vendredi 28 janvier 2022

Hương Nguyễn - Cuộc thi cọp ưu tú 2022

 


Số 1: Cọp Cà Mau

- Nhìn cũng mập mạp, nhưng không đẹp mã, cọp ăn gì mà bị răng hô. Nghe đồn cũng có gặm kit test Việt Á chung với 63 tỉnh thành. Giờ nhìn thẫn thờ, âu lo...Chưa đạt !


Số 2: Cọp Thanh Hóa

Lưu Trọng Văn - Sống để dân thương nào khó gì ?


Nguyễn Thiện, tác giả cuốn sách tự trào "Ta tự cười mình", những ngày đại dịch ở Sài Gòn đã viết thư cho bí thư Nguyễn Văn Nên để hiến kế chống dịch. Vài giờ sau bí thư Nên trả lời thư rồi điện thoại trao đổi với công dân hiến kế, và hẹn café để trực tiếp trao đổi thêm.

Nguyễn Thiện, một dân thường nghe vậy, biết vậy chứ không tin một ủy viên Bộ Chính trị, bí thư thành phố lớn nhất nước sẽ giữ lời hẹn với mình.

Nguyễn Thiện viết:

Nguyễn Thông - Xanh kia thăm thẳm từng trên, vì ai gây dựng cho nên nỗi này


Ông bạn tôi, Bùi Trọng Cường, một cựu chiến binh, người có tên trong danh sách sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội vào lính, một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa (tôi chịu khó liệt kê nhiều thế để nói rằng đây là con người đạo đức và trí tuệ) nhắn cho tôi dòng tin vỏn vẹn "Thông ơi, càng sống những ngày này càng thấy buồn chán, thất vọng, em ạ".

Tôi là lớp đàn em nhưng sống với nhau lâu nên rất hiểu tâm trạng ấy.

Dồn dập trong thời gian gần đây, trên báo chí truyền thông và mạng xã hội (thời nay đừng bao giờ bỏ qua mạng xã hội bởi đó là kênh thông tin thời sự nhất, phong phú và khách quan nhất) có quá nhiều tin tức về những vụ việc đau lòng xảy ra trong gia đình, giữa những người chung một mái nhà.

Tạ Duy Anh - Chống « chuyển lửa » về quê hương


Chính sách này xuất hiện từ sau năm 1975, nhằm loại bỏ những cuốn sách bị chế độ xem là độc hại, được chuyển về từ nước ngoài. Khi đó Internet là điều không tưởng. Người sáng lập Facebook có lẽ chưa ra đời.

Tôi còn nhớ, một phóng viên da mầu người Pháp sang Việt Nam chụp ảnh văn nghệ sĩ (trong đó có tôi). Khi trở về, dù anh ta đã cẩn thận chuyển thành micro film, lận vào sâu trong cạp quần, nhưng vẫn không qua khỏi hải quan của sân bay Nội Bài.

Giờ đây, chỉ cần một cú kích chuột, cả một thư viện sách, (mà nếu quy ra theo cách của chính thể, thì ngang với một mặt trời lửa) có thể đến bất cứ ngóc ngách nào trên thế giới. Tuy thế, chính sách "chống chuyển lửa về quê hương" thì vẫn y nguyên.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.01.2022

jeudi 27 janvier 2022

Phương Tây siết chặt hàng ngũ, trước cuộc khủng hoảng Ukraina


Đăng ngày:


Biến thể Omicron làm dấy lại hy vọng miễn dịch tập thể, áp-phe xét nghiệm Covid béo bở, thất nghiệp thấp nhất tại Pháp kể từ 10 năm qua, ảnh hưởng của người nổi tiếng trong lớp trẻ Hồi giáo, Tây Phi trong vòng xoáy đảo chánh, đó là tựa chính trang nhất các báo Pháp hôm nay. Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục chiếm nhiều giấy mực. Trong bài « Mỹ và châu Âu đã hiểu ngoài số phận của Ukraina, chính mình cũng bị tấn công », Le Monde nhận định rốt cuộc phương Tây đã thấy ra cần phải sát cánh với nhau trước một nước Nga đang đe dọa thế cân bằng của toàn châu Âu.

