọng không còn đi Trung Quốc,  và cũng không có cuộc tiếp xúc nào với giới cầm quyền Trung Quốc tại Việt Nam. 

Nhắc cương vị Chủ tịch nước để hiểu rằng đó là danh phận để ông Trọng tiếp cận các nước Tây phương với tư cách nguyên thủ chính danh, chứ không đơn thuần là TBT một đảng. 

Diễn đàn "Một vành đai, một con đường" được Trung Quốc tổ chức trong bối cảnh liên tiếp dính đòn trừng phạt kinh tế từ Mỹ, có thể xem là động thái đốt lửa gọi chư hầu. Ông Trọng vắng mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự, cùng thế giới có thông điệp rắn rỏi lên án Trung Quốc sử dụng bẫy nợ để ép buộc các quốc gia nhượng địa hoặc lệ thuộc chính trị. 

Lưu Trọng Văn - Gặp tác giả « Mùa hè đỏ lửa » ở Cali



Nhà văn Phan Nhật Nam. Ảnh Lưu Trọng Văn.


Gặp gã tại quán café giới văn nghệ Cali thường tụ hội ở phố Bolsa, Phan Nhật Nam hỏi: sao cậu đầu trọc? Gã đáp để khỏi làm phiền lũ gió.

Gã hỏi: Còn ông?

Phan Nhật Nam một thời " Mùa hè đỏ lửa" đáp:

Để hết xui.

Ông kể ở Sài Gòn mỗi lần hớt tóc là có chuyện. Khi thì ra khỏi tiệm bị giựt xe Honda, khi thì bị vấp té, khi thì bị ai đó vô cớ chửi. 

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Trung Cộng cạn hơi





Trong tháng Sáu vừa qua, cả nhập cảng lẫn xuất cảng của Trung Quốc đều xuống. Trong hình, cảng Thanh Đảo ở phía Đông tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
(Người Việt 24/07/2019) Năm 2007, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 14.23% một năm và liên tiếp nhiều năm tiếp tục phát triển hơn 10%. Năm 2011, tỉ lệ tăng trưởng xuống 9.5%, dưới 10% nhưng vẫn ngoạn mục. Nhưng sau đó con tàu kinh tế bắt đầu giảm tốc, năm 2014 chỉ còn 7.3%, năm ngoái xuống 6.6%.

Sau đó, mỗi ba tháng người ta lại thấy kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ. Trong quý thứ nhì năm 2019, Tháng Tư đến Tháng Sáu, chỉ phát triển được 6.2%, tỉ lệ thấp nhất kể từ Tháng Ba, 1992, gần ba chục năm.

Những con số chính thức chắc chắn không đúng sự thật. Giáo Sư Hướng Tùng Tộ (Xiàng Sōngzuò, 向松祚), Đại Học Nhân Dân, Bắc Kinh, từng làm cho Ngân Hàng Nông Nghiệp và Ngân Hàng Nhân Dân, cho biết một tài liệu phổ biến nội bộ ước lượng tỉ lệ tăng trưởng năm ngoái chỉ có 1.67% chứ không phải 6.6% như báo cáo chính thức (theo Cary Huang, South China Morning Post). Trong cả bức tranh tăm tối đó chỉ có một điểm sáng, là kinh doanh tư nhân vẫn mạnh hơn khu vực quốc doanh mặt dù bị các ngân hàng kỳ thị.

jeudi 25 juillet 2019

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 25/07/2019.

Hà Nội hôm nay 25/07/2019 yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố : « Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, và ngày càng tỏ ra kiên quyết hơn. 

Chiến hạm Mỹ lại băng qua eo biển Đài Loan

Ảnh tư liệu: Khu trục hạm Mỹ USS Antietam (CG 54) trên Biển Đông ngày 06/03/2016.

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc đe dọa sẵn sàng gây chiến nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, hôm nay 25/07/2019 một chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh bày tỏ « quan ngại sâu sắc ».

Phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ Clay Doss cho biết khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Antietam đi qua tuyến đường hàng hải giữa Hoa lục với Đài Loan từ ngày 24 đến 25/7. Đây là hoạt động thường lệ « phù hợp với luật pháp quốc tế », « chứng tỏ sự cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».

