vendredi 2 août 2019

Pompeo chỉ trích Trung Quốc, cổ vũ ASEAN xích gần lại với Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đứng cạnh ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các đồng nhiệm khác tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Bangkok, ngày 02/08/2019.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay 02/08/2019 tại Bangkok chỉ trích các hành vi  của Trung Quốc, đồng thời cổ vũ các nước ASEAN đặt lòng tin vào Hoa Kỳ.

Ông Mike Pompeo tuyên bố với các ngoại trưởng ASEAN : « Hoa Kỳ nay là nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới, và tiêu thụ của Mỹ làm tăng nhu cầu các sản phẩm Đông Nam Á. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm nhất (…). Đầu tư của Mỹ không phục vụ cho một chính phủ hay một đảng chính trị nào ». 

Ông nói thêm, Hoa Kỳ không tài trợ xây cầu để đòi hỏi lòng trung thành, đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ chứ không tạo ra bẫy nợ. Ngoại trưởng Mỹ khuyến khích các nước ASEAN xích lại gần với Washington thay vì Bắc Kinh, trong bối cảnh tổng thống Donald Trump tái thúc đẩy cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Tin vắn 02.08.2019



Tướng Robert Brown, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.
(Inquier)Mỹ sẽ tập trung tập trận tại Biển Đông trong năm 2020

Tướng Robert Brown, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương hôm nay 02/08/2019 cho biết cuộc tập trận chính của Mỹ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương trong năm 2020 sẽ tập trung vào kịch bản Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bành trướng tại vùng biển chiến lược này. 

Được biết quân đội Mỹ sẽ có hai cuộc tập trận lớn năm 2020, một tại Thái Bình Dương và một ở châu Âu. Hoa Kỳ hiện có 85.000 quân tại vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Mạnh Kim - Thế giới đổi thay, Việt Nam tiếp tục « ba không » ?



Không có hình ảnh nào khiến “vực dậy niềm tin” người dân trong các sự kiện căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc bằng tấm ảnh Reuters chụp Phạm Bình Minh nhìn chằm chằm Dương Khiết Trì, khi Dương đến Hà Nội ngày 18-6-2014 để giải quyết cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981. 

Thế nhưng cái “ánh mắt nảy lửa” ấy đã chẳng kéo dài. Sau khi Dương về, Hà Nội lại nhũn nhặn. Từ năm 1998 đến giờ, thế giới đã thay đổi cực kỳ khủng khiếp. Từ năm 1998 đến nay, gần như không có nước nào là không thay đổi chính sách đối ngoại để phù hợp với bối cảnh địa chính trị mới. 

Từ năm 1998 đến nay, Trung Quốc đã lột xác toàn diện. Bắc Kinh liên tục cập nhật và thay đổi các mô hình đối ngoại, với việc đưa ra hết khái niệm này đến khái niệm khác, để làm sao thực hiện thành công chiến lược bành trướng siêu vĩ mô của họ. Từ cái gọi là “tân hình đại quốc quan hệ” (quan hệ nước lớn kiểu mới); “chu biên ngoại giao” (ngoại giao với các quốc gia láng giềng); “mệnh cộng đồng thể” (cộng đồng có chung vận mệnh); đến “tẩu xuất khứ” (chiến lược đầu tư ra nước ngoài)… 

Trương Nhân Tuấn - Tư Chính : Kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình ?



Ý kiến ngắn gọn của tôi về kiện hay không kiện, biểu tình hay không biểu tình vụ Tư Chính. 

Việt Nam đã phạm "sai lầm chiến lược" vì đã không đứng chung với Phi để kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) tháng Giêng 2013. Sai lầm vì Việt Nam (và các học giả thế giới) không ai dự trù được dân Phi lại bầu lên một ông tổng thống tầm Duterte. 

Phán quyết của Tòa PCA ngày 11-7-2016 nếu được áp dụng thì tất cả những yêu sách của Trung Quốc ở Trường Sa, như về chủ quyền, về "vùng nước chung quanh" hay về "vùng nước lịch sử" đều bị hóa giải. Trung Quốc không còn lý do nào để quấy nhiễu bãi Tư Chính như đã thấy hiện nay. 

