dimanche 26 août 2018

Hoàng Hải Vân - Báo chí ruồi nhặng



Nói vậy cũng oan cho đám ruồi nhặng, vì trong thiên nhiên chúng vốn là loài sinh vật hữu ích giúp phân hóa nhanh xác động vật và chất hữu cơ làm sạch môi trường, việc mang vi khuẩn vi trùng gây hại cho con người chỉ là hành vi chúng không cố ý. Chỉ tạm mượn danh ruồi nhặng để chỉ đám báo chí này vì bọn họ đông, bẩn và gây hại cho xã hội.

Lợi dụng triệt để quyền tự do báo chí được mở thêm vài cánh cửa, những đám đông các nhà báo câu kết nối đuôi nhau biến thành những kẻ tống tiền không còn là hiện tượng cá biệt trong xã hội nữa. Tờ Nhà báo&Công luận từng phản ánh, tại một nhà dân xây sai với cái lỗi “bé như mắt muỗi”, đã có tới 70 ông phóng viên mò tới, một người dân đã phải tiếp tới 182 nhà báo chỉ vì công trình xây dựng của ông dám “lòi” thêm một cái tum. Những chuyện như thế đã thành bình thường của nền báo chí cách mạng. 

Nguyễn Quang Dy - Gót chân Asin của Trung Quốc đã lộ rõ

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (đang leo thang) đã làm thị trường chứng khoán Trung Quốc xuống dốc, đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá, xuất khẩu giảm sút, kinh tế phát triển chậm lại. Bên cạnh những hệ quả nhãn tiền đó, Trung Quốc đang bộc lộ “gót chân Asin” (Achilles’ Heel), như một tiếng chuông cảnh báo làm người Trung Quốc giật mình tỉnh ngộ. Tôi tin rằng nếu Trung Quốc bị suy sụp thì không phải từ bên ngoài như Biển Đông, là nơi họ có lợi thế so sánh tương đối, mà chính từ bên trong nơi họ dễ bị tổn thương vì “gót chân Asin”.
Gót chân Asin  
Cách đây hơn hai năm, khi tôi viết bài “Gót chân Asin của Trung Quốc: Cơ hội thoát Trung” (Viet-studies, 12/2/2016) và bài “Nghịch lý Tập Cận Bình: Dr Jekyll or Mr Hyde” (Viet-studies, 17/5/2016), chưa ai hình dung được kết cục thế này. Tuy vẫn còn quá sớm để đánh giá và kết luận về cuộc chiến tranh thương mại (chưa có điểm dừng) nhưng sẽ quá muộn nếu không kịp thời rút ra bài học, để có đối sách thoát hiểm (trước khi quá muộn). Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này để điều chỉnh chiến lược, đổi mới thể chế, và thoát Trung.

Đỗ Trường - Vũ Thư Hiên, người giã từ thiên đường ảo ảnh



Khi nhát dao chém ngang hình đất nước, thì văn học Việt cũng chẻ đôi dòng chảy. Bắc Nam như hai thái cực đối nghịch nhau về cả tư tưởng lẫn bút pháp. Sau Nhân văn giai phẩm, trên đất Bắc lại một cuộc nồi da xáo thịt nữa xảy ra với cái tên gọi mơ hồ: "nhóm xét lại chống Đảng". Cơn sóng ngầm ấy cuốn đi nhiều công thần của chế độ, cả những nhà báo, văn nhân. Nhà văn Vũ Thư Hiên và cha mình, cụ Vũ Đình Huỳnh, bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nằm trong số đó. 

Chín năm dài đằng đẵng trong lao tù, cứ tưởng Vũ Thư Hiên đã đoạn tuyệt với văn thơ. Nhưng kỳ lạ thay, chính những năm tháng quằn quại đớn đau ấy là chất liệu, nguồn thực phẩm nuôi dưỡng, thôi thúc tâm hồn, để Vũ Thư Hiên viết nên những tác phẩm tuyệt vời, với bút pháp hiện thực nhân đạo đặc trưng đến vậy. Có thể nói những tác phẩm ấy không chỉ được viết bằng tài năng, trí tuệ mà còn thấm đẫm cả máu và nước mắt của nhà văn. 

samedi 25 août 2018

Tây Ban Nha chuẩn bị đưa di hài nhà độc tài Franco ra khỏi lăng

Khu lăng Valle de los Caidos trung vùng San Lorenzo nơi đặt mộ nhà độc tài Franco. Ảnh chụp ngày 03/07/2018.

