mercredi 6 novembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Bao giờ đến thanh niên Việt Nam?

Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ diễn hành vào tối Thứ Ba, 5 Tháng Mười Một, 2019. Hồng Kông rơi vào suy thoái sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài đến tháng thứ năm. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images)
(Người Việt 05/11/2019) Giới thanh niên đang đứng dậy đấu tranh khắp thế giới; ngay tại những nước độc tài khét tiếng như Egypt, Saudi Arabia.

Những cuộc biểu tình chống chế độ của giới trẻ đều bộc phát, không thể đoán trước. Và thường bắt đầu từ những biến cố nhỏ. Các cuộc biểu tình đã đạt được những mục tiêu đầu tiên, như ở Hồng Kông, Ecuador, Chile, Lebanon… dù chưa thành công hoàn toàn. Nhưng sau khi tập hợp xuống đường người ta mới thấy những vấn đề lớn lâu nay vẫn bị chìm lấp có cơ hội nổi bùng lên. Cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục.

Thanh niên khắp nơi ngó về Hồng Kông; cả trong nước Việt Nam, Hồng Kông cũng là đề tài được theo dõi và bàn luận nhất trên các mạng xã hội.

Biển Đông: Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế

Một tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, tại vùng biển cách Việt Nam 130 hải lý. Ảnh tư liệu chụp ngày 14/05/2019.

Một quan chức cao cấp Việt Nam hôm nay 06/11/2019 tuyên bố có thể tiến hành thủ tục pháp lý, trong số nhiều giải pháp khác nhau, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông trước người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.

Reuters dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung trong một hội nghị ở Hà Nội, nói rằng Việt Nam tuy chủ yếu muốn thương lượng, nhưng cũng có những chọn lựa khác. Những biện pháp này gồm cả đàm phán, hòa giải, trọng tài và kiện tụng. Ông Trung nhấn mạnh: "Trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đã dự trù đầy đủ các cơ chế cho chúng tôi để áp dụng các biện pháp này".

Trung Quốc yêu sách hầu hết toàn bộ Biển Đông, và những năm gần đây đã tự ý xây dựng các đảo nhân tạo, quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. 

Hồng Kông: Bắc Kinh đòi phải có các biện pháp "triệt để"

Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ngày 06/11/2019.

Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng) hôm nay 06/11/2019 cho rằng cần phải có những biện pháp triệt để hơn để diệt trừ tận gốc rễ tình trạng hỗn loạn từ nhiều tháng qua tại Hồng Kông. Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau vụ một dân biểu thân Bắc Kinh bị tấn công.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm qua đã cảnh báo không dung thứ cho các hành động « ly khai », và hôm nay ông Hàn Chính nhấn mạnh bạo lực đã vượt quá « lằn ranh đỏ » của Nhà nước pháp quyền và đạo đức.

Phó thủ tướng Trung Quốc phát biểu bên cạnh bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trưởng đặc khu Hồng Kông hiện đang thăm Hoa lục. Về phần bà Lâm - vừa nhận được sự ủng hộ của chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Hai - cực lực lên án vụ tấn công vừa xảy ra. 

Truất phế Trump: Đại sứ Mỹ ở châu Âu thừa nhận có gợi ý về viện trợ với Kiev

Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên hiệp Châu Âu, Gordon Sondland, ra khỏi trụ sở Quốc hội Mỹ, Washington, ngày 28/10/2019.

Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp Châu Âu (EU), ông Gordon Sondland, đầu tuần này thừa nhận có dùng viện trợ quân sự làm áp lực để đòi Ukraina mở điều tra tham nhũng liên quan đến đối thủ chính trị của tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lời khai này được tiết lộ hôm qua 05/11/2019, là một trong những bằng chứng đáng ngại hỗ trợ cho cuộc điều tra của đảng Dân Chủ nhằm truất phế tổng thống Donald Trump. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :

« Trong một lá thư dài ba trang gởi cho ủy ban điều tra Hạ viện, ông Gordon Sondland nói ngược lại với lần trước. Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp Châu Âu cho biết có nhớ lại một cuộc nói chuyện bên lề cuộc gặp giữa phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky.

Tin vắn 06.11.2019


(Reuters)Trung Quốc thiệt mất 35 tỉ đô la vì bị Donald Trump áp thuế hải quan

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã làm doanh số hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ sụt giảm mất 35 tỉ đô la trong sáu tháng đầu năm nay. Con số trên do Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (CNUCED) công bố hôm 05/11/2019. 

