dimanche 20 janvier 2019

Những người kể chuyện Hoàng Sa



Thuyết minh viên Nhà trưng bày Hoàng Sa giới thiệu chủ quyền quần đảo thân yêu đến du khách.

(TTO 19/01/2019) - Nhà trưng bày Hoàng Sa được xem là điểm hành hương của lòng yêu nước. Sau hơn 7 tháng đi vào hoạt động, đến nay nơi đây đã đón gần 20.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Những nhân viên của Nhà trưng bày Hoàng Sa được ví như những "công dân Hoàng Sa". Mỗi ngày họ giới thiệu đến du khách về chủ quyền, giá trị pháp lý, chân lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Những "công dân Hoàng Sa"

Theo chân đoàn du khách đến từ TP.HCM thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa vào một buổi sáng cuối năm, chúng tôi bắt gặp giọng nói trầm ấm dịu dàng của thuyết minh viên Trần Thị Lê Na (26 tuổi) trong tà áo dài nhuộm màu xanh của biển.

Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa



Triển lãm những chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại TP Đà Nẵng. Ảnh: Bích Vân

(Ký tên một nhà nghiên cứu, bài viết này ghi nhận việc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đánh trả, gởi Công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối và dự định tái chiếm Hoàng Sa – TM)

(Soha 19/01/2019) Hành động cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19-1-1974 được xem như một cuộc xâm lược phi nghĩa của Trung Quốc, bị cộng đồng quốc tế lên án.

Nhìn xuyên suốt lịch sử, đặc biệt là từ thế kỷ XVII, các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã chiếm hữu, thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này chưa hề thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào.

Nhăm nhe quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam

Trung Quốc bắt đầu chú ý đến quần đảo Hoàng Sa từ năm 1909. Từ đó cho đến năm 1945, chính quyền Trung Quốc nhiều lần ra tuyên bố về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nhưng bị chính quyền Pháp ở Đông Dương phản đối.

45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông


Tàu cảnh sát biển Việt Nam tuần tra tại vùng biển Hoàng Sa. Ảnh Mai Thanh Hải

Đôi lời : Đúng 45 năm sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi hùng ngày 19.01.1974, nhiều người chờ đợi xem báo chí nhà nước có dám đề cập đến hay không. Tờ Thanh Niên đã gây ngạc nhiên khi « bắn phát súng đầu tiên », đăng bài sớm nhất với việc mạnh dạn dùng từ Trung Quốc « cưỡng chiếm » Hoàng Sa ngay trên tựa đề, tuy không nói về trận đánh của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Thụy My đăng lại vài bài viết hiếm hoi về Hoàng Sa trên báo chí chính thức.

(Thanh Niên 17/01/2019) Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông kể từ khi ngang ngược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19.1.1974 sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950.

Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.

Lê Mạnh Hùng -Trung Quốc, đối thủ nguy hiểm của Hoa Kỳ



Bắc Kinh phô trương hỏa tiễn đạn đạo chống hạm DF-21D trên quảng trường Thiên An Môn, 03/09/2015.

(Người Việt 16/01/2019) Năm 1999, Giáo Sư Paul Bracken của Đại Học Yale cho xuất bản cuốn sách “Fire in the East: The Rise of Asian Military Power and the Second Nuclear Age,” trong đó ông viết: “Cuộc đấu tranh giữa Mỹ và Trung Quốc… sẽ là sự kiện định nghĩa của thế kỷ thứ 21. Và Trung Quốc sẽ là đối thủ nguy hiểm hơn nhiều so với Liên Xô cũ.”

Và điều đó nay đã xảy ra, không phải là một cuộc tranh chấp thương mại bình thường mà là một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Việc xâm nhập liên tục vào các hệ thống điện toán quân sự và dân sự của Mỹ của những tay “hacker” người Hoa có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các cơ quan an ninh tình báo của Trung Cộng chính là một cuộc chiến không tuyên bố.

Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm và chắc chắn sẽ còn kéo dài thêm cả nhiều chục năm nữa, bất kể rằng một thỏa thuận về thương mại có đạt được hay không vào lần này với những tấm hình ông tổng thống Mỹ cười sung sướng bắt tay ông chủ tịch Trung Quốc trong một tấm hình quảng cáo khiến cho giá cổ phần trên thế giới tăng vọt lên.

samedi 19 janvier 2019

Trần Trung Đạo - Giành lại Hoàng Sa chỉ là ảo tưởng ?



Một trong những điều kiện tiên quyết để một dân tộc tồn tại và phục hưng những giá trị vật chất và tinh thần đã bị cưỡng đoạt bởi một nước mạnh láng giềng, là niềm tin vào sự trường tồn của lịch sử dân tộc, và xây dựng nội lực chờ cơ hội quốc tế thuận tiện để giành lại chủ quyền.

Đó không phải lời an ủi suông mà là yếu tố quyết đinh. 

Nhờ nuôi dưỡng ý chí và đấu tranh cho lý tưởng phục hưng mà thế giới ngày nay có thêm những nước thịnh vượng như Ba Lan, Tiệp Khắc, Latvia, Estonia, Lithuania, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và khá nhiều quốc gia khác. Những quốc gia này thoạt nghe tưởng đã có mặt từ xa xưa lắm, không, họ chỉ chính thức hiện diện như những nước cộng hòa sau khi Đế quốc Nga, Đế quốc Đức và Đế quốc Ottoman tan rã. 

Nguyễn Quang Duy - Chiến Lược Mỹ Thay Đổi Như Thế Nào Ở Biển Đông?



Theo Hồi ký của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974: “… việc tấn công lực lượng Trung Cộng là hoàn toàn do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả.”

Sau 45 năm, chiến lược Á Châu -Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi. Tưởng niệm 45 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó rút ra bài học.

Vì sao Trung Cộng không chiếm được Trường Sa?

Theo Phó Đề Đốc Thoại, thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung Cộng vì bị tấn công nên thiệt hại nặng hơn. Soái hạm Kronstad 274 bị chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham mưu đều tử trận. Hộ tống hạm Kronstad 271 và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.

Hoàng Hải Vân - Hoàng Sa, nỗi uất hận 45 năm



19-1 năm nay, Hoàng Sa của chúng ta đã mất vào tay Trung Quốc 45 năm. Với tư cách từng là chiến sĩ QĐNDVN tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược, xin thắp nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu hy sinh để bảo vệ quần đảo này, dù sức của các anh không bảo vệ được.

Trong lịch sử thủy chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc từ thời Hai Bà Trưng đến năm 1974, chúng ta chưa hề thua Trung Quốc một trận nào. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã lợi dụng bối cảnh phức tạp của chiến tranh Việt Nam, khi lực lượng bảo vệ quần đảo không đủ sức và không có bất kỳ sự tiếp viện nào, đã đem quân cướp Hoàng Sa của ta bằng thủ đoạn đê tiện. Mất Hoàng Sa, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta thua Trung Quốc một trận thủy chiến, đó là nỗi uất hận của toàn dân tộc.

Tạ Duy Anh - Hoàng Sa trong trí nhớ người Việt



Vào ngày này của 45 năm về trước, Trung Quốc đưa quân đánh chiếm phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý hợp pháp, trước sự làm ngơ của Hoa Kỳ. Miền Bắc giữ im lặng, vì há miệng mắc quai. 

Trong thời kỳ căng thẳng sau chiến tranh biên giới đẫm máu 1979, sự kiện Hoàng Sa được đưa vào sách trắng của Bộ Ngoại giao, tố cáo việc Trung Quốc lợi dụng Việt Nam đang có chiến tranh, đánh chiếm Hoàng Sa như một bước đệm trong âm mưu thôn tính và nô dịch toàn cõi Đông Dương. 

