« Người Hoa từ Hoa lục : Không, xin cảm ơn ! ». Đó là tựa đề bài báo của tờ Nam Phương Chu Mạt xuất bản tại Quảng Đông, được Le Courrier International trích dịch. Bài viết phân tích về việc, trước hiện tượng hàng loạt người Trung Hoa lục địa đổ vào Hồng Kông, người dân đặc khu này đang lo sợ bản sắc của Hồng Kông sẽ bị mất đi trong thời gian tới.
Bài báo kể về Lawrence, sinh viên năm thứ ba một trường đại học tại Hồng Kông, hồi đầu tháng Ba đã gia nhập vào một nhóm trên Facebook mang tên « Lực lượng bản địa Hồng Kông ». Trước đó không lâu, chính quyền địa phương đã quyết định trợ cấp 6.000 đô-la Hongkong (tương đương 550 euro) cho tất cả những người thường trú tại đặc khu kinh tế này, để bù vào việc vật giá gia tăng. Một số hiệp hội đã đấu tranh đòi trợ cấp cho cả những người nhập cư mới đến Hồng Kông dưới 7 năm. Ngược lại, nhóm « Lực lượng bản địa Hồng Kông » phản đối việc dành các món trợ cấp xã hội cho những người mới đến.
Lawrence không bao giờ ngờ được là chỉ hai ngày sau khi thành lập nhóm, đã có đến 400 thành viên gia nhập. Bắt đầu từ cú điện thoại của một phụ nữ Hoa lục mới nhập cư gọi đến đường dây nóng của một kênh truyền hình để chỉ trích. Cuộc gọi này nhanh chóng được đưa lại trên YouTube với tựa là « Một người nhập cư cay cú vì nghèo khổ đả kích chính quyền là bất công ». Clip này lan truyền qua Facebook, chỉ trong vài ngày đã có đến trên 120.000 lượt người nghe.
Ngày 6/3, cuộc biểu tình đầu tiên « chống lại một ngân sách với tầm nhìn ngắn hạn » đã tập trung được hàng chục ngàn người tại trung tâm Hồng Kông, và đã có những xô xát với những người nhập cư trên tuyến đường biểu tình. Ngày 8/3, một nhóm mới lại được thành lập trên Facebook với thông điệp mạnh mẽ hơn : « Những người nhập cư mới đến không có quyền hưởng 6.000 đô-la, đó là trợ cấp dành cho thường trú nhân. Hãy tập họp lại để có trên 100.000 người hưởng ứng mục đích đấu tranh của chúng ta ». Chưa đầy một tuần, đã có trên 80.000 người gia nhập nhóm. Đến ngày 10/4, lại thêm một cuộc biểu tình mới với biểu ngữ « Không trợ cấp cho những người mới nhập cư ».
Nhưng không chỉ những người nhập cư, mà chừng như những người biểu tình tỏ ra dị ứng với tất cả những người từ Trung Hoa lục địa nói chung. Họ phẫn nộ trước việc người từ Trung Quốc đổ xô sang tìm mua sữa bột dành cho trẻ em khiến nguồn cung bị cạn, làm cho các ông bố bà mẹ Hồng Kông không mua được sữa cho con. Bên cạnh đó là hiện tượng nhiều phụ nữ Trung Quốc mang thai sang Hồng Kông để sinh con, khiến các bệnh viện phụ sản tại đây bị quá tải. Đó là do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con không áp dụng cho đặc khu Hồng Kông, dịch vụ y tế tốt hơn tại Trung Quốc mà không phải hối lộ cho các bác sĩ, y tá. Và nhất là các trẻ em sinh ra tại Hồng Kông được đi học miễn phí, và bảo hiểm y tế cũng hầu như miễn phí.