Một số nước nhân dịp này đã gia tăng được lượng hàng xuất sang Mỹ, chẳng hạn Đài Loan (tăng 4,2 tỉ đô la), Mêhicô (3,5 tỉ đô la), Liên Hiệp Châu Âu (2,7 tỉ đô la).

15 người chết trong vụ tấn công ở miền nam Thái Lan

Cảnh sát và quân đội Thái tại hiện trường vụ nổ súng. Ảnh tại tỉnh Yala, miền nam Thái Lan, ngày 6/11/2019.

Có ít nhất 15 người thiệt mạng trong vụ tấn công vào hai trạm kiểm soát ở miền nam Thái Lan tối qua. Quân đội Thái hôm nay 06/11/2019 cho rằng thủ phạm là phe Hồi giáo ly khai.

Từ Bangkok, thông tín viên Carol Isoux tường trình :

« Các hung thủ núp trong một khu rừng cao su, loại cây được trồng nhiều nhất trong vùng, đã nổ súng vào trạm kiểm soát do các nhân viên dân sự phụ trách vào khoảng 11 giờ rưỡi khuya hôm qua. Có 12 người chết tại chỗ, ba người khác tử vong ở bệnh viện, và một số người bị thương. 

mardi 5 novembre 2019

Vì sao Trung Quốc sai lầm ở Đông Nam Á?

Biểu tình ở Saigon, Việt Nam, ngày 10/06/2018 chống dự luật thành lập các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bị nghi ngờ để cho Trung Quốc thuê. Ảnh Facebook


Chính quyền Trung Quốc hầu như không thể hiểu vì sao chính phủ các nước khác lại không thể kiểm soát báo chí và khu vực tư nhân theo cùng một kiểu với Bắc Kinh. Tại sao người dân địa phương không chịu mở rộng vòng tay đón nhận đầu tư Trung Quốc, và tại sao Trung Quốc lại bị coi là kẻ xâm lược ? Tình trạng này một phần là do đảng Cộng Sản Trung Quốc độc quyền chính sách đối ngoại.

Tác giả David Hutt trên Asia Times ngày 01/11/2019 đã phân tích về mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Bất chấp bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra, rất nhiều thời gian và cố gắng để đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng hầu hết những chương trình lớn của Bắc Kinh tại các quốc gia láng giềng đều diễn ra không như mong muốn. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan lần này, một dịp mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn cách vắng mặt rất kém ngoại giao, Trung Quốc vẫn khó lòng chiếm được thế thượng phong.
Việt Nam : Dự luật đặc khu bị xếp xó vì dư luận chống đối

Những nghi ngại về mục đích thực sự của Trung Quốc – kể cả Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) có ngân sách lên đến 1.000 tỉ đô la – đang nổi lên trong khu vực, cùng với những cảnh báo do Hoa Kỳ đưa ra về chính sách « ngoại giao bẫy nợ » của Bắc Kinh.

Tâm Chánh - Bi kịch Trà My, một khuyết tật của xã hội Việt Nam


Nạn nhân Phạm Thị Trà My.

Cái chết của 39 người Việt di cư đến Anh cần phải được phân tích, thảo luận ở một tầm mức rộng lớn và sâu sắc hơn nhiều việc tổ chức hay không tổ chức một lễ tưởng niệm.

Nó là một đại sự phát triển. Thậm chí quyết định sự thành công hay thất bại, văn minh hay lạc hậu của dân tộc.

Có một thực tế là, trước thảm kịch ấy, các thiết chế xã hội, văn hóa của đất nước ta không đủ sức bảo vệ sinh mạng của những cô gái kiểu như Trà My.

lundi 4 novembre 2019

Biểu tình Hồng Kông : Ba người nguy kịch

Cảnh sát Hồng Kông ngày càng bị chỉ trích về việc đàn áp người biểu tình. Ảnh chụp ngày 02/11/2019.

Chính quyền Hồng Kông hôm nay 04/11/2019 cho biết có 30 người bị thương vào cuối tuần qua, trong đó ba người đang trong tình trạng nguy kịch. Các cuộc biểu tình chống chính quyền đã diễn ra 22 tuần liên tiếp, và cảnh sát ngày càng bị chỉ trích về việc đàn áp thô bạo.

