Sài
Gòn thanh bình, tự do, dân chủ và nhân quyền trước năm 1975. (Hình: Flickr
manhhai)
|
(Người Việt 26/04/2019) Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, nhiều đồng bào miền Bắc
thương họ hàng ruột thịt trong Nam đói khổ, đã đem cả thúng gạo cùng mấy cái
bát, đĩa vào cứu giúp. Đến nơi mới thấy dân miền Nam, khá giả giàu có hơn mình
nhiều. Có người, như nhà văn Dương Thu Hương, thì ngạc nhiên thấy đời sống trí
thức ở miền Nam quá tự do. Trong tiệm bày bán cả những sách về chủ nghĩa Marx!
Đó là chưa kể trong đại học Văn Khoa có những lớp dạy triết học cũng giảng tư tưởng
của Karl Marx!
Từ
năm 1975 đến nay, cuộc sống của đồng bào miền Nam và miền Bắc ảnh hưởng lẫn
nhau nhiều hơn. Chế độ cai trị từ Hà Nội đè lên trên Sài Gòn hết cục cựa; nhưng
quần áo, thức ăn, ca nhạc, cho đến cách cư xử của người miền Nam có cơ hội Bắc
tiến.
Trên
báo chí, lớp ký giả miền Bắc vào tràn ngập trong Nam đem theo những ngôn ngữ và
lối viết của báo Nhân Dân, nhưng trong dân gian thì tiếng nói miền Nam cũng lan
ra Bắc. Có người đã nhận xét dân miền Nam được học miền Bắc những tiếng như “thu phí,” “bao cấp,” “trấn lột;” còn
người Bắc bây giờ cũng thích nói những tiếng đặc miền Nam như “hổng sao!” “hổng biết!” và “dễ thương!”
Nhưng
đồng bào miền Bắc chỉ nhìn thấy đời sống của người miền Nam bây giờ, chớ không
biết trước năm 1975 nó như thế nào.