mercredi 21 avril 2021

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương : EU đổi hẳn cách nhìn với Bắc Kinh


Đăng ngày:

Mới cách đây hai năm, những người hiếm hoi nêu ra ý tưởng này đều vấp phải một bức tường do dự. Đây là lần đầu tiên Liên hiệp Châu Âu (EU) tập trung cho một « chiến lược hợp tác Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Một chiến lược không bao giờ nêu tên Trung Quốc, nhưng cho thấy sự cần thiết phải có lời đáp nhất quán trước một cường quốc châu Á ngày càng đáng lo ngại.


Về hình thức, tài liệu này tránh công khai chỉ trích Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Frédéric Grare của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu (ECFR) ghi nhận « tất cả những nhập nhằng của EU về chủ đề này : tất cả mọi người đều muốn hợp tác với Bắc Kinh, nhưng chỉ một số nhìn thẳng vào những khác biệt về giá trị, trong khi số khác tìm cách xóa mờ những phương diện có thể gây rắc rối trong quan hệ ».

Với lời kêu gọi đồng thuận trong việc hợp tác và quan hệ đối tác, Hội đồng Châu Âu nêu ra danh sách các mục tiêu chiến lược, mà một số cho thấy khoảng cách giữa châu Âu với Trung Quốc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.04.2021


 

Âu- Mỹ tố cáo Nga đưa 100.000 quân đến biên giới Ukraina


Đăng ngày:

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price lên án việc Nga hạn chế các tàu quân sự và các tàu của chính phủ nước ngoài tại ba khu vực ở ngoài khơi Crimée, coi đây là « một sự leo thang tuy không khiêu khích » nhằm làm yếu đi và gây bất ổn Ukraina. Đồng thời bày tỏ « quan ngại sâu sắc » của Washington, trước số lượng đông đảo quân Nga tập trung dọc theo biên giới với Ukraina. Hoa Kỳ kêu gọi Nga ngưng sách nhiễu tàu nước ngoài và giảm bớt số quân đang uy hiếp nước láng giềng.

Thứ Sáu tuần trước, Nga loan báo tạm ngưng trong vòng sáu tháng (24/04-31/10) « việc các tàu quân sự và tàu của các chính phủ đi qua lãnh hải của Liên bang Nga ». Trong ba khu vực liên quan đến lệnh cấm, có vùng biển ngoài khơi đảo Kertch nối Hắc Hải với biển Azov, rất quan trọng cho xuất khẩu ngũ cốc và thép của Ukraina. NATO vốn đã lo ngại về việc Nga tập trận trên biển, yêu cầu Matxcơva bảo đảm tự do được vào các cảng Ukraina ở biển Azov.

Đảo chính Miến Điện : Liên Âu ban hành thêm lệnh trừng phạt


Đăng ngày:

Liên hiệp Châu Âu cho thêm vào danh sách đen 10 nhân vật được cho là có liên quan trực tiếp đến các quyết định làm ảnh hưởng đến Nhà nước pháp quyền tại Miến Điện. Hai công ty mới bị trừng phạt là Myanmar Economic Holdings Ltd (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC). Trước đó hôm 22/03, EU đã trừng phạt 11 tướng lãnh trong đó có người đứng đầu tập đoàn quân sự là tướng Min Aung Hlaing.

Tuần trước, cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet đã cổ vũ các Nhà nước « có những biện pháp tức thời, mang tính quyết định và hiệu quả » để buộc các tướng lãnh chấm dứt đàn áp.

Tin vắn 20.04.2021


(AP) – Tập Cận Bình tuyên bố « chưa bao giờ muốn làm bá chủ »

Phát biểu hôm nay 20/04/2020 tại Diễn đàn Bác Ngao (Boao) tổ chức ở Hải Nam, một sự kiện bắt chước Diễn đàn Davos, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố « Dù phát triển đến đâu đi nữa, Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng, gây ảnh hưởng hoặc chạy đua vũ trang ». Ông cũng chỉ trích « chủ nghĩa đơn phương » tuy không nêu trực tiếp Hoa Kỳ.