Chính phủ Tây Ban Nha hôm 24/08/2018 khởi đầu tiến trình đưa di hài nhà độc tài Franco ra khỏi lăng mộ, một vấn đề gây tranh cãi từ 40 năm qua. Lăng này sẽ được chuyển thành khu tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc nội chiến. 

Nghị định ban hành còn phải được Quốc hội thông qua. Đảng Xã Hội chỉ chiếm một phần tư tại đây, nhưng có thể trông cậy vào sự ủng hộ của đảng cực tả Podemos, phe chủ trương Catalunya độc lập và phe dân tộc chủ nghĩa Basque. 

Phó thủ tướng Carmen Calvo tuyên bố : « Chúng ta mừng 40 năm nước Tây Ban Nha dân chủ (…), và điều này không phù hợp với một lăng mộ quốc gia, nơi vẫn tiếp tục vinh danh Franco. Chỉ có di hài những người đã chết trong cuộc nội chiến mới được an nghỉ tại thung lũng mà họ đã ngã xuống ».

Muốn xem phim, phải trả lời "Hoàng Sa là của Việt Nam"

Phim "Diên Hy Công Lược"

Một trang web Việt Nam chuyên chiếu phim bộ, nhưng chỉ xem được khi trả lời một câu hỏi liên quan đến chủ quyền các đảo trên Biển Đông, đã đạt lượng truy cập kỷ lục do những người mê phim cổ trang ở Trung muốn coi cho bằng được những tập cuối một bộ phim nổi tiếng.
Bộ phim « Diên Hy Công Lược» (The Story of Yanxi Palace) thu hút một lượng người xem khổng lồ tại Trung Quốc. Phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Chu Mạt, lấy bối cảnh trong những năm đầu triều đại Càn Long, kể câu chuyện một thiếu nữ tự nguyện làm cung nữ để điều tra về cái chết của người chị. Cuối cùng cô gái dũng cảm trở thành quý phi của hoàng đế Càn Long. 

Di dân Quốc tế : Lượng người Venezuela ra đi đã lên đến mức báo động

Di dân Venezuela tại chờ đợi tại Ecuador làm thủ tục sang biên giới Pêru, 24/08/2018.

Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) hôm qua 24/08/2018 cảnh báo, hiện tượng người dân Venezuela đổ xô ra khỏi nước đã lên đến mức báo động, có thể so sánh với tình trạng di dân ở Địa Trung Hải hiện nay.

Luồng người Venezuela bỏ xứ ra đi tha phương cầu thực tràn ngập các nước láng giềng. Colombia, Ecuador và Pêru tuần tới sẽ họp tại Bogota (Colombia) để tìm kiếm một giải pháp. Riêng Ecuador và Pêru gần đây đòi hỏi người Venezuela muốn vào lãnh thổ nước họ phải trình hộ chiếu thay vì chỉ cần thẻ căn cước như trước đây. 

Tư pháp Ecuador hôm qua, thứ Sáu 24/08/2018 đã cho tạm ngưng lại quy định, tổ chức ra một hành lang nhân đạo, huy động vài chục xe buýt để giúp di dân đi tiếp. Tuy nhiên hạn chót là đến nửa đêm hôm qua, sau đó cánh cửa sẽ đóng sập lại trước những con người khốn khổ này.

Thượng nghị sĩ John McCain quyết định ngưng điều trị ung thư não

Mặc dù đang điều trị trọng bệnh, thượng nghĩ sĩ John McCain vẫn đến Thượng viện để bỏ phiếu ngày 6/12/2017.

