jeudi 1 mars 2018

Trung Quốc phản đối Mỹ thông qua luật cổ vũ quan hệ với Đài Loan

Ảnh minh họa : Một số người đến ủng hộ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lúc quá cảnh tại Burlingame, California, 14/01/2017.

Trung Quốc hôm nay 01/03/2018 bày tỏ sự « bất bình tột độ » sau khi Thượng viện Mỹ thông qua một đạo luật nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế, nhưng luôn bị Bắc Kinh coi là một tỉnh của mình.

Đạo luật mang tên « Taiwan Travel Act » được bỏ phiếu hôm qua, chủ yếu khuyến khích các nhà lãnh đạo Đài Loan đến Hoa Kỳ và gặp gỡ các quan chức cao cấp Mỹ. 

Philippines thông báo đàm phán với một công ty Trung Quốc để cùng khai thác ở Biển Đông

Ảnh minh họa : Một giàn khoan Trung Quốc ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Ảnh 09/07/2017.

Philippines hôm nay 01/03/2018 loan báo đang đàm phán với một công ty Trung Quốc về việc cùng thăm dò và khai thác tài nguyên ở Biển Đông, trong khuôn khổ một thỏa thuận được tổng thống Rodrigo Duterte nói là « đồng sở hữu » các khu vực tranh chấp.

Khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình ABS-CBN, hôm nay, 01/03/2018, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống, cho biết, bộ Năng lượng Philippines đang đàm phán với một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc, và hiện nay vấn đề khai thác nguồn năng lượng đã được đặt lên bàn hội nghị. 

Châu Âu cóng lạnh vì đợt rét Xibêri, gần 50 người chết

Cảnh một người vô gia cư trên đường phố Paris, Pháp, mùa đông năm nay.

Đợt rét từ Xibêri tràn qua toàn châu Âu đã làm cho gần 50 người chết, trong đó có nhiều người vô gia cư, hôm nay 01/03/2018 tiếp tục hoành hành, gây rối loạn giao thông. 

Được báo chí Anh gọi « Thú dữ phương Đông », còn tại Hà Lan là « Gấu Xibêri », hay « Súng phun tuyết » ở Thụy Điển, « Mátxcơva-Paris » tại Pháp, đợt rét này đã làm ít nhất 48 người thiệt mạng kể từ thứ Sáu tuần trước, theo ghi nhận của AFP. Có thể kể : 18 người ở Ba Lan, 6 ở Cộng hòa Séc, 5 tại Litva, 4 ở Pháp, 4 ở Slovakia, số nạn nhân còn lại ở các nước Estonia, Ý, Rumani, Serbia, Slovania, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha.

Trung Quốc và ASEAN bắt đầu tham vấn về COC

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (P) và ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (T) trong cuộc họp ASEAN tại Manila, Philippines,ngày 7/08/2017.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc và các nước ASEAN bắt đầu tiến hành cuộc họp lần thứ 23 của nhóm công tác chung về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong hai ngày 1 và 2/03/2018 tại Nha Trang, Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong cuộc họp báo thường lệ cho biết các bên liên quan sẽ trao đổi quan điểm về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), xúc tiến hợp tác trên biển, và tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Tin vắn 01.03.2018


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc

(AP) - Trung Quốc chuẩn bị đóng hàng không mẫu hạm nguyên tử

Hãng tin Mỹ AP hôm nay 01/03/2018 dẫn nguồn tin từ Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định Trung Quốc bắt đầu đóng một tàu sân bay hạt nhân. Thông cáo của tập đoàn China Shipbuilding Industry Corp. (CSIC) trong tuần cho biết, song song đó còn triển khai cả một loại tàu ngầm nguyên tử mới, và các công nghệ tinh vi khác. 

Đây là thông tin hiếm hoi về kế hoạch phát triển dài hạn của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên hôm nay các tin tức về chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử và các công nghệ khác đã không còn được tìm thấy trên trang web của CSIC.

mardi 27 février 2018

Mạnh Kim - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông



Rồi từng người của thế hệ vàng son kiến tạo ra nền văn hóa vàng son lần lượt ra đi. Quy luật nghiệt ngã của thời gian không ai cưỡng lại được. Điều đáng tiếc là di sản văn hóa của thế hệ vàng son gần như chỉ được lưu giữ ở những người thuộc vài thế hệ kế tiếp và giờ ngày càng mờ dần đi theo năm tháng, trong khi sự đứt gãy văn hóa đã không được tiếp nối bằng những thế hệ ngang tài và ngang tầm. 


