mardi 18 juillet 2023

Nguyễn Anh Tuấn - Đặc ân cuối cùng

 

Một chi tiết ít người để ý trong trong phiên tòa chuyến bay giải cứu, là các bị cáo đều đeo khẩu trang khi bị dẫn giải.

Trong khi, cảnh sát dẫn giải lại không.

Lạ hơn, khi đứng lên khai báo, các bị cáo vốn là quan chức này có khi vẫn đeo khẩu trang, dù ai cũng biết nói qua khẩu trang thường khó nghe hơn nhiều. Và cảnh sát trong phòng xử cũng vẫn không đeo.

Vậy lý do là gì?

dimanche 16 juillet 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 15/07/2023

 

1. Có thật là bom chùm hay đạn chùm gì đó, sẽ đem lại biến đổi lớn cho cuộc chiến?

Theo các nguồn tin nước ngoài, người ta đều cho rằng bom chùm hay đạn chùm, sẽ đem lại bước ngoặt cho cuộc chiến. Hôm qua trong một status của mình, cụ KVC cũng nêu băn khoăn về hai ý:

- Thứ nhất, cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang rơi vào thế bế tắc.

- Thứ hai, bác viết F-16 và bom chùm không phải là quyết định.

Thái Vũ - Tòa án hay đình làng ?

 

Xem hình ảnh các quan đang bị xét xử vụ Giải Kíu mà ngao ngán quá.

Trước tòa mà cứ làm như đang trong đình làng phân xử.

Ở Mỹ, khi chuẩn bị các việc trước ngày thân chủ ra tòa, luật sư luôn có phần tư vấn rất cặn kẽ về trang phục lẫn hành vi bên ngoài khi xuất hiện trước tòa.

Trung Dũng - Trước và sau phiên xử

 

TRƯỚC PHIÊN XỬ

Trong trại tạm giam, các tướng tá, sĩ quan, đảng viên cộng sản tham nhũng các cấp rù rì, "quán triệt" với nhau:

- Chúng ta phải giữ vững khí tiết người cộng sản. Dù tòa có tuyên, kể cả mức án cao nhất thì cũng phải bất khuất, chí ít cũng như anh Trỗi, "Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần". Dõng dạc nhé.

- Mà anh Trỗi hô thế nào đồng chí phạm nhỉ?

Dương Quốc Chính - Đốt lò và thị trường bất động sản

 

Mình thấy anh thư ký thứ trưởng y tế khai trước tòa là tiền doanh nghiệp cám ơn anh ấy dùng để mua 3 mảnh đất ở Ba Vì, Hoài Đức và Mũi Né (toàn bất động sản xa trung tâm, hàng đầu cơ). Rồi anh bảo là đã bán đi để khắc phục.

Từ trường hợp này có thể suy ra cách sử dụng tiền cám ơn trong các trường hợp khác.

Điều này trùng khớp với biến động của thị trường địa ốc Việt Nam. Đợt dịch tham nhũng nhiều thì sốt, giá tăng chóng mặt. Sau đó đốt lò thì chìm nghỉm, mãi không nổi lên được, chủ yếu là ở phân khúc đất nền và bất động sản vùng ven.

Lưu Trọng Văn - Đằng sau việc Bình Thuận chấp thuận dự án 1,3 tỉ đô kho cảng khí hóa lỏng của Mỹ là gì ?

 

Tập đoàn AES của Mỹ cho biết dự án kho cảng này nằm trong chuỗi dự án LNG tại Bình Thuận, dự kiến vận hành thương mại năm 2027.

Mục tiêu của dự án giai đoạn 1 sẽ cung cấp từ 3,6 triệu tấn khí LNG một năm. Giai đoạn 2 tăng lên 6 triệu tấn khí một năm cho các nhà máy điện khí ở Bình Thuận, biến Bình Thuận thành một trong những trung tâm năng lượng quốc gia.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper nhìn nhận: “Dự án sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn”.

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.07.2023


 

samedi 15 juillet 2023

Trần Quốc Quân - Hệ lụy từ những chuyến bay "Ngạo nghễ bay vào vùng dịch giải cứu công dân"

Tháng 11/2021, sau hơn một năm về Việt Nam tránh dịch Covid-19, tôi bay sang Ba Lan. Hai hôm sau, vợ tôi đi chợ về kể cho tôi câu chuyện thương tâm vừa xảy ra ở ngay cổng "Chợ Hoa", chợ của người Việt Nam tại Warszawa thủ đô Ba Lan.