Ông Clay Doss nhấn mạnh : « Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay và chuyến hải hành và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ».

Paris nóng 42 độ C, toàn Tây Âu lại gánh chịu đợt nóng mới

Thời tiết quá nóng, hải cẩu ở sở thú Vincennes, phía đông Paris được cho ăn "kem".

Hôm nay 25/07/2019 nhiệt độ tại thủ đô nước Pháp lên đến 42°C, ngày nóng nhất từ đầu năm đến nay. Có đến 20 vùng ở miền bắc nước Pháp cũng như Paris và vùng phụ cận được đặt ở mức báo động đỏ, tức là mức cao nhất – một hiện tượng chưa từng thấy tại Pháp. Các nước Tây Âu khác cũng đang chịu đựng đợt nóng kỷ lục.

Đợt nóng lần này ảnh hưởng đến 20 triệu người Pháp, với nhiệt độ bình quân đạt mức cao nhất như đợt nóng lịch sử hồi năm 2003 đã làm 15.000 người chết. Rất nhiều địa phương có nhiệt độ từ 40°C trở lên, riêng Paris phá kỷ lục với 42,4°C vào lúc 15 giờ 20.

Thủ tướng Edouard Philippe kêu gọi chú ý đến những người già neo đơn, đội ngũ tình nguyện viên đã giúp đưa người cao tuổi đi khám bệnh. Công ty đường sắt Pháp khuyến cáo người dân những vùng báo động đỏ tránh di chuyển trong ngày hôm nay. Trang web dự báo thời tiết Météo France bị tê liệt một phần vì lượng truy cập quá lớn.

Trước Hạ viện Mỹ, Mueller không nói đến truất phế Trump

Cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller tuyên thệ khi điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ ngày 24/07/2019.

Hôm qua 24/07/2019 trong suốt bảy tiếng đồng hồ, công tố viên đặc biệt Robert Mueller lần đầu tiên đã miễn cưỡng ra điều trần trước hai ủy ban tư pháp và tình báo của Hạ viện Hoa Kỳ về bản báo cáo dày 448 trang của ông, về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, không có tiết lộ gì mới bất lợi cho ông Donald Trump như phe Dân Chủ hy vọng.

Từ Houston, thông tín viên Thomas Harms tường trình : 

« Tổng thống Donald Trump không chắc sẽ theo dõi cuộc điều trần của ông Robert Mueller hôm qua, nhưng rốt cuộc ông đã xem, và sau đó lặp lại quan điểm trước các nhà báo. Ông Trump nói : « Phe Dân Chủ hôm nay đã thất bại nặng nề, đây là một ngày thảm hại cho Dân Chủ. Chẳng có gì để bảo vệ cho những lời dối trá, cuộc săn đuổi phù thủy này ».

Tân thủ tướng Anh tỏ quyết tâm ra khỏi châu Âu đúng hạn

Tân thủ tướng Anh Boris Johnson họp phiên đầu tiên với nội các mới gồm toàn những nhân vật ủng hộ Brexit, ngày 25/07/2019.

Tân thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay 25/07/2019 họp với các bộ trưởng vừa mới được bổ nhiệm, với quyết tâm rời khỏi Liên hiệp Châu Âu đúng ngày 31/10, dù có thỏa thuận hay không. Với chính phủ mới gồm toàn những khuôn mặt ủng hộ Brexit, ông Johnson tìm cách giải giải quyết trong vòng ba tháng một cuộc khủng hoảng đã kéo dài suốt ba năm qua.

Tuy nhiên theo thông tín viên Muriel Delcroix tại Luân Đôn, trong bài diễn văn đầu tiên với cương vị thủ tướng, Boris Johnson vẫn chưa cho biết cụ thể làm thế nào để tiến hành Brexit :

« Boris Johnson đã khoác lên chiếc áo thủ tướng, trong lúc vẫn giữ phong cách một diễn giả độc đáo khó thể bắt chước. Trong một bài nói chuyện tràng giang đại hải, lộn xộn và có lúc khó theo dõi được, ông hứa rằng nước Anh nhất định sẽ rời khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày 31/10, với một thỏa thuận mới không có điều khoản về « backstop » ở Bắc Ireland. 