AP nhắc lại chi tiêu quân sự của Trung Quốc cao thứ nhì thế giới, và Bắc Kinh đang phát triển các loại hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử, tàu ngầm, chiến đấu cơ và nhiều loại vũ khí hiện đại khác.

Tổng thống Philippines muốn gởi chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ nguồn lợi dầu khí


Đăng ngày:

Ông Duterte tuyên bố, các tàu của hải quân Philippines đang « tuần tra bảo vệ chủ quyền » trong khu vực. AFP dẫn lời tổng thống Philippines nói rằng không muốn xung đột về việc đánh cá vì không tin nguồn lợi hải sản đủ để tranh chấp, nhưng khi bắt đầu khoan tìm dầu khí, sẽ đưa chiến hạm đến để hỗ trợ cho yêu sách của mình. Duterte không quên nhấn mạnh ý định « vẫn là bạn bè » và « chia sẻ nguồn lợi ».

Rodrigo Duterte khi vừa lên cầm quyền năm 2016 đã xích lại gần với Bắc Kinh, đang là mục tiêu bị chỉ trích vì tỏ ra thụ động trước sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Covid-19: Pháp thử nghiệm chứng nhận điện tử, mở đường cho hộ chiếu y tế châu Âu


Đăng ngày:

Kể từ tối 19/04/2021, ứng dụng TousAntiCovid được triển khai tại Pháp từ giữa năm ngoái và hiện có tới hơn 14 triệu người dùng, được cập nhật thêm một chức năng mới, chức năng « y bạ ». Và kinh nghiệm này được áp dụng thử nghiệm cho một số chuyến bay tới đảo Corse và một số vùng hải ngoại của Pháp.

Theo giải thích của chính phủ, ứng dụng TousAntiCovid có một « cuốn sổ » lưu giữ các kết quả xét nghiệm và tình trạng tiêm vac-xin.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.04.2021


 

mardi 20 avril 2021

Bước đại thụt lùi của Kim Jong Un : Nạn đói lại đe dọa Bắc Triều Tiên


Đăng ngày:

Năm ngoái, một người Hàn Quốc định trốn sang miền bắc đã bị bắn chết, xác bị thiêu hủy. Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong), trường đại học Thanh Hoa giải thích : « Các nhà lãnh đạo rất hoang tưởng trước Covid, họ còn nghi con virus corona được những trận bão cát hay tuyết mang đến ». Kim Jong Un coi đây là mối đe dọa nặng nề : thống chế bị bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên cái giá phải trả về kinh tế và chính trị đã vô cùng lớn.

Theo ông Triệu Thông, ngày càng có nhiều dữ kiện cho thấy « có thể đang xảy ra thảm họa nhân đạo » tại Bắc Triều Tiên. Tình hình có vẻ nghiêm trọng cho đến nỗi chính nhà độc tài trẻ tuổi trong cuộc họp đảng Lao Động vào đầu tháng Tư đã báo động các cán bộ phải chuẩn bị cho một « giai đoạn khắc nghiệt », ý nói trận đói khủng khiếp hồi thập niên 90, khiến hàng trăm ngàn, thậm chí một triệu người chết đói sau khi Liên Xô sụp đổ.

Bí ẩn về nguồn gốc Covid khuấy động xung đột Mỹ-Trung


Đăng ngày:


Trang nhất của Le Figaro hôm nay dành cho tổng thống Pháp, trong bài phỏng vấn độc quyền ông Emmanuel Macron khẳng định quyết tâm làm giảm tình trạng tội phạm, « vì quyền được sống yên ổn » của người dân. Libération quan tâm đến những người mà việc giải phẫu phải hoãn lại để dành chỗ cho bệnh nhân Covid, Le Monde nói về nỗ lực trị liệu của ngành y tế để những thủ phạm bạo hành tình dục không tái phạm. Les Echos cảnh báo « Nợ công, quả bom nổ chậm », khi nợ của 35 nước giàu nhất đã tăng gấp bốn lần trong 25 năm qua. La Croix đặt câu hỏi « Một hiệp ước nguyên tử Iran, liệu vẫn còn có thể ? »

Đại dịch xảy ra tại nơi có phòng thí nghiệm P4 : Ngẫu nhiên ?