Ban đầu người biểu tình nắm tay tạo thành « chuỗi người », nhưng sau đó cảnh sát chống bạo động đã xông vào nhiều trung tâm thương mại có đông đảo các gia đình đưa trẻ em đi mua sắm. Cảnh sát xịt hơi cay vào những người đang biểu tình ngồi, kể cả các nhà báo theo dõi đưa tin. Một sinh viên trường đại học Thụ Nhân (Shue Yan) bị phỏng nặng vì một ống hơi cay bắn trúng.

Tại Cityplaza ở Thái Cổ Thành (Tai Koo Shing), một khu phố trung lưu, một người đàn ông đã dùng dao tấn công làm ít nhất năm người bị thương. Kẻ này còn cắn đứt tai dân biểu Triệu Gia Hiền (Andrew Chiu), một khuôn mặt nổi bật của đảng Dân Chủ, khi ông này can ngăn. Theo các nhân chứng, hung thủ nói tiếng quan thoại (thông dụng ở Hoa lục), hô các khẩu hiệu đòi « thu hồi Hồng Kông và Đài Loan ».

Pháp : Nhà văn Jean-Paul Dubois được giải Goncourt 2019

Nhà văn Pháp Jean-Paul Dubois và tác phẩm đoạt giải Goncourt 2019.

Goncourt, giải thưởng văn chương danh giá nhất trong thế giới Pháp ngữ hôm nay 04/11/2019 đã được trao cho nhà văn Jean-Paul Dubois với tác phẩm « Tất cả những con người không sống cùng một cách trên thế giới » (Tous les hommes n’habitent pas le monde de la même façon). 

Cuốn tiểu thuyết do nhà xuất bản L’Olivier ấn hành được coi là một tác phẩm xúc động nói về hạnh phúc đã đánh mất. Người kể chuyện, Paul Hansen, cùng ở chung xà-lim với một tù nhân tên Hells Angel. Nhân vật Paul không hề hối hận vì những gì đã làm để phải vào tù, nhưng «Tous les hommes n’habitent pas le monde de la même façon » là một cuốn tiểu thuyết của tiếc nuối và thất bại. Đó là câu chuyện về một thế giới đang dần biến mất, được thay thế bằng một thế giới khác, trong đó bất công và hoài nghi thống trị.

Nhà văn Jean-Paul Dubois, 69 tuổi, sống tại Toulouse, từng được giải Femina năm 2004 với tác phẩm « Một cuộc đời Pháp » (Une vie française). Tác giả khiêm tốn nói rằng mình được giải nhờ « may mắn ».

Salvador và Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao


Sau khi tổng thống Salvador, Nayib Bukele, vào tối thứ Bảy, ra lệnh trục xuất tất cả các nhà ngoại giao Venezuela trong vòng 48 giờ, hôm qua 03/11/2019 đến lượt tổng thống Venezuela Nicolas Maduro loan báo trục xuất ngoại giao đoàn Salvador với cùng thời hạn. 

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :

« Một quyết định « không thể chấp nhận được », đó là từ ngữ được dùng trong thông cáo của bộ Ngoại Giao khi nói về việc Salvador trục xuất các nhà ngoại giao Venezuela. Trên Twitter, ngoại trưởng Jorge Arreaza nói thêm, với quyết định này « ông Nayib Bukele đã chính thức đóng vai trò con tốt của chính sách ngoại giao Mỹ ».

Tin vắn 04.11.2019

Báo chí chờ đợi trước tòa án Chemsford, Anh, 28/10/2019.

(AFP)Vụ 39 người chết trong xe tải ở Anh : Việt Nam bắt thêm 8 nghi can

Công an Việt Nam hôm nay 04/11/2019 đã bắt thêm 8 người bị nghi ngờ là có liên can đến thảm kịch 39 người Việt bị chết trong một chiếc xe tải tại Essex, gần Luân Đôn hồi cuối tháng 10.

