lundi 9 septembre 2024
Nguyễn Thông -Cơn bão đi qua (2)
Bão số 3 tan rồi nhưng nó để lại, đọng lại những điều khủng khiếp, trên đời thực và trong lòng người.
Rồi sau này những đứa trẻ bây giờ sẽ kể lại cho con cháu chúng nghe về trận bão năm Giáp Thìn 2024 từ ký ức khó phai nhạt. Những điều vui có thể dễ quên, chứ những bất hạnh, ghê gớm thì sâu đậm lắm.
Ông anh rể tôi, một nạn nhân cải cách ruộng đất, cứ mỗi lần anh em có dịp ngồi với nhau, anh ấy kể cha mình bị đấu tố và bắn thế nào, tôi có cảm giác từng giọt máu rơi lộp độp xuống bàn.
Bông Lau - Hạnh phúc
Những dòng hồi ký viết mấy tháng qua là nét chấm phá của một bức tranh muôn màu phức tạp, của một người đang góp phần chống khủng bố, kẻ thù của xã hội văn minh.
Từ những lăng kiếng ảm đạm miêu tả con chuột bị bịnh mà tác giả phải tự tay lau chùi làm vệ sinh, đến con chó hoang lang thang trong doanh trại, rồi những đêm không ngủ cô đơn buồn bực nhớ nhung đời sống thành phố và những người thân yêu nơi ấy.
Lăng kiếng màu hồng “vinh quang” và “hào hùng” của người viễn chinh là những chuyến bay đêm vào vùng được coi là nguy hiểm nhứt của Trung Đông.
Trương Thanh Liêm - Năm Thìn bão lụt
Bão lớn ở miền Bắc năm nay là đúng năm Giáp Thìn.
Hồi tôi còn nhỏ chút xíu học lớp một lớp hai trường làng ở Cần Giuộc, Long An. Cứ tối tối sau khi cả nhà thắp hết đèn dầu thì tôi với thằng em họ hay lên bộ ván ngựa ở giữa nhà ngói ba gian nghe ông nội đọc sách chữ Nho và kể chuyện đời xưa.
Lúc ấy có một thành ngữ "Năm Thìn bão lụt" hay được nhắc đi nhắc lại với sự cẩn trọng. Nhiều chuyện xoay quanh trận bão lụt đó.
Nguyễn Đình Bổn - Cũng khó hiểu!
Tôi vốn duy lý hơn duy tâm nên những cách đặt tên năm của âm lịch như Tý, Sửu, Dần, Mẹo... tôi chỉ coi là một cách đặt tên ngẫu hứng nào đó của các vị tạo ra loại lịch này.
Câu nói dân gian "năm Thìn bão lụt" là do Thìn tượng trưng cho rồng. Mà rồng theo văn hóa Trung Quốc (mà Việt Nam bị ảnh hưởng) là linh vật làm mưa tôi cũng không tin lắm.
Hoặc trong âm lịch, chu kỳ 60 năm được gọi là một hoa giáp, các chuyển động về thời tiết, mùa màng... lặp lại cũng khó chứng minh là đúng.
dimanche 8 septembre 2024
Phương Ngô - Hơn 200 bài báo để tấn công một doanh nghiệp
Báo Giao Thông thời tổng biên tập Nguyễn Bá Kiên đã “cố tình” tấn công hãng xe Thành Bưởi của ông Lê Đức Thành với hơn 200 bài viết. Đó là con số khủng khiếp cho một tờ báo như thể được lập nên chỉ để có sứ mệnh duy nhất là “triệt” Thành Bưởi bằng mọi giá.
Ngược lại, đối với hãng xe Phương Trang thì báo Giao Thông lại là đơn vị truyền thông PR cho hãng này rất tận tâm và mãnh liệt.
Và dĩ nhiên, ông Nguyễn Bá Kiên cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trước khi rời ghế tổng biên tập Báo Giao Thông để về làm tổng biên tập cho tạp chí điện tử Viettimes. Sự việc đấy cũng là lý do khiến ông Lê Đức Thành ngã bệnh đến hôm nay thì qua đời.
Tuấn Khanh - Tiếng bấc, tiếng chì
Tôi là khách hàng nhiều năm của hãng xe Thành Bưởi.
Dù không đánh giá là phương tiện bậc nhất, nhưng thương hiệu này gắn liền chuyện người đàn ông đi bộ đội về, tập tành gian nan từ tài xế, thử vận với kinh doanh vận chuyển rồi thành đạt, đã chứng minh một sự khéo léo và hợp thời của tri thức logistics tự có của ông, khiến tôi cũng kinh ngạc. Điều mà cỡ các bậc chuyên gia sách vở cũng khó chu toàn ở một môi trường kinh doanh đầy biến động như Việt Nam.
Đời làm ăn của ông đầy may rủi, bởi có những đối thủ thần thế hơn, nên ông khó khăn hơn và chịu đựng hơn, mà lịch sử Việt Nam đương đại đã từng ghi lại những ví dụ, như Vua Lốp ở miền Bắc.
