dimanche 12 novembre 2023

Bông Lau - Muốn quên

 

Đây là một tấm hình rất nổi tiếng của một phóng viên nước ngoài, chụp được quang cảnh một buổi học tập cải tạo vào năm 1975. Cách đây 48 năm.

Những người ngồi trong hình là tù binh Việt Nam Cộng Hòa. Có lẽ họ là những sĩ quan cấp úy thôi. Nhìn những khuôn mặt nặng nề chịu đựng của họ thì không thể biết được có bao nhiêu khối óc đó đã giác ngộ tinh thần “cách mạng” hay chủ thuyết Cộng Sản?

Nhưng chắc chắn một điều rằng có rất nhiều con em của những tù binh này sẽ không bao giờ quên được những gì người thân của họ đã phải trải qua trong các trại tập trung này.

Trần Xuân Thái - Hủ tíu gõ của ai ?

 

Năm ngàn xe hủ tíu gõ nhưng không phải "hủ tíu gõ", giữa đô thành Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn sầm uất, hiện đại, hướng tới 4.0 và đang muốn trở nên thông minh ư.

Để làm gì?

Để làm nhỏ lại một Sài Gòn lớn, hẹp lại một Sài Gòn rộng. Lùi lại một Sài Gòn đang đi tới, kéo xuống dốc một Sài Gòn đang leo đồi. Vi mô hóa nền kinh tế một Sài Gòn luôn vĩ mô hóa các chiến lược, kế hoạch phát triển. Và tấn công vào tận gốc rễ những xe hủ tíu truyền thống cuối cùng còn lại vốn mang trên mình một đặc tính rất Sài Gòn, rất Chợ Lớn.

Võ Khánh Tuyên - Còn không, tiếng gõ ?


Nhân vụ có Công ty tài trợ và triển khai 5.000 xe hủ tiếu (hay hủ tíu?) gõ cho người nghèo khởi nghiệp, lại thấy bâng  khuâng về...tiếng gõ.

Hồi thời còn xa vắng, những xe hủ tiếu gõ khắp hang cùng ngõ hẻm, như một bữa ăn chính của dân lao động sau buổi làm việc mệt nhoài, là bữa ăn xế lót bụng, hoặc đơn giản chỉ là ăn chơi.

Những "quán ăn di động" này nhằm chủ yếu vào dân chúng tại nhà, nên mỗi xe nuôi thêm 1-2 người để tìm khách và bưng bê, thu hồi hô chén trong khắp hang cùng ngõ hẻm.Thường là những đứa bé còm nhom, tay cầm mẩu thanh tre, tay kia cầm cái muỗng hoặc thanh ngắn để gõ lốc ca lốc cốc.

Phạm Đăng Quỳnh - Nói thêm một chút về hủ tíu gõ

 

Sát nhà tôi có một xe hủ tíu gõ, đã bán mấy chục năm rồi. Thập niên 1990 người ta bán 2.000 đồng /tô. Nay là 20.000/tô. Tôi thì thường ăn 30.000 đồng mới no.

Lúc mới dọn đến ở đây, tôi thường xuyên ăn mỗi tối. Đến khi tô hủ tíu lên 10.000 đồng thì báo chí đăng người nấu hủ tíu gõ nấu nước lèo bằng thịt chuột cống. Tôi sợ không dám ăn nữa. Nhưng khi tâm sự với họ, họ nói không bao giờ có chuyện đó, vì chuột cống mua đâu mà nhiều vậy. Họ cho tôi xem số lượng xương heo kha khá bỏ đi mỗi đêm.

Tôi vẫn cứ ngờ ngợ. Nhưng khi biết cả nhà người ta đều ăn uống chính hủ tíu của họ thì tôi an tâm.

Mai Bá Kiếm - 5.000 xe hủ tíu gõ Sài Gòn : Nền kinh tế vi mô trong thành phố vĩ mô ?

 

Đọc tin trên vietnambusinessinsider.vn: "TP HCM triển khai 5.000 xe Hủ Tíu Gõ Sài Gòn với thịt heo sạch 3F theo tiêu chuẩn VietGap".

Tôi không hiểu đây có phải là động thái chào mừng TP HCM - địa phương duy nhất được thành lập "Sở An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm"?

