samedi 18 mars 2017

Chiến hạm Pháp sẽ tập trận với Nhật, Mỹ, Anh để đối phó Trung Quốc

Chiến hạm Mistral tối tân của Pháp tại căn cứ Hải quân ở Toulon, 18/02/2017.

Reuters ngày 17/03/2017 đưa tin, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trước Trung Quốc, Pháp sẽ điều một trong những chiến hạm hiện đại nhất là Mistral để dẫn đầu các cuộc tập trận trên bộ và trên biển ở đảo Tinian, tây Thái Bình Dương. Cuộc tập trận có sự tham dự của quân đội Nhật, Hoa Kỳ, và hai trực thăng quân sự của Anh.

Hãng tin Anh dẫn một nguồn tin cho biết cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tuần lễ thứ hai và thứ ba trong tháng Năm. Một nguồn tin ẩn danh khác nói với Reuters : « Đây không chỉ đơn giản là một cuộc tập trận hải quân, mà còn nhằm gởi đến một thông điệp cho Trung Quốc ».

Chính quyền Trump kháng cáo vụ sắc lệnh nhập cư bị ngăn chận

Biểu tình phản đối sắc lệnh về nhập cư của ông Trump trước Nhà Trắng ngày 06/03/2017.

Chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 17/03/2017 đã kháng cáo việc các thẩm phán liên bang ngăn chận sắc lệnh nhập cư mới nhằm tạm cấm công dân của sáu nước Hồi giáo nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Đơn kháng cáo của chính quyền sẽ được các tòa án liên bang xem xét, trước khi lên đến Tòa án Tối cao - như ông Donald Trump đã dọa sẽ viện đến nếu cần thiết.

Nguyễn Tiến Trung : Người trong một nước phải thương nhau cùng


(Nguyễn Tiến Trung) - Gần đây, có một đoạn phim dài khoảng nửa tiếng bị rò rỉ trên các mạng xã hội. Đoạn phim quay lại bài phát biểu của Thiếu tướng, GS.TS Trương Giang Long, Phó tổng cục trưởng Tổng cục chính trị Bộ Công an, giám đốc Học viện chính trị Công an Nhân dân.
Dù đoạn phim được dư luận chú ý nhưng đến lúc tôi viết bài này thì Bộ Công an không hề đưa ra bình luận nào về đoạn phim, cũng không bác bỏ tính xác thực của nó. Do đó, tôi giả định rằng đoạn phim vừa nêu là xác thực, và những gì Tướng Long nói đại diện cho tư duy của các tướng lãnh công an nói riêng, cũng như tư duy của các lãnh đạo cộng sản nói chung.

Philippines tăng cường cơ sở quân sự tại Biển Đông


Philippines hôm qua 17/03/2017 loan báo sẽ tăng cường các cơ sở quân sự trên các đảo và bãi cạn ở Biển Đông, đồng thời có kế hoạch xây dựng một hải cảng mới và tu bổ phi đạo hiện có.

Tại bộ chỉ huy quân khu miền Tây, bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố : « Chúng ta sẽ xây dựng một đường băng, hải cảng, cầu tàu cho các tàu Philippines trên đảo Thị Tứ » ở Trường Sa.

Nhà nước Nhật bị quy trách nhiệm vụ tai nạn Fukushima

Tưởng niệm các nạn nhân Fukushima, 11/03/2017.

Một tòa án Nhật Bản hôm qua 17/03/2017 lần đầu tiên đã công nhận trách nhiệm của Nhà nước trong tai nạn nhà máy điện nguyên tử Fukushima tháng 3/2011, khi xét đơn kiện của một nhóm công dân.
Theo tòa án Maebashi ở phía bắc Tokyo, chính phủ và tập đoàn điện lực Tokyo Electric Power (Tepco) đã có những sai sót, và buộc phải bồi thường tổng cộng 38,6 triệu yen (316.000 euro) cho 62/137 nguyên đơn. Tuy số tiền này thấp hơn nhiều so với yêu cầu của các nguyên đơn (1,5 tỉ yen), nhưng đây là lần đầu tiên Nhà nước Nhật Bản bị quy trách nhiệm.