Điếu văn của con gái ông chủ hãng xe Thành Bưởi
Nguyễn Thông : Tôi chưa gặp ông chủ xe Thành Bưởi bao giờ, con gái ông (người viết bài dưới đây) lại càng không. Nhưng suốt mấy chục năm kể từ khi có xe Thành Bưởi, mỗi lần đi Bảo Lộc, Đạ Hoai, Đà Lạt tôi đều đi xe Thành Bưởi. Luôn hài lòng.
Đọc bài người con gái viết về bố (ông Thành chủ hãng xe Thành Bưởi) vừa mất, tôi chợt hiểu rằng dù mình có viết trăm bài nghìn bài cũng không xúc động bằng lời của người con này. Xin chia sẻ về đây cho những người tốt, tử tế cùng đọc.
Con này mới thực con ngoan. Cô ấy sẽ nối tiếp được sự nghiệp của bố, của mẹ. Tin chắc cô ấy sẽ thành công, bởi trời không phụ lòng người như vậy.
Nguyễn Anh Tuấn - Hà Nội một trận bão 14.000 cây đổ : Oan và không oan
Ba cái oan của công ty công viên cây xanh Hà Nội :
1. Cây đổ vì tán lá to tốt hơn bộ rễ nhiều quá!
Nhìn qua thì thấy đa số cây đổ, là những cây mới trồng chưa lâu. Nhưng không biết nhờ chọn loại cây nhanh ra tán, hay thổ nhưỡng tốt, hay phân bón tốt (lúc trồng), mà tán lá to tốt nhanh thế! (Trong khi bộ rễ chưa ăn ra khỏi bầu được bao nhiêu.)
Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 08.09.2024
Tin sáng
1. Sáng nay, tất nhiên, ngổn ngang tin trên truyền thông và mạng xã hội là bão. Nhưng so với những gì dự đoán, nhà cháu cho là, những thiệt hại so với cảnh báo là nhẹ. Ơn giời, dẫu hung hăng thế nhưng cũng ổn rồi, bão đã thành áp thấp...
Tất nhiên cụ thể từng trường hợp thì vẫn có khủng khiếp, vẫn có đau lòng, có chuyện buồn... Tính đến 17 giờ chiều 7-9, bão số 3 đã làm người 4 người chết (Quảng Ninh 3 người và Hải Dương 1 người) và 78 người bị thương.
2. "Đại tướng Phan Văn Giang thăm Mỹ" và "Chủ tịch Quốc hội thăm Nga" là hai tin ngoại giao đáng chú ý. Trong khi đó, đội tuyển bóng đá Nga đã lên đường về nước sau khi hoãn trận đấu tối qua với tuyển Thái Lan.
Phúc Lai - Bão
Cơn bão Yagi, hay mã định danh Việt Nam “cơn bão số 3” đi qua, bộc lộ ra một số điểm rất thú vị về ứng dụng kiến thức.
Sau gần 5 năm bố con tôi cùng vài người bạn lợp cái mái tôn chống nóng trên trần nhà, cùng cái giàn sắt với những tấm lợp nhựa che chỗ để xe máy, đêm qua chúng mới được thử thách và cho thấy, chúng vượt qua được.
Nhớ lúc xây nhà, tôi đi mua vật liệu về đến nơi mấy bác thợ xây đã xây kín luôn thành một bức tường hình tam giác ở một đầu hồi, còn đầu kia để trống “theo tập quán dưới quê” mà hoảng quá. Tôi phải chân thành xin lỗi và nói khó với họ để… phá ra, xây lại với rất nhiều viên gạch hoa gió đặt vào trong đó.
Thanh Hằng - Cháy nhà ra mặt chuột
Bão Yagi không chỉ nghiệm thu các chung cư rất minh bạch, khách quan khi làm lộ ra những vết nứt tường to tướng, hầm xe thì ngập nước, cửa sổ bị nát tứ tung.
Mà còn nghiệm thu cả việc trồng cây xanh ở Hà Nội, khi “bóc” ra những cây trồng còn nguyên cả bao dứa bọc rễ, hoặc trồng hời hợt trên gạch, hay những hố trồng cây nông choèn.
Đây chính là một dạng tham nhũng vặt nhưng hậu quả thì lớn, khi làm hỏng môi trường của Thủ đô, bởi việc khắc phục mất nhiều thời gian.
Phó Đức An - Goodbye Yagi
Ngoài kia gió đã lặng, đường phố Hà Nội trở lại sự yên tĩnh như thường lệ. Tiếng rao của chị bán bánh vào lúc trời rạng sáng lại vang lên: ”Bánh rán, bánh dầy, bánh giò, bánh tiêu đây…”
八木 Yagi, có nghĩa là dê hoặc chòm sao Ma Kết 摩羯 trong tiếng Nhật, là cơn bão thứ mười một được đặt tên và là cơn bão dữ dội đầu tiên của mùa bão hàng năm. Mang theo sức gió hủy diệt, mưa lớn và thiệt hại trên diện rộng nơi nó viếng thăm.