Sẽ không bao giờ văn hóa Việt Nam tạo ra được sự rung cảm dữ dội, và mang lại sự chấn động tâm thức khơi dậy tình người và tình quê hương như những gì mà thế hệ của những Nguyễn Văn Đông làm được, chừng nào nghệ sĩ còn quỳ cúi trước mệnh lệnh cung đình và tự do sáng tạo còn chưa được cởi mở.


Dưới đây là một đoạn hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chép lại như một cách để tưởng nhớ ông (Nguồn: trang Mượn Dấu Thời Gian)

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. 

Chủ tịch Trung Quốc trọn đời Tập Cận Bình: 1,4 tỉ người vì một người

Pa-nô với chân dung và lời huấn thị của chủ tịch Tập Cận Bình trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 26/02/2018.

Hầu như các báo Paris hôm nay 27/02/2018 đều chú ý đến sự kiện Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chủ tịch nước. Le Monde chạy tựa trên trang nhất « Tập Cận Bình, chủ tịch vĩnh viễn », còn Le Figaro nhấn mạnh cũng trên trang bìa « Sự chệch hướng mao-ít của Tập Cận Bình ».
Thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh mở đầu bài viết « Tập Cận Bình, sẵn sàng trở thành ‘hoàng đế trọn đời’ của Trung Quốc » bằng lời chế giễu của một cư dân mạng : « Mẹ tôi bắt tôi hứa phải cưới vợ trước khi ông Tập Cận Bình kết thúc nhiệm kỳ, bây giờ thì tôi khỏe re rồi… ».

Bóng ma Mao lại ám ảnh : Số phận hơn 1 tỉ người nằm trong tay một người

Được nói đến từ nhiều tháng qua, giờ thì khả năng ông Tập trở thành hoàng đế Trung Quốc vĩnh viễn đã trở thành hiện thực, khiến không ít người lo ngại quốc gia này quay lại với bóng ma mao-ít. Nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay, giờ đây có thể tại vị cho đến bao giờ tùy thích. Đề nghị của Trung ương Đảng, trừ khi có « động đất », sẽ được Quốc hội thông qua.

lundi 26 février 2018

Ngọc Vinh - Làm quan lớn quá chết cũng khổ



Xe tang ông Võ Văn Kiệt trên cầu Saigon.

Ngay đêm hôm qua, đã có tin tức về cái chết của một cựu thủ tướng, nhưng cho tới giờ này, báo chí chính thống vẫn chưa có một dòng, đơn giản vì họ chưa nhận lệnh đưa tin. May mà cuối đời ông này chọn sự im lặng làm lẽ sống, chứ không thì tin đồn đã dấy lên như bươm bướm giống như lúc ông Kiệt chết.

Theo tin chính thống do Đảng và Chính phủ công bố, ông Kiệt mất lúc sáng sớm ngày 11-6-2008, nhưng các báo online chỉ được phép đưa sau 18h tối ngày 12-6( VNExpress là 18h15, Tuổi Trẻ 18h19). Báo in còn chậm hơn, phải sáng ngày 13 mới có trên sạp báo. Trong khoảng thời gian hai ngày một đêm báo chí Việt Nam im lặng thì BBC, VOA, RFA,RFI và các cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài đã loan báo ầm ĩ về cái chết của ông Kiệt. 

Nguyễn Công Khế - Ông Sáu Khải và « nền kinh tế định hướng XHCN »



Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải chào các đại biểu Quốc hội. Ảnh Đinh Quang Tuấn/VietNamNet

Nghe tin chú Sáu Khải (*) không còn khỏe nữa. Tôi thấy chạnh lòng.

Khi làm Tổng biên tập báo Thanh Niên, mỗi khi gặp tôi, ông đều nói như trách: mầy chống chính phủ vừa phải thôi nghe mậy?

Huy Đức - Khoảng trống truyền thông



Đám tang cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Sống chết là quy luật muôn đời, nguyên thủ hay thường dân cũng vậy.