G20 bất đồng với Mỹ về thương mại và khí hậu

Các bộ trưởng Tài chính G20 tại Baden-Baden (Đức) ngày 17/03/2017.

Bộ trưởng Tài chính các nước G20 họp tại Baden-Baden (Đức) sáng nay 18/03/2017 tiếp tục đấu tranh nhằm ngăn trở Hoa Kỳ quay lui trước chính sách tự do mậu dịch toàn cầu và chống biến đổi khí hậu.
Hai chủ đề nhạy cảm được đề cập đến vì tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ mà G20 vẫn phản đối, và liên tục đưa ra những phát biểu hoài nghi về hồ sơ môi trường. Vấn đề tôn trọng các quy định trong thương mại quốc tế là bất đồng căn bản giữa Hoa Kỳ và các nước chủ trương đa phương, bên cạnh đó, chính quyền mới của Mỹ cũng không muốn nhắc đến hiệp định khí hậu COP 21, Paris 2015.

Thổ Nhĩ Kỳ dùng hiệp định nhập cư gây áp lực với châu Âu

Người nhập cư tại một trại tị nạn ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp.

Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa lại đe dọa ngưng thi hành hiệp định nhập cư đã ký kết với Liên Hiệp Châu Âu cách đây một năm, nhằm ngăn chận làn sóng người tị nạn. Tuy vẫn đang có hiệu lực, hôm qua 17/03/2017 các quan chức Thổ Nhĩ kỳ lại viện ra thỏa thuận này để gây áp lực với Bruxelles.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Alexandre Billette cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 18.03.2017

Hoàng tử William và vợ được các em học sinh chào đón ở quảng trường Trocadéro ngày 18/03/2017.
(AFP)Hoàng tử William và công nương Kate thăm Pháp. Hoàng tử Anh quốc William và công nương Kate đã được tiếp đón trọng thị tại điện Elysée, trong chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên bắt đầu từ hôm 17/03/2017 để siết chặt mối quan hệ Anh-Pháp trong bối cảnh Brexit.

vendredi 17 mars 2017

Tillerson : Mỹ đã hết kiên nhẫn, có thể tấn công Bắc Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (G) thăm vùng phi quân sự giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, ngày 17/03/2017.

Theo Reuters và AFP, trong cuộc họp báo tại Seoul sau khi đi thăm vùng phi quân sự, ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh Mỹ « chắc chắn không muốn đi đến xung đột », nhưng « sẽ phải đáp trả thích đáng » đối với tất cả mọi hành động đe dọa Hàn Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định : « Chiến lược kiên nhẫn đã chấm dứt. Chúng tôi sẽ xem xét một loạt các biện pháp ngoại giao, an ninh và kinh tế. Tất cả các phương án đều được nêu ra ».

Syria: Mỹ thừa nhận không kích nhầm làm 46 người chết

Khu vực đền thờ Hồi giáo ở làng Al Jineh bị không kích, 17/03/2017.

Hoa Kỳ thừa nhận đã oanh kích nhầm, không chủ ý nhắm vào một đền thờ Hồi giáo, khi tấn công vào Al Qaida ở miền bắc Syria. Trong vụ này, 46 người thiệt mạng, theo con số mới nhất hôm nay 17/03/2017.
AFP trích dẫn tuyên bố của phát ngôn viên Centcom, bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Trung Đông vào tối qua: « Chúng tôi không nhắm vào một đền thờ Hồi giáo nào, nhưng tòa nhà nơi quân Al Qaida tập họp chỉ cách đền thờ này có 15 mét », và hứa hẹn sẽ điều tra về vụ không kích khiến nhiều thường dân bị chết.

Nga chối không tấn công tin học Yahoo!


Điện Kremlin hôm qua 16/03/2017 đã bác bỏ mọi cáo buộc về sự can dự của Nga trong vụ tấn công tin học quy mô vào tập đoàn internet Yahoo!, sau khi chính quyền Mỹ tố cáo các gián điệp và tin tặc Nga là tác giả của vụ này.
Từ Matxcơva, thông tín viên Muriel Pomponne cho biết thêm chi tiết :

Miến Điện : Ủy ban Annan khuyến cáo cho người tị nạn Rohingya hồi hương

Một trại tị nạn người Rohingya ở bang Rakhine, 03/03/2017.

