Nhà máy sản xuất nhôm đầu tiên của Việt Nam thuộc tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng sẽ vận hành kể từ tháng 9 tới, sau nhiều tháng trời chậm trễ vì thời tiết xấu, thiếu điện, thiếu lao động và thiết bị nhập khẩu trễ. Trên đây là thông tin của Thông tấn xã Việt Nam, được hãng Reuters đưa lại hôm nay (20/7).
Ông Trần Dương Lễ, Phó giám đốc Ban quản lý dự án tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng khẳng định, ngày 20/09/2011 nhà máy nhôm đầu tiên của Việt Nam sẽ bắt đầu cho ra sản phẩm, sau hai năm xây dựng. Đến nay đã có 68/69 hạng mục đang được gấp rút hoàn thiện.
Các hạng mục nơi đặt dây chuyền của nhà máy đã hoàn thành, và khu vực nhà máy nhiệt điện, trạm khí hóa than đã sẵn sàng đưa vào hoạt động, chỉ còn lại một số hạng mục phụ trợ. Nhiều thiết bị đã được cho chạy thử, còn việc chạy thử liên động đang được tiến hành tại nhà máy nhiệt điện.
Hãng tin Anh nhắc lại, hồi tháng 10 năm ngoái các viên chức Việt Nam đã tuyên bố là nhà máy nhôm Tân Rai, có vốn đầu tư 460 triệu đô la, sẽ được đưa vào hoạt động kể từ tháng 2/2011 và xuất khẩu từ tháng 3. Bên cạnh dự án bauxite Tân Rai ở Lâm Đồng có công suất hàng năm 600.000 tấn nhôm được trích xuất từ quặng bauxite, một dự án khác cũng của Vinacomin (Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) còn triển khai dự án bauxite Nhân Cơ tại Đắc Nông, với công suất dự kiến tương tự.
Các dự án khai thác bauxite đã bị dư luận công kích dữ dội vì nguy cơ hủy hoại môi trường, và sự can dự của Trung Quốc tại Tây Nguyên, nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, tuy vậy vẫn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt. Được biết cả hai dự án đều được giao cho Chalieco, một chi nhánh của Chinalco, Tập đoàn Nhôm quốc doanh của Trung Quốc thầu xây dựng toàn bộ, từ các khâu thiết kế, mua thiết bị cho đến xây dựng và đào tạo. Không chỉ có công nghệ lạc hậu, nhà thầu Trung Quốc còn ồ ạt đưa vào hàng ngàn lao động phổ thông, trái với Luật Lao động của Việt Nam.
Theo dự kiến, các dự án này khi hoạt động sẽ sử dụng toàn bộ điện năng của nhà máy thủy điện Đồng Nai 5, làm trầm trọng thêm tình hình thiếu điện hiện nay. Về tác hại đối với môi trường, hàng năm cụm dự án trên sẽ thải ra đến 10 triệu tấn bùn đỏ, đe dọa đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ, làm công chúng lo sợ nhất là sau thảm họa vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary tháng 10 năm ngoái. Còn về mặt kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng khai thác bauxite ở Tây Nguyên không có lợi bằng trồng cà phê. Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Brazil.
Trữ lượng bauxite của Việt Nam ước tính từ 5,6 đến 8,3 tỉ tấn, đứng thứ ba thế giới sau Guinea và Úc, hầu hết chưa được khai thác.
Các hạng mục nơi đặt dây chuyền của nhà máy đã hoàn thành, và khu vực nhà máy nhiệt điện, trạm khí hóa than đã sẵn sàng đưa vào hoạt động, chỉ còn lại một số hạng mục phụ trợ. Nhiều thiết bị đã được cho chạy thử, còn việc chạy thử liên động đang được tiến hành tại nhà máy nhiệt điện.
Hãng tin Anh nhắc lại, hồi tháng 10 năm ngoái các viên chức Việt Nam đã tuyên bố là nhà máy nhôm Tân Rai, có vốn đầu tư 460 triệu đô la, sẽ được đưa vào hoạt động kể từ tháng 2/2011 và xuất khẩu từ tháng 3. Bên cạnh dự án bauxite Tân Rai ở Lâm Đồng có công suất hàng năm 600.000 tấn nhôm được trích xuất từ quặng bauxite, một dự án khác cũng của Vinacomin (Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam) còn triển khai dự án bauxite Nhân Cơ tại Đắc Nông, với công suất dự kiến tương tự.
Các dự án khai thác bauxite đã bị dư luận công kích dữ dội vì nguy cơ hủy hoại môi trường, và sự can dự của Trung Quốc tại Tây Nguyên, nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, tuy vậy vẫn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt. Được biết cả hai dự án đều được giao cho Chalieco, một chi nhánh của Chinalco, Tập đoàn Nhôm quốc doanh của Trung Quốc thầu xây dựng toàn bộ, từ các khâu thiết kế, mua thiết bị cho đến xây dựng và đào tạo. Không chỉ có công nghệ lạc hậu, nhà thầu Trung Quốc còn ồ ạt đưa vào hàng ngàn lao động phổ thông, trái với Luật Lao động của Việt Nam.
Theo dự kiến, các dự án này khi hoạt động sẽ sử dụng toàn bộ điện năng của nhà máy thủy điện Đồng Nai 5, làm trầm trọng thêm tình hình thiếu điện hiện nay. Về tác hại đối với môi trường, hàng năm cụm dự án trên sẽ thải ra đến 10 triệu tấn bùn đỏ, đe dọa đồng bằng Nam bộ và Nam Trung bộ, làm công chúng lo sợ nhất là sau thảm họa vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary tháng 10 năm ngoái. Còn về mặt kinh tế, nhiều ý kiến cho rằng khai thác bauxite ở Tây Nguyên không có lợi bằng trồng cà phê. Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Brazil.
Trữ lượng bauxite của Việt Nam ước tính từ 5,6 đến 8,3 tỉ tấn, đứng thứ ba thế giới sau Guinea và Úc, hầu hết chưa được khai thác.
Article publié le : mercredi 20 juillet 2011 - Dernière modification le : mercredi 20 juillet 2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.