Yagi là một trong những cơn bão khủng khiếp nhất trong lịch sử đã tấn công miền bắc nước ta.
Bùi Chí Vinh - Nhà thờ và cây cổ thụ
Cây cổ thụ trước nhà thờ lớn bị gãy đổ
Chung quanh không một bóng người
Người không cần bão cũng nhiều lần gãy đổ
Vì chén cơm manh áo tả tơi
Nguyễn Thông - Cơn bão đi qua (1)
Trận bão Yagi, hay còn gọi bão số 3 (mỗi năm xứ ta thường bị 10 - 12 cơn bão lớn nhỏ, mà Yagi mới là số 3) hoành hành suốt một ngày qua, 07.09, ở đồng bằng Bắc Bộ.
Những nơi hứng nặng nhất gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, trong đó có những huyện đảo Bạch Long Vĩ, Vân Đồn, Cô Tô bơ vơ giữa trùng khơi. Chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Khủng khiếp, quá khủng khiếp.
Tôi may mắn (nói ra cũng ngại khi người khác phải chịu tang thương) sống trong Nam nên không bị gì, cũng không tận mắt chứng kiến. Nhưng từng giờ từng giờ theo dõi chuyện quê (Hải Phòng), nghe các em các cháu bất đắc dĩ làm người tường thuật, chúng kể lại mọi điều đã, đang và cả sắp xảy ra, thấy thương lắm, lo lắm.
samedi 7 septembre 2024
Mai Bá Kiếm - Từ "quyết liệt" đến "không tiếc"
Chỉ đạo ứng phó siêu bão số 3 (Yagi), phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu khẩu hiệu "Với tinh thần nghiêm khắc, không có hối tiếc". Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đặt phương châm "Chuẩn bị không hối tiếc, hành động không hối tiếc".
Vậy, "tiếng nói chung" của Chính phủ là "Không hối tiếc". Mà, theo tự điển tiếng Việt "Không hối tiếc là không tiếc nuối, hối hận những gì đã làm hoặc xảy ra".
Nói theo xưa là "Bất chấp hậu quả, người quân tử không hối tiếc về quyết định của mình". Nói theo hai kẻ yêu nhau là "Chấp thương đau, và chấp nhận xa nhau". Đây là tuyên ngôn mới, khác tuyên ngôn của chính phủ tiền nhiệm là "Quyết liệt và thần tốc" khi chống dịch Covid, chưa kể đến thái độ kiêu ngạo về "thành tích hên".
Liễu Hằng - Đừng chủ quan trước bão
Ký ức kinh khủng nhất của tuổi thơ tôi là bão.
Hồi mới “giải phóng”, tôi bé lắm. Người lớn đi lao động, tôi ở nhà một mình. Bảo Lộc mưa bão liên miên. Tôi sợ đến nỗi rúc vào một góc như con cún nhỏ.
Vậy nên giờ, nhìn cảnh cây cối ngả nghiêng, tôi đồng cảm với những ai không chăn êm nệm ấm.
Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.09.2024
1. Tin đầu tiên là tin bão thôi ạ. Hiện tại bão số 3 mạnh cấp 14, giật cấp 17, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 190 km.
Đêm qua nhà cháu ngủ chập chờn, dậy là vớ điện thoại gọi vào nhà chuyên gia khí tượng Nguyễn Thanh Bình. Cô này trực suốt đêm và liên tục cập nhật tin tức, rất hay và dễ hiểu, văn cũng hay nữa, đại loại:
"Khi có bão, nhìn các lịch trả lời phỏng vấn suốt ngày đêm của đại diện Trung tâm mà phát sợ. Kiểu giờ này ông A trả lời kênh B ở sảnh tầng 1. Nửa tiếng sau ông X trả lời kênh Y ở hành lang kia… Tóm lại là ở cái tòa nhà này, qua nay góc nào cũng đứng rồi.
Nguyễn Thông - Rễ cái
Tôi để ý phần lớn cây đổ (nhìn thân nó thì đoán tuổi khoảng trên dưới 20 năm) trong cơn bão số 3 đều chỉ có rễ ngang mà không có rễ cái (còn gọi là rễ cọc).
Đây là hậu quả của kiểu trồng cây to, cứ chặt phăng rễ cái rồi bê đến trồng chỗ này chỗ khác.
Cây không rễ cái mặc dù trồng xuống vẫn phát triển, nhất là bây giờ có nhiều cách chăm sóc, nhưng không thể nào chịu được gió mạnh. Điều đó ai cũng biết. Người xưa đã dạy rất kỹ về việc trồng cây, luôn nhấn mạnh phải trồng cây nhỏ có rễ cái.