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Hữu Cầu thông báo đang tích cực điều tra để xóa bỏ những đường dây đưa người bất hợp pháp sang Anh. Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết sẽ phối hợp với Anh để đưa thi hài những người xấu số về nước sau khi đã xác định được danh tính. Tuần trước phía Việt Nam đã bắt giữ hai người, còn tại Anh, hai người bị tạm giam và ba người khác được cho tại ngoại hầu tra.

dimanche 3 novembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Đô la là vũ khí đánh Trung Cộng


Hồng Kông quá quan trọng đối với Trung Quốc trong thương mại quốc tế nên Mỹ có một lợi thế là dùng đô la như một vũ khí để đánh Trung Quốc. Trong hình, ngân hàng China Citic Bank International tại quận Wanchai ở Hồng Kông. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)

(Người Việt 01/11/2019)  Quốc Hội Mỹ sẽ biểu quyết dự luật “Nhân Quyền và Dân Chủ cho Hồng Kông.” Tin vừa loan báo, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối Mỹ muốn can thiệp vào nội bộ Trung Quốc ! Tại sao?

Cộng Sản Trung Quốc không lo chính phủ Mỹ sẽ giúp những người tranh đấu đòi cho Hồng Kông sống dân chủ. Mối lo chính là dự luật này, nếu thành luật sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Hồng Kông, nhất là vai trò của Hồng Kông trong đời sống kinh tế nước Trung Hoa.

Bởi vì Hồng Kông là một trung tâm tài chính quốc tế. Và cũng là cửa ngõ để đưa đồng “nhân dân tệ” ra thị trường thế giới, thành nơi đồng tiền Trung Cộng được dùng, được trao đổi với tiền ngoại quốc. Mỗi năm, các cuộc trao đổi thương mại từ lục địa qua Hồng Kông dùng nhân dân tệ lên tới 500 tỉ nguyên ($70 tỉ), số “đồng nguyên” được ký thác trong các ngân hàng ở Hồng Kông đã lên tới 644 tỉ.

Hồng Kông : Tân Hoa Xã lên án vụ tấn công, 200 người biểu tình bị bắt

Trụ sở Tân Hoa Xã ở Hồng Kông bị người biểu tình đập phá ngày 02/11/2019.

Tân Hoa Xã hôm nay 03/11/2019 lên án vụ tấn công « thô bạo » của người biểu tình vào trụ sở của hãng tin nhà nước Trung Quốc, trong khi cảnh sát Hồng Kông loan báo đã bắt giữ 200 người trong các cuộc biểu tình dữ dội hôm qua.

Đây là lần đầu tiên trụ sở Tân Hoa Xã tại Hồng Kông bị tấn công - một thách thức trực tiếp đối với Bắc Kinh. Nhiều cánh cửa và hệ thống báo động bị đập vỡ, sảnh tiếp khách bị quẳng bom xăng vào và xịt sơn. Reuters ghi nhận sáng sớm hôm nay nhân viên đang dọn dẹp trước những cặp mắt tò mò của du khách. 

Hơn 200 người đã bị câu lưu trong đêm qua, sau cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia. Đạn cao su, hơi cay, và vòi rồng được sử dụng cho đến tận sáng nay vì vẫn còn những nhóm người biểu tình chơi trò cút bắt với cảnh sát chống bạo động. Dân chúng tố cáo chính cảnh sát đã gây căng thẳng. Một clip trên mạng cho thấy một thanh niên đang ngồi trong xe hơi, chỉ vì nghe bản nhạc « Nguyện vinh quang quy Hương Cảng » nên đã bị cảnh sát lôi ra khỏi xe đánh đập.

Dương Quốc Chính - Tử tế với người tị nạn


Thủ tướng Anh Boris Johnson và cảnh sát trưởng Essex tưởng niệm 39 nạn nhân tại Grays, ngày 28/10/2019.
Hôm nọ xem hội luận bàn tròn trên BBC thấy có chi tiết này đồng quan điểm với mình. Đó là lý do khiến người Việt vượt biên sang Anh nhiều chính là vì cả công dân lẫn nhà chức trách ở Anh và Pháp (nơi tập kết trung chuyển) quá tử tế với dân tị nạn. 

Người tị nạn ở Pháp, ở trong trại, còn được các tổ chức thiện nguyện đến cho thức ăn, quần áo, đưa đi tắm giặt... Trốn không thoát thì cảnh sát Pháp thả cho về để...trốn lại ! 

Sang Anh làm việc chui mà bị bắt thì người Anh đối xử cũng tử tế, tạo điều kiện để cho nhập tịch. Cảnh sát Anh có hốt được thì cũng đối xử tử tế văn minh, trả về Pháp cho trốn lại. Kể cả trồng cỏ có bị đi tù cũng sướng.

Phạm Ngọc Hưng - Tại sao Việt Nam không có thị trường môi giới cạnh tranh như Phi ?