Anh biết không? Lúc nãy, trước khi bước qua cổng "Chợ Hoa" em thấy một cậu thanh niên chừng 20 tuổi mặt buồn rười rượi, pha chút ngượng nghịu, ngửa mũ xin tiền những người Việt Nam đi qua đi lại. Em thấy lạ, vì trước nay trên toàn lãnh thổ Ba Lan chưa từng có người Việt Nam ăn xin, đằng này lại là một cậu thanh niên sức dài vai rộng, khá là khôi ngô. Em bèn đứng lại hỏi chuyện cậu ta.

- Sao cháu lại làm việc này trên đất khách quê người? Ở đây có rất nhiều việc kiếm tiền thích hợp hơn với cháu. Đừng làm thế, cháu ạ! Đừng đánh mất hình ảnh người Việt Nam trong lòng dân Ba Lan!

Hoàng Linh - Bị cáo Hưng dọa tung chứng cứ mới, có tung được không?

 

Lời khai cơ quan tố tụng ép tội đồng thời bỏ lọt tội phạm của bị cáo Hoàng Văn Hưng đã gây chấn động. Liệu nó có mở ra chiếc hộp tai ương Pandora không?

Vì sao bị cáo Hưng phản cung trong lúc 53/54 bị cáo khác nhận tội một cách dễ dàng đến đáng ngờ, như là họ nhận 1 để không bị khui 10?

Thật dễ hiểu, thuật ngữ hình sự gọi là thỏa thuận nhận tội.

Dương Quốc Chính - Kịch hay còn chưa được diễn

 

Những phiên tòa xử công an luôn đầy kịch tính, thậm chí chính là một vở kịch to. Bởi vì anh em, đồng chí, ngày thường đầu gối tay ấp, chén chú chén anh, cùng nhau ăn nhậu chơi bời các cái, nay lại rơi vào hai chiến tuyến.

Ở Việt Nam thì Tòa, Viện Kiểm sát, Công an nói chung đều là chỗ anh em thân thiết, nếu có số má là biết nhau cả, vì phải qua lại làm việc phối hợp. Nhất là công an điều tra thì càng quen thân Viện Kiểm sát và Tòa. Cậu Hưng, cựu điều tra viên của Cục An ninh Điều tra là dạng đó. Làm tới trưởng phòng rồi thì chắc hẳn là phải quen biết rộng.

Nay lại bị khởi tố thì đầu tiên là chính đồng đội của Hưng điều tra Hưng chứ ai. Cơ quan An ninh điều tra sau khi có kết luận điều tra thì chuyển qua Viện Kiểm sát. Thành ra việc Viện Kiểm sát hỏi Hưng ở tòa thì bản chất là cũng dựa trên kết luận điều tra của bên An ninh thôi. Chuyện này cả bị can lẫn kiểm sát viên đều rất quen thuộc.

Dương Quốc Chính - Chống dịch cực đoan và chống tham nhũng

Ở tút trước mình viết là chuyện anh hùngđồng thời là tội phạm nó là vấn đề của thể chế. Xong có bạn vào comment là mình định hướng! Nên tút này mình viết cụ thể cho rõ tại sao đây lại là vấn đề của thể chế.

Chuyện này mình đã dự báo khi mới chớm dịch khi phân tích và so sánh cách chống dịch kiểu Tây và kiểu ta. Các vụ như Việt Á, bay giải cứu...chỉ là hệ quả của cách chống dịch mà thôi. Nên việc này có thể đoán được trước.

Việt Nam chống dịch bằng cách huy động toàn hệ thống chính trị một cách khá cực đoan. Do hoàn cảnh dịch bệnh nên người ta thường dùng các giải pháp rút ngắn thời gian, lược bớt quy trình, huy động ngân sách và các cơ quan chức năng nhiều khi là cực đoan, duy ý chí, lạm quyền. Từ đó ắt dẫn tới tham nhũng.

Phan Châu Thành - Thể diện quốc gia

 

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa chính thức gửi lời đề nghị tới chính phủ Nga, qua đó yêu cầu tổng thống Nga Putin KHÔNG TỚI DỰ cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức BRICS được tổ chức vào tháng Tám này ở Johannesburg.

Nam Phi lo ngại vì bị ràng buộc bởi Khế ước Roma, qua đó, chính phủ Nam Phi phải công nhận quyền phán quyết của Tòa án Quốc tế Hague. Mà Putin thì đang có lệnh truy nã trên toàn thế giới, được phát đi bởi tòa án này.

"Chúng tôi không thể đưa ra lời mời ai đó rồi lại phải tiến hành bắt giữ. Chúng tôi đề nghị cử ông Lavrov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga đi thay, dẫn đầu đoàn đại biểu Nga." - phó tổng thống Nam Phi Mashatile phát biểu - theo The Washington Post.