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, danh từ Hoàng Sa hoàn toàn biến mất trên báo chí chính thống của Việt Nam. Cho đến trước khi vấn đề Hoàng Sa được rụt rè đưa trở lại, hầu như người dân Việt Nam không hay biết gì mấy về phần lãnh thổ này. 

Lưu Trọng Văn - Ba ơi, ba đón nhận nghen!



Sáng nay, ngày 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. 

Gã theo một con tàu của Trần Song Hải, con trai đại tá Trần Văn Tâm - hạm trưởng Hải quân VNCH - phối hợp với Nhịp cầu Hoàng Sa-Trường Sa đưa nhiều chiến sĩ của hạm chiến HQ 16, HQ 10, HQ 4 cùng bà Nguyễn Thị Sinh, vợ trung tá Ngụy Văn Thà và vợ con các liệt sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa 45 năm trước, thả vòng hoa tưởng niệm trên sông Sài Gòn.

Đỗ Trung Quân - Tết của Lộc Hưng



Tuần sau là vào chương trình nấu bánh chưng cho tết của đồng bào Vườn rau Lộc Hưng. 

Tôi đã đọc những bài báo viết về Lộc Hưng nôi dung tóm gọn đại loại :

- Nơi có bọn tệ nạn
- Noi có thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
- Nơi có bọn cất nhà trái phép
- Nơi có tài liệu tuyên truyền chống nhà nước
- Nơi vân vân vân và vân vân…

Liệu đến Noël nước Anh còn giấy vệ sinh không ?

Tình trạng thiếu giấy vệ sinh đã từng xẩy ra tại Venezuela

Tương lai biên giới Bắc Ailen ? Nguy cơ bị mất thị trường tài chính ? Không phải những chủ đề nhạt nhẽo này đang làm cho cựu bộ trưởng Anh phụ trách về châu Âu, ông Denis MacShane phải đau đầu, trong trường hợp Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận.

« Người Anh tiêu thụ giấy vệ sinh nhiều nhất châu Âu » - cựu dân biểu Công Đảng nhấn mạnh khi trả lời đài truyền hình France 5 hôm thứ Tư 16/01/2019. Với vẻ rất nghiêm túc, ông MacShane tỏ ra lo lắng trước nguy cơ mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày này bị thiếu hụt, nếu những hàng rào thuế quan bỗng dưng được dựng lại, khiến các xe tải phải xếp hàng dài dằng dặc ở biên giới. Ông nhắc nhở : « Trữ lượng hiện nay của chúng tôi chỉ đủ dùng trong một ngày ».

vendredi 18 janvier 2019

Việt Nam cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng, gây bất mãn cho Công giáo

Hơn 100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng bị đập phá. Ảnh TMCNN

Reuters hôm 17/01/2019 nhận định, việc chính quyền phá hủy trên 100 căn nhà ở khu Vườn rau Lộc Hưng, Tân Bình trong đó có một cơ sở của Công giáo, đã đẩy Giáo hội vào thế phải phản đối, trong bối cảnh đã có nhiều vụ chính quyền trưng thu đất đai.

Hãng tin Anh cho biết cư dân khu vực này thuộc phường 6 quận Tân Bình, đã không được chính quyền cảnh báo trước khi nhà cửa bị đập phá, và sau đó được đề nghị nhận một món tiền bồi thường nhỏ. Theo báo chí Nhà nước, những căn nhà này được xây dựng bất hợp pháp. 

Hơn 100 hộ dân trong đó có nhiều người sinh sống trên khu đất bị cưỡng chế từ năm 1954, đã gởi đơn kêu cứu lên chính quyền trung ương, và hiện nay đã có 17 văn phòng luật sư nhận trợ giúp pháp lý. Được biết trong số những căn nhà bị phá hủy có một cơ sở của Dòng Chúa Cứu Thế dành làm chỗ trú ngụ cho khoảng 20 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa không nơi nương tựa. 

Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tiếp đón thượng đỉnh Trump-Kim

Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại cuộc gặp ở Singapore, tháng 06/2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời Bloomberg TV hôm 18/01/2019 cho biết Việt Nam sẵn sàng đón tiếp và tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết : « Chúng tôi vẫn chưa biết được quyết định cuối cùng ra sao, tuy nhiên, nếu cuộc gặp diễn ra tại Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện ».

Một nguồn tin chính phủ Việt Nam nói với AFP là « việc chuẩn bị hậu cần đang diễn ra, cho dù chưa có quyết định chính thức nào ». 

"Shutdown": Tổng thống Mỹ hủy chuyến công du Afghanistan của chủ tịch Hạ viện

Chiếc xe buýt của Không quân dự định chở bà Pelosi và phái đoàn ra sân bay đi Afghanistan, đậu trước Điện Capitol ngày 17/01/2019.

Tình trạng shutdown nay trở thành cái cớ để tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trả đũa lẫn nhau. Ông Trump hôm 17/01/2019 quyết định hủy chuyến đi Afghanistan của bà Pelosi bằng phi cơ quân sự, để đáp trả việc bà đề nghị tổng thống hoãn đọc diễn văn trước Hạ viện, dự kiến ngày 29/01. 

Sự im lặng của tổng thống Mỹ sau khi nhận được lá thư của bà Pelosi đã gây ngạc nhiên, nhưng đòn đánh trả của ông Trump là nặng nề. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

« Chúng tôi sẽ tổ chức chuyến đi của bà khi shutdown kết thúc ». Tổng thống Mỹ đã viết cho chủ tịch Hạ viện như thế, và mỉa mai : Trước tình hình 800.000 công chức không được lãnh lương, tôi chắc chắn bà sẽ đồng ý với tôi là việc dời lại hoạt động truyền thông này hoàn toàn hợp tình hợp lý.

Venezuela : Bắt cóc chủ tịch Quốc hội, 12 nhân viên an ninh vào tù

Chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido trong một cuộc mít-tinh ở Caracas ngày 16/01/2019.

Tại Venezuela, 12 nhân viên an ninh bắt cóc chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, nhà đối lập với tổng thống Maduro hôm qua 17/01/2019 đã bị tòa án Caracas ra lệnh bắt giam.

Theo tòa án, các nhân viên thuộc cơ quan An ninh quốc nội (SEBIN) đã « vi phạm quyền tự do, lạm dụng quyền lực, liên kết với các tổ chức tội phạm ». Họ bị tống giam vào Hélicoide, nổi tiếng là một trong những nhà tù tệ hại nhất Venezuela.

Trung Quốc cảnh báo Canada không nên cấm công nghệ 5G của Hoa Vi

Ông Lư Sa (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Canada, phát biểu về dự án Con đường Tơ lụa mới tại đại học Carleton, Ottawa, ngày 14/12/2018.

Đại sứ Trung Quốc tại Canada hôm 17/01/2019 đã cảnh báo Ottawa là có thể bị trả đũa nếu cấm Hoa Vi (Huawei) cung cấp thiết bị cho mạng lưới 5G. 

Ông Lư Sa (Lu Shaye) tuyên bố như trên trong cuộc họp báo, nhưng không cho biết chi tiết, và đòi hỏi Canada nên có một « quyết định khôn ngoan ». Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, ngoại trưởng Canada - bà Chrystia Freeland vốn chỉ trích mạnh mẽ Bắc Kinh - khi tham dự Diễn đàn Davos tuần tới không nên cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của các nước.

Vệ tinh đầu tiên do Việt Nam chế tạo được phóng tại Nhật

Hỏa tiễn Epsilon-4 được phóng đi từ trung tâm không gian Uchinoura, Kagoshima, Nhật Bản, ngày 18/01/2019.