Từ một năm qua, nghị sĩ Cộng Hòa của bang Arizona - cựu phi công, người hùng trong chiến tranh Việt Nam - John McCain phải chống chọi với một dạng ung thư não nguy hiểm nhất. Ngay sau khi loan báo ngưng điều trị, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa khuôn mặt rất được tôn trọng trên chính trường Hoa Kỳ sẽ qua đời, đã có vô số những lời vinh danh ông từ cả hai phía Cộng Hòa lẫn Dân Chủ.

Từ San Francisco, thông tín viên RFI Eric de Salve ghi nhận :

« Từ một năm qua, John đã vượt quá mọi tiên lượng sống, những tiến triển của căn bệnh đã làm nên quyết định cuối cùng ». Gia đình thượng nghị sĩ John McCain đã viết như trên, khi loan báo việc ngưng điều trị.

Trung Quốc : Khoảng 40 nhà đấu tranh mất tích sau khi công an đột kích

Các sinh viên tranh đấu cho quyền lợi công nhân đang chuẩn bị cho việc thành lập công đoàn tại Huệ Châu. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.

Công an chống bạo động hôm qua 24/08/2018 đã đột kích vào một căn hộ ở Huệ Châu (Huizhou), Quảng Đông, nơi khoảng 40 sinh viên và các nhà tranh đấu cho quyền lợi công nhân đang chuẩn bị cho việc thành lập công đoàn. Hãng tin Reuters có được video về vụ bố ráp, sau đó không thể liên lạc được với họ.

Cuộc bố ráp diễn ra vào khoảng 5 giờ sáng. Video cho thấy công an trang bị khiên và nón sắt xông vào căn hộ và xô xát với những người bên trong. Hiện chưa biết số phận của những người này ra sao, công an không trả lời hãng tin Anh.

Tin vắn 25.08.2018



Một góc phố ở La Habana. Ảnh chụp ngày 07/08/2018.
(AFP) - Cấm vận của Mỹ làm Cuba mất trên 4 tỉ đô la 

Bộ Ngoại giao Cuba hôm qua 24/08/2018 loan báo như trên. Kể từ tháng 4/2017 cho đến tháng 3/2018, lệnh cấm vận của Mỹ đã gây thiệt hại 4,321 tỉ đô la cho Cuba. Nếu tính từ khi bắt đầu bị Mỹ phong tỏa năm 1962 cho đến nay, cấm vận đã khiến nền kinh tế Cuba bị thiệt đến 134,499 tỉ đô la tính theo thời giá.

Phút biệt ly...

Tổng thống Trump hủy chuyến đi Bắc Triều Tiên của ngoại trưởng

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và  tổng thống Trump trong một buổi họp nội các tại Nhà Trắng, Washington ngày 18/07/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ hủy bỏ chuyến viếng thăm Bắc Triều Tiên của ngoại trưởng Mike Pompeo, chỉ một hôm sau khi loan báo. Đây là lần đầu tiên ông chủ Nhà Trắng nhìn nhận rằng cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore không mang lại kết quả như mong muốn. Trên Twitter, ông Trump quy một phần trách nhiệm cho Bắc Kinh về ngõ cụt này.

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

vendredi 24 août 2018

Nỗi cơ cực của người tị nạn Venezuela ở biên giới Colombia, Ecuador (ảnh)



Siêu lạm phát, đói khổ, thiếu thốn đủ loại thực phẩm, thuốc men …Từ năm 2015, đã có 1,6 triệu người Venezuela phải đi khỏi đất nước để mưu sinh. Thụy My xin giới thiệu một phóng sự ảnh của Le Monde ngày 24/08/2018 về những di dân Venezuela trên con đường thiên lý.

Nhóm người này lên đường đi Ecuador từ 12 ngày qua. Tại biên giới Colombia, họ giải thích đã xem những phóng sự truyền hình về người tị nạn Syria, nhưng ngỡ rằng không bao giờ mình lâm vào cảnh ngộ này.

Một người Venezuela xin « các anh em Colombia và Ecuador » giúp đỡ.