Nhưng lại băn khoăn về xuất xứ thịt heo sạch và lượng nước sạch đủ để rửa tô, muỗng, đũa, rồi nguồn nước thải (nước lèo và hủ tíu dư) đổ lai láng ra vỉa hè! 5.000 xe hủ tíu gõ có làm đẹp thêm bộ mặt vỉa hè vốn đã sầm uất các xe đẩy, thúng gánh, rổ bưng?

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (3)

 

Không chỉ ông trời lấn biển mở đất, mà chính người cũng liên tục ăn biển.

Cách nay cũng chưa xa, gần nửa thế kỷ chứ bao nhiêu, những năm 80 trở về trước, người ta ít quan tâm tới đất ven biển. Từ Móng Cái Quảng Ninh lần theo bờ biển qua Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa vào tít tận Vĩnh Linh, rồi sau 1975 kéo tới tận Cà Mau, Rạch Giá, đất ven biển rất hoang sơ, chả mấy ai để ý. Không bị những khu du lịch, rì sọt, khách sạn chia năm xẻ bảy, xâm chiếm như sau này.

Ông bạn tôi bảo, đến ngay cả Hoàng Sa, Trường Sa còn không được vào bản đồ, vào sách giáo khoa thì mấy vùng rừng ngập mặn, nước lợ, cửa sông, bãi bồi ai mà thèm để ý. Nhắc vậy để thấy rằng con cháu rất có lỗi với tiền nhân, tổ tiên, những người khai sơn phá thạch lấn biển mở mang và bảo vệ bờ cõi, như cụ Nguyễn Công Trứ chẳng hạn.

Cù Mai Công - Ông Quách Đàm xây chợ Bình Tây tặng Chợ Lớn chớ không phải tặng Sài Gòn, càng không tặng TPHCM

 

Sài Gòn là địa danh có từ 1975 trở về trước. Đến 1975, Sài Gòn gồm 11 quận mang tên số: 1, 2, 3… 10, 11. Đó là ranh giới văn bản, hành chính.

Thực tế cho tới giờ, dân quận 4, 5, 6, 8… khi đến khu vực quận Nhứt cũ (nay là một phần quận 1) - khu trung tâm hành chính Sài Gòn đầu thời thuộc Pháp -  vẫn nói là “lên/ra Sài Gòn”. Có một Sài Gòn trung tâm và một Sài Gòn hành chính văn bản.

Xung quanh Sài Gòn là tỉnh Gia Định với các quận mang tên chữ: Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè… Những xã thuộc các quận của tỉnh Gia Định nhưng sát bên Sài Gòn, tức vùng ngoại ô, ngoại vi (environ), vẫn có thể được coi là một phần của Sài Gòn. Sống bên nhau, cư dân vùng này vừa mang khí chất Gia Định vừa có tánh nết Sài Gòn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.11.2023


 

samedi 11 novembre 2023

Tuấn Khanh - Hồn nhiên như một người miền Tây

 

Ngày 9 tháng 11 là sinh nhật của vận động viên bơi lội Ánh Viên. Sau khi giải nghệ hai năm, bước ra những cuộc đua trên mặt nước, cũng như phải chạy đua giữa những lời bình phẩm tai ác khó lường, Ánh Viên đã có một cuộc sống mới hồn nhiên và thanh thản của một người con gái miền Tây. Trọn trách nhiệm của mình với đội tuyển thể thao quốc gia, với đam mê của mình.

Lịch sử sự nghiệp son trẻ của Ánh Viên được ghi, khi mới 19 tuổi đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam ; phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore.

Với 8 huy chương vàng giành được, Ánh Viên là người giành nhiều huy chương vàng thứ 2 sau vận động viên bơi lội nam Joseph Schooling của Singapore tại Seagame 28. Cô còn đứng thứ 25 thế giới cự ly 400 m tự do của nữ và thứ 9 thế giới nội dung 400 m hỗn hợp.

Thọ Nguyễn - Nghe đài địch (1)

 

Một cô bạn nhắn tin cho tôi:  Hôm nọ em có nghe một kênh YouTube đọc bài của anh nhưng họ nhầm anh với ông Trần Văn Thọ ở Nhật Bản.

Khổ thân tôi, hết bị nhầm với tay nhà văn Thọ “Muối” ít tóc, giờ lại bị nhầm với ông giáo sư Thọ tóc dài ở Nhật.

Nén đau khổ, tôi bảo cô: Anh đâu có biết ai copy bài anh, đã thế lại còn nhầm.

Đặng Chương Ngạn - Bút máu !

