Dân Bắc Triều Tiên nghe thông báo về vụ thử bom H qua màn hình khổng lồ, 06/01/2016. |
Bắc Triều Tiên ngày 06/01/2016 loan báo vụ thử hạt
nhân lần thứ tư, và là quả bom khinh khí đầu tiên. Nhân dịp này, hãng
thông tấn Pháp AFP điểm qua hồ sơ nguyên tử của Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên có phải là một cường quốc nguyên tử ?
Không,
ít nhất là chưa, khi Bắc Triều Tiên chưa chứng minh được năng lực trang
bị đầu đạn nguyên tử cho một hỏa tiễn đạn đạo. Tuy nhiên Bình Nhưỡng
vẫn tiến triển về mặt công nghệ. Quốc gia này đã thực hiện được ba vụ
thử hạt nhân trong các năm 2006, 2009, 2013 ; có khả năng được chế tạo
bằng plutonium làm giàu ở mức thấp đối với hai quả bom nguyên tử đầu
tiên, và bằng uranium đối với quả thứ ba – rất có thể là được thu nhỏ.
Lần
này, Bình Nhưỡng khoe rằng đây là một quả bom khinh khí (bom H hay bom
nhiệt hạch). Nhưng các nhà chuyên môn tỏ ra nghi ngờ, như chuyên gia
nguyên tử Crispin Rovere của Úc đã nói : « Các dữ liệu địa chấn cho thấy sức mạnh của vụ nổ yếu hơn rất nhiều so với bom H ».
Năng lực về đạn đạo của Bình Nhưỡng tới đâu ?
Tên
lửa được bắn đi vào tháng 12/2012 và việc đưa một vệ tinh lên quỹ đạo (
dù là vệ tinh này không sống sót) đã đánh dấu một cột mốc trong việc
triển khai hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM), cho dù các trở ngại kỹ
thuật vẫn tồn tại.
Các chuyên gia nhấn mạnh là tuy hỏa tiễn đã
được phóng lên không trung, nhưng không quay lại được khí quyển và tiếp
tục hành trình « tấn công » vào một mục tiêu trên mặt đất. Bắc
Triều Tiên đã chứng tỏ có thể phóng một vật thể lên không gian, nhưng
không thể đưa trở về Trái Đất.
Họ còn cho rằng Bình Nhưỡng sẽ còn
mất rất nhiều thời gian để hoàn chỉnh năng lực trang bị đầu đạn nguyên
tử cho một hỏa tiễn liên lục địa.
Vụ thử nguyên tử mới nhất diễn ra ở đâu ?
Cũng
như những vụ trước, vụ thử lần này được tiến hành tại Punggye Ri, ở một
vùng núi hẻo lánh thuộc miền đông bắc, cách biên giới Trung Quốc khoảng
100 km và cách biên giới Nga 200 km.
Các chuyên gia Hàn Quốc cho
rằng việc xây dựng địa điểm này đã được khởi động cách đây hơn 20 năm.
Punggye Ri bị các vệ tinh do thám giám sát và thu thập dữ liệu cẩn thận,
cho đến những tuần lễ gần đây.
Vì sao Bắc Triều Tiên lại cho thử nguyên tử lần thứ tư, và tại sao lại chọn lựa thời điểm này ?
« Mục
đích trước hết là chứng tỏ với thế giới Bắc Triều Tiên sở hữu được công
nghệ mới, trong khuôn khổ chương trình vũ khí nguyên tử, với một quả
bom khinh khí có sức công phá mãnh liệt hơn nhiều nhờ kỹ thuật hợp hạch,
trong khi những quả bom trước đó theo kỹ thuật phân hạch ». Đó là giải thích của giáo sư Toshimitsu Shigemura, trường đại học Waseda, chuyên gia về Bắc Triều Tiên.
Ông nói thêm : « Vụ
thử hạt nhân này nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào tháng 05/2016. Cho
đến nay, Kim Jong Un chưa có thành công nào đáng kể để khoe khoang ;
nhưng nay đã có thể khoa trương thành tích mà ông nội Kim Il Sung và
người cha Kim Jong Il không làm được ».
Giáo sư Shigemura
nhấn mạnh, có thể Kim Jong Un nghĩ rằng đây là thời điểm tốt nhất. Bởi
vì Hoa Kỳ đang bận bịu ở những nơi khác (Syria, Irak, Ả Rập Xê Út,
Iran), và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối đầu với các khó
khăn kinh tế.
Những hậu quả nào đối với quốc tế ?
Vụ
thử nguyên tử này sẽ được các nước như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản phân
tích ; nhưng sẽ có rất ít thông tin nào được đưa ra thêm, ngoài những gì
đã được Bình Nhưỡng công bố.
Theo Xie Yanmei, nhà phân tích của
International Crisis Group ở Bắc Á, có trụ sở tại Bắc Kinh, thì Trung
Quốc, người đối thoại chính của Bình Nhưỡng, « sẽ phải đối mặt với
áp lực tăng lên, vừa từ trong nước vừa quốc tế, đòi trừng phạt và kìm
hãm Kim Jong Un, buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân ».
Quan
hệ với Hàn Quốc có thể bị ảnh hưởng, và Seoul có khả năng sẽ bắt chước
Nhật Bản tăng cường các luật lệ và ịiện pháp quân sự để đối phó với mối
đe dọa từ chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên. Các vụ thử bom nguyên tử và
hỏa tiễn trước đây đều bị lên án và trừng phạt bằng các nghị quyết của
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Một cuộc họp tại tổ chức quốc tế này
diễn ra ngay trong ngày 06/01/2016.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.