lundi 29 novembre 2021

Nguyễn Thông - Dân như vậy thì chả trông mong được gì

 

- Có những người trông mặt mũi cũng tử tế hiền lành, ăn mặc chỉn chu, đeo cả quân hàm quân hiệu. Lên mạng, lên mặt báo chê rằng dân ta lắm chuyện, cứ hay nâng chuyện nhỏ lên thành quan điểm, làm to chuyện.

Cái cô thi hoa hậu tại Mỹ nó chơi đàn bài "Cô gái vót chông" thì kệ nó, người Mỹ biết quái gì về lời hát, họ chỉ nghe âm thanh thôi, sao ta cứ phải bới ra.

Lời bàn: Đúng là người Mỹ hầu hết không biết nội dung bài hát về chông chỉa ấy, nhưng chỉ cần một người biết mà lên tiếng thì cũng xong om. Và quan trọng là sự vô cảm, vô ý thức, vô ơn, thiếu văn hóa của đám chuẩn bị cho cô thí sinh hoa hậu, thậm chí của cả lãnh đạo bộ văn hóa. Không thể nói họ không biết.

Nguyễn Văn Tuấn - Tasteless

 

Phải tìm hiểu một lúc tôi mới biết tại sao người ta bàn tán việc cô hoa hậu ĐTH đánh đàn T'rưng bài « Cô gái vót chông » ở Mỹ, trong lúc Mỹ tài trợ cho Việt Nam hơn 25 triều liều vaccin. Các bạn có thể nghĩ ra một chữ tiếng Anh để mô tả hành vi của cô ấy? Tôi nghĩ chữ 'tasteless' có lẽ là thích hợp nhứt.

Tasteless có nghĩa là vô vị, nhưng tôi nghĩ hiểu theo nghĩa 'nhạt nhẽo' thì đúng với văn cảnh hơn. Một danh từ khác liên quan với tasteless là vulgar, có thể hiểu là vụng về. Hành vi của cô ĐTH có thể xem là nhạt nhẽo và vụng về về văn hóa.

Dĩ nhiên, nhạt nhẽo và vụng về ở đây không phải là cách cô ấy chơi đàn, mà xem ra có người khen là cô ấy đã luyện tập khá lâu. Nói cách khác, cô ấy chơi đàn chỉ là một cách trình diễn thôi, chớ không phải thực tài hay sở trường của cô ấy.

« Cô gái vót chông » : Phá hoại hay ma nhập ?

 

Ngô Nguyệt Hữu : Phá hoại hay ma nhập ?

Ai cũng phải khép lại hận thù hướng đến tương lai, nhất là trong bối cảnh loạn ly dịch giã.

Họ quá khứ sao mình vẫn nhớ, nhưng để hướng đến mối quan hệ chân thành, cần phải biết thời điểm nhắc chuyện xưa. Họ cho mình từ vaccin đến tiền hỗ trợ mình qua cơn nguy biến.

Mình lên sâu khấu đòi vót chông xiên họ.

Nguyễn Ngọc Chu - Đồng hóa văn hóa bằng phim ảnh trên truyền hình

 

“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”.

Triệu Thị Trinh (225-248)

ĐỒNG HÓA VĂN HÓA BẰNG PHIM ẢNH TRÊN TRUYỀN HÌNH

Ngày 24/11/2021, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII theo hình thức trực tuyến.

Mạc Văn Trang - Kiến nghị một biện pháp giáo dục góp phần góp phần « khai phóng »

 

Ý tưởng này nảy ra khi nhà giáo Thái Hạo cho biết, tình cờ thấy “một cô bé lớp 3 có ba mẹ là lao động chân tay, chứ không phải trí thức văn nghệ sĩ gì” vẽ bức tranh “lạ".

Và nhà giáo viết: “Tôi cũng không phải dân hội họa, không sành về tranh nhưng bằng cảm nhận thuần túy trực giác tôi thấy bức tranh có hồn và đẹp. Tôi nghĩ về giáo dục Việt Nam, đứa bé này có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của nó với một núi bài tập, với môn chính môn phụ, với thi cử thành tích…?”

Từ những năm 1980, nhiều người đã phê phán nền giáo dục “xã hội chủ nghĩa" mang tính áp đặt, “đúc khuôn", “bình quân về nhân cách"... Nền giáo dục đó đặt ra mục tiêu cho mẫu con người mới xã hội chủ nghĩa, rèn luyện từ Tiểu học trở đi theo khuôn khổ quy định và quy trình được thiết kế để đạt tới mục tiêu đã định.

Lê Huyền Ái Mỹ - Mức thiệt hại có giá 2.150 đồng!

