Bài đăng : Thứ bảy 17 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 17 Tháng Ba 2012
Ngày 16/03/2012, một nhà sư Tây Tạng trẻ tuổi toan tự thiêu trước tu viện Kirti ở huyện A Bá- Tứ Xuyên, nhưng đã bị lực lượng an ninh Trung Quốc đánh đập và bắt đưa đi nơi nào không rõ.
Theo tổ chức phi chính phủ Free Tibet có trụ sở tại Luân Đôn, nhà sư này tên là Lobsang Tsultrim, 20 tuổi, khi châm lửa tự thiêu đã giơ cao nắm tay - một cử chỉ được người Tây Tạng sử dụng để đòi được tự do.
Các nhân chứng được Radio Free Asia và Free Tibet nêu ra cho biết, lực lượng an ninh Trung Quốc đã đánh đập nhà sư này ngay trong lúc thân người ông đang bốc cháy. Sau đó họ mới dập lửa và đưa nhà sư, hãy còn sống, đi một nơi nào không rõ. Ban tuyên huấn huyện A Bá cũng như của tỉnh Tứ Xuyên đều không trả lời hãng tin Pháp về sự kiện trên.
Tỉnh Tứ Xuyên có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Huyện A Bá vốn là nơi có phong trào phản kháng mạnh mẽ. Nhiều vụ tự thiêu trước đây đã diễn ra trước tu viện Kirti tại huyện này.
Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 30 người Tây Tạng, hầu hết là các nhà sư, đã tự thiêu để phản đối chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc. Người dân Tây Tạng bất mãn trước việc đàn áp tôn giáo, việc người Hán tộc đô hộ và muốn đồng hóa họ qua việc hạn chế duy trì ngôn ngữ, văn hóa truyền thống.
Tháng Ba là thời điểm nhạy cảm đối với người Tây Tạng. Lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 3/1959 đã phải chạy bộ qua dãy Himalaya sang Ấn Độ sống lưu vong, sau khi cuộc nổi dậy chống lại Trung Quốc bị thất bại. Đến tháng 3/2008 nhân kỷ niệm 49 cuộc nổi dậy trên đây, các cuộc biểu tình của các nhà sư tại thủ phủ Lhassa của Tây Tạng và phong trào đã lan sang các tỉnh lân cận. Đấy là những nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Làn sóng nổi dậy năm 2008 đã bị đàn áp trong biển máu.
Tỉnh Tứ Xuyên có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Huyện A Bá vốn là nơi có phong trào phản kháng mạnh mẽ. Nhiều vụ tự thiêu trước đây đã diễn ra trước tu viện Kirti tại huyện này.
Kể từ tháng 3/2011 đến nay, đã có gần 30 người Tây Tạng, hầu hết là các nhà sư, đã tự thiêu để phản đối chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc. Người dân Tây Tạng bất mãn trước việc đàn áp tôn giáo, việc người Hán tộc đô hộ và muốn đồng hóa họ qua việc hạn chế duy trì ngôn ngữ, văn hóa truyền thống.
Tháng Ba là thời điểm nhạy cảm đối với người Tây Tạng. Lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 3/1959 đã phải chạy bộ qua dãy Himalaya sang Ấn Độ sống lưu vong, sau khi cuộc nổi dậy chống lại Trung Quốc bị thất bại. Đến tháng 3/2008 nhân kỷ niệm 49 cuộc nổi dậy trên đây, các cuộc biểu tình của các nhà sư tại thủ phủ Lhassa của Tây Tạng và phong trào đã lan sang các tỉnh lân cận. Đấy là những nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Làn sóng nổi dậy năm 2008 đã bị đàn áp trong biển máu.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.