Trên 3.000 người Việt là nạn nhân của buôn người, chủ yếu bị bán sang Trung Quốc


Có trên 3.000 người Việt Nam hầu hết là phụ nữ và trẻ em đã trở thành món hàng của bọn buôn người từ năm 2012 đến 2017, chủ yếu bị bán sang Trung Quốc. Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ bộ Công an Việt Nam hôm nay 24/08/2018 cho biết như trên.

Những kẻ buôn người thường dụ dỗ con mồi từ chợ, trường học, sử dụng Facebook hay một ứng dụng tin nhắn thông dụng ở Việt Nam để kết bạn với nạn nhân, rồi bán họ cho các bar karaoke, nhà hàng hay đưa ra nước ngoài. Theo bộ Công an, có đến trên 90% trường hợp các nạn nhân bị đưa sang Trung Quốc.

Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình

Đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Ảnh chụp ngày ngày 29/11/2016.

Tờ Taiwan News ngày 24/08/2018 đưa tin, bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình.
Trong cuộc họp báo ngày 23/08, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Trà tuyên bố, việc Đài Loan tiếp tục tổ chức tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình, nơi Việt Nam có căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền, « đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa an ninh khu vực và gây căng thẳng tình hình Biển Đông ».

Tân thủ tướng Úc Scott Morrison hứa ổn định chính trường

Tân thủ tướng Úc Scott Morrison trong cuộc họp báo tại Canberra, ngày 24/08/2018.

Nước Úc ngày 24/08/2018 có thủ tướng mới : Scott Morrison, vốn là bộ trưởng Tài chính, lên thay ông Malcolm Turnbull, sau một cuộc « đảo chánh » trong nội bộ đảng. Ông Scott Morrison, thủ tướng thứ Bảy trong vòng 11 năm qua, hứa hẹn một chính phủ ổn định, sau một tuần lễ đầy biến động trên chính trường nước Úc với việc 11 bộ trưởng từ chức.
Trong những ngày gần đây, vị thế của ông Turnbull bị yếu đi, do sự chống đối của cánh hữu trong đảng Tự Do, hiện đang bị đảng Lao Động vượt qua trong các cuộc thăm dò. Sự chọn lựa ông Morrison là một đòn nặng cho cựu bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton, người cầm đầu cuộc « nổi dậy » trong hậu trường.

Tin vắn 04.08.2018



Bão Cimaron gây ra những đợt sóng lớn đập vào bờ biển Aki, Nhật Bản, 23/08/2018.

(AFP & Reuters) – Bão mạnh làm 3 người mất tích tại Nhật, giao thông rối loạn

Trận bão Cimaron hôm nay 24/08/2018 với sức gió trên 200 km/h đã gây ra những trận mưa lớn ở miền tây nước Nhật, trước khi di chuyển về Hokkaido ở hướng bắc. 

Ba sinh viên tại đảo Honshu bị sóng cuốn đi mất tích, khoảng 45.000 hộ gia đình bị mất điện ở miền tây, giao thông đường sắt ngưng trệ và 300 chuyến bay bị hủy.

Tàu di dân bị chận tại Ý, châu Âu họp khẩn

Di dân trên tàu Diciotti tại cảng Catania, Ý, ngày 21/08/2018.

Bộ trưởng Nội vụ Ý, ông Matteo Salvini nhất quyết không cho số 150 di dân trên tàu Dicciotti được đặt chân lên bờ. Sáng ngày 24/08/2018, ông tuyên bố không muốn nước Ý trở thành « trại tị nạn » cho cả châu Âu.

Chiếc tàu này đã vào đến Catania thuộc đảo Sicilia từ tối thứ Hai (20/08/2018), nhưng di dân phải ở lại trên tàu. Ông Salvini yêu cầu châu Âu phải hành động, và Ủy ban Châu Âu đã tổ chức một cuộc họp khẩn hôm nay.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Laxmi Lota cho biết thêm chi tiết :

jeudi 23 août 2018

Xe tăng Liên Xô đè bẹp Mùa Xuân Praha, cách đây 50 năm

Một em bé trước tác phẩm của nghệ sĩ David Cerny nhằm kỷ niệm 50 năm "Mùa Xuân Praha", khi xe tăng Liên Xô tràn vào thủ đô Tiệp Khắc. Ảnh chụp ngày 21/08/2018.

