vendredi 1 janvier 2021

Jimmy Nguyen Nguyen - Phiếu giả


Tui cũng toàn hóng chuyện trên YouTube rồi viết lại thôi. Nhưng cực khổ hơn bà con là phải nghe hai chiều (nhiều đài).

Nghe nhiều cũng có cái vui. Đài binh bác Bi thì thường lôi tổng thống ra hỏi tội. (Ngày nghỉ ổng đi oánh golf cũng bị chửi). Đài binh tổng thống thì toàn thuyết âm mưu và giật tít câu view. Đọc vô thì toàn tin cũ rích.  Mới hay bà con quan tâm chính trị giờ cũng khổ, không biết đâu là thật, đâu là giả.

Nghe xong thì viết bình luận. Đây là việc khó nhất, dĩ nhiên mình phải ủng hộ một bên chớ bình luận kiểu huề vốn (cho chắc ăn) là fan bỏ rơi hết. Muốn người ta đồng ý với mình thì phải dẫn chứng sao cho hợp lý.

Thường công việc này thì mấy ông già như tui khá rành vì vốn sống nhiều. Cứ lấy chuyện xưa để giải thích chuyện nay. Ấy vậy mà bà con ... ghiền. Nghỉ được mấy ngày lễ, bận lo ăn nhậu nên cũng ... quên viết bài. Bữa nay coi bộ sắp bị lockdown nữa nên chắc viết tiếp được. Chuyện Mỹ đang hot nên mình ăn theo (tui cũng khôn hén). Chứ giờ này viết chuyện ở đâu đâu, người ta không xem.

Ông dượng tui kỳ này ít nói, ổng nói nhiều thì bà con yên lòng, ổng im lìm thì bà con lại... khó thở. Đến độ bà con cứ chờ những cột mốc : ngày 18/12 cũng im ru, không thấy ổng có hành động gì. Khiếu nại tới đâu là bị tòa bác tới đó. Các nghị sĩ bỏ rơi ổng. Cuối năm còn "dộng" cho ổng 6.000 trang dự luật kêu ổng ký. Tưởng ổng cũng sắp mãn nhiệm thì quẹt đại cho rồi, ai dè ổng vẫn chiến đấu tới cùng. Giờ tui mới hiểu ổng chưa chịu thua đâu.

Rồi sắp tới ngày 6/1, bà con lo lắng thật sự. Bằng cớ gian lận chưa có gì rõ ràng đủ mạnh, lúc này phe ta chuẩn bị ... an ủi nhau, rồi cùng hướng về bác Pence để vớt vát. Tội nghiệp thiệt chớ. Tui có xem mấy trang ủng hộ bác Bi, họ vẫn tin bác thắng nhờ giới trẻ và những người thầm lặng, họ không tin chuyện gian lận trong bầu cử.

 Nhưng rồi xem cuộc điều trần cuối năm ở tiểu bang Georgia, chắc bây giờ các bạn Dân Chủ sẽ phải thay đổi ý nghĩ : có gian lận quy mô lớn. Bên tổng thống đã tìm ra phiếu giả, nó giống như... tiền giả. Ai in và làm sao lọt vô được thùng phiếu là chuyện không cần biết, chỉ cần biết nó có (hiện hữu), dĩ nhiên là phiếu của bác Bi. Thiệt tình Dân Chủ quá dại dột khi chơi lận kiểu này (ngu thiệt).

Tui có xem trực tiếp buổi điều trần. Những phân tích của ông kỹ sư rất đúng và không thể chối cãi.

Thứ nhất là phiếu được tô đen phần lựa chọn ứng cử viên. Dấu bút tô bằng tay người khác với dấu in bằng máy. Dấu tay người thì đủ kiểu, dấu máy in thì một kiểu. Mấy cha Dân Chủ lười quá, cho máy in đánh dấu chớ không tô bằng tay. Mà tô cũng đâu có xuể hén vì chuyện này phải làm bí mật, một vài người làm sao tô cả vài trăm ngàn phiếu trong vài giờ. Cái này thì kêu tui vô kiểm tui cũng phân biệt được.

Thứ hai là phiếu gởi qua thư mà không... nếp gấp. Ông kỹ sư này nói khi một phiếu gởi đến người cử tri bầu qua thư thì máy phải gấp nó lại, cho vào phong bì, cử tri phải mở ra, điền ô rồi... gấp lại gởi đi hoặc bỏ vào thùng. Người kiểm phiếu phải mở ra. Các phiếu này đều được mã hóa để máy kiểm còn biết nó được gấp mở mấy lần (quá siêu). Phiếu không gởi đi mà tráo vô sẽ không có mã chứng minh nếp gấp. Đây cũng gọi là phiếu giả.

Và một loại phiếu giả khác nữa là phiếu in "khác" với phiếu thật về độ giống nhau cũng như.... mực in. Chuyện mực của phiếu thật có đồng vị phóng xạ là có thật. Vì thế ta mới hiểu dù tiền giả in thật giống nhưng máy vẫn phát hiện là vậy. Chưa kể phiếu giả không có mã vạch.

Tổng kết ta thấy : phiếu thật nhưng tô chấm tròn bằng máy in thì cũng là giả hoặc một người tô cả ngàn phiếu cũng phát hiện được nhờ phân tích cách cầm bút (như chữ ký chẳng hạn). Phiếu thật mà không đủ nếp gấp cũng là giả. Cuối cùng là phiếu in giả hoàn toàn.

Bây giờ cái đống phiếu trong kho lưu trữ là.... cục nợ cho các thống đốc. Tiêu hủy nó ư? Không thể. Đổi lại ư ? Không thể. Không cho kiểm tra ư ? Không thể. Xem như con cá nằm trên thớt. Họ lo lắng thật sự.

Thế thì ngày 6/1 cũng chẳng còn ý nghĩa. Bạn chơi đồ giả thì bị loại ngay từ vòng đầu, thi ở đâu cũng vậy. Giờ tui mới hiểu vì sao tổng thống kêu gọi mọi người đến thủ đô. Ngày đó mọi gian dối được phơi bày chính xác từng con số.

Ông kỹ sư cũng nêu một dẫn chứng : người ta đến Mỹ để mong ước một cuộc sống dân chủ nơi mà lá phiếu có tính quyết định chớ không phải đơn thuần tìm miếng cơm manh áo. Có nhiều người học cao, nhiều bằng cấp vẫn từ bỏ xứ độc tài để đến đây làm một tài xế Uber vì họ thèm cái nền dân chủ. Mà lá phiếu của họ bị bỏ đi để điền vào lá phiếu giả. Họ thất vọng cỡ nào. Ông còn nói tiền thuế của dân trả cho in phiếu, cho bầu cử và cho người kiểm phiếu, tại sao khi dân cần kiểm phiếu lại, lại bị từ chối. (ai cũng sợ ở tù chứ).

Cũng may, người Mỹ thông minh, luôn đi trước thiên hạ cả vài chục năm nên khó qua mặt họ. Phe Á châu mình thì "no door". Ngài Tập không thổ huyết như Chu Du ngày xưa nhưng..." tao nhức cái đầu quá, bay đâu, mổ nó ra xem có cái gì ở trỏng...".

JIMMY NGUYEN NGUYEN 01.01.2021

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.