Về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Les Echos có bài phân tích « Bí mật về nguồn gốc Covid càng làm tăng thêm sự đối địch Mỹ-Trung ». Chính quyền Biden muốn buộc Bắc Kinh phải trả giá vì đã dối trá, giấu diếm nguyên nhân xảy ra đại dịch, đây sẽ là mối đe dọa nặng nề cho Trung Quốc.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.04.2021


 

lundi 19 avril 2021

Lưu Trọng Văn - Sự thật về Quyết định của thủ tướng cho phép FLC biến 174 ha rừng làm sân golf

Thứ hai 05/04/2021 lúc 17:14, Chinhphu.vn đưa tin: "Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

Quy mô của Dự án là 174,01 ha với nguồn vốn đầu tư là 1.142,075 tỉ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu 172,912 tỉ đồng (chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư), vốn vay 969,163 tỉ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư..."

Như vậy phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng người phụ trách lĩnh vực xây dựng đã ký quyết định, chứ không phải thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Nguyễn Gia Việt - Gạc Măng Rê trong tâm thức người Miền Nam


Có bước qua năm tháng chất chồng mới thấy nhớ ngày xưa, thèm những gì mình không còn nữa, những gì thân quen yêu mến gần gũi, muốn quay về khoảnh khắc thương yêu đó.

Nhiều khi bâng quơ nói với mấy đứa sanh sau năm 1995 vầy: "Nè tụi bây, giờ tụi bây đi đâu cũng đụng đồ nhựa, đồ mủ. Xưa xài toàn đồ nhôm, đồ sành, đồ gỗ nó an toàn và có hồn lắm". Nó trợn mắt "Dzậy hả anh? Mà xưa em chưa đẻ ra mừ".

Có thể nói, mấy đứa sau này thiệt thòi, thời hiện đại cái gì cũng tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt. Kêu ngồi thử giặt hai cái áo bằng tay nó khóc rột rẹt như phi tần bị đày đi viễn xứ vậy.

Lưu Trọng Văn - Kẻ nào là đế quốc thưa ngài Raul Castro?

Phát biểu từ chức tại Đại hội Đảng Cộng Sản Cuba, ngài Raul nói:

"Tôi hài lòng rằng chúng ta trao quyền lãnh đạo đất nước cho một đội ngũ lãnh đạo cam kết vì nguyên tắc Cách mạng và chủ nghĩa xã hội, với tinh thần vì nhân dân, đầy tinh thần nhiệt huyết và chống đế quốc...".

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì "đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa".

Ngô Nhân Dụng - Afghanistan: Biden bỏ cuộc

Nước Mỹ tham dự Đại Chiến Thứ Nhất vào tháng Tư năm 1917, một năm rưỡi trước khi chiến tranh chấm dứt. Mỹ bước vào Đại Chiến Thứ Hai sau khi chiến tranh bắt đầu hơn hai năm, và ba năm sau đã kết thúc.

Tướng George Marshall, Tham mưu trưởng thời đó, đã nói phải tiêu diệt quân địch rất nhanh, vì “một nước dân chủ không thể dự một cuộc chiến tranh dài quá bảy năm.” Quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Việt Nam bảy năm sau ngày thủy quân lục chiến đổ bộ vào Đà Nẵng.

Cuộc chiến Afghanistan đã kéo dài 20 năm. Chi phí tổng cộng tới 2 ngàn tỉ mỹ kim. Nhưng không có một phong trào phản chiến nào cả. Hầu như dân Mỹ đã quên. Có lẽ vì trong 20 năm chỉ có 800,000 người Mỹ đã qua Afghanistan rồi về, chưa bằng một phần tư của một phần trăm dân số. Chỉ có 2,448 người đã tử thương, bằng số người bị bắn chết trong khoảng 6 tuần lễ ở nước Mỹ trong năm 2020 – con số trong cuộc chiến Việt Nam là 58,000 người. Hiện nay, quân đội Mỹ còn lại chỉ có 2,500 người, nhiều nhất là 3,500 người, có lúc lên tới 140,000 trong năm 2011.

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện nghĩ cũng lạ, và đằng sau đó là mục đích gì ?