Tháng Tư năm 1968, ông Alexandre Dubcek, tổng bí thư đảng Cộng sản Tiệp Khắc loan báo về « chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt người », cho phép tự do báo chí và đa đảng. Toàn thể dân tộc Tiệp Khắc tràn trề hy vọng về làn gió tự do. Tuy vậy ngay từ tháng Tư, Brejnev đã ra lệnh chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Tiệp Khắc. Tổng bí thư Liên Xô tuyên bố đầy đe dọa : « Mỗi đảng Cộng sản có thể tự do áp dụng các nguyên tắc mác-xít lênin-nít và chủ nghĩa xã hội tại nước mình, nhưng không thể tự do đi chệch khỏi các nguyên tắc này nếu còn muốn là cộng sản ». Đảng đứng trên Tổ quốc, đó là nguyên tắc của nhà nước toàn trị độc đảng do Lênin áp đặt kể từ ngày 07/11/1917.


Nhà sử học tên tuổi Stéphane Courtois chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản, tác giả cuốn « Lênin, người sáng tạo chủ nghĩa toàn trị » (NXB Perrin, 2017), trên báo Le Figaro đã thuật lại vụ đàn áp Mùa Xuân Praha cách đây vừa đúng 50 năm, ngày 21/08/1968.
Vào lúc quá nửa đêm 20/08/1968, một đạo quân hùng hậu gồm 450.000 binh lính từ Liên Xô, Hungary và Đông Đức, 6.300 chiến xa, 800 phi cơ và vô số khẩu đại bác, tràn vào Tiệp Khắc, quốc gia nhỏ bé có 15 triệu dân. 

mercredi 22 août 2018

Thủ tướng Malaysia tố cáo chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc



Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh. Ảnh How Hwee Yong/AP.

(Cyrille Pluyette, Le Figaro 22/08/2018) Công du Bắc Kinh, thủ tướng Mahathir Mohamad đã hủy bỏ ba dự án với Trung Quốc, một đòn đau cho Tập Cận Bình.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chắc chắn không chờ đợi một tuyên bố vỗ mặt như thế trong cuộc họp báo trên « sân nhà », một sự kiện vốn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhưng ở tuổi 93, thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, đến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ khi bất ngờ đắc cử hồi tháng Năm, chẳng ngán ai cả !

Một số hình ảnh về Mùa Xuân Praha 1968



(France24 21/08/2018) Trong đêm 20 rạng sáng 21/08/1968, trên 250.000 quân của Liên Xô và Hiệp ước Vacxava đã tràn sang Tiệp Khắc, để đè bẹp một cách thô bạo « Mùa Xuân Praha » « chủ nghĩa xã hội với khuôn mặt nhân văn » của Tiệp.

Người Tiệp Khắc bao vây các chiến xa Liên Xô trên đường phố Praha

mardi 21 août 2018

Mùa Xuân Praha bị đàn áp, cách đây 50 năm


Biểu tình trước nhà ga Zurich, Thụy Sĩ cuối tháng 8/1968 phản đối quân Liên Xô tràn vào Tiệp Khắc và đàn áp tàn bạo Mùa Xuân Praha. Ảnh STR/Keystone/MAXPP.

(Audrey Parmentier, LaCroix 21/08/2018) Ngày 21/08/1968, những chiếc xe tăng của Liên Xô đã đè bẹp cuộc nổi dậy ở Praha, Tiệp Khắc cũ. Cuộc cách mạng này là điềm báo cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản gần 40 năm sau đó.

Chúng ta đang ở vào năm 2018, và những bức ảnh đen trắng được chuyền trên các mạng xã hội.

Năm mươi năm sau, cuộc đàn áp Mùa Xuân Praha hôm 21/08/1968 vẫn luôn hiện diện trong ký ức người Tiệp Khắc. Sự kiện này cũng làm rung chuyển đời sống chính trị của toàn bộ các quốc gia Trung Âu.