Trong trường hợp bệnh tình nguy kịch của Thủ tướng Phan Văn Khải, lẽ ra Văn phòng Chính phủ nên có thông báo thường xuyên về tình trạng sức khoẻ của ông (và cả của ông Lê Đức Anh) để tránh những khoảng trống cho những lời đồn đoán. 

Huy Đức - Thủ tướng Phan Văn Khải


Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải và tổng thống Mỹ George Bush. Ảnh VNF
Biết là ông đã ở tuổi 85 nhưng, sáng nay, nhìn ông nằm trong phòng săn sóc đặc biệt với bao phương tiện hỗ trợ vẫn không khỏi ngậm ngùi. 

Từ "Cương lĩnh" đổi mới kinh tế xã hội 1991 cho tới những thiết chế căn bản đảm bảo cho nền kinh tế thị trường vận hành đều được thiết kế trong quãng thời gian ông đóng vai trò như một kiến trúc sư trưởng [Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch (1989-1991), Phó thủ tướng thường trực (1991-1997), Thủ tướng (1997-2006].

Đỗ Ngà - Chuyện bán hoa ngày Tết và cái nhìn của giới kinh doanh Việt Nam



Những chậu hoa Tết bán ế bị đập bỏ. Ảnh báo Thanh Niên.

Cung cầu nó có quy luật của nó, có những lúc cầu lớn trong một thời gian dài, có lúc cầu nó chỉ đột biến trong khoảng thời gian cực ngắn. Ví dụ rau sạch cho giới có nhu cầu cao về an toàn thực phẩm, thì thực phẩm sạch hay thực phẩm nhập luôn bán giá cao. Vì nó là nhu cầu lớn trong thời gian dài. Còn nhu cầu hoa ngày Tết, nó là nhu cầu đột biến trong khoảng thời gian cực ngắn, đầu tư vào nó mang tính rủi ro cao vì sự ế ẩm nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khó mà đoán định chính xác. 

Kẻ hám lợi thiếu suy nghĩ thì họ cho rằng, bán giá càng cao càng lời. Nhưng không phải thế, khi nâng giá cao thì tất người mua sẽ giảm đi. Trừ mặt hàng thiết yếu mà lại độc quyền thì khi tăng giá, khách hàng phải cắn răng chịu đựng, còn những mặt hàng không độc quyền đều có quy luật đó cả. 

Mai Quốc Ấn - Biên Cương lạ lùng



Lạ lùng ở trạm BOT Biên Cương tại Cẩm Phả, Quảng Ninh- nơi người dân và tài xế đổ ra đường phản đối.

BOT Biên Cương không phải BOT đầu tiên bị phản đối! Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là việc đặt sai vị trí theo quy định rồi thu phí (chưa tới 70km có 2 trạm). 

Đỗ Ngà - Ngân hàng Việt Nam, độ tin cậy đang tuột dốc



Ảnh minh họa của VietTimes

Thời kỳ sơ khai, người dân cất giữ tài sản của mình trong nhà. Điều này rất nguy hiểm, vì nó dễ xảy ra hiện tượng cướp đột nhập vào nhà cướp của giết người. Thế rồi ngân hàng ra đời, nó không những là nơi cất giữ tài sản cho người dân mà nó còn là nơi đầu tư sinh lời cho người gởi. 

Thông thường, ngân hàng cất giữ số tiền của nhiều người, và được phân phát ra nhiều chi nhánh. Công tác an ninh cho ngân hàng vì thế mà cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn so với gia đình.

Nguyễn Tiến Tường - Vật tế nhân dân ?



Trước Tết, Ngân hàng Nhà nước ra thông tư “lạ” cho ba ngân hàng 0 đồng “vay” không lãi suất. Luật không cho phép sử dụng vốn ngân sách trực tiếp để tái cơ cấu ngân hàng yếu kém. Nhưng động thái "cho vay" không lãi suất này, không khác về bản chất. Ngân hàng kinh doanh tiền thu lãi, ngân sách lại rót vào không có đồng lãi nào. Đặc biệt nguy hiểm khi rõ ràng “sức khỏe” của ba ngân hàng này sau những đại án là cực thấp. 