Theo thống kê, từ năm 2004 đến cuối tháng 2/2011, có đến gần 74% trên tổng số 310.000 người mới nhập cư vào Hồng Kông là phụ nữ Trung Quốc lấy chồng người Hồng Kông. Các phụ nữ này chỉ có giấy phép cho một lượt đi, không có giấy phép cư trú thường xuyên, và như vậy họ không được hưởng các trợ cấp, nhà ở xã hội cũng như không có quyền bỏ phiếu.
Báo chí Hồng Kông nói nhiều về lượng người Trung Quốc lục địa đổ vào đây, nhất là số lượng người giàu ở Trung Quốc lùng mua nhà cửa sang trọng, khiến giá địa ốc ở Hồng Kông tăng lên. Đa số người Hồng Kông tỏ ra không ưa các tay giàu xổi Trung Quốc, làm giàu trong một thời gian rất ngắn nhưng văn hóa lại không theo kịp. Nhưng tờ Nam Phương Chu Mạt thì biện hộ rằng đa số là các doanh nhân, chuyên gia, các ngôi sao, họ muốn cư trú ở Hồng Kông là để dễ dàng đi khắp nơi trên thế giới mà thôi.
Kể từ năm 2003 đến 2010, đã có tổng cộng 119 triệu lượt khách du lịch từ Trung Quốc đến Hồng Kông. Chi tiêu trung bình của những khách Trung Quốc lưu trú qua đêm ở đặc khu kinh tế này từ 477 euro nay lên đến 675 euro. Trên các đường phố Hồng Kông ngày nay, ngày càng thấy nhiều dấu ấn của Trung Hoa lục địa. Những bà mẹ giục con đi học tiếng quan thoại – ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, những bảng hiệu sáng rực của các công ty quốc doanh Trung Quốc tại những khu phố sầm uất nhất Hồng Kông. Có người mỉa mai, nếu không muốn bị những người bán ở những khu phố thương mại, ăn uống nổi tiếng - như Tiêm Sa chẳng hạn - coi thường, thì phải nói tiếng quan thoại ! Nhiều người lo sợ rằng đang diễn ra một quá trình thống nhất êm dịu và dài lâu giữa Trung Quốc với Hồng Kông.
Bài báo kết luận, nếu trong thập niên 70 người dân Hồng Kông gắn bó với mảnh đất của mình cùng với việc cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội, thì lớp trẻ Hồng Kông ngày nay đang cố gắng tái khẳng định bản sắc của mình, bằng cách chống chọi lại với các cú sốc liên tiếp do làn sóng nhập cư từ Trung Hoa lục địa tràn đến.
Bà Yingluck, «cái bóng» của ông Thaksin liệu có được trọn quyền lãnh đạo Thái Lan?
Cũng liên quan đến châu Á, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài viết mang tựa đề « Sự phục thù của người bị buộc phải lưu vong ». Bài báo cho rằng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua của bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu thủ tướng Thaksin đang sống lưu vong, là một cái tát vào mặt quân đội và giới thượng lưu Thái Lan. Nhưng thông tín viên của tờ báo ở Bangkok cũng đặt câu hỏi, liệu họ có để yên cho bà lãnh đạo hay không ?
Người viết ví von, chính ông Thaksin đã đổ các hạt xúc xắc từ Dubai, và em gái của ông ta là bà Yingluck đã gom trọn sòng bạc. Bà trở thành biểu tượng cho sự phản công của phe Áo Đỏ, sau khi phe này bị đàn áp tan tác năm ngoái. Tác giả gọi đây là một chiến thắng qua ủy quyền, và cho biết theo lời đồn đại tại thủ đô Thái Lan, thì ông Thaksin không ngần ngại huy động mọi phương tiện, kể cả việc tuyển dụng người đã từng chỉ huy chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton hồi năm 2008.