 

"Bút máu", một truyện ngắn của nhà văn Vũ Hạnh in vào năm 1958 ở Sài Gòn. Gã Lương Sinh văn hay chữ tốt vô tâm ca ngợi tay Tổng trấn họ Lý khiến dân chúng điêu linh, khốn khổ...

Một hôm Lương Sinh mang bút ra viết, đầu bút nhỏ ra không phải là mực mà là máu. Mới biết dùng bút để ca ngợi những tên quan ác còn tàn sát hơn cả đao kiếm, bút ấy là "Bút máu".

Ngẫm rộng ra ngày nay, dùng bút để ca ngợi, tán dương, tâng bốc...bọn doanh nhân lừa đảo như  Trịnh Văn Quyết, Phan Quốc Việt...cũng là "bút máu".

Chương trình phát thanh RFI ngày 11.11.2023


 

Dương Quốc Chính - Cuộc gặp Biden-Tập

 

Trung Quốc và Việt Nam chưa công bố chính thức ngày ông Tập sang Việt Nam. Dự kiến là cuối tháng 10 hoặc nửa đầu tháng 11. Thực tế vẫn chưa sang.

Nhưng đã có lịch Tập sang Mỹ ngày 15/11, nên nếu có sang Việt Nam thì phải cuối tháng 11 hoặc sang tháng 12. Vậy còn chuyến thăm của Putin thì sao? Đúng là ngoại giao dập dồn!

Nếu Mỹ-Trung lại có một thỏa thuận hợp tác, để cùng nhau chống Nga, thì lịch sử có vẻ được lặp lại. Thực tế Trung Quốc chỉ cần hạn chế cứu Nga đã đủ làm Nga khốn đốn, vì mất thằng mua dầu và cấp các mặt hàng bị phương Tây chặn.

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (2)

 

Dù vùng bảo vệ 1 hay bảo vệ 2 thì cũng phải bảo vệ nghiêm ngặt, đúng như khái niệm, tên gọi “bảo vệ”.

Theo quy định của chính phủ, vịnh Hạ Long là vùng cốt lõi, bảo vệ 1; còn những chỗ bên ngoài, nhất là khu vực tiếp giáp, gọi là vùng đệm, bảo vệ 2. Chỗ biển đảo lô nhô thuộc phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả bị đổ đất đá làm cho nham nhở biến dạng chính là vùng đệm, bảo vệ 2.

Muốn thay đổi nó phải có ý kiến từ chính phủ, được duyệt từ cấp trung ương, chứ chính quyền tỉnh Quảng Ninh không có quyền. Nếu đám Quảng Ninh tự ý cho phép, là xé rào, làm bậy, cần bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí khởi tố, truy tố.

Chương trình phát thanh RFI ngày 10.11.2023


 

vendredi 10 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (6)

 

Kỳ 6 : SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, ai cũng biết là liên tục hơn một chục cuộc đảo chính, phản đảo chính khác của nhiều nhóm sĩ quan. Đó là những ngày Sài Gòn không yên ổn, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ngày 1-11-1967 được ra mắt - đúng bốn năm sau đảo chính 1-11-1963.

Nhưng dù thể chế nào, ai lãnh đạo, thông tin về cuộc đảo chính vẫn úp mở, không rõ khi các lãnh đạo miền Nam lúc ấy ít nhiều liên quan với đảo chính 1-11, và cả sự ràng buộc, kỵ húy của đề tài này khi các sĩ quan đảo chính vẫn cầm quyền. Sau đó là 30-4-1975, đây cũng vẫn là đề tài “nhạy cảm” với đủ mọi thông tin khác nhau, nhất là từ những quan chức, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài chỏi nhau chan chát cho tới giờ. Thực hư khó xác định. Đó là chưa kể có thông tin không rõ ràng từ chính những “người trong cuộc”, có khi để bào chữa cho mình.

