dimanche 4 mars 2018

Luân Lê - Có nỏ thần còn mất nước



Hơn một vạn rưỡi (15.000) người này đang ngồi ngoài đường để cùng nhau làm lễ cầu sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) vào đêm qua.

Tôi vẫn tự hỏi, hạn của họ, nếu có, là gì trong đời thường? Thần thánh hoặc các đấng tâm linh nào đó có thực sẽ giải hạn được cho họ hay không?

vendredi 2 mars 2018

Chờ đợi gì trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Trần Đại Quang ?

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang (trái) tới thăm chùa Mahabodhi, Bodhgaya Ấn Độ ngày 02/03/2018.

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đến Ấn Độ hôm nay 02/03/2018, và theo The Diplomat, có rất nhiều vấn đề được đề cập đến trong chương trình của cả hai bên. Trong chuyến viếng thăm này, Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác nguyên tử dân sự, và triển khai một cảng ở tỉnh Nghệ An.
Mặc dù Việt Nam tham gia dự án Diễn đàn Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc vào tháng 5/2017, Hà Nội vẫn quan ngại về các động cơ chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông. 

Quốc hội Trung Quốc có trên 100 tỉ phú đô la

Các đại biểu Trung Quốc rời Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 02/03/2018.

Các hãng tin AFP và Reuters hôm nay 02/03/2018 trích dẫn danh sách của tạp chí Hồ Nhuận (Hurun) cho biết, trong số các đại biểu Quốc hội Trung Quốc hiện có trên 100 tỉ phú đô la. Tuy số lượng không tăng, nhưng tổng tài sản những người siêu giàu tại đất nước cộng sản này lại nhiều hơn năm ngoái.
Trong số 5.100 đại biểu Quốc hội (gồm hai cơ quan là NPC và CPPCC), có 102 tỉ phú đô la, theo bảng xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc của Hurun. Đứng đầu là Mã Hóa Đằng (Ma Huateng), chủ tịch tập đoàn Tencent Holdings với 295 tỉ nhân dân tệ (trên 46 tỉ đô la).

Nhiều nước phản ứng việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm

Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trì cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 01/03/2018 về thuế đánh vào thép và nhôm.

Hôm qua, 01/03/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ tăng thuế nhập khẩu đối với hai mặt hàng chiến lược : tăng 25% đối với thép và tăng 10% đối với nhôm. Nhiều nước đã phản đối quyết định này của ông Trump.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết « hết sức lấy làm tiếc » về quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump, mà theo ông, « chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề ». Ông Juncker cảnh báo : « Chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn kỹ nghệ của châu Âu bị tấn công bởi các biện pháp bất công ».

Tổng thống Hàn Quốc chuẩn bị gởi đặc phái viên sang Bắc Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (áo trắng) bắt tay tướng Bắc Triều Tiên Kim Yong Chol, trong lễ bế mạc TVH Mùa đông Pyeongchang, ngày 25/02/2018

Đáp lời mời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hôm qua 01/03/2018 đã thông báo với đồng nhiệm Mỹ Donald Trump là Seoul chuẩn bị gởi đặc phái viên sang Bình Nhưỡng. 
Nguyên thủ Mỹ và Hàn Quốc đã có cuộc điện đàm kéo dài 30 phút, chủ yếu nói về vụ đoàn đại biểu cấp cao Bắc Triều Tiên sang tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang vừa qua.

Thái Lan : Gần 40 đảng đăng ký tranh cử

Đại diện đảng Quyền Lực Công Dân Thái (P) nộp hồ sơ ứng cử Quốc hội tại Ủy ban Bầu cử, Bangkok ngày 02/03/2018.

Ngay trong ngày đăng ký đầu tiên hôm nay 02/03/2018 tại Bangkok, có đến gần 40 đảng chính trị mới thành lập làm thủ tục tham gia cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào đầu năm 2019. Đây là lần đầu Thái Lan tổ chức bầu cử, sau vụ quân đội đảo chính năm 2014.

Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho AFP biết, đã có 38 đảng đăng ký tham gia. Có thể kể đảng Dân Chủ Xiêm, đảng Đoàn Kết Thái Lan…với các biểu trưng (logo) mới và hầu hết những người đứng đầu chưa từng tham chính. Chủ tịch các đảng này xuất thân từ giới doanh nhân, giảng viên đại học, và cũng có những đảng do nông dân thành lập, thậm chí có cả một ngôi sao YouTube.

Hạn chót đăng ký cho các đảng là cuối tháng Ba, và Ủy ban Bầu cử có 30 ngày để xét duyệt. Tập đoàn quân sự cầm quyền từ bốn năm qua vẫn chưa ấn định ngày bầu cử cụ thể, nhưng cho biết trễ nhất là tháng 02/2019.

Gần 20 năm qua, đời sống chính trị Thái Lan do đảng Puea Thai thống trị. Đảng này chiến thắng tất cả các cuộc bầu cử từ năm 2001, nhưng nay đang yếu đi vì các thủ lãnh là bà Yingluck và ông Thaksin Shinawatra đang phải sống lưu vong.

Từ khi lên nắm quyền, giới quân nhân luôn lo ngại gia tộc Shinawatra quay lại. Trên thực tế, sau vụ đảo chính năm 2006, gia đình Shinawatra cũng đã thắng cử ngay sau đó. Lần này bên quân đội chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Theo Hiến pháp mới, họ có quyền kiểm soát Quốc hội, và Thượng viện hoàn toàn được chỉ định.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180302-thai-lan-gan-40-dang-dang-ky-tham-gia-tranh-cu

Bầu cử Quốc hội Ý : Berlusconi kêu gọi dồn phiếu cho liên minh trung hữu

Ông Silvio Berlusconi (G) lãnh đạo đảng Forza Italia trong cuộc mít tinh vận động tranh cử tại Roma ngày 01/03/2018.


Chỉ còn hai ngày nữa là đến kỳ bầu cử, trong lúc nhiều cử tri Ý vẫn chưa biết bầu cho ai, liên minh trung hữu hôm qua 01/03/2018 đã đưa ra lời kêu gọi hãy dồn phiếu cho mình. Các đảng liên kết lại dưới sự điều khiển của Silvio Berlusconi hứa hẹn tăng cường an ninh, kiểm soát nhập cư và giảm thuế. Đây là đề tài tâm đắc của cựu thủ tướng 81 tuổi, đang hy vọng phục thù.

Từ Roma, thông tín viên RFI Anne Treca cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 02.03.2018


Hỏa tiễn Javelin của Mỹ.

(AFP)Hoa Kỳ duyệt bán hỏa tiễn chống tăng cho Ukraina

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 01/03/2018 chính thức chấp thuận bán hỏa tiễn chống xe tăng cho Ukraina, kể cả hệ thống Javelin – một quyết định có thể làm Matxcơva tức giận. Hôm nay tổng thống Ukraina Petro Porochenko lên tiếng hoan nghênh, cho rằng nhờ đó sẽ « chận đứng được sự tấn công của Nga ».

jeudi 1 mars 2018

Đoàn Khắc Xuyên - Ý thức hệ cao nhất là ý thức hệ về con người



Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Vừa nghe tin một số tờ báo ở Saigon bị ai đó ở thành phố này phê bình vì đưa tin, viết bài về nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, người đã để lại cho đời những dòng nhạc buồn và đẹp. 

Không rõ những người phê bình, họ có nghe nhạc của Nguyễn Văn Đông? Và giả dụ có nghe, họ có hiểu, có cảm gì về nhạc của ông, một thứ âm nhạc đã đi vào lòng người, không chỉ ở miền Nam, suốt bao nhiêu thế hệ? 

Nguyễn Đắc Kiên - Anh Osin Huy Đức và tôi



Bây giờ đã là ngày 1/3/2018, tôi đã lập xong kế hoạch công việc cho 5 năm tới của mình. Đáng ra, tôi đã có thể yên tâm đóng cửa làm việc, nhưng còn một chuyện khiến tôi lấn cấn. Thực ra, đó là một suy nghĩ, hay nói đúng hơn đó là một mối lo đeo bám tôi suốt nửa năm qua.