Chỉ trong vòng đúng sáu tuần lễ, nữ doanh nhân 44 tuổi Yingluck bỗng chốc được đề bạt thành người kế vị, và ông Thaksin đã hóa thân trong người em gái được ông cưng chiều nhất. Từ diễn đàn này sang hội nghị nọ, bà Yingluck bỗng biến thành một chính khách đáng gờm. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Abhisit Vejjajiva không hề đoán trước được việc này, trong khi hàng triệu nông dân Thái Lan nước da cháy nắng trong hai tháng qua chỉ chú mục vào người đẹp Yingluck cao ráo, trắng trẻo. Dù có học hai năm ở Kentucky, Hoa Kỳ, bà Yingluck lại nói một thứ tiếng Anh pha trộn theo kiểu các ông chủ nhỏ người Tàu, không thể so sánh được với các bài diễn văn hùng biện của ông Abhisit, được đào tạo ở Oxford và Eton. Nhưng giới nông dân và công nhân thì chỉ tin vào những lời nói của bà Yingluck.
Theo tác giả, hồi một đã chấm dứt với chiến thắng của bản sao ông Thaksin. Nhưng hồi hai thì ồn ào hơn, vì ai cũng muốn nói thay bà Yingluck. Các cố vấn kinh tế của bà khoe khoang về đội ngũ « dream team » và loan báo một loạt các biện pháp đáng ngờ như tăng lương tối thiểu, kiểm soát tiền tệ, giá xăng dầu…khiến bà phải chỉnh lại. Người ta còn nêu ra sự trở lại huy hoàng của ông Thaksin, và bà Yingluck lại phải đính chính. Một nhà đấu tranh cho nữ quyền nhận xét : « Bà ta chỉ là một con rối. Nếu ông Thaksin ra lệnh bầu cho con chó của ông ta thì những người ủng hộ ông cũng bầu thôi ».
Bài viết cho rằng còn phải chờ xem bà Yingluck có thành công trong việc thoát khỏi cái bóng của người anh đã làm đất nước bị phân cực tối đa, cũng như quân đội và giới thượng lưu có để yên cho bà lãnh đạo hay không.
Chính quyền Malaysia sử dụng bàn tay sắt với người biểu tình
Cũng về chính trị châu Á, Le Courrier International đăng bài dịch từ báo Malaysiakini của Malaysia, mang tựa đề « Nhà nước thò ra móng vuốt », nói về việc chính quyền Kuala Lumpur liên tục trấn áp các nhà đối lập.
Bài báo kể ra một loạt, từ dọa giết cho đến khủng bố, câu lưu, bắt giam hàng trăm người vì họ mặc áo màu vàng – màu áo của những người phản kháng, cho đến việc kết tội là tổ chức bất hợp pháp. Việc này xảy ra ở Miến Điện hay Zimbabwe chăng ? Không, đó là ở Malaysia, một quốc gia đã được độc lập từ 54 năm qua, diễn ra ngay vào tháng Bảy năm 2011 này. Giới lãnh đạo Kuala Lumpur đang mắc bệnh hoang tưởng, hay Malaysia đã trở thành một Nhà nước công an ? Điều gì đã thúc đẩy nhà cầm quyền sử dụng bàn tay sắt ?
Tác giả cho biết, chỉ đơn giản là tập hợp các hiệp hội mang tên Bersih (có nghĩa là « trong sạch ») đã tổ chức một cuộc biểu tình hòa bình đòi hỏi cải cách thể thức bầu cử, để những kỳ bầu cử tới được công bằng hơn. Kể từ khi giành độc lập vào năm 1957 đến nay, Ủy ban bầu cử chưa hề đóng vai trò trọng tài công minh đúng nghĩa. Và thế là các cơ quan chính phủ tha hồ chia khu vực bầu cử một cách có lợi cho mình, chỉ có một đảng là đảng UMNO cầm quyền từ thời đó đến nay gần như độc quyền tuyên truyền. Thời gian vận động tranh cử bị rút ngắn còn có 7 đến 10 ngày, và đảng cầm quyền thường mua chuộc cử tri bằng quà cáp, tiền bạc và các lợi ích khác.
Tác giả bài báo tỏ ra bức xúc : Không hề có luật lệ nào ở Malaysia cấm người ta mặc áo màu vàng, ngay cả chế độ độc tài Bình Nhưỡng cũng không bắt người vì màu áo họ chọn. Trong khi các đường phố thủ đô Kuala Lumpur ngày càng mất an ninh, thì cảnh sát lại đi trấn áp những công dân lương thiện thực hiện quyền tự do ngôn luận, tập họp và lập hội của họ. Bài viết nhận định, lịch sử cho thấy khi giới lãnh đạo bị đe dọa muốn bám víu quyền lực, thì cuối cùng họ đều bị đào thải, vấn đề chỉ là thời gian.
Afghanistan : US Go Home !
Nhìn chung, đã vào hè, nên các tuần báo Pháp chọn những chủ đề nhẹ nhàng. Le Nouvel Observateur dành 20 trang cho số đặc biệt về New York, Le Point tìm hiểu những nơi chốn đặc biệt dành cho người giàu, còn Le Figaro Magazine chú ý đến việc vì sao khách du lịch thích tìm đến những hòn đảo giữa đại dương. Le Monde Magazine chú trọng đến « Bi kịch Hy Lạp hồi hai ». Còn hồ sơ của Le Courrier International về việc rút quân khỏi Afghanistan mang tựa đề « US Go Home ! ».
Sau mười năm hiện diện ở Afghanistan, các lực lượng của Mỹ và các nước phương Tây khác tại đây sẽ bắt đầu rút quân. Người dân Afghanistan, đặc biệt là tại thủ đô Kaboul lâu nay hài lòng với tình trạng an ninh được bảo đảm, và có được cuộc sống khấm khá hơn. Nay họ đang lo ngại việc quân đồng minh rút đi sẽ khiến đất nước trở lại với tình trạng hỗn loạn.
Phe Taliban hiện đang tỏ ra mềm dẻo hơn trước, không còn ngăn cấm trẻ em gái đến trường, cũng không phá hoại các cơ sở hạ tầng. Mục đích của họ là giành được cảm tình của dân chúng, và có trọng lượng hơn trong các cuộc thương lượng hòa bình sắp tới. Nhưng người dân đang lo sợ các hoạt động của Taliban sẽ lại đe dọa nền an ninh của đất nước, nhất là chính phủ của ông Karzai đang tỏ ra nhu nhược trước các cuộc tấn công của phe này.
Lawrence không bao giờ ngờ được là chỉ hai ngày sau khi thành lập nhóm, đã có đến 400 thành viên gia nhập. Bắt đầu từ cú điện thoại của một phụ nữ Hoa lục mới nhập cư gọi đến đường dây nóng của một kênh truyền hình để chỉ trích. Cuộc gọi này nhanh chóng được đưa lại trên YouTube với tựa là « Một người nhập cư cay cú vì nghèo khổ đả kích chính quyền là bất công ». Clip này lan truyền qua Facebook, chỉ trong vài ngày đã có đến trên 120.000 lượt người nghe.
Ngày 6/3, cuộc biểu tình đầu tiên « chống lại một ngân sách với tầm nhìn ngắn hạn » đã tập trung được hàng chục ngàn người tại trung tâm Hồng Kông, và đã có những xô xát với những người nhập cư trên tuyến đường biểu tình. Ngày 8/3, một nhóm mới lại được thành lập trên Facebook với thông điệp mạnh mẽ hơn : « Những người nhập cư mới đến không có quyền hưởng 6.000 đô-la, đó là trợ cấp dành cho thường trú nhân. Hãy tập họp lại để có trên 100.000 người hưởng ứng mục đích đấu tranh của chúng ta ». Chưa đầy một tuần, đã có trên 80.000 người gia nhập nhóm. Đến ngày 10/4, lại thêm một cuộc biểu tình mới với biểu ngữ « Không trợ cấp cho những người mới nhập cư ».
Nhưng không chỉ những người nhập cư, mà chừng như những người biểu tình tỏ ra dị ứng với tất cả những người từ Trung Hoa lục địa nói chung. Họ phẫn nộ trước việc người từ Trung Quốc đổ xô sang tìm mua sữa bột dành cho trẻ em khiến nguồn cung bị cạn, làm cho các ông bố bà mẹ Hồng Kông không mua được sữa cho con. Bên cạnh đó là hiện tượng nhiều phụ nữ Trung Quốc mang thai sang Hồng Kông để sinh con, khiến các bệnh viện phụ sản tại đây bị quá tải. Đó là do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con không áp dụng cho đặc khu Hồng Kông, dịch vụ y tế tốt hơn tại Trung Quốc mà không phải hối lộ cho các bác sĩ, y tá. Và nhất là các trẻ em sinh ra tại Hồng Kông được đi học miễn phí, và bảo hiểm y tế cũng hầu như miễn phí.
Theo thống kê, từ năm 2004 đến cuối tháng 2/2011, có đến gần 74% trên tổng số 310.000 người mới nhập cư vào Hồng Kông là phụ nữ Trung Quốc lấy chồng người Hồng Kông. Các phụ nữ này chỉ có giấy phép cho một lượt đi, không có giấy phép cư trú thường xuyên, và như vậy họ không được hưởng các trợ cấp, nhà ở xã hội cũng như không có quyền bỏ phiếu.
Báo chí Hồng Kông nói nhiều về lượng người Trung Quốc lục địa đổ vào đây, nhất là số lượng người giàu ở Trung Quốc lùng mua nhà cửa sang trọng, khiến giá địa ốc ở Hồng Kông tăng lên. Đa số người Hồng Kông tỏ ra không ưa các tay giàu xổi Trung Quốc, làm giàu trong một thời gian rất ngắn nhưng văn hóa lại không theo kịp. Nhưng tờ Nam Phương Chu Mạt thì biện hộ rằng đa số là các doanh nhân, chuyên gia, các ngôi sao, họ muốn cư trú ở Hồng Kông là để dễ dàng đi khắp nơi trên thế giới mà thôi.
Kể từ năm 2003 đến 2010, đã có tổng cộng 119 triệu lượt khách du lịch từ Trung Quốc đến Hồng Kông. Chi tiêu trung bình của những khách Trung Quốc lưu trú qua đêm ở đặc khu kinh tế này từ 477 euro nay lên đến 675 euro. Trên các đường phố Hồng Kông ngày nay, ngày càng thấy nhiều dấu ấn của Trung Hoa lục địa. Những bà mẹ giục con đi học tiếng quan thoại – ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, những bảng hiệu sáng rực của các công ty quốc doanh Trung Quốc tại những khu phố sầm uất nhất Hồng Kông. Có người mỉa mai, nếu không muốn bị những người bán ở những khu phố thương mại, ăn uống nổi tiếng - như Tiêm Sa chẳng hạn - coi thường, thì phải nói tiếng quan thoại ! Nhiều người lo sợ rằng đang diễn ra một quá trình thống nhất êm dịu và dài lâu giữa Trung Quốc với Hồng Kông.
Bài báo kết luận, nếu trong thập niên 70 người dân Hồng Kông gắn bó với mảnh đất của mình cùng với việc cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội, thì lớp trẻ Hồng Kông ngày nay đang cố gắng tái khẳng định bản sắc của mình, bằng cách chống chọi lại với các cú sốc liên tiếp do làn sóng nhập cư từ Trung Hoa lục địa tràn đến.
Bà Yingluck, «cái bóng» của ông Thaksin liệu có được trọn quyền lãnh đạo Thái Lan?
Cũng liên quan đến châu Á, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài viết mang tựa đề « Sự phục thù của người bị buộc phải lưu vong ». Bài báo cho rằng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua của bà Yingluck Shinawatra, em gái của cựu thủ tướng Thaksin đang sống lưu vong, là một cái tát vào mặt quân đội và giới thượng lưu Thái Lan. Nhưng thông tín viên của tờ báo ở Bangkok cũng đặt câu hỏi, liệu họ có để yên cho bà lãnh đạo hay không ?
Người viết ví von, chính ông Thaksin đã đổ các hạt xúc xắc từ Dubai, và em gái của ông ta là bà Yingluck đã gom trọn sòng bạc. Bà trở thành biểu tượng cho sự phản công của phe Áo Đỏ, sau khi phe này bị đàn áp tan tác năm ngoái. Tác giả gọi đây là một chiến thắng qua ủy quyền, và cho biết theo lời đồn đại tại thủ đô Thái Lan, thì ông Thaksin không ngần ngại huy động mọi phương tiện, kể cả việc tuyển dụng người đã từng chỉ huy chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton hồi năm 2008.
Chỉ trong vòng đúng sáu tuần lễ, nữ doanh nhân 44 tuổi Yingluck bỗng chốc được đề bạt thành người kế vị, và ông Thaksin đã hóa thân trong người em gái được ông cưng chiều nhất. Từ diễn đàn này sang hội nghị nọ, bà Yingluck bỗng biến thành một chính khách đáng gờm. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Abhisit Vejjajiva không hề đoán trước được việc này, trong khi hàng triệu nông dân Thái Lan nước da cháy nắng trong hai tháng qua chỉ chú mục vào người đẹp Yingluck cao ráo, trắng trẻo. Dù có học hai năm ở Kentucky, Hoa Kỳ, bà Yingluck lại nói một thứ tiếng Anh pha trộn theo kiểu các ông chủ nhỏ người Tàu, không thể so sánh được với các bài diễn văn hùng biện của ông Abhisit, được đào tạo ở Oxford và Eton. Nhưng giới nông dân và công nhân thì chỉ tin vào những lời nói của bà Yingluck.
Theo tác giả, hồi một đã chấm dứt với chiến thắng của bản sao ông Thaksin. Nhưng hồi hai thì ồn ào hơn, vì ai cũng muốn nói thay bà Yingluck. Các cố vấn kinh tế của bà khoe khoang về đội ngũ « dream team » và loan báo một loạt các biện pháp đáng ngờ như tăng lương tối thiểu, kiểm soát tiền tệ, giá xăng dầu…khiến bà phải chỉnh lại. Người ta còn nêu ra sự trở lại huy hoàng của ông Thaksin, và bà Yingluck lại phải đính chính. Một nhà đấu tranh cho nữ quyền nhận xét : « Bà ta chỉ là một con rối. Nếu ông Thaksin ra lệnh bầu cho con chó của ông ta thì những người ủng hộ ông cũng bầu thôi ».
Bài viết cho rằng còn phải chờ xem bà Yingluck có thành công trong việc thoát khỏi cái bóng của người anh đã làm đất nước bị phân cực tối đa, cũng như quân đội và giới thượng lưu có để yên cho bà lãnh đạo hay không.
Chính quyền Malaysia sử dụng bàn tay sắt với người biểu tình
Cũng về chính trị châu Á, Le Courrier International đăng bài dịch từ báo Malaysiakini của Malaysia, mang tựa đề « Nhà nước thò ra móng vuốt », nói về việc chính quyền Kuala Lumpur liên tục trấn áp các nhà đối lập.