Bảng quảng cáo của một công ty xuất khẩu lao động bên ngoài nhà máy Formosa, Hà Tĩnh, 28/10/2019.
Năm vừa rồi Philippines nhận được 32 tỉ đô la Mỹ tiền kiều hối, gấp 2.5 lần so với Việt Nam, trong đó có một phần lớn là do lao động xuất khẩu gửi về.

Trên thế giới, Phi đứng thứ 4 về xuất khẩu lao động, sau Ấn, Trung Quốc và Mễ. Nhưng nếu cần có một đơn cử để so sánh, thì không có nước nào gần gũi hơn Phi.

Lao động Phi có lợi thế hơn lao động Việt là nói tiếng Anh tốt hơn, tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của Phi là có một thị trường môi giới cạnh tranh.

Lưu Trọng Văn - Đạo đức giả !


Đoàn xe của một công ty mai táng đến Essex, nơi phát hiện 39 thỉ thể, 25/10/2019.
Báo Tuổi Trẻ đăng bài của tác giả có tên là Chiêu Văn về cái chết của 39 công dân Việt trong container tại Anh. Nội dung đổ cho chính sách nhập cư của Anh là thủ phạm chính của những cái chết thương tâm này.

Hãy coi Chiêu Văn đại diện cho Tuổi Trẻ viết gì.

"Nhưng trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ, và thậm chí không phải của bọn buôn người. Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu”.

Quang Vĩnh - Thảm nạn 39 người Việt chết : Đừng vội phủi tay !


Một góc xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Cách đây hai, ba năm các báo Việt Nam đã viết về “những ngôi làng tỉ phú ở xứ Nghệ”. Đó là những xã thuần nông, mỗi hộ có vài ba sào ruộng khoán nên người dân phải bươn chai khắp nơi để mưu sinh; rất nhiều người dân qua Lào làm ăn và thành đạt. Từ những năm 2000, dân huyện Diễn Châu, Nghệ An đua nhau xây nhà tầng.

Đặc biệt, tại Xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, người dân xã Đô Thành (Yên Thành) bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước Đức, Ba Lan, Anh, Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn - hợp pháp có, bất hợp pháp có. Chỉ trong thời gian ngắn, Đô Thành thay da đổi thịt một cách nhanh chóng.

Từ đầu năm 1990 đến nay, đã 29 năm, Nhà nước có biết việc “xuất khẩu lao động” ở Nghệ An, Hà Tĩnh không? Có biện pháp nào ngăn chặn không? Ngày 30/10/19, Cảnh sát Anh vẫn đang điều tra và chưa rõ quốc tịch của 39 nạn nhân nhưng chiều ngày 30/10, cơ quan điều tra Tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”, diễn ra từ 2016 đến nay?

Nguyễn Ngọc Chu - Đại học Kinh doanh Hà Nội, sao lại chối bỏ trách nhiệm ?


1. Đại học Kinh doanh Hà Nội đã nhập giáo trình “Developing Chinese” của Trung Quốc làm giáo trình của mình để dạy cho sinh viên khoa Trung-Nhật. Trong giáo trình này có hình “đường lưỡi bò’ ở trang 32 cuốn Nghe sơ cấp 1, và ở trang 36 cuốn Đọc.

Đây là lỗi lớn của Đại học Kinh doanh Hà Nội.

2. Thế nhưng, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh Hà Nội lại chối bỏ trách nhiệm:

"Tôi cho rằng cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài. Cái này phải thuộc về nhà nước chứ không phải của trường. Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa vào bản đồ như vậy". (VnExpress, 03/11/2019).

Tâm Chánh - Người Việt di cư và đạo lý sợi dây diều



Điều đáng ngạc nhiên là ở một xứ sở hàng 500 năm nay đối diện thường xuyên với nạn di cư, nhưng mớ tri thức mà chúng ta mang ra để trao đổi, tranh luận xung quanh thảm kịch 39 nhân mạng nghèo nàn không thể tưởng tượng.

Chúng ta từng có những cộng đồng di cư tạo ra vùng đất mới phía nam.

Rồi tiếp nối là cộng đồng di cư góp mặt một cách tích cực vào hình thành một thể chế có bản sắc văn hóa, cập nhật với thời đại ở một vùng đất rộng lớn, có ảnh hưởng mang tên Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng ta từng có những người chân đăng tạo ra dấu vết người Việt bên ngoài lãnh thổ.