MicroDragon, vệ tinh đầu tiên do người Việt Nam thiết kế và sản xuất hôm nay 18/01/2019 được phóng lên tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura ở Nhật Bản. Đây là dự án khoa học lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam, với số vốn đầu tư lên đến 600 triệu đô la. Chương trình do 36 kỹ sư trẻ được đào tạo tại Nhật thực hiện.

Japan Times cho biết sáng nay Nhật đã phóng thành công hỏa tiễn Epsilon-4 mang theo bảy vệ tinh, trong đó có vệ tinh MicroDragon do các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo, với sự hỗ trợ của các giáo sư thuộc năm trường đại học uy tín nhất Nhật Bản. 

Tin vắn 18.01.2019


Cô Anastasia Vachoukevitch tại trung tâm tạm giữ ngày 17/01/2019.

(Reuters) – Một người mẫu khẳng định có thông tin về Trump bị bắt ở Nga

Cô Anastasia Vachoukevitch, người mẫu Belarus 27 tuổi, từng khẳng định nắm trong tay những bằng cớ về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, đã bị bắt hôm qua 17/01/2019 tại Matxcơva sau khi bị chính quyền Thái Lan trục xuất. 

Luật sư của cô gái gọi hạng sang này khẳng định Vachoukevitch đã bị những người không rõ xuất xứ thô bạo lôi ra khỏi khu vực quá cảnh ở sân bay.

Ngô Nhân Dụng - Ông (Trump) nói gà, bà (Pelosi) nói vịt



Nhân viên liên bang xuống đường gần tòa nhà Quốc Hội Mỹ. (Hình: AP Photo/Paul Sancya)

(NgườiViệt 15/01/2019) Bà chủ tịch Hạ Viện và ông tổng thống Mỹ đang đấu trí. Giống như hai em bé trong sân trường nhìn nhau chằm chằm, đứa nào chớp mắt trước là thua! Vì thế, vụ chính phủ đã “đóng cửa” lần này đã dài kỷ lục. Một phần tư công bộc nghỉ không lương, một phần tư khác phải đi làm nhưng chưa được lãnh lương!

Tấn tuồng “chính phủ đóng cửa” ở Mỹ tới hồi gay cấn nhất: Donald Trump và Nancy Pelosi đã đẩy nhau đến chân tường. Khán giả là các cử tri Mỹ, họ coi tuồng coi ai thắng ai bại, và họ sẽ đi bỏ phiếu năm 2020. Tình trạng giằng co này còn kéo dài. Donald và Nancy không bên nào muốn chớp mắt trước. Vì mỗi bên đều biết có những khán giả trung thành “phe ta” đang ngắm mình trình diễn trên sân khấu! Không thể nào để họ thất vọng, phụ lòng giới mộ điệu!

Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất mà các nhà chính trị đấu với nhau khiến cho một phần guồng máy nhà nước phải ngưng chạy; vì không có ngân sách.

jeudi 17 janvier 2019

Hoàng Hải Vân - Lãnh đạo quốc gia có thể nhẫn nhục, nhưng không được làm nhục dân và tướng sĩ !



(Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược)

Thời gian trước đây, có những lệnh miệng từ bên trên cấm báo chí đề cập đến tội ác man rợ của quân Trung Quốc sát hại đồng bào ta và sự chiến đấu hy sinh anh dũng của chiến sĩ ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc bảo vệ biên giới phía bắc. Chuyện này gây bức xúc lớn trong dân chúng và những người làm báo. 

Sự bức xúc đó là chính đáng. Nhưng không có ai chịu trách nhiệm về những lệnh miệng đó, bởi vậy cho đến ngày nay dù những lệnh miệng như vậy không còn nữa, nhưng dư âm vẫn còn rất nặng nề. 

Có thể đây xuất phát từ thỏa thuận giữa lãnh đạo hai Đảng cầm quyền Việt Nam - Trung Quốc nhằm “gác lại quá khứ hướng tới tương lai”, coi đó là một trong những điều kiện để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tôi chỉ suy đoán thôi chứ không biết chính xác, vì không thấy ai giải thích.