Tôi còn nhớ, lần đầu gặp anh Osin, anh có kể về việc anh gặp gỡ Noam Chomsky, anh nói: “Chỉ tiếc là khi đó ông ấy đã mất khả năng nghe, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”. Rồi anh đưa ra một bình luận khác: “Vả lại ai cũng biết ông ấy thiên tả, mà khi đã thiên về bất cứ phía nào, tả hay hữu, thì với giới trí thức phương Tây đều mất giá trị”.

Tôi không còn nhớ rõ bối cảnh đưa đến câu chuyện về Chomsky, nhưng tôi vẫn luôn nhớ hai chi tiết kể trên, để tự răn mình: “Phải luôn chú ý giữ khả năng nghe và đừng bao giờ thiên lệch.”

Nguyễn Hồng Lam - Bòn nơi khố rách đãi nơi hồng quần



Sau cơn lũ lịch sử đầu tháng 11-1999, có hàng trăm người dân, người đại diện tổ chức tại Sài Gòn tìm đến báo An ninh Thế giới để xin đóng góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh miền Trung. Bộ phận tiếp nhận của báo viết biên nhận mỏi tay vẫn không kịp, vì người này chưa ra, người kia đã bước vào…

Sáng sớm, có một cô gái khoảng 20-21 tuổi bị liệt hai chân được anh xích lô bế vào tận phòng tiếp bạn đọc. Cô lấy ra một ít tiền lẻ và thưa: “Chú ơi, con chỉ có 25.000 đồng, chú nhận cho con nhé!”. 

Trần Trung Đạo - « Status quo » Trung Cộng trên Biển Đông



Trong khi nhiều người Việt dành hết thời gian và năng lực ít oi của mình để chửi bới nhau, nhổ từng sợi tóc của nhau chỉ vì chuyện một căn phòng ngủ, một nhạc sĩ, một hoa hậu, một trận banh ... thì cách Đà Nẵng vài chục hải lý, Trung Cộng đang ngày đêm xây dựng “status quo”. 

Tập Cận Bình cần “status quo” mới để mai đây, nếu các hội nghị quốc tế, kể cả của Liên Hiệp Quốc, muốn bàn chuyện Biển Đông cũng phải bắt đầu từ những “status quo” đó vì họ Tập sẽ không dời một thành phố đã xây. Mời đọc dã tâm và ác ý của “Tân Hoàng Đế Đỏ” Tập Cận Bình trong bài viết về “status quo”.

TẬP CẬN BÌNH CHỦ TRƯƠNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG

Người viết xin lỗi dùng tiếng Latinh trong bài viết, nhưng mục đích là để bàn về khái niệm này trong chủ trương của Tập Cận Bình trên Biển Đông. Ngôn ngữ Latinh có một danh từ kép đã trở thành quen thuộc và được dùng nhiều trong chính trị học là “status quo.” “Status quo” chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.

Hoàng Linh - Đàn vịt “không hộ khẩu” Hồ Gươm sẽ bị xử lý theo pháp luật



Một đàn vịt gồm năm con xuất hiện ở Hồ Gươm đã gây bối rối cho nhiều cơ quan chức năng, vì mấy con vịt không tự mình xuất trình được giấy tờ nguồn gốc. Còn chủ nhân của nó là ai không rõ, và cũng không chịu lộ diện.


Sau khi đàn thiên nga 12 con được chuyển đi, tại Hồ Gươm đã xuất hiện đàn vịt gồm 5 con.

Nguyễn Huy Cường - Máy quét giáo sư đã khởi động



Cách đây 3 phút VTV đưa tin là sau đợt "Quét" Giáo sư, đã mời được 94 vị đi chơi chỗ khác.

Bình luận nhanh cho vụ này tôi có ba ý kiến.

Nguyễn Trung Bảo - ACV khinh pháp luật, Thủ tướng ơi!



Dù cho Thanh tra Chính phủ đã kết luận việc Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) tổ chức thu phí ô tô vào sân bay là “vi phạm pháp luật”, việc thu phí vẫn tiếp diễn ở khắp 21 sân bay trên toàn quốc. 

Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã ban hành ba tháng, việc thu phí vẫn diễn ra bình thường. Với ACV, pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thứ để họ cười cợt khinh thường. 

Ngô Nguyệt Hữu - Chủ tịch Đà Nẵng có cổ phần trong nhà máy thép gây ô nhiễm


Người dân Hòa Vang phản đối nhà máy thép Dana Ý. Ảnh Nguyễn Tú

Đêm 26-2-2018, người nhân xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng tập trung phản đối, yêu cầu nói chuyện với lãnh đạo Nhà máy sản xuất thép Dana Ý vì ô nhiễm kéo dài nhưng không được đối thoại. 

Trước đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định sẽ dừng nhà máy sản xuất thép nếu tiếp tục gây ô nhiễm.

Việt Nam đình chỉ hoạt động hai nhà máy thép gây ô nhiễm

Người dân tập trung trước nhà máy thép Dana Ý. Ảnh báo Thanh Niên

Hai nhà máy thép ở miền trung Việt Nam đã được lệnh ngưng sản xuất, theo một thông báo chính thức hôm nay 01/03/2018, sau khi người dân phản đối việc các nhà máy này gây ô nhiễm không khí và nước.

Chính quyền Đà Nẵng loan báo hai nhà máy Dana Ý và Dana Úc « được yêu cầu ngưng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường », tuy nhiên không cho biết bao giờ được sản xuất lại. Thông báo cũng nói rằng chính quyền đồng ý « hoàn thiện giải pháp tái định cư », nhưng cảnh báo người dân không được vi phạm luật pháp hoặc làm ảnh hưởng đến « an ninh và trật tự xã hội ».

Trung Quốc phản đối Mỹ thông qua luật cổ vũ quan hệ với Đài Loan

Ảnh minh họa : Một số người đến ủng hộ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lúc quá cảnh tại Burlingame, California, 14/01/2017.

Trung Quốc hôm nay 01/03/2018 bày tỏ sự « bất bình tột độ » sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một đạo luật nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế, nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một tỉnh của mình.

Đạo luật mang tên « Taiwan Travel Act » được bỏ phiếu hôm qua, chủ yếu khuyến khích các nhà lãnh đạo Đài Loan đến Hoa Kỳ và gặp gỡ các quan chức cao cấp Mỹ. 

Philippines thông báo đàm phán với một công ty Trung Quốc để cùng khai thác ở Biển Đông

Ảnh minh họa : Một giàn khoan Trung Quốc ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Ảnh 09/07/2017.

Philippines hôm nay 01/03/2018 loan báo đang đàm phán với một công ty Trung Quốc về việc cùng thăm dò và khai thác tài nguyên ở Biển Đông, trong khuôn khổ một thỏa thuận được tổng thống Rodrigo Duterte nói là « đồng sở hữu » các khu vực tranh chấp.

Khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình ABS-CBN, hôm nay, 01/03/2018, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống, cho biết, bộ Năng lượng Philippines đang đàm phán với một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc, và hiện nay vấn đề khai thác nguồn năng lượng đã được đặt lên bàn hội nghị. 

Châu Âu cóng lạnh vì đợt rét Xibêri, gần 50 người chết

Cảnh một người vô gia cư trên đường phố Paris, Pháp, mùa đông năm nay.

Đợt rét từ Xibêri tràn qua toàn châu Âu đã làm cho gần 50 người chết, trong đó có nhiều người vô gia cư, hôm nay 01/03/2018 tiếp tục hoành hành, gây rối loạn giao thông. 

Được báo chí Anh gọi « Thú dữ phương Đông », còn tại Hà Lan là « Gấu Xibêri », hay « Súng phun tuyết » ở Thụy Điển, « Mátxcơva-Paris » tại Pháp, đợt rét này đã làm ít nhất 48 người thiệt mạng kể từ thứ Sáu tuần trước, theo ghi nhận của AFP. Có thể kể : 18 người ở Ba Lan, 6 ở Cộng hòa Séc, 5 tại Litva, 4 ở Pháp, 4 ở Slovakia, số nạn nhân còn lại ở các nước Estonia, Ý, Rumani, Serbia, Slovania, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha.