Theo Le Monde, «Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thắng được cuộc chiến trong nội bộ đảng. Nay ông cần phải chứng tỏ với bên ngoài về khả năng vượt qua được những thử thách do một nền kinh tế đang đứng trước khủng hoảng đặt ra».
Thông tín viên của nhật báo Le Monde phụ trách khu vực Đông Nam Á hôm nay có bài viết mang tựa đề : «Ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định thực sự là nhân vật quyền lực số một Việt Nam ».
Tác giả mở đầu bài viết bằng câu « Hơn bao giờ hết, ông đúng là nhân vật số một Việt Nam ». Năm 2010, ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, đã bị nhiều chỉ trích ngay trong đảng và trong dư luận do các quyết định về kinh tế và trong lãnh vực công nghiệp. Nhưng cuối cùng ông đã thành công trong việc giữ lại chiếc ghế Thủ tướng. Hôm thứ Ba 26/7, ông đã được 500 đại biểu Quốc hội - một Quốc hội do đảng Cộng sản kiểm soát - « bầu lại » (chữ « bầu lại » trong ngoặc kép). Đây chỉ là vấn đề thủ tục, nhằm hợp thức hóa quyết định của Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi tháng Giêng tại Hà Nội.
Bài báo nhận định, việc Thủ tướng Việt Nam tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai vừa là một chiến thắng về chính trị, vừa là dấu ấn một sự tiến triển của hệ thống. Chuyên gia Benoît de Tréglodé chuyên về chính trị Việt Nam, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại có trụ sở tại Bangkok, đã phân tích : « Việc ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức Thủ tướng là bằng chứng của việc cá nhân hóa quyền lực, trong một đất nước mà các chính khách từ trước đến nay vẫn kín kẽ ».
Theo ông Tréglodé, thì « Chiến thắng này cũng khẳng định việc củng cố quyền lực của Thủ tướng, cho thấy các cố vấn già nua đã bị mất ảnh hưởng. Ông Dũng là chính khách hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo cách hiểu của người châu Á. Ở ông có sự phối hợp giữa tính độc đoán theo kiểu ông Lý Quang Diệu của Singapore, nếu nói về sự hiện đại, và ông Hồ Chí Minh, về mặt lịch sử chính thống ».
Sinh ngày 17/11/1949 tại Cà Mau, vùng đất cực Nam của đất nước, người đứng đầu chính phủ đã tham gia chiến đấu từ khi còn rất trẻ, nhất là trong vai trò cứu thương. Sau khoảng hai chục năm trong quân đội, ông theo học luật và chính trị ở Hà Nội, và sau đó trở thành người được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cha đẻ của chính sách Đổi Mới đỡ đầu.
Bài báo cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật vừa bằng sự cởi mở đối với bên ngoài, vừa bằng chính sách nội trị cứng rắn. Về phương diện này ông bị chỉ trích rất nhiều, qua nhiều vụ bắt bớ những người viết blog, nhà báo, nhà ly khai, tu sĩ trong những tháng gần đây vì các hành động « thù địch » với chế độ. Theo chuyên gia Tréglodé, thì như vậy ông Dũng đã chứng tỏ « lập trường kiên định » trước các lãnh tụ lão thành của đảng.
Từ khi bắt đầu nhậm chức vào năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhân rộng quan hệ với bên ngoài đặc biệt là với châu Âu, và đóng vai trò trung tâm trong việc sưởi ấm lại quan hệ với Hoa Kỳ. Hà Nội đang trông cậy vào Washington, khi mà quan hệ với Trung Quốc đang xấu đi. Sự tiếp tục phát triển kinh tế của Việt Nam lệ thuộc một phần vào trao đổi thương mại với nước láng giềng phương Bắc, nhưng nay Hà Nội đang xung đột với Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông. Về mặt quân sự, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chọn lựa dựa vào Nga, được xem là cường quốc duy nhất có thể ngăn trở được tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Tác giả nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của ông Dũng bắt đầu trên một cái nền đầy dẫy những khó khăn kinh tế. Năm 2010, ông bị đả kích gay gắt vì đã phê duyệt dự án khai thác bauxite cho một tập đoàn Trung Quốc, nhất là do nguy cơ xâm hại môi trường, cũng như trong vụ tập đoàn Vinashin hầu như phá sản. Việc quản lý tồi của ông đã làm cho Nhà nước bị thiệt hại 4,4 tỉ đô la, tương đương 4,5% tổng sản phẩm nội địa.
Cho dù vẫn tiếp tục một tỉ lệ tăng trưởng cao (6,8% trong năm ngoái), và các thành công khó chối cãi của « con rồng nhỏ châu Á », Việt Nam vẫn bị khập khiễng về cơ cấu : hành chính quan liêu nặng nề, tham nhũng hoành hành, thâm hụt ngân sách khổng lồ. Việt Nam đang nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát thuộc loại cao nhất hành tinh, chỉ trong tháng 7 giá cả đã tăng đến 22%. Theo nhà phân tích Vương Quân Hoàng, thì « Sức chịu đựng của người dân về lạm phát đã giảm xuống từng ngày. Về vấn đề này, thì áp lực lên tân Thủ tướng hết sức lớn ».
Tác giả bài báo kết luận : « Nguyễn Tấn Dũng đã thắng được cuộc chiến trong nội bộ đảng. Nay ông cần phải chứng tỏ với bên ngoài về khả năng vượt qua được những thử thách do một nền kinh tế đang đứng trước khủng hoảng đặt ra ».
97% người dùng internet Trung Quốc không tin các tuyên bố về tai nạn tàu tốc hành
« Cư dân mạng Trung Quốc muốn biết sự thật về tai nạn tàu tốc hành chết người », đó là tựa đề bài báo của Le Figaro viết từ Thượng Hải. Tác giả cho biết, chính quyền Bắc Kinh với quyết tâm giấu kín thông tin, đã đưa ra các chỉ thị nghiêm ngặt cho các tòa báo.
Theo Le Figaro, thì sau tai nạn tàu tốc hành ở Chiết Giang vừa qua, Bộ Hỏa xa Trung Quốc đã đưa ra con số 39 người chết và 192 người bị thương, và cho biết nguyên nhân là vấn đề về đèn tín hiệu vì một cơn giông làm điện bị cúp. Nhưng rất nhiều người sử dụng internet nghi ngờ rằng đó là do sai lầm cá nhân trong việc quản lý một hệ thống đường sắt vốn có tiếng là tham nhũng.
Trước làn sóng chỉ trích, chính quyền đã tỏ ra cứng rắn trong việc công bố các thông tin liên quan đến tai nạn. Từ đầu tuần, các ban biên tập đã nhận được các chỉ thị hết sức nghiêm khắc của Ban Tuyên huấn Trung ương. Đó là : « Chỉ được đưa bản tổng kết chính thức của chính quyền. Không được nêu ra thường xuyên các con số, chỉ nên đăng những chủ đề gây xúc động như việc hiến máu, taxi miễn phí…Không được điều tra về các nguyên nhân gây tai nạn, và phải sử dụng các thông tin của chính quyền ».
Nhưng Nhà nước đã không tính đến mạng internet, vốn không ngừng đặt ra các dấu hỏi ngay sau tai nạn. Đặc biệt là đối với quyết định chôn luôn một số toa tàu bị nạn mà không cho tiến hành xét nghiệm. Theo một cuộc thăm dò dư luận được mạng xã hội Vi Bác - vốn được xem là Twitter của Trung Quốc - tiến hành, thì có đến 97% người sử dụng internet không tin một lời nào trong tuyên bố của Bộ Hỏa xa !
Còn báo chí chính thức thì tiếp tục đưa tin về các nỗ lực của đội ngũ cứu hộ, và số tiền hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình là 50.000 nhân dân tệ cho mỗi hộ, tương đương 15.000 euro, bằng tiền mặt. Chỉ riêng tờ Global Times nhận định : « Xã hội Trung Hoa thay đổi, và dân chủ bùng nổ trong thời đại internet, nhưng một số viên chức vẫn tỏ ra ngạo mạn ». Tờ báo cho rằng tính minh bạch có lợi cho hình ảnh của chính phủ vốn đang bị tổn thương.
Trên mạng hiện đang có những lời kêu gọi biểu tình mạnh mẽ. Chẳng hạn với cái tựa « Chúng ta muốn biết sự thật », khoảng hai chục người từ sáu tỉnh kêu gọi thành lập một « nhóm điều tra của công dân ». Nhưng lời kêu gọi này không được xuất hiện trên mạng Vi Bác.
Cuba : Đối lập sát cánh đòi cải tổ triệt để
Nhìn sang Cuba, Le Monde có bài viết « Phe đối lập đoàn kết lại để đòi hỏi phải cải cách ». Đặc phái viên của tờ báo tại La Habana cho biết, trước việc chính quyền tái cơ cấu lại nền kinh tế, các nhà ly khai đã đưa ra các yêu sách về dân chủ.
Le Monde cho biết từ giữa tháng 7, một bản kiến nghị do các phe phái đối lập đồng ký tên vào đã được phổ biến. Oswaldo Paya, một nhà ly khai nổi tiếng nói rằng : « Ông Raul Castro muốn duy trì một nhóm quyền lực đã tại vị suốt 52 năm qua. Anh em nhà Castro sau khi điều hành Cuba như điều khiển một trang trại tư nhân, đã bán tống bán tháo đi. Chúng tôi không muốn rằng chính sách tư nhân hóa cũng như đầu tư ngoại quốc không được sự đồng thuận của công dân ».
Bản tuyên bố đòi hỏi phải sửa đổi luật pháp để đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình và tự do đi lại trong nước cũng như nước ngoài, quyền được thông tin và truy cập internet, bầu cử tự do các cấp, và một Quốc hội lập hiến. Ông Paya nói thêm, các nhà đối lập ủng hộ giáo dục và y tế miễn phí, quyền có nhà ở ; nếu không, các biện pháp của chính phủ sẽ làm tăng thêm sự bất bình đẳng và nguy cơ xung đột xã hội.
Lời kêu gọi trên đây có được sự đồng thuận của tất cả các phe phái đối lập. Từ cánh hữu tự do, phe dân chủ xã hội, cho đến các cựu tù chính trị, nhóm Phụ nữ Áo Trắng, hay nhà hoạt động dân chủ Guillermo Farinas nổi tiếng qua các vụ tuyệt thực. Ông Manuel Cuesta Morua, thuộc phe dân chủ xã hội nhận định : « Cuba cần một sự thay đổi về chính trị, chứ không phải đơn giản là chỉnh đốn về kinh tế ».
Ngân sách, thuế khóa, thất nghiệp… : Tựa chính báo Pháp hôm nay
Tựa chính của các báo Paris hôm nay đề cập đến nhiều đề tài khác nhau. Về tình hình nước Pháp, Le Monde chạy tựa : «Ông Nicolas Sarkozy bị giằng co giữa kỷ luật ngân sách và các lời hứa tranh cử ». Tờ báo nhấn mạnh, trong khi Tổng thống Pháp muốn ghi vào Hiến pháp một « nguyên tắc vàng » về kỷ luật ngân sách, thì ông lại thông báo sẽ không xét lại mức thuế trị giá gia tăng đánh vào các nhà hàng đã được giảm còn 5,5%, trong khi biện pháp này làm cho ngân sách thất thu rất nhiều. Nhật báo thiên hữu Le Figaro cho rằng cần có thêm nhiều cố gắng trong năm tới để đạt được các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2012.
Với tựa đề « Nước Pháp đồng lõa », tờ báo cánh tả Libération bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Viện Kiểm sát cho ngưng điều tra các vụ đầu tư khả nghi nhất là trong địa ốc, từ các vị nguyên thủ quốc gia hết sức giàu có của các nước châu Phi nghèo khổ. Nhật báo công giáo La Croix thì cho biết « Cải cách hành chánh địa phương : Các thị trưởng phản đối ». Dự án quy hoạch lại 36.000 thị trấn nhỏ, nhiều nơi sẽ được sáp nhập với nhau, đã khiến những người đứng đầu các địa phương này lo ngại sẽ bị mất đi quyền lực.
Trên lãnh vực văn hóa, tờ báo cộng sản L’Humanité báo động « Thời tiết xấu cho các bảo tàng » : Trong khi người dân Pháp đang chuộng thăm viếng các công trình nghệ thuật, thì ngân sách lại bị siết chặt, trói tay những người làm công tác văn hóa. Còn về lãnh vực kinh tế, nhật báo Les Echos nhận định : « Thất nghiệp tăng bất ngờ trong tháng Sáu : Một gáo nước lạnh ! » khi trong tháng vừa qua, số người thất nghiệp hoàn toàn ở Pháp, nghĩa là không có cả một việc làm tạm bợ, đã lên đến con số 33.000 người.
Tác giả mở đầu bài viết bằng câu « Hơn bao giờ hết, ông đúng là nhân vật số một Việt Nam ». Năm 2010, ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, đã bị nhiều chỉ trích ngay trong đảng và trong dư luận do các quyết định về kinh tế và trong lãnh vực công nghiệp. Nhưng cuối cùng ông đã thành công trong việc giữ lại chiếc ghế Thủ tướng. Hôm thứ Ba 26/7, ông đã được 500 đại biểu Quốc hội - một Quốc hội do đảng Cộng sản kiểm soát - « bầu lại » (chữ « bầu lại » trong ngoặc kép). Đây chỉ là vấn đề thủ tục, nhằm hợp thức hóa quyết định của Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi tháng Giêng tại Hà Nội.
Bài báo nhận định, việc Thủ tướng Việt Nam tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai vừa là một chiến thắng về chính trị, vừa là dấu ấn một sự tiến triển của hệ thống. Chuyên gia Benoît de Tréglodé chuyên về chính trị Việt Nam, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại có trụ sở tại Bangkok, đã phân tích : « Việc ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức Thủ tướng là bằng chứng của việc cá nhân hóa quyền lực, trong một đất nước mà các chính khách từ trước đến nay vẫn kín kẽ ».
Theo ông Tréglodé, thì « Chiến thắng này cũng khẳng định việc củng cố quyền lực của Thủ tướng, cho thấy các cố vấn già nua đã bị mất ảnh hưởng. Ông Dũng là chính khách hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo cách hiểu của người châu Á. Ở ông có sự phối hợp giữa tính độc đoán theo kiểu ông Lý Quang Diệu của Singapore, nếu nói về sự hiện đại, và ông Hồ Chí Minh, về mặt lịch sử chính thống ».
Sinh ngày 17/11/1949 tại Cà Mau, vùng đất cực Nam của đất nước, người đứng đầu chính phủ đã tham gia chiến đấu từ khi còn rất trẻ, nhất là trong vai trò cứu thương. Sau khoảng hai chục năm trong quân đội, ông theo học luật và chính trị ở Hà Nội, và sau đó trở thành người được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cha đẻ của chính sách Đổi Mới đỡ đầu.
Bài báo cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật vừa bằng sự cởi mở đối với bên ngoài, vừa bằng chính sách nội trị cứng rắn. Về phương diện này ông bị chỉ trích rất nhiều, qua nhiều vụ bắt bớ những người viết blog, nhà báo, nhà ly khai, tu sĩ trong những tháng gần đây vì các hành động « thù địch » với chế độ. Theo chuyên gia Tréglodé, thì như vậy ông Dũng đã chứng tỏ « lập trường kiên định » trước các lãnh tụ lão thành của đảng.
Từ khi bắt đầu nhậm chức vào năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhân rộng quan hệ với bên ngoài đặc biệt là với châu Âu, và đóng vai trò trung tâm trong việc sưởi ấm lại quan hệ với Hoa Kỳ. Hà Nội đang trông cậy vào Washington, khi mà quan hệ với Trung Quốc đang xấu đi. Sự tiếp tục phát triển kinh tế của Việt Nam lệ thuộc một phần vào trao đổi thương mại với nước láng giềng phương Bắc, nhưng nay Hà Nội đang xung đột với Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông. Về mặt quân sự, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chọn lựa dựa vào Nga, được xem là cường quốc duy nhất có thể ngăn trở được tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Tác giả nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của ông Dũng bắt đầu trên một cái nền đầy dẫy những khó khăn kinh tế. Năm 2010, ông bị đả kích gay gắt vì đã phê duyệt dự án khai thác bauxite cho một tập đoàn Trung Quốc, nhất là do nguy cơ xâm hại môi trường, cũng như trong vụ tập đoàn Vinashin hầu như phá sản. Việc quản lý tồi của ông đã làm cho Nhà nước bị thiệt hại 4,4 tỉ đô la, tương đương 4,5% tổng sản phẩm nội địa.
Cho dù vẫn tiếp tục một tỉ lệ tăng trưởng cao (6,8% trong năm ngoái), và các thành công khó chối cãi của « con rồng nhỏ châu Á », Việt Nam vẫn bị khập khiễng về cơ cấu : hành chính quan liêu nặng nề, tham nhũng hoành hành, thâm hụt ngân sách khổng lồ. Việt Nam đang nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát thuộc loại cao nhất hành tinh, chỉ trong tháng 7 giá cả đã tăng đến 22%. Theo nhà phân tích Vương Quân Hoàng, thì « Sức chịu đựng của người dân về lạm phát đã giảm xuống từng ngày. Về vấn đề này, thì áp lực lên tân Thủ tướng hết sức lớn ».
Tác giả bài báo kết luận : « Nguyễn Tấn Dũng đã thắng được cuộc chiến trong nội bộ đảng. Nay ông cần phải chứng tỏ với bên ngoài về khả năng vượt qua được những thử thách do một nền kinh tế đang đứng trước khủng hoảng đặt ra ».
97% người dùng internet Trung Quốc không tin các tuyên bố về tai nạn tàu tốc hành
« Cư dân mạng Trung Quốc muốn biết sự thật về tai nạn tàu tốc hành chết người », đó là tựa đề bài báo của Le Figaro viết từ Thượng Hải. Tác giả cho biết, chính quyền Bắc Kinh với quyết tâm giấu kín thông tin, đã đưa ra các chỉ thị nghiêm ngặt cho các tòa báo.
Theo Le Figaro, thì sau tai nạn tàu tốc hành ở Chiết Giang vừa qua, Bộ Hỏa xa Trung Quốc đã đưa ra con số 39 người chết và 192 người bị thương, và cho biết nguyên nhân là vấn đề về đèn tín hiệu vì một cơn giông làm điện bị cúp. Nhưng rất nhiều người sử dụng internet nghi ngờ rằng đó là do sai lầm cá nhân trong việc quản lý một hệ thống đường sắt vốn có tiếng là tham nhũng.
Trước làn sóng chỉ trích, chính quyền đã tỏ ra cứng rắn trong việc công bố các thông tin liên quan đến tai nạn. Từ đầu tuần, các ban biên tập đã nhận được các chỉ thị hết sức nghiêm khắc của Ban Tuyên huấn Trung ương. Đó là : « Chỉ được đưa bản tổng kết chính thức của chính quyền. Không được nêu ra thường xuyên các con số, chỉ nên đăng những chủ đề gây xúc động như việc hiến máu, taxi miễn phí…Không được điều tra về các nguyên nhân gây tai nạn, và phải sử dụng các thông tin của chính quyền ».
Nhưng Nhà nước đã không tính đến mạng internet, vốn không ngừng đặt ra các dấu hỏi ngay sau tai nạn. Đặc biệt là đối với quyết định chôn luôn một số toa tàu bị nạn mà không cho tiến hành xét nghiệm. Theo một cuộc thăm dò dư luận được mạng xã hội Vi Bác - vốn được xem là Twitter của Trung Quốc - tiến hành, thì có đến 97% người sử dụng internet không tin một lời nào trong tuyên bố của Bộ Hỏa xa !
Còn báo chí chính thức thì tiếp tục đưa tin về các nỗ lực của đội ngũ cứu hộ, và số tiền hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình là 50.000 nhân dân tệ cho mỗi hộ, tương đương 15.000 euro, bằng tiền mặt. Chỉ riêng tờ Global Times nhận định : « Xã hội Trung Hoa thay đổi, và dân chủ bùng nổ trong thời đại internet, nhưng một số viên chức vẫn tỏ ra ngạo mạn ». Tờ báo cho rằng tính minh bạch có lợi cho hình ảnh của chính phủ vốn đang bị tổn thương.
Trên mạng hiện đang có những lời kêu gọi biểu tình mạnh mẽ. Chẳng hạn với cái tựa « Chúng ta muốn biết sự thật », khoảng hai chục người từ sáu tỉnh kêu gọi thành lập một « nhóm điều tra của công dân ». Nhưng lời kêu gọi này không được xuất hiện trên mạng Vi Bác.
Cuba : Đối lập sát cánh đòi cải tổ triệt để
Nhìn sang Cuba, Le Monde có bài viết « Phe đối lập đoàn kết lại để đòi hỏi phải cải cách ». Đặc phái viên của tờ báo tại La Habana cho biết, trước việc chính quyền tái cơ cấu lại nền kinh tế, các nhà ly khai đã đưa ra các yêu sách về dân chủ.
Le Monde cho biết từ giữa tháng 7, một bản kiến nghị do các phe phái đối lập đồng ký tên vào đã được phổ biến. Oswaldo Paya, một nhà ly khai nổi tiếng nói rằng : « Ông Raul Castro muốn duy trì một nhóm quyền lực đã tại vị suốt 52 năm qua. Anh em nhà Castro sau khi điều hành Cuba như điều khiển một trang trại tư nhân, đã bán tống bán tháo đi. Chúng tôi không muốn rằng chính sách tư nhân hóa cũng như đầu tư ngoại quốc không được sự đồng thuận của công dân ».
Bản tuyên bố đòi hỏi phải sửa đổi luật pháp để đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình và tự do đi lại trong nước cũng như nước ngoài, quyền được thông tin và truy cập internet, bầu cử tự do các cấp, và một Quốc hội lập hiến. Ông Paya nói thêm, các nhà đối lập ủng hộ giáo dục và y tế miễn phí, quyền có nhà ở ; nếu không, các biện pháp của chính phủ sẽ làm tăng thêm sự bất bình đẳng và nguy cơ xung đột xã hội.
Lời kêu gọi trên đây có được sự đồng thuận của tất cả các phe phái đối lập. Từ cánh hữu tự do, phe dân chủ xã hội, cho đến các cựu tù chính trị, nhóm Phụ nữ Áo Trắng, hay nhà hoạt động dân chủ Guillermo Farinas nổi tiếng qua các vụ tuyệt thực. Ông Manuel Cuesta Morua, thuộc phe dân chủ xã hội nhận định : « Cuba cần một sự thay đổi về chính trị, chứ không phải đơn giản là chỉnh đốn về kinh tế ».
Ngân sách, thuế khóa, thất nghiệp… : Tựa chính báo Pháp hôm nay
Tựa chính của các báo Paris hôm nay đề cập đến nhiều đề tài khác nhau. Về tình hình nước Pháp, Le Monde chạy tựa : «Ông Nicolas Sarkozy bị giằng co giữa kỷ luật ngân sách và các lời hứa tranh cử ». Tờ báo nhấn mạnh, trong khi Tổng thống Pháp muốn ghi vào Hiến pháp một « nguyên tắc vàng » về kỷ luật ngân sách, thì ông lại thông báo sẽ không xét lại mức thuế trị giá gia tăng đánh vào các nhà hàng đã được giảm còn 5,5%, trong khi biện pháp này làm cho ngân sách thất thu rất nhiều. Nhật báo thiên hữu Le Figaro cho rằng cần có thêm nhiều cố gắng trong năm tới để đạt được các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2012.
Với tựa đề « Nước Pháp đồng lõa », tờ báo cánh tả Libération bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Viện Kiểm sát cho ngưng điều tra các vụ đầu tư khả nghi nhất là trong địa ốc, từ các vị nguyên thủ quốc gia hết sức giàu có của các nước châu Phi nghèo khổ. Nhật báo công giáo La Croix thì cho biết « Cải cách hành chánh địa phương : Các thị trưởng phản đối ». Dự án quy hoạch lại 36.000 thị trấn nhỏ, nhiều nơi sẽ được sáp nhập với nhau, đã khiến những người đứng đầu các địa phương này lo ngại sẽ bị mất đi quyền lực.
Trên lãnh vực văn hóa, tờ báo cộng sản L’Humanité báo động « Thời tiết xấu cho các bảo tàng » : Trong khi người dân Pháp đang chuộng thăm viếng các công trình nghệ thuật, thì ngân sách lại bị siết chặt, trói tay những người làm công tác văn hóa. Còn về lãnh vực kinh tế, nhật báo Les Echos nhận định : « Thất nghiệp tăng bất ngờ trong tháng Sáu : Một gáo nước lạnh ! » khi trong tháng vừa qua, số người thất nghiệp hoàn toàn ở Pháp, nghĩa là không có cả một việc làm tạm bợ, đã lên đến con số 33.000 người.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.