Ngùn
ngụt đam mê
Nếu Đại hội XII của đảng Cộng sản Việt
Nam không bị hoãn lại, thời gian chỉ còn quá ít để Thứ trưởng thông tin truyền
thông Việt Nam Trương Minh Tuấn « truy
tìm đối tượng lợi dụng mạng Internet để vu cáo lãnh đạo » - như một
tuyên bố chắc nịch gần đây của ông.
Mang hơi hướng một quan chức ngùn ngụt
đam mê và sắt son với quyền lực, nhất là ẩn số về cái ghế bộ trưởng thông tin
truyền thông có thể bị bỏ trống tại Đại hội XII trong buổi hoàng hôn « thế đảng đang lên », ông
Trương Minh Tuấn đã trở thành một trong những quân cờ chịu phát ngôn, phát ngôn
nhiều nhất và cũng tỏ ra kiên định nhất kể từ thời điểm cuối năm 2014 đến nay.
Khoảng thời gian cuối 2014, đầu 2015 lại
nổ ra hai sự kiện đình đám và một vụ việc không hẳn đình đám nhưng lại mang
bóng dáng con cờ di chuyển thọc sườn trên bàn cờ tương quan lực lượng chính
trị: kẻ giấu mặt Chân Dung Quyền Lực, những hình ảnh cuối
cùng của người được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ưu ái - Nguyễn Bá Thanh, và
Tổng Biên tập báo Người Cao Tuổi - ông Kim Quốc Hoa đã thất thập cổ lai
hy - bất ngờ bị khởi tố.
Tuy không có hành động cụ thể nào vào
thời gian trên, và thực tế đến nay cũng chưa từng cụ thể hóa hành động hơn, ông
Trương Minh Tuấn vẫn khá nổi bật trong vai trò một cán bộ bậc trung ưa thích
diễn thuyết, đặc biệt diễn xuất trước báo chí.
Một trong những hành vi diễn xuất như thế
lại vừa bộc lộ trong lần gần đây nhất, khi còn khoảng ba tuần sẽ diễn ra Đại
hội 12, trong lúc không khí chính trường đang sục sôi với cơn bão đơn thư tố
cáo triệt hạ lẫn nhau và tài liệu chính trị nội bộ tung tóe từ nhà ra ngõ.
« Quyết
tâm truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin giả
mạo, bịa đặt, sai sự thật để xử lý theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 5 của
nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ » - Thứ trưởng Trương
Minh Tuấn quyết liệt trước báo giới « còn đảng còn mình ».
Ông Tuấn còn hé lộ việc Bộ Thông tin
Truyền thông đã chỉ đạo Cục An toàn Thông tin và các nhà mạng phối hợp chặt chẽ
với cơ quan chức năng Bộ Công an dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến
hành việc truy tìm trên.
« Ngoài
lãnh thổ Việt Nam »?
Song trước cuộc trả lời phỏng vấn báo chí
trên khoảng một tuần lễ, ông Tuấn lại than phiền rằng cứ chặn được một trang
mạng « nói xấu lãnh đạo »
thì lại xuất hiện 10-20 trang mạng khác nói xấu lãnh đạo không kém.
Lời nói và biểu cảm lại thể hiện phần nào
cơ chế quả lắc vận hành chế độ. Nếu đối chiếu phát ngôn mới nhất với lời tuyên
bố cũng của ông Trương Minh Tuấn ngay trước đó về công tác « truy
tìm », có thể thấy chẳng có gì mới. Vẫn chỉ là một quyết tâm chung chung,
trong khi cho tới nay chưa thấy chính quyền, Bộ Thông tin Truyền thông và ngành
công an công bố bất cứ một vụ việc phát hiện nào về đối tượng lợi dụng mạng
Internet để vu cáo lãnh đạo.
Dường như quá khó và quá tế nhị để truy
tìm.
Vào cuối tháng 12/2015, ông Trương Minh
Tuấn có một cuộc trả lời phỏng vấn đáng chú ý. Khi phóng viên trang Zing.vn chủ ý xoáy vào câu hỏi « Cơ quan chức năng đã tìm ra kẻ sử dụng mạng
xã hội nói xấu, xuyên tạc lãnh đạo? », ông Tuấn bất chợt nêu
ra một nhận định chưa có tiền lệ: « Những trang xấu độc hầu hết được lập ở ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiệp vụ đã từng bước tìm
ra các đối tượng và từng bước xử lý ».