Theo con số thống kê chưa chính thức, nợ xấu của cả ba tầm 50-70 nghìn tỉ. Một phần đến từ thất thoát, sai phạm. CB Bank tiền thân là NH Xây dựng thất thoát đến 9 nghìn tỉ, 1 nghìn tỉ vốn nhà nước bốc hơi tại Ocean và 5,5 nghìn tỉ tại GPBank.

Ngô Nguyệt Hữu - Một nỗi buồn quên lãng!



Nỗi đau của gia đình bé gái ở Cà Mau. Ảnh báo Gia Đình.

Cô bé mười hai tuổi ở Cà Mau bị xâm hại, người xâm hại là lão hàng xóm có tiền.

Mười hai tuổi, cô bé đủ đầy nhận thức để tố cáo đích danh kẻ lòng người dạ thú ấy. Đáng tiếc, các cơ quan hữu quan ở Cà Mau không tin.

Cô bé tự tử, lấy cái chết để mong trời xanh minh chứng cho oan ức này.

Vụ ông Nhạ đạo văn



Nguyễn Quang Lập : Đây là bài báo vừa đăng lên báo Người Lao Động đã bị hạ xuống. Vụ này chắc chắn cấp trên không cản trở. Vậy thì ai cản trở? Cứ hỏi ông Nhạ thì biết

Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự.

Nội dung chính của báo cáo chứng minh GS Nhạ "tự đạo văn", "trích dẫn khống", một số nghiên cứu được cho là công bố quốc tế nhưng thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học", cũng như kém về tiếng Anh.

Thông tin trên lập tức gây sốt trên mạng, đặc biệt là trong giới trí thức khoa bảng Việt Nam. 

Báo cáo trên đã được GS Nguyễn Tiến Dũng gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam (HĐCDGSNN) hôm 18-2. Theo GS Dũng, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN, đã nhận được báo cáo này nhưng chưa hồi âm. 

Vậy các vấn đề mà GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự nêu trong báo cáo, nên hiểu như thế nào? 

Báo cáo trên có mục đích làm rõ sự không bình thường trong việc phong hàm GS cho ông Nhạ hồi năm 2016 khi ông đã là bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT). 

Đạo văn thì ai cũng hiểu nhưng còn "tự đạo văn"? Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện Garvan, Úc): "Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là "tự đạo văn" (self plagiarism). Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới nhưng thực chất là "xào nấu" dữ liệu của nghiên cứu cũ của mình đã từng công bố trước đây".
 
Báo cáo nêu trên đã chứng minh hai bài báo bằng tiếng Anh của ông Nhạ và một tác giả khác, công bố năm 2013 và 2014, là đã tự đạo văn. Kiểm tra qua phần mềm tra cứu Turnitin, kết quả cho thấy có 48% nội dung của bài năm 2013 được sao chép lại y nguyên vào bài năm 2014, có thể nói hai bài giống nhau gần 100%. 

Về vấn đề trích dẫn, báo cáo nêu ra 3 bài viết khoa học do ông Nhạ và một số người khác là tác giả có biểu hiện bất thường về trích dẫn; nhiều bài được đưa vào danh sách tham khảo nhưng không thấy được trích dẫn trong bài viết khoa học. Một số trích dẫn không thể truy ra nguồn. 

Báo cáo cũng chỉ ra 2 bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ được cho là đã công bố quốc tế thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học".
 
Sở dĩ vấn đề của ông Phùng Xuân Nhạ được quan tâm là vì cách đây không lâu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT và HĐCDGSNN xem xét, rà soát lại việc bổ nhiệm GS, PGS đợt năm 2017 một cách ồ ạt, bị dư luận lên tiếng.

Ngay sau đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành báo cáo Chủ tịch HĐCDGSNN, do chính ông đảm nhiệm và yêu cầu trong quá trình rà soát, nếu phát hiện trường hợp nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn GS, PGS theo quy định thì cương quyết không công nhận. 

Chuẩn GS và PGS đang là vấn đề nóng trong giới khoa bảng Việt Nam. Theo các GS đầu ngành, thực tế cho đến nay, các Hội đồng ngành và liên ngành đã rà soát xong các đối tượng được phong GS, PGS đợt năm 2017 và khó phát hiện trường hợp nào thiếu chuẩn, vì đơn giản chuẩn của Việt Nam không cao. Trong khi đó nếu xét chuẩn về ngoại ngữ thì chắc chắn có nhiều vị "rụng rơi"! 