Nguyễn Quang Dy - Việt Nam tại bước ngoặt mới: Tiến thoái lưỡng nan



Tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tự tiện ngang dọc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 03/07 đến 02/08/2019.
(Viet-Studies 01/08/2019) Thế kỷ 21 có nhiều nghịch lý, vì biến số (variables) ngày càng tăng và hằng số (constants) ngày càng giảm, làm chính trị quốc gia và trật tự thế giới biến đổi khó lường. Trong khi thế giới thay đổi quá nhanh (theo biến số) thì tư duy con người thay đổi quá chậm (theo hằng số), như một nghịch lý trong nhận thức về thế giới. Sử gia Yuval Harari cho rằng thế kỷ 21 là thời kỳ “hậu sự thật” (post truth) với nhiều “tin vịt” (fake news), làm người ta dễ ngộ nhận.

Bài này đề cập đến mấy vấn đề lớn có nhiều biến số, đang thách thức Việt Nam tại bước ngoặt mới năm 2019: (1) Trung Quốc đang bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính. (2) Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp tai họa do quá nhiều đập thủy điện. (3) Đối đầu Mỹ-Trung có thể làm cho Việt Nam “lợi bất cập hại”. (4) Trước bức tranh địa chính trị đầy bất trắc, muốn thoát hiểm Việt Nam phải quyết điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế, trước khi quá muộn. 

Khủng hoảng bãi Tư Chính

Sự kiện giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 (5/2014) là một cú sốc, gây khủng hoảng Biển Đông, xô đẩy Việt Nam về phía Mỹ, như “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Nhưng sự cố đó có lẽ chưa đủ mạnh để thắng nguyên trạng. Quan hệ Trung-Việt tuy xa hơn “nhưng không quá xa”, và quan hệ Mỹ-Việt tuy gần hơn “nhưng không quá gần” (Alexander Vuving). Việt Nam vẫn cố giữ thăng bằng với Mỹ-Trung, với chính sách quốc phòng “ba không”. 

jeudi 1 août 2019

Trump đánh thuế 10% lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại



Thành phố Thượng Hải, nơi diễn ra đàm phán thương mại Mỹ-Trung, 31/07/2019.
(Reuters & AFP 01/08/2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 01/08/2019 loan báo kể từ ngày 01/09 tới sẽ đánh thuế bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc hiện vẫn còn nằm ngoài tầm ngắm.

Ông Trump viết trên Twitter : « Đàm phán thương mại tiếp tục, và trong thời gian thương lượng, Hoa Kỳ kể từ ngày 01/09 tới sẽ bắt đầu áp thuế hải quan bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu còn lại »

Tổng thống Mỹ nói thêm là quyết định này không liên quan đến 250 tỉ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã bị đánh thuế 25%. Ông tố cáo Bắc Kinh không giữ hai lời hứa : sẽ mua nhiều nông sản Mỹ và ngưng bán fentanyl - chất gây nghiện đang công phá nước Mỹ và Trung Quốc là nhà sản xuất chính.

Tuấn Khanh - Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma ?



Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. 

Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Nhưng Bắc Kinh rõ ràng không dừng lại, và bộc lộ rõ việc muốn chiếm lấy bãi Tư Chính. Ngày 26/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Tư Chính kể từ tháng Năm”, cho thấy cuộc tranh chấp có nội dung lớn hơn: Bắc Kinh muốn hoàn thành đại nghiệp đường 9 đoạn trên Biển Đông, mà Việt Nam là kẻ gây khó trước mắt.

mercredi 31 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Mồm chó vó ngựa

Đôi lời : Bài « chửi mất gà » này quả là đanh đá, nhưng phản ánh sự căm phẫn của người Việt trước trò hề vừa ăn cướp vừa la làng của bọn bành trướng, nên TM đăng lại ở đây.

Oánh à, đây là lần thứ bao nhiêu Oánh mồm chó vó ngựa rồi? Đây là lần thứ mấy Oánh đại diện bầy đàn Oánh sủa Oánh hí ngôn ngữ của loài Khựa rồi?