Tin vắn 25.07.2019


Tàu chở dầu Nga Nika Spirit đang bị giữ tại cảng Izmail của Ukraina, ngày 25/07/2019.

(AFP) – Ukraina bắt tàu dầu Nga, 8 tháng sau vụ đụng độ

Ukraina hôm nay 25/07/2019 loan báo bắt giữ một tàu dầu Nga bị nghi là có liên quan đến vụ Nga bắt 24 thủy thủ Ukraina ở Crimée cuối năm ngoái. 

Theo cơ quan an ninh Ukraina, chiếc tàu này đã tham gia chặn các tàu Ukraina không cho vào eo biển Kertch, trước khi hải quân Nga dùng vũ lực bắt giữ. Chủ tàu Nga sau đó đã đổi tên từ Neyma thành Nika Spirit để né trách nhiệm.

mercredi 24 juillet 2019

Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng

Hai khu trục hạm Mỹ USS Higgins và USS Antietam "đi qua vô hại" trên Biển Đông.

Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết. 

Với việc yêu cầu Bắc Kinh rút hết các tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, lần này Việt Nam tỏ ra cứng rắn. Thêm vào đó, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí chỉ trích việc Trung Quốc cưỡng bức, gây phương hại đến hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác.

Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) mới đây không hề đề cập đến việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc khẳng định lập luận của mình là đang có hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài. 

Phải chăng cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính đã đập tan luận điệu của Bắc Kinh ?

Trương Nhân Tuấn - Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”



Như thông lệ, hễ mỗi lần Trung Quốc có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ quyền) biển đảo của Việt Nam, Biển Đông trở nên căng thẳng. Thì trong nội bộ Việt Nam, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài đảng) hô hào việc “thoát Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ). 

Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” “thân Mỹ” được xem như là một giải pháp để Việt Nam thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của Trung Quốc. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một cách thấu đáo.

Thực tế trong lịch sử Việt Nam có nhiều phen “thoát Trung”.

mardi 23 juillet 2019

Lê Minh Đức - Đế chế Trần Bắc Hà



Chiều nay quan tài ông Trần Bắc Hà đã được đưa về nghĩa trang Vĩnh Hằng, Long Thành, Đồng Nai. Trời mưa, một vài đoạn đường vào nghĩa trang ngập nước, nhưng không ngăn được dòng người vào viếng ông (hủy quàn tại 5 Phạm Ngũ Lão).

Với tôi, ông là ông anh, là người bạn từ 30 năm trước, khi ông chưa là gì. Hồi đám tang bác tôi, ông đang dự hội nghị ngành ngân hàng nhưng trưa đến ông cũng ghé viếng. Ông chẳng nhờ tôi làm gì, tôi cũng chẳng lấy ông đồng nào, nhưng tôi được ông quan tâm và đôi lúc xem như người trong nhà.

Nay ông mất, đương nhiên tôi đến viếng ông, dù búa rìu dư luận về ông quá nhiều.

Nguyễn Thông - Chết cũng rắc rối



Ông Trần Bắc Hà đang sống chuyển sang từ trần, tục gọi là chết.

Bệnh viện quân đội 105 khi tiếp nhận ông thì ông đã... chết. Họ khẳng định "tù nhân" chết trước khi nhập viện.

Không hơi đâu mà giải thích, bởi họ chả dại gì gây hiểu nhầm rằng không cứu được ai đó bị đưa vào chạy chữa. Còn sống thì cố chữa, chứ đã tắt thở thì dẫu bệnh viện thiên đình cũng không cứu được, huống hồ của người trần hạ giới.

Lộc Dương - Chuột cống chết



Ở trại giam T771, Cục Hình Sự Bộ Quốc Phòng, chuột đông hơn phạm. Nếu ai có phép màu để lôi mấy con chuột này lên xếp hàng thì chắc chắn sẽ thấy chuột nhiều hơn tổng số phạm đang bị giam giữ tại đây.