Trở lại báo cáo nêu trên, báo cáo cho rằng với những kết quả khảo sát đó, cho thấy GS không xứng đáng với chức danh GS mà ông được phong năm 2016. Vì tính "Tính giả khoa học" của GS Nhạ nên những khuyến cáo mà ông đưa ra "đều không đáng tin cậy và có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước". 

Thực tế tại Việt Nam vấn đề đạo văn được các trường đại học rất quan tâm. Nhiều trường đại học ở nước ta cũng đã cung cấp cho sinh viên các công cụ phát hiện đạo văn. Tuy nhiên, vấn đề "tự đạo văn" ở nước ta ít được quan tâm, dù đây là chuyện không mới với thế giới. Nếu đem chuẩn về "tự đạo văn" áp dụng với các luận văn tiến sĩ, các công trình khoa học ở nước ta, chắc chắn sẽ phát hiện nhiều vấn đề "giả khoa học". 

Trong giới khoa học ai cũng biết nạn đạo văn, tự đạo văn đã làm tan nát sự nghiệp nhiều chính trị gia. 

Ở góc độ người quản lý nhà nước cao nhất về giáo dục, đặc biệt là với tư cách là Chủ tịch HĐCDGSNN, GS Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng chính thức về báo cáo của GS Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự. Cách tốt nhất là GS Nhạ cần có một báo cáo khoa học để phản biện lại những vấn đề nêu trong báo cáo của GS Dũng, khẳng định các công trình của mình là khoa học chứ không phải "giả khoa học". 

Đó là cách tốt nhất chứ không phải im lặng trước những dư luận rất bất lợi như hiện nay. Đó cũng là cách để GS Nhạ bảo vệ uy tín khoa học của mình, bảo vệ uy tín cá nhân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và đặc biệt bảo vệ uy tín của Chủ tịch HĐCDGSNN trước giới khoa bảng Việt Nam.

FB NGUYỄN QUANG LẬP 26.02.2018

Hienmq aq - Phóng sinh thời…thổ tả



Dạo rằm tháng Bảy, có ông rủ rê, bảo anh em tổ chức mua mấy trăm con chim đi phóng sinh. Mình hỏi chim ở đâu mà lắm thế? Ổng hồn nhiên bảo: thì đặt, có bọn chuyên bẫy chim mà, cả ngàn con cũng có... 

Mình phì cười, hỏi ông có biết rằng đứa thuê sát thủ cũng nặng tội ngang với đứa giết người không? Đặt hàng người ta bắt chim nhốt lại, rồi mình giả vờ đến giải cứu, thì khác đếch gì chuyện Tống Giang giải cứu Lư Tuấn Nghĩa?

Bùi Chí Vinh - Trường Sa tuyên chiến thi



Đội đặc nhiệm ở cực nam Trường Sa. Ảnh báo Tiền Phong

Không ai chuẩn bị về chiến tranh
Đất nước mỗi ngày quên thời sự
Anh em một nhà nhìn nhau như thú dữ
Bà mẹ Việt Nam hơn bốn mươi năm ăn mày


Thơ thời bình giống tiệm đồ chay
Gia vị bị thiếu đi mùi mặn
Đồng tiền bây giờ như viên đạn
Bắn vào cháy nám hết lương tri

Trung Quốc : Đổ xô mua cổ phiếu có tên gợi ra hoàng đế Tập Cận Bình

Ảnh minh họa: Bảng giá trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 09/02/2018
Ảnh minh họa: Bảng giá trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 09/02/2018.

Các nhà đầu tư Trung Quốc, nổi tiếng là mê tín dị đoan, hôm nay 26/02/2018 chen chúc trên các thị trường chứng khoán địa phương để mua cổ phiếu của các công ty nào có các từ « hoàng đế » trong tên gọi, vào lúc việc sửa đối Hiến pháp có thể giúp ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc suốt đời.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đề nghị bỏ điều khoản trong Hiến pháp giới hạn chủ tịch nước chỉ có thể làm hai nhiệm kỳ. Như vậy Tập Cận Bình, chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2013, có thể tiếp tục là người đứng đầu chế độ đến bao lâu cũng được, như một « hoàng đế đỏ ».