Đoàn kết trước Nga : Lối thoát của phương Tây

Tin vắn 26.01.2022

(AFP)Đài Loan : Tiêm kích công nghệ cao của Trung Quốc là « mối đe dọa mới»

Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 25/01/2022 khẳng định có hai phi cơ tiêm kích thế hệ mới J-16D trong số 52 chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan từ Chủ nhật đến thứ Hai 24/01. Loại máy bay tác chiến điện tử này được tiết lộ vào tháng 9/2021, có thể phá hủy các radar để vô hiệu hóa sức mạnh phòng không của đối thủ, mở đường cho các cuộc tấn công mới.

Chuyên gia Thư Hiếu Hoàng (Shu Hsiao Huang) cảnh báo J-16D là mối đe dọa mới cho Đài Loan. Bài xã luận của Global Times hôm qua nói rằng sự xuất hiện của tiêm kích thế hệ mới « tự nó đã nói lên vấn đề » và đe dọa sắp tới chiến đấu cơ Trung Quốc không chỉ bay vòng quanh mà sẽ « bay trên bầu trời Đài Loan ».

Hạ viện Mỹ ra dự luật giúp ngành chip bán dẫn cạnh tranh với Trung Quốc


Đăng ngày:

Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi cho biết, dự luật 2.900 trang được gọi là « America Competes » sẽ giúp đẩy mạnh đầu tư vào chip bán dẫn, tăng cường năng lực sản xuất và nghiên cứu trong lãnh vực này ; đồng thời tăng tính cạnh tranh, giúp Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu.

Chính quyền Joe Biden thúc giục Quốc hội thông qua các biện pháp hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn tại Hoa Kỳ, vì tình trạng thiếu hụt chip dùng cho các linh kiện xe hơi và máy tính làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Năm ngoái, Thượng viện đã thông qua luật sáng tạo và cạnh tranh, trong đó có 52 tỉ đô la để gia tăng sản xuất chip bán dẫn tại Mỹ, và 190 tỉ đô la để tăng cường công nghệ Mỹ và nghiên cứu nhằm cạnh tranh với Trung Quốc.

27 nước EU thỏa thuận không buộc hành khách đã tiêm chủng phải xét nghiệm


Đăng ngày:

Trong cuộc họp tại Bruxelles, ngoại trưởng các nước thành viên đã thông qua một khuyến cáo không mang tính ràng buộc, về các quy định đối với các hành khách di chuyển trong phạm vi châu Âu.

Nhiều nước trong đó có Ý, Đan Mạch đòi hỏi hành khách dù đã chích ngừa Covid vẫn phải xét nghiệm âm tính mới cho nhập cảnh. Hội đồng Châu Âu ra thông cáo khẳng định những người sở hữu giấy chứng nhận dịch tễ số hóa của EU không phải chịu những hạn chế bổ sung, ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do di chuyển. Việc buộc xét nghiệm phải dựa vào tình trạng cá nhân, chứ không do nước xuất xứ, trừ những khu vực bị dịch Covid rất nặng.

Mỹ cố gắng trục vớt F-35 gặp nạn tại Biển Đông trước khi Trung Quốc tìm thấy


Đăng ngày:

Hai hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và USS Abraham Lincohn bắt đầu thao dượt trên Biển Đông hôm Chủ nhật 23/01, sau khi tập trận với một chiến hạm Nhật tuần trước. Sự cố xảy ra khi một chiếc F-35C Lightning bị trượt khỏi boong tàu USS Carl Vinson rơi xuống biển, phi công thoát ra được, đang được chữa trị cùng với sáu thủy thủ bị thương. Hạm đội Thái Bình Dương mở điều tra về nguyên nhân tai nạn.

CNN dẫn lời Carl Schuster, cựu quan chức của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ở Hawai nhận xét, Bắc Kinh rất muốn có trong tay loại tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Mỹ, được trang bị nhiều loại cảm biến.

Chương trình phát thanh RFI ngày 27.01.2022


 

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.01.2022


 

mardi 25 janvier 2022

Gắn thành công chống dịch với Tập Cận Bình, Trung Quốc kẹt bẫy zero Covid


Đăng ngày:

Lỡ khoe ưu việt của Đảng, nay không dám mở cửa


Tháng 9/2020, Tập Cận Bình cao giọng khoe khoang rằng cuộc chiến chống Covid chứng tỏ tính « ưu việt » của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Cho dù số liệu do Bắc Kinh đưa ra không đáng tin cậy đi nữa, số người chết vì con virus từ Vũ Hán vẫn vô cùng thấp so với nhiều nước khác, tăng trưởng kinh tế bắt đầu quay lại. Nhờ chiến lược zero Covid, « xét nghiệm, truy vết, cách ly » và tách biệt với thế giới, chế độ nghĩ rằng sẽ là nước đầu tiên lật sang trang mới về đại dịch. Nhưng tình hình đang diễn biến ngược lại !