Chẳng hạn cái chết của anh em đại tá Lê Quang Tung - thiếu tá Lê Quang Triệu, thông tin chủ yếu từ nước ngoài. Người nói bị đâm, kẻ nói bị bắn; thủ phạm có người nói đại úy Nguyễn Văn Nhung, có vị dẫn lời một tướng nói do một Quân cảnh gác phòng họp bắn… Ai cũng khăng khăng mình đúng.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 624, 09-11-2023

 

1. Lính thủy đánh bộ Ukraina bất ngờ đổ bộ sang bờ đông sông Dnipr và quan trọng hơn, đã đặt được các cứ điểm tại đây, khu lớn nhất rộng chừng 4,53 km2, ngay tại khu vực làng Krinki. Đây là lần đầu tiên quân Ukraina không còn chỉ hoạt động ở khu vực đầm lầy mà chiếm được vị trí ở vùng khô. Hiện tại, phía Ukraina được cho là đã có tới 3 cứ điểm ở bên bờ đông:

jeudi 9 novembre 2023

Bông Lau - Bức tranh tổng thể

 

Phiến quân Houthi tay sai của Iran ở Yemen vừa bắn hạ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper trị giá 36 triệu đô la của Hoa Kỳ. Máy bay này đang làm công tác trinh sát, và theo nguồn tin của chính phủ Mỹ thì chiếc MQ-9 bị hỏa tiễn SAM bắn trúng khi đang bay ở hải phận quốc tế gần bờ biển Yemen.

Tình hình Trung Đông trở nên căng thẳng trong mấy tháng qua. Phiến quân tay sai Iran đã phóng hỏa tiễn và dùng máy bay không người lái oanh kích vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria trên 40 lần, gây thương tích cho 42 binh sĩ Mỹ trong đó có mười mấy người bị chấn thương não và một nhân viên dân chính Mỹ bị thiệt mạng vì đứng tim chết.

Có khoảng 45 ngàn binh sĩ và nhân viên chính phủ Hoa Kỳ đồn trú ở Iraq và Syria. Đây là một cái gai lớn mà Iran muốn nhổ.

Nguyễn Ngọc Hùng - Tương lai nào cho Hamas ?

Đôi lời : 1/ Tác giả có hơi quá lời chăng, khi ca ngợi Hamas « kiên cường », vì thực tế tổ chức này là tay sai của Iran, được Iran viện trợ vũ khí, được Qatar tài trợ hàng tháng bằng những va li tiền mặt. 2/ Việc Hamas từ bỏ bạo lực như tác giả nói là không thể nào xảy ra, vì trong hiến chương đã ghi rõ là tiêu diệt Do Thái. 3/ Nhiều nước Ả Rập ôn hòa không ưa gì Hamas, ủng hộ việc xóa sổ tổ chức khủng bố này. (TM đăng để rộng đường dư luận).

Cuộc chiến ở Gaza giữa Hamas với Israel lần này xem ra không thể có chuyện ngưng bắn mà Hamas vẫn tồn tại căn bản, như bao lần trước đây kể từ 2007 đến nay. Israel, được Mỹ bật đèn xanh, lần này quyết “xóa bỏ Hamas”, nói đúng hơn là quyết xóa bỏ vị thế cầm quyền của Hamas ở Gaza!

Nội dung của việc “xóa bỏ Hamas” chủ yếu bao gồm: Loại bỏ giới lãnh đạo cao cấp nhất của Hamas ở Gaza; phá hủy căn bản hạ tầng cơ sở của Hamas ở vùng lãnh thổ này; và không để cho Hamas tiếp tục cai quản Gaza cả về hình thức và nội dung.

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (1)

 

Những ồn ào về việc lấp biển ở tỉnh Quảng Ninh những ngày qua cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che. Cách nào kiểu nào cũng không tốt.

Trước hết, cần thừa nhận nơi bị lấp không nằm hẳn trong vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, thậm chí được công nhận, “cấp bằng” những hai lần. Cũng cần nói thêm, thứ danh hiệu do UNESCO cấp này cũng không đến mức hãnh diện lắm đâu. “Nó” ban phát tràn lan, dĩ nhiên phải nộp tiền kẹp vào hồ sơ, cũng như Đại học Đông Đô bán bằng vậy. Liên Hiệp Quốc xôi thịt còn chả ăn ai, huống hồ đám trực thuộc như U nét, WHO, ủy ban nhân quyền… Họp xài tiền đóng góp là chính, chứ nên cơm cháo gì.

Di sản hay không là do mình, chứ chẳng phụ thuộc vào u nét u niếc. Sản là tài sản (vật chất hoặc tinh thần), di là truyền lại, để lại. Di sản là thứ do cha ông, tiền nhân để lại cho con cháu. Vịnh Hạ Long cũng như cả cõi đất Việt này là di sản truyền đời, ai cũng có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Nghiêm cấm việc dâng hiến cho ngoại bang, bán, cắt bỏ, tàn phá.