Từ tháng 10/2016, miền tây Miến Điện là nơi diễn ra những vụ bạo động dữ dội. Trên 70.000 người Rohingya theo đạo Hồi phải chạy trốn sang nước láng giềng Bangladesh và quân đội Miến Điện đang bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại.

Từ Răngun, thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình :

Tin vắn 17.03.2017

(AFP) - Việt Nam ứng cử chức tổng giám đốc UNESCO. Ông Phạm Sanh Châu, nhà ngoại giao Việt Nam nằm trong số 9 ứng viên vào chức vụ tổng giám đốc UNESCO, theo thông báo hôm 16/03/2017 của tổ chức này. 

Để thay thế bà Irina Bokova người Bulgari sắp mãn nhiệm, có 9 nước giới thiệu ứng cử viên là Việt Nam, Trung Quốc, Azerbaizan, Ai Cập, Qatar, Irak, Liban, Guatemala và Pháp. Chín ứng cử viên sẽ được Hội đồng điều hành phỏng vấn vào ngày 26 và 27/4 tới. Hội đồng điều hành bỏ phiếu kín vào tháng 10, sau đó đến tháng 11 Đại hội đồng UNESCO sẽ phê chuẩn tân tổng giám đốc cũng bằng phiếu kín. 

jeudi 16 mars 2017

Người chị bí ẩn đầy quyền lực của Kim Jong Un

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Nhà hát Nhân dân Bình Nhưỡng, 23/02/2017.

Trong bài điều tra mang tựa đề « Người phụ nữ bí mật cố vấn cho Kim Jong Un », đặc phái viên Le Figaro tại Seoul cho biết trong những năm gần đây, Kim Seol Song, người chị cùng cha khác mẹ bí ẩn của lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên đã mở rộng ảnh hưởng chưa từng thấy. Tuy bà Seol Song đóng vai trò quyết định trong họ nhà Kim, nhưng người dân lại chưa từng nghe đến tên bà.
Theo tác giả, vài giọt chất độc tại sân bay Kuala Lumpur đã vén lên một góc màn bí mật của cuộc chiến tương tàn tại triều đại cộng sản duy nhất trên hành tinh. Một tháng sau vụ sát hại người anh cùng cha khác mẹ Kim Jong Nam bằng chất độc VX, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát y như trong phim trinh thám này. Mọi nghi ngờ đều hướng về Kim Jong Un, có thể đã ra lệnh trừ khử người anh và là đối thủ tiềm năng. Câu chuyện mang hơi hướng thời trung cổ nhưng xảy ra trong thế kỷ 21 cho thấy số phận Kim Jong Nam, con của người tình Kim Jong Il, có thể đã bị định đoạt từ lúc Kim Jong Un lên ngôi.

mercredi 15 mars 2017

THAAD ngáng chân được Bình Nhưỡng, nhưng khiến Bắc Kinh chạy đua vũ trang ?

Hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ được đưa đến căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc ngày 07/03/2017.

Việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD (Terminal High Altitude Area Defense, tức Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối) tại Hàn Quốc, được bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ loan báo hôm 06/03/2017, đã làm tăng khả năng răn đe của Mỹ đối với các cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên theo tác giả Eric Gomez trên The Diplomat, sự kiện này có thể ảnh hưởng đáng kể đến ổn định chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ và nhà quan sát về Trung Quốc nhanh chóng làm giảm nhẹ những quan ngại của Bắc Kinh qua việc nhấn mạnh tính phòng vệ của THAAD, khẳng định Bắc Triều Tiên là mục tiêu chủ yếu. The Diplomat cho rằng, tuy mối đe dọa Bắc Triều Tiên là mối nguy hiểm thực sự phải quan tâm, nhưng giải quyết theo cách này về lâu về dài có thể gây ra các vấn đề tệ hại hơn cho Đông Á.

HQ 604 và nỗi khắc khoải Gạc Ma !



Con tàu HQ 604 lên đường ra Gạc Ma và đã chìm vào lòng biển trong trận chiến ngày 14-3-1988 (tư liệu lữ đoàn HQ 125)

FB Lê Đức Dục (Chú thích của tác giả : Bài viết tháng Ba năm 2015, sau hai năm, giờ thì Trung Quốc đã kịp biến Gạc Ma thành một căn cứ quân sự trên Biển Đông).