Hình như nhận định trên là khá ngược
chiều với cách diễn ngôn của giới công an trị.
Câu hỏi lập tức phát nổ là nếu « các trang xấu độc » đều nằm
ngoài lãnh thổ, làm gì có kẻ chủ mưu nào nằm trong nội địa Việt Nam để Bộ Thông
tin và Truyền thông cùng Bộ Công an phát hiện ra?
Ai
dám xử lý?
Thế nhưng từ năm 2012 đến nay đã xuất
hiện hàng loạt trang mạng được coi là hoạt động tại Việt Nam mà giới công an và
tuyên giáo nhận xét là « chuyên đánh
phá nội bộ »: Quan Làm Báo, Tusangnhamhiem, nhungthangnhamhiem,
Chân Dung Quyền Lực, và
gần đây là Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, Nguyencongkhe.com, Ý kiến
đảng viên…
Chưa kể hàng loạt nickname xuất hiện trên
mạng mà chỉ cần lướt qua vài dòng đã biết ngay là phe cánh nội bộ.
Vào thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương
13 tháng 11/2015, trang mạng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ tung ra một loạt gần chục bài tấn công
ông Nguyễn Công Khế - nguyên Tổng biên tập báo Thanh
Niên, trong đó lôi cả tài liệu được cho là khai báo của ông Khế
trong nhà tù. Sau đó, trang này tấn công luôn ông Trương Tấn Sang - Chủ tịch
nước - với nội dung nghe lén các cuộc gọi, tin nhắn được cho là của ông Sang
liên lạc với các nhà báo Nguyễn Công Khế, Huy Đức, Đoàn Khắc Xuyên.
Hình như ăn miếng trả miếng, một tác giả
ẩn danh là Người Cấp Tiến cũng tung lên mạng « Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị ».
Sau đó ít ngày, chính ông Trần Đại Quang,
Bộ trưởng công an, đã phải thừa nhận là « tình
trạng lộ lọt tài liệu nội bộ là rất nghiêm trọng ».
Rất đặc biệt, những tài liệu khai báo có
nguồn gốc từ Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng hòa.
Cuộc đấu đã tới hồi « bữa ăn cuối cùng trong đời ».
Vậy trách nhiệm đảng viên và quần chúng
nhân dân cần thể hiện ra sao trước vận mệnh tồn vong của đảng?
« Trong
bối cảnh bùng nổ thông tin trên Internet như hiện nay, mỗi người chúng ta hơn
lúc nào hết phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh xem xét để không mắc phải âm mưu
của các thế lực thù địch và phần tử xấu… Đây cũng chính là dịp để chúng ta thể
hiện bản lĩnh, hun đúc tinh thần yêu nước, bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ »
- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn hùng hồn hiệu triệu.
Nhưng rất nhiều dư luận lại cho rằng
nguồn cơn tung ra các tài liệu nội bộ và « đánh
phá đảng » là từ chính trong nội bộ đảng và nội bộ chính phủ.
Nếu bức thư do Người
cấp tiến gửi đến
trang Ba Sàm, dài
đến 9 trang đánh máy - được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giải trình 12
điểm về đủ thứ chuyện - là thật, thì ai đã tung hê nó? Liệu ông Trương Minh
Tuấn có « bóc » được người hoặc nhóm này, khi Đại hội XII chỉ còn ít
ngày nữa sẽ diễn ra?
Hoặc cứ cho là các cơ quan nội chính Việt
Nam phát hiện được những đối tượng «vu
cáo lãnh đạo» ấy, nhưng liệu họ có dám tống giam và truy tố như đã từng làm
với tổng biên tập báo Người Cao Tuổi Kim Quốc Hoa?
Trong hiện tại và tương lai gần, nếu cả
một nhân viên an ninh quèn còn thuộc nằm lòng về từng truyền thuyết đấu đá
trong giới chóp bu, về cơ bản sẽ chẳng ai động đậy ít ra cho tới lúc Đại hội
XII hoàn thành sứ mệnh cuộc chiến nhân sự cao cấp.
PHẠM
CHÍ DŨNG (Bài đăng trên blog VOA ngày 17.01.2016)
Chú thích của Thụy My :
Một số trang được nêu (được cho là bênh vực ông Nguyễn Tấn Dũng) như ykiendangvien.net, ykiendangvien.org,
daihoi12.com từ vài ngày qua khi truy cập bị tự động chuyển sang trang web
của báo Nhân Dân !
Tham khảo thêm : Báo chí ma
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.