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.01.2022


 

lundi 24 janvier 2022

Có thể tránh được chiến tranh ở Ukraina hay không ?


Đăng ngày:


Cuộc vận động bầu cử tổng thống Pháp, lo âu về sức mua, cổ phiếu các công ty công nghệ sụt giá làm chao đảo thị trường chứng khoán, thuốc trị Covid của hãng Pfizer sắp được bán tại Pháp, đó là các chủ đề chiếm tựa chính các báo Paris hôm nay. Ở những trang trong, tình hình Ukraina vẫn tiếp tục sôi động.

Không phải chiến tranh lạnh, mà chiến tranh « nóng » cận kề

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.01.2022


 

dimanche 23 janvier 2022

Lê Dũng - Sự tha hóa của truyền thông


Truyền hình hay báo giới phương Tây, là tiếng nói của tự do ngôn luận và tự chủ tài chính, nên họ phải triệt để khai thác các cảm xúc nhất thời của người xem, nhằm gia tăng lợi ích.

Chúng ta không thế, chúng ta được bao cấp gần như 100%, nhằm phục vụ cho công tác tuyên giáo của chính quyền. Phần gia tăng lợi ích từ quảng cáo chỉ phục vụ cho mục đích cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên mà thôi. Còn lương cứng như bao ngành khác, nhà nước trả hết.

Việc cải thiện ban đầu chỉ là cải thiện, nghĩa là nó chỉ có chèn quảng cáo vào bóng đá và phim ảnh được kiểm duyệt. Nhưng khi được kích thích bởi lợi ích, thì cơn say không còn dừng ở mức cải thiện nữa, mà trở nên biến thái. Nghĩa là ngoài nói xấu chế độ ra, thì không từ một thứ gì họ không làm. Không có trò gì không chơi. Và không có thứ gì họ không nhồi nhét vào đó.

Đỗ Duy Ngọc - Nói chuyện hổ trong năm cọp


Từ lâu nay, hổ là con vật được gọi là Chúa sơn lâm, vua của rừng xanh. Đặc biệt các dân tộc Á châu nhất là Trung Hoa, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Đại Hàn...xem hổ như là con vật linh thiêng.

Ở con hổ cho thấy sức mạnh, dũng cảm, oai vệ như là một chiến binh của rừng xanh. Bên cạnh đó, hổ còn thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển trong dáng đi, cách đứng, tướng nằm với một bộ mặt nhìn có vẻ bí hiểm và oai linh. Với tướng mạo và tính chất dũng mãnh cộng với vẻ đẹp của hình thể, hổ được thần thánh hóa với tập tục thờ hổ hay thờ thần hổ.

Con hổ từ xa xưa đã đi vào tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, cộng đồng. Ở nước ta từ Bắc chí Nam, người ta bắt gặp hình ảnh của con hổ trong các đình, miếu. Một con hổ oai vệ đầy đe dọa trên các bình phong ở sân đình, đền miếu là hình ảnh quen thuộc trong dân gian.

Nguyễn Đình Bổn - Cái gốc không làm, cứ chạy theo tỉa ngọn!


Một trong những chuyện ác độc nhứt mà chỉ người Việt nghĩ ra: rải đinh trên các quốc lộ để bẫy người đi xe, chủ yếu xe máy, khi xe họ bị cán đinh xẹp bánh thì "chém đẹp".

Đã không ít lần người đi xe máy cán đinh bị té và chết, còn bị thương không thể kể hết.

Vậy nhưng nạn rải đinh, mà báo chí gọi tào lao là "đinh tặc" vẫn không chấm dứt. Hiện lại đang rộ lên ở các con đường quốc lộ, tỉnh lộ xung quanh Sài Gòn.

Hoàng Linh - Chuyện nhà anh Ba Dũng


Thăng trầm của gia tộc ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ là chuyện một gia đình, mà còn ẩn chứa nhiều chuyện thú vị.

Từ chỗ phải "từ quan" lui về ở ẩn theo kiểu "làm người tử tế" chứ không phải chế độ cố vấn hay đại nguyên lão, anh Ba Dũng giữ thái độ của một người chấp hành, sống lặng lẽ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Các con anh Ba, đồn đoán là sẽ "bít cửa" chuyện quan trường, và những động thái tiếp theo cũng cho thấy như vậy.