Oánh nghĩ chính quyền Trung Cộng sẽ còn tồn tại đến bao giờ để mồm chó Oánh sủa, vó ngựa Oánh hí thế? Oánh có biết cả thế giới này nhìn Trung Cộng như quái thai của lịch sử, nhìn Oánh nhìn Tập như quái vật lạc nguồn mà Oánh vẫn nghĩ thơm tho hả Oánh?

Oánh dân ngoại giao mà Oánh coi thường luật pháp quốc tế, Oánh phát ngôn y như em gái bất động sản Alibaba phá xe ủi thế Oánh? Không lẽ cái loa ngoại giao nhà Oánh tru ra thế giới nó xấu nó hôi nó ồn ào nó đầy tạp âm thế sao Oánh ?

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể để kẻ xâm lược thắng thầu cao tốc Bắc-Nam !



Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở bãi Tư Chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc-Nam không thể không biết.
 
Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.

SAO LẠI LÀM KHÓ ĐỒNG BÀO MÌNH? – CÂU HỎI ĐỚN ĐAU KHÔNG MUỐN TRẢ LỜI ! 

Các tiêu chuẩn tài chính đấu thầu cao tốc đường bộ Bắc-Nam hoàn toàn bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ phù hợp cho các nhà thầu nước ngoài - mà đa phần đến từ Trung Quốc. Ai đã đưa ra những tiêu chí để loại bỏ phần lớn các doanh nghiệp Việt? Người ra đề thầu có chịu ảnh hưởng của ai không?

I. CÁC TIÊU CHÍ BỘ GTVT ĐƯA RA ĐỂ LÀM KHÓ NGƯỜI VIỆT 

Bãi Tư Chính: Tranh chấp song phương hay đa phương và Việt Nam cần làm gì?



Trên BBC có bài phỏng vấn ông Ngô Vĩnh Long, giáo sư đại học Maine ở Mỹ. GS Long cho rằng "VN thua ở bãi Tư Chính", mà nguyên nhân là vì VN không "đa phương hóa Biển Đông". Đây là điều mà GS Long cho rằng ông đã đã cảnh báo VN "từ mười mấy năm nay". Dẫn nguyên văn: 

"Họ (TQ) muốn đây là vấn đề song phương, mà vấn đề song phương thì các nước khác không được dính líu vào. Chỉ là giữa Trung Quốc với Việt Nam thôi. Thì vấn đề này Việt Nam phải suy nghĩ, vì trong mười mấy năm qua chúng tôi nói là Việt Nam phải cố gắng đa phương hóa vấn đề Biển Đông."

Điều đáng tiếc là trong bài phỏng vấn, GS Long đã không cắt nghĩa để độc giả hiểu thế nào là "đa phương hóa tranh chấp ở Biển Đông", đặc biệt ở bãi Tư Chính.

Tranh chấp Tư Chính bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền


Vụ bãi Tư Chính, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao của cả hai bên lên tiếng phản đối nhau, nội dung xét ra không khác chi nhiều. 

Ngô Nhân Dụng - Các nhà chính trị nên dự Tour de France


Egan Bernal của Colombia vô địch Tour de France 2019. (Hình: AP Photo/Michel Euler)

(Người Việt 30/07/2019) Hiện nay, khi dạy dỗ con cái sống xứng đáng làm người, chắc không mấy ai bảo con hãy nhìn các nhà chính trị mà noi gương. Ít thấy những người lãnh đạo biểu lộ các đức tính mà loài người vẫn coi là đáng vun trồng trong tâm hồn trẻ em: Thành thật, bao dung, nhân từ, trung tín, đặt công ích trên tư lợi, hòa hợp với người chung quanh, kính trọng người khác mình hay chống lại mình, hy sinh cá nhân cho tập thể, vân vân.

Nhìn khắp thế giới, chúng ta khó thấy một vị tổng thống, thủ tướng hay một lãnh tụ đối lập nào biểu lộ các đức tính đó. Trong một phạm vi nhỏ, có thấy một ông, bà dân biểu, nghị sĩ, thống đốc tiểu bang hay thị trưởng, nghị viên nào đáng làm gương cho các thiếu nhi hay không? Rất khó kiếm ra.