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn

 

Từ tháng 1/2021, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid lên cao điểm, và yêu cầu các sứ quán phải đưa người nước mình đã mãn hạn tù đang trong các trại về nước.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay, trong đó có 8 chuyến bay đưa 1.891 người đã chấp hành xong án phạt tù về nước.

Đại sứ Việt Nam ở Malaysia lúc đó là Trần Việt Thái. Ông này chỉ đạo các cán bộ ở đại sứ quán thu những số tiền cao hơn quy định để chia nhau. Những người muốn được bay về phải nạp đủ tiền mới được về nước.

Hiệu Minh - Vụ “giải cứu” : Đâu rồi tiếng nói phản biện?

Vụ án “chuyến bay giải cứu” và tới đây là “kit test” chỉ là sự tiếp nối của những vụ án khủng trước đó, vụ sau khủng hơn vụ trước. Riêng “chuyến bay giải cứu” liên quan tới “hệ thống chính trị vào cuộc” đủ các bộ, ngành, từ thấp đến cao.

Đau nhất là những kẻ này thản nhiên chiếm đoạt tiền bạc của dân trong tai họa Covid-19. Chưa thấy nước nào xử vụ án hậu Covid như thế này.

Mấy năm trước có hai ông Bộ trưởng Bộ 4T một thời oanh liệt, “chém” bao nhà báo và cây viết vì dám trái lời, nhiều vị tướng công an, tướng hải quân, tướng quân đội, một thời thét ra lửa. Nhưng hôm nay họ không có dịp đọc bài viết kiểu này, như họ từng không thèm nghe phản biện khi có quyền tiền trong tay.

Nguyễn Thông - Phận dân (1)

 

Những ngày qua, và sẽ còn khá nhiều ngày nữa, từ quan tới dân, từ báo chí truyền thông mậu dịch tới mạng xã hội, từ thông tấn xã quốc gia tới thông tấn xã vỉa hè, người ta chú mục, hợp khẩu, tập trung sự quan tâm vào phiên tòa, một phiên tòa ô nhục nhất thế giới.

Nói như nhà báo Trương Huy San hay còn gọi là Osin Huy Đức, “vụ án đang xử trong tuần là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế”. Tòa ấy xử đám đầu trâu mặt ngựa trong cái gọi là “chuyến bay giải cứu”.

Rồi không biết kết thúc sẽ như thế nào, nhất là nó bị phụ thuộc vào luật pháp và tòa án xứ này. Điều gì cũng có thể xảy ra mà không cần theo luật. Nhà thơ dân gian Bảo Sinh thốt lên chua chát “Bãi phân xử tội con giòi/Vì đâu mày lại nảy nòi sinh ra”.

Lưu Trọng Văn - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nên từ chức

 

Sau khi thường xuyên phải làm việc với cơ quan điều tra; rồi tự tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ, Phạm Trung Kiên thấy khung hình phạt rất nặng, từ 20 năm, chung thân tới tử hình.

Kiên khai: "Bị cáo đã bị ám ảnh mức án tử hình nên rất hoảng sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực”.

Chẳng lẽ tại văn phòng các cơ quan nhà nước thay vì các khẩu hiệu oang oang trung thành, noi gương, phấn đấu này nọ như bấy lâu nay thì nên ghi thật lớn lời cảnh báo này: Nhận hối lộ 1 tỉ trở lên sẽ bị hình phạt 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Huy Đức - May mà còn có những người vô danh khác

 

Vụ án đang xử trong tuần qua là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế.

Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước.

Thôi đừng hót những lời chim chóc nữa...

Chương trình phát thanh RFI ngày 15.07.2023


 

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 506, 14-07-2023

1. Trung tướng Ivan Popov, chỉ huy trưởng Quân đoàn Phòng không số 58 quân đội Nga, hiện đang phụ trách bảo vệ vùng trời tại Zaporizhzhia, đã bị cách chức. Bởi dám công khai phát biểu tình hình thật trước Bộ chỉ huy quân sự Nga với sự có mặt của Tổng tham mưu trưởng, tướng Gerasimov, về việc Quân đoàn của ông ta không có khả năng phản công cũng như thiếu hụt các phương tiện trinh sát. Trong lời chia tay gửi tới những người lính dưới quyền, ông ta nói rằng: "Bộ Chỉ huy quân sự Nga đã đâm sau lưng những người lính trong thời điểm khó khăn nhất”.

Theo The Wall Street Journal, có ít nhất 12 tướng lĩnh Nga, trong đó có tướng Surovikin, Tư lệnh Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga và trung tướng Mikhail Mizintsev, "tên đồ tể ở Mariupol”, đã bị bắt, do có dính dáng tới "cuộc nổi dậy” của Prigozhin và lực lượng Wagner.