Bài báo kể ra một loạt, từ dọa giết cho đến khủng bố, câu lưu, bắt giam hàng trăm người vì họ mặc áo màu vàng – màu áo của những người phản kháng, cho đến việc kết tội là tổ chức bất hợp pháp. Việc này xảy ra ở Miến Điện hay Zimbabwe chăng ? Không, đó là ở Malaysia, một quốc gia đã được độc lập từ 54 năm qua, diễn ra ngay vào tháng Bảy năm 2011 này. Giới lãnh đạo Kuala Lumpur đang mắc bệnh hoang tưởng, hay Malaysia đã trở thành một Nhà nước công an ? Điều gì đã thúc đẩy nhà cầm quyền sử dụng bàn tay sắt ?
Tác giả cho biết, chỉ đơn giản là tập hợp các hiệp hội mang tên Bersih (có nghĩa là « trong sạch ») đã tổ chức một cuộc biểu tình hòa bình đòi hỏi cải cách thể thức bầu cử, để những kỳ bầu cử tới được công bằng hơn. Kể từ khi giành độc lập vào năm 1957 đến nay, Ủy ban bầu cử chưa hề đóng vai trò trọng tài công minh đúng nghĩa. Và thế là các cơ quan chính phủ tha hồ chia khu vực bầu cử một cách có lợi cho mình, chỉ có một đảng là đảng UMNO cầm quyền từ thời đó đến nay gần như độc quyền tuyên truyền. Thời gian vận động tranh cử bị rút ngắn còn có 7 đến 10 ngày, và đảng cầm quyền thường mua chuộc cử tri bằng quà cáp, tiền bạc và các lợi ích khác.
Tác giả bài báo tỏ ra bức xúc : Không hề có luật lệ nào ở Malaysia cấm người ta mặc áo màu vàng, ngay cả chế độ độc tài Bình Nhưỡng cũng không bắt người vì màu áo họ chọn. Trong khi các đường phố thủ đô Kuala Lumpur ngày càng mất an ninh, thì cảnh sát lại đi trấn áp những công dân lương thiện thực hiện quyền tự do ngôn luận, tập họp và lập hội của họ. Bài viết nhận định, lịch sử cho thấy khi giới lãnh đạo bị đe dọa muốn bám víu quyền lực, thì cuối cùng họ đều bị đào thải, vấn đề chỉ là thời gian.
Afghanistan : US Go Home !
Nhìn chung, đã vào hè, nên các tuần báo Pháp chọn những chủ đề nhẹ nhàng. Le Nouvel Observateur dành 20 trang cho số đặc biệt về New York, Le Point tìm hiểu những nơi chốn đặc biệt dành cho người giàu, còn Le Figaro Magazine chú ý đến việc vì sao khách du lịch thích tìm đến những hòn đảo giữa đại dương. Le Monde Magazine chú trọng đến « Bi kịch Hy Lạp hồi hai ». Còn hồ sơ của Le Courrier International về việc rút quân khỏi Afghanistan mang tựa đề « US Go Home ! ».
Sau mười năm hiện diện ở Afghanistan, các lực lượng của Mỹ và các nước phương Tây khác tại đây sẽ bắt đầu rút quân. Người dân Afghanistan, đặc biệt là tại thủ đô Kaboul lâu nay hài lòng với tình trạng an ninh được bảo đảm, và có được cuộc sống khấm khá hơn. Nay họ đang lo ngại việc quân đồng minh rút đi sẽ khiến đất nước trở lại với tình trạng hỗn loạn.
Phe Taliban hiện đang tỏ ra mềm dẻo hơn trước, không còn ngăn cấm trẻ em gái đến trường, cũng không phá hoại các cơ sở hạ tầng. Mục đích của họ là giành được cảm tình của dân chúng, và có trọng lượng hơn trong các cuộc thương lượng hòa bình sắp tới. Nhưng người dân đang lo sợ các hoạt động của Taliban sẽ lại đe dọa nền an ninh của đất nước, nhất là chính phủ của ông Karzai đang tỏ ra nhu nhược trước các cuộc tấn công của phe này.
Article publié le : dimanche 17 juillet 2011 - Dernière modification le : dimanche 17 juillet 2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.