Nhiều người nghĩ rằng chính trị là một cuộc tranh đua rất gay gắt, không thể nào theo các quy tắc và tục lệ thông thường. Khi tranh đua thì mạnh được, yếu thua, “cá lớn nuốt cá bé.” Không thể nghe lời dạy “chị ngã em nâng” hay “lá lành đùm lá rách.” Các nhà chính trị mạt sát nhau không tiếc lời. Vu cáo nhau nếu ích lợi cho mình. Thấy người té thì không nâng lên mà phải nhân cơ hội đạp thêm cho nó một cái. Chính trị là một thế giới mà bước vào đó là phải chấp nhận sẽ không thể sống theo các quy tắc bình thường.

Nguyễn Hồng Lam - Không ai là cao thủ, hay câu chuyện truyền thông mì chính cánh



Từ đầu trận đến giờ, tôi chưa từng viết nửa chữ về vụ Asanzo. Tôi không thích theo trend, không muốn dây dưa với những câu chuyện đang chờ giải quyết. Lại càng không ưa gì chuyện cố chứng minh, tỏ ra hiểu biết, cố góp lời vào dàn đồng ca tranh cãi đã quá ồn ào, trong khi thật sự không chắc mình đã am tường mọi ngóc ngách sự việc. 

Mọi bất đồng, văn minh nhất là cứ để luật pháp giải quyết. Tôi ủng hộ việc Asanzo kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa. Ai đúng ai sai, không phải những lời lẽ sắc bén có, bẩn bựa có của các cá nhân cầm bút mà sẽ do Tòa án quyết định.

Có điều, những ồn ào vụ việc lại nhắc tôi nhớ một vụ khác, nghiêm trọng hơn nhiều. Những bạn có thâm niên làm báo, hoặc thâm niên quan tâm các vấn đề báo chí trên 20 năm chắc chắn sẽ còn nhớ vụ tôi sắp kể. Và vì thế, tôi sẽ không nêu tên cụ thể bất kỳ ai có liên quan mà không lo chuyện người đọc sẽ nghĩ rằng tôi bịa.

mardi 30 juillet 2019

Tư Chính: Trung Quốc ngoan cố khiến Việt Nam phản ứng mạnh

Đường đi chằng chịt của chiếc Hải Dương Địa Chất 8 Trung Quốc tại bãi Tư Chính của Việt Nam từ ngày 3 đến 28/07/2019.

Trước sự kiện Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cùng với nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra Tuyên bố về Biển Đông. Cho đến sáng hôm qua 29/07/2019 đã có 14 tổ chức và khoảng 750 người ký vào tuyên bố.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc nhóm chủ trương bản tuyên bố trên, về vấn đề này.

RFI: Kính chào Phó giáo sư Hoàng Dũng. Như vậy là một lần nữa Trung Quốc lại xâm phạm biển đảo Việt Nam, và một lần nữa các tổ chức xã hội dân sự lại phải ra tuyên bố…

PGS Hoàng Dũng : Sở dĩ chúng tôi đề nghị phải lên tiếng tố cáo trước Hội đồng Bảo an, trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và thềm lục địa của Việt Nam, vì khi có trộm cướp xâm nhập, thì điều đầu tiên là chủ nhà phải la làng. Nếu không la làng, không chỉ rõ là ai xâm phạm nhà anh một cách bất hợp pháp, chính anh không kêu lên thì ai có thể cứu anh được. Làm sao thuyết phục người khác là anh có chính nghĩa.

lundi 29 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Người giàu Việt, Phật ngoại và tham sân si



Người giàu Việt Nam ôm tiền đi cúng "Phật ngoại" để khoe mẽ sự giàu có, về vẫn tham sân si như thường ! 

Ở Nepal, trong các tu viện, mỗi lần hành lễ trong một tu viện lớn tầm 500 chỗ được chia thành hai khu riêng biệt. Một khu dành cho tăng ni tụng niệm; một khu có ghi chữ "Vietnamese", tức là dành cho giới Phật tử Việt Nam. Thế mới thấy, người Việt Nam mình mê "Phật ngoại" đến mức nào !