(Cát là tài nguyên không tái tạo, không chỉ đơn giản là vấn đề kinh tế - TM)

Nguyên tắc cơ bản khi làm kinh tế là phải tính chuyện lời lỗ. Không ai bỏ tiền ra để gánh lấy phá sản cả.

Thế mà vừa qua, dư luận xôn xao về chuyện tỉnh An Giang đưa ra đấu thầu quyền khai thác cát đối với mỏ cát trên sông Tiền có trữ lượng hơn 3 triệu m3 là 7,2 tỉ đồng và mỏ cát trên sông Hậu với 1,5 triệu m3 là 4,4 tỉ đồng. Sau nhiều vòng, Công ty TNHH Phúc Thành Tân Châu đã giành quyền khai thác đối với mỏ cát trên sông Hậu với giá 273 tỉ đồng. Nhưng với mỏ cát sông Tiền, Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home đã trả quyền khai thác với giá 2.811 tỉ đồng.

Một con số không tưởng, bởi nếu làm một bài toán đơn giản thì với số tiền trả thầu như thế một mét khối (m3) cát sẽ lên đến giá 1,1 triệu đồng, cao hơn rất nhiều giá bán ra.

dimanche 18 avril 2021

Trần Văn Hiền - Khi Nam Hàn được Bắc Hàn giải phóng


Bắc Hàn sẽ giải phóng Nam Hàn, đánh đuổi đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quân ngụy quyền, thống nhất dân tộc!

Sau khi giải phóng xong, thành phố Seoul sẽ được đổi tên thành thành phố mang tên bác Kim Nhật Thành, và dân Hàn Quốc sẽ chuyển từ đi xe hơi qua xe đạp, được ăn cao lương bo bo. Ai cũng được ấm no không làm mà cũng có ăn như nhau và làm việc theo năng lực hưởng theo nhu cầu !

Các hãng lớn như Huyndai, Kia, Samsung, LG...sẽ được quốc hữu hóa và sản xuất theo dạng hợp tác xã mà thôi. Sẽ không có chuyện kinh tế tư nhân, tất cả phải được nhà nước quản lý.

Nguyễn Ngọc Chu - Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng

Nhà Nguyễn có công vô cùng to lớn trong mở rộng lãnh thổ Việt Nam. Điểm qua vài dữ liệu để biết ơn tiền nhân, không quên lịch sử.

Từ năm 1611-1816, vua chúa nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi từ Phú Yên cho đến tận Hà Tiên.

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, vua chúa nhà Nguyễn lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711. Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngô Nguyệt Hữu - Cải cách giáo dục !

 

Tân thiên tử tân triều thần, tân quan nhân tân chính sách.

Cứ mỗi lần có tân quan, tôi lại nghe nhắc đến cụm từ “cải cách”. Hai tiếng nghe rất đơn giản này lại ẩn chứa trong đó trùng trùng nguy hiểm khôn lường và nguy cơ không sao kể xiết.

Tôi nằm xem mấy chục tập Đại tần Đế quốc, người Trung Hoa lấy phim cổ trang để luận ngày nay, lấy cải cách của Thương Ưởng (nước Tần) mà hệt ngợi ca cải cách của Trung Quốc hiện tại.

Nguyễn Đình Bổn - Lưu Quang Vũ SỈ NHỤC và CĂM GIẬN ai ?


Nhiều người trên Facebook lại chia sẻ bài thơ của Lưu Quang Vũ, cố tình cho rằng đây là "thơ ngăn kéo", ông viết trước khi mất, phản ảnh chế độ cộng sản.

Thực ra không hề như vậy. Lưu Quang Vũ, cũng như tuyệt đại đa số văn nghệ sĩ sống ở miền Bắc, đều phải viết theo chỉ đạo, phải lên án, bôi xấu chế độ Việt Nam Cộng Hòa là "gái điếm nhiều nhất thế giới", nền văn minh chạy theo dục vọng, dân đói rách lầm than, bla bla....

Nói chung sống trong sự ngột ngạt của đàn áp tư tưởng, mù mờ về thông tin, ông Vũ cũng phải tin việc "mỹ ngụy ăn... gan người", miền Nam luôn đói nghèo, không cơm ăn, áo mặc, nhà ở..