HQ 604 & Nỗi khắc khoải Gạc Ma !

Mấy tháng trước, khi hình ảnh chiếc tàu Trung Quốc đang bơm cát phủ lên đảo Gạc Ma khiến hòn đảo chìm này nhìn trên những bức không ảnh mà Philippine đưa ra, dễ thấy Gạc Ma đang được mở rộng diện tích lên cả hàng trăm lần. Thế giới quan ngại về sự leo thang của Trung Quốc nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông. 

Nhìn hình ảnh Trung Quốc đang mở rộng Gạc Ma, không thể không nhớ tới con tàu HQ 604 đang chìm ở rìa đảo đá ấy. Không biết xác con tàu HQ 604 giờ có còn ở đó? Những di cốt của liệt sĩ Gạc Ma có còn được khoang tàu che chở dưới lòng biển lạnh? Và chắc đường về quê quán của các anh có thể là mãi mãi không bao giờ!

mardi 14 mars 2017

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988



Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm ngày 14/03/1988. Ảnh Mai Thanh Hải chụp năm 2013.

(VnExpress 14/03/2017) 1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng, Liên Xô vốn ủng hộ Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng khó khăn, cải tổ.


Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nước này đơn phương tăng cường từ 9 lên 12 tàu chiến gồm khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo và tàu đổ bộ... hoạt động trên quần đảo Trường Sa.

Đoạn cuối của cuộc xả súng Gạc Ma



Ba người ở bìa trái theo thứ tự là các anh Thoa, Thống và Đông, từng bị Trung Quốc giam cầm. Ảnh Đỗ Hùng

(FB Đỗ Hùng) Cuộc giằng co và xả súng xảy ra vào buổi sáng 14 tháng 3, lúc bấy giờ trung sĩ Nguyễn Văn Thống, tiểu đội trưởng thuộc đơn vị công binh E83, đang ở trên boong tàu HQ 604. Từ chỗ đứng của mình, anh thấy rõ các đồng đội đang cầm cự với lính Trung Quốc, rồi đối phương cho thuyền nhỏ chạy vòng vòng xả súng lên tàu. 

Pháo lớn bắt đầu nã vào chiếc HQ 604. Lực lượng Việt Nam trên tàu liền dồn vào cabin rất đông, đạn địch vẫn không ngớt lia tới những con người hầu như không được vũ trang. Sau một vài loạt đạn, Thống gục xuống. Trong cơn mê man, anh vẫn cảm nhận được thân tàu chao đảo và chìm xuống rất nhanh, nhưng do mất máu nhiều, anh đã không đủ sức để thoát ra ngoài. Thế rồi, luồng nước mạnh tràn vào khoang tàu đã đẩy trung sĩ Thống cùng nhiều chiến sĩ khác, còn sống hoặc đã hy sinh, ra ngoài. 

"Gạc Ma là cuộc thảm sát, không phải hải chiến"



(Zing.vn 14/03/2017) 29 năm trôi qua, Gạc Ma vẫn là một phần đất Việt giữa Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng. Gạc Ma đã trở thành nỗi đau của người Việt.



Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Trung Quốc âm mưu xâm lược Trường Sa từ lâu. Năm 1986-1987, các tàu hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá đã thăm dò vùng biển Trường Sa rất nhiều lần.

lundi 13 mars 2017

Venezuela : Dân quá đói phải đi bới rác

Giá thực phẩm ở Venezuela nằm ngoài tầm với của nhiều người dân.

« Chúng tôi có hàng ngàn người sống nhờ các thùng rác ». José, 53 tuổi, nhìn nhận. Ông và các con gái phải bới tìm thức ăn trong các thùng rác ở Caracas, niềm hy vọng cuối cùng của những người dân Venezuela đói kém.
Là thợ hồ đang thất nghiệp, José Godoy run run liếm những thức ăn còn sót lại trên một chiếc đĩa giấy. Bên cạnh ông, hai con gái sáu và chín tuổi uống thứ nước trái cây kiếm được từ xe rác. Hai cô bé còi cọc thiếu máu, thường là cả ngày chỉ được ăn một loại chuối phải luộc chín mới có thể nuốt nổi.