"Phật tử Việt Nam" ở đây, nghiễm nhiên không có bóng dáng của những "người nghèo theo Phật". Đa số là những người giàu, đại gia, văn nghệ sĩ có thu nhập cao. Hàng năm, họ đi theo các tour "tâm linh", với chi phí không dưới 100 triệu đồng.

Vì sao Nga đàn áp thô bạo biểu tình ở Matxcơva ?

Một người biểu tình tại Matxcơva ngày 27/07/2019 bị cảnh sát bắt.

Vụ đàn áp biểu tình tại Matxcơva được tất cả các báo Paris chú ý. Les Echos nhận xét : « Chế độ Nga đang trong thế thủ », Libération dành hai trang báo để nói về « Đàn áp ở Nga : Matxcơva thô bạo trước đối lập ». Trang web của Le Monde cho biết « Trên 1.000 người biểu tình ở Matxcơva bị bắt : Phản ứng phẫn nộ ở khắp nơi», còn La Croix có bài phóng sự mang tựa đề « Tại Matxcơva, đối lập là mục tiêu đàn áp tàn bạo ».

Người biểu tình ôn hòa bị cảnh sát tấn công thô bạo

Thông tín viên của Libération mô tả, trên quảng trường Tverskaia gần Tòa đô chính Matxcơva, những người biểu tình cố trụ lại ở khoảng giữa hai bức tượng Lênin và và Iouri Dolgorouki, người sáng lập thủ đô nước Nga. Lực lượng cảnh sát hùng hậu đẩy lùi họ bằng dùi cui, một thanh niên người đầy máu bị thô bạo bắt đi trong những tiếng la phẫn nộ của đám đông. Vài chiếc chai nhựa được quăng về phía cảnh sát – phương tiện đối phó trông thật tội nghiệp so với lực lượng an ninh vũ trang tận răng, được mệnh danh là « phi hành gia ».

Thông tín viên La Croix tại Matxcơva nhìn thấy một cảnh khác : năm vệ binh quốc gia đeo mặt nạ, lao vào một nhóm 300 người biểu tình đang nghỉ mệt gần nhà hát Bolchoi, gần đó là hàng hàng lớp lớp cảnh sát chống bạo động. Vệ binh bất ngờ phang dùi cui tán loạn, một thanh niên đang ngồi nghỉ bị đánh ngã gục, ba phụ nữ cố gắng bảo vệ anh này cũng bị lôi về xe cảnh sát, đám đông la to « phát-xít ». Anh thanh niên trên đây bị gãy xương sườn, chấn thương sọ não, nhưng bộ phận cấp cứu để mặc không chịu nhận…

dimanche 28 juillet 2019

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt – Trả lời câu hỏi « Kiện Trung Quốc làm gì ? »



Tình cờ đọc một comment cũ rích của thanh niên đỏ điển hình thắc mắc: Phillipines thắng kiện Trung Quốc ở Biển Đông, rồi thì sao ? Nó vẫn lấn tới, kiện làm gì ! Ta nên trả lời thế nào?

Nôm na là nếu so Philippines với Trung Quốc về kích cỡ thì Phi chính là người đi bộ, Trung Quốc là người đi xe ô tô, và luật quốc tế về biển là luật an toàn giao thông. Biển Đông là một góc phố, và khu vực thường xảy ra tranh chấp chính là chỗ ngựa vằn sang đường.

Bối cảnh hiện tại của Biển Đông loạn khá giống bối cảnh giao thông Việt Nam, mạnh ai người ấy đi. Và thằng mạnh nhất, tinh vi nhất, kềnh càng tốn diện tích nhất chính là bọn đi ô tô. Nhóm yếu thế như đi xe đạp, đi bộ là khổ nhất. Ở các khu vực văn minh, thì nhóm yếu thế dần được bảo vệ, thông qua luật pháp và các quy định về trách nhiệm. 

Mạnh Kim - Sài Gòn dễ thương



Sài Gòn dễ thương dã man ! Dễ thương, đặc biệt dễ thương, là những người lao động bình dân. Như thể họ càng sống “thấp” ở tầng đáy xã hội thì tâm hồn họ càng cao. Như thể họ muốn chồi lên, không phải để tìm ánh nắng, mà để cho người ta thấy họ đẹp như thế nào, đáng chiêm ngưỡng và đáng ngắm nhìn như thế nào. 

Sài Gòn chắc không bao giờ có anh xe ôm nào không chỉ đường khi được hỏi. Chắc ít có bà bán xôi nào mà không biết bán thiếu. 

Tôi thích lang thang vào những hẻm sâu hun hút ở Sài Gòn. Đó là những nơi còn lưu lại nhiều nét sinh hoạt của Sài Gòn xưa - Sài Gòn của Bình Thạnh, Sài Gòn của Gò Vấp, Sài Gòn của Thị Nghè - mỗi nơi mỗi khác, trong cái giống chung của “đặc tính Sài Gòn”.

Huỳnh Ngọc Chênh - Bước thụt lùi của Nhà nước trong việc dựa vào dân để đấu tranh với Tàu cộng



Rất nhiều bạn bè của tui, trong đó có nhiều facebooker nổi tiếng đã đăng lại tấm ảnh về cuộc mít-tinh trong hội trường chống Trung Quốc vào năm 2014, với những lời bình tiêu cực và thiếu thiện cảm.

Đó là tấm ảnh chụp các đoàn thể và nhân sĩ trí thức được phép biểu tình tại hội trường nhà văn hóa Thanh Niên TP HCM vào ngày 10/05/ 2014 (mà cũng có thể là tấm hình chụp tại bất cứ hội trường nào đó trên toàn quốc) sau việc Tàu cộng hạ dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý vào ngày 02/05/2014. Hôm đó tui có mặt trong cuộc mít-tinh nầy để quan sát.

Đó là lần đầu tiên kể từ sau hội nghị Thành Đô 1990, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công khai cho phép các đoàn thể quần chúng của đảng đứng ra mít-tinh phản đối Tàu cộng, và ngấm ngầm bật đèn xanh cho quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình. Tui đánh giá đây là bước tiến rất lớn của nhà cầm quyền, khi biết dựa vào nhân dân để gây áp lực đấu tranh với Tàu cộng.

Nguyễn Quang Duy - Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia


Một chuyền may tại Nhà máy Dệt may Thành Công ở Saigon, 09/07/2019.

Ngày 10/06/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch Thư (Sách Trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.

Tư nhân nhiều nhưng nhỏ

Theo Bạch Thư vào thời điểm 31/12/2017, Nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn, cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động. Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng. Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn. 

Tư nhân chịu thua thiệt

Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỉ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỉ đồng, 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc. Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỉ đồng vốn, 11,7 triệu tỉ đồng doanh thu, 291.600 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc. Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu. Cứ 2 tỉ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỉ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc. 

Đoàn Bảo Châu - Thành công rồi đấy, mở mắt ra chưa?



Hành động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông là rất nghiêm trọng, nhưng người dân không hề xuống đường phản đối. Mà nó không ra đấy để hóng mát đâu, nếu thấy có dầu là nó hạ đặt giàn khoan trong tương lai đấy.

Đừng ngạc nhiên và nghĩ người dân thờ ơ. Chỉ ở cái xứ xở này thì chính quyền mới có cái kiểu hành xử quái gở như những năm qua. Dân xuống đường biểu tình chống tầu Trung Quốc cắt cáp quang: Đánh. Chống dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt trái pháp: Đánh. Dân biểu tình phản đối Formosa, bảo vệ biển: Đánh. Lên gối, xuống chỏ, đánh vỡ mặt mũi dân, quẳng dân lên xe tàn nhẫn như đối xử với những con vật. Dùng cả báo chí chụp mũ họ là những thành phần phản động, gây rối trật tự công cộng.

Tôi đồng ý khi nhiều bạn gọi những kẻ ra lệnh và những kẻ thừa hành lệnh đánh đập người biểu tình là lũ con hoang. Không thể có cách gọi nào chính xác hơn. Con hoang nên nó không biết đâu là mẹ cha thật sự, chúng như những con chó săn, được chủ quẳng một miếng xương, xùy một tiếng là xông vào cắn người dân mà không cần phân biệt đâu là đúng là sai.