Mà cái giống chuột ở đây nó phá gớm lắm. Ai có đi tù rồi mới biết cay đắng vì nó. Người nhà nhịn ăn, nhịn mặc, mua được ít thức ăn, vác lên thăm nuôi. Phạm chỉ dám ăn dè, còn phải để dành cho những ngày đói triền miên khác. Đậy đệm, gói bọc cho thật kỹ. Đêm đến ngủ mê, chuột ăn sạch. 

Lại có tù con bà phước, không người thăm nuôi, có tí cơm khô dành cho ngày Chủ nhật không lao động, khẩu phần cơm bị cắt giảm, lấy ra ăn cho đỡ đói. Đã cẩn thận nhét dưới đầu nằm, giữa khuya chuột chén hết, lại còn cắn phải tai người phạm, máu chảy ri rỉ, phải chờ tới sáng mới xin được bạn tù nhúm thuốc lào đắp lên cầm máu.

Nguyễn Thông - Độc quyền yêu nước



Điều thấy rất rõ, là Trung Cộng đã và đang xâm chiếm lãnh thổ, vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nó ngang ngược, ra vào như chỗ không người, lại còn mồm loa mép giải cãi chày cái cối, coi chủ nhà và thế giới chả ra gì.

Trung Cộng xưa nay là vậy, bản chất không thay đổi.

Từ xưa tới giờ, khi có giặc ngoại xâm, ai cũng phải có trách nhiệm. Vận nước nguy nan, thất phu hữu trách. Vậy nhưng, chả hiểu tự bao giờ, nhà cai trị xứ này tự cho mình được độc quyền yêu nước, được phân phối lòng yêu nước, được chia bôi ban phát hành động yêu nước theo kiểu bao cấp.

Nguyễn Ngọc Chu - Phải khởi kiện Trung Quốc


Tàu hải cảnh 3308 vừa bổ sung vào đội tàu bảo vệ cho Hải Dương Địa Chất 8 tại vùng biển Việt Nam hôm nay 23/07/2019. Ảnh của GS Ryan Martinson.

Đặng Tiểu Bình đã xổ toẹt lên ý thức hệ Mác Lênin, xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam tháng 2/1979. Rồi đánh chiếm biên giới Việt Nam ròng rã 10 năm trời, cướp đi núi Đất, một nửa thác Bản Giốc, chiếm trọn Ải Nam quan và cả ngàn kilomet vuông xâm canh xâm cư thời Cộng sản.

Với Trung Quốc Cộng sản, không có anh em đồng chí. Ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc mà chúng tàn sát nhau không thương tiếc, thì nói chi đến đồng chí nước ngoài.

Những gương Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Phó chủ tịch đảng Lâm Bưu còn treo trước mặt. Hàng vạn người Trung Quốc Pháp Luân Công bị mổ nội tạng. Hàng chục vạn người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương bị âm thầm đàn áp thủ tiêu. Cả ngàn người Hoa trên quảng trường Thiên An Môn bị xe tăng nghiền nát. Hy vọng chi đến 16 chữ vàng.

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông ?



Chiếc tàu  12.000 tấn Haijing 3901 đang xâm phạm vùng biển Việt Nam.

(NCQT 22/07/2019) Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (29/02/2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật vắn tắt cơ hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông.

Cập nhật diễn biến

Theo AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tàu CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc (Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây & Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km.

Những gì vừa diễn ra gần Bãi Tư Chính (7/2019) là sự “tiếp nối” những gì đã xảy ra trước đây (7/2017 và 3/2018) tại lô 136-03 (Cá Kiếm Nâu) và lô 07-03 (Cá Rồng Đỏ), và là “khúc dạo đầu” cho tham vọng mới của Trung Quốc. Nói cách khác, đây là một ván cờ vây kéo dài (chưa có hồi kết) trong một “vùng xám” mà Trung Quốc có lợi thế, trong khi Việt Nam cô đơn, bị họ trùm chăn bắt nạt mà phải im lặng (để giữ “đại cục”).