 

Bà Nguyễn Thị Kim Truyện ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam được nhận hỗ trợ 2.000 đồng đền bù thiệt hại trong đợt mưa bão vào năm 2020.

Theo quy định, đối với diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại dưới 70% thì hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Như vậy, mức hỗ trợ đối với bà Truyện là 4.000 đồng/10 m2. Huyện cấp kinh phí mức hỗ trợ 53% nên bà Truyện nhận được số tiền là 2.150 đồng.

Toàn xã Tam Vinh có 588 trường hợp được hỗ trợ thiệt hại về cây trồng, trong đó có 31 trường hợp được hỗ trợ dưới 10.000 đồng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.11.2021

dimanche 28 novembre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Lan man về văn hóa

Lâu rồi, trên nửa thế kỷ lận, tụi tui học Anh văn với một ông Thầy lo cho học trò mà khó tánh. Thầy biết tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, và đương nhiên, tiếng Việt.

Thầy kể cách chửi cũng cho thấy văn hóa một cộng đồng.

Người Anh trọng lý trí nên ghét ai thì chửi stupid, nghĩa là Ngu Ngốc.

Hoàng Hải Vân - Lễ và vô lễ

 

“Tiên học lễ hậu học văn”, cái slogan học đường đó đang bị thiên hạ lôi ra, một bên bảo bỏ, một bên bảo không.

Nhớ lại, có lẽ đó là sáu chữ tôi đọc được trong ngày đầu tiên đến trường sau khi học xong lớp vỡ lòng tại nhà anh họ tôi. Sáu chữ đó tôi nhớ suốt đời, mỗi khi nhẩm lại chỉ thấy vô cùng dễ chịu, chẳng có chút gì gọi là bị câu thúc trong “lễ giáo phong kiến” cả.

Dù từ nguyên của chữ “Lễ” là như thế nào, dù nó được người xưa dùng với nghĩa đen nghĩa bóng cách điệu như thế nào, thì đối với dân ta nó vẫn là một chữ chỉ mang ý nghĩa đẹp đẽ : là lễ phép, là lòng biết ơn, là sự khiêm nhường, là đạo làm người. Vua chúa biết lễ sẽ bớt đi sự ngạo mạn, dân thường biết lễ sẽ sống với nhau thuận hòa tử tế.

Giặc Mỹ cọp beo!

 

NguyễnĐình Bổn - Giặc Mỹ cọp beo!

- Đỗ Thị Hà mang đến Miss World tiết mục đánh đàn T'rưng với nhạc phẩm Cô gái vót chông. Đề nghị ban tổ chức dịch cả phần lời bài hát này với phần điệp khúc: "Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo,... chờ bọn bây, diệt bọn bây..." để quan khách thế giới thưởng lãm!

- Trong khi đó bọn giặc Mỹ cọp beo đã tặng cho đất nước cô Hà 20,5 triệu liều vaccin, và tôi tin cô này đã lụi 2 mũi của bọn beo cọp này!

Đỗ Duy Ngọc - Chặt cây

 

Chỉ cần một cây cổ thụ cả trăm năm trốc gốc, người ta lại chặt cây của một con đường. Có lẽ trên thế giới, kể cả các nước lạc hậu, người ta cũng không bao giờ xử sự như thế. Đó là quan niệm không quản được thì diệt. Một lối tư duy kỳ lạ và hiếm thấy.

Đấy là trường hợp hàng cây lâu năm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đang bị xử lý gây tiếc nuối trong lòng dân Sài Gòn. Nhất là những người có nhiều kỷ niệm với hàng cây trên con đường này. Đó là một trong mấy con đường đẹp của Sài Gòn còn sót lại sau những chiến dịch triệt hạ những cổ thụ của thành phố.

Một con đường Tôn Đức Thắng (Cường Để) đẹp như tranh mất hàng trăm năm mới có được đã từng bị chặt hạ, san phẳng. Và giờ đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Con đường đã từng đi vào văn học, nghệ thuật với tà áo dài Trưng Vương, với khung trời nhiều kỷ niệm của những chàng học sinh trường Võ Trường Toản một thời.

Nguyễn Thông - Đảng tiêu tiền

 

Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định... nghỉ hưu cho mấy ông bà "nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư". Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông "nguyên ủy viên bộ chính trị".

Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện. Vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.

Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ. Dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.11.2021


 

samedi 27 novembre 2021

Ngô Đình Thẩm – Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và các nhân sĩ trí thức vì đất nước

 

Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,

Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.

Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi của mình khi viết thư này gửi chú. Hy vọng là qua cách xưng hô, chú hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực.

Và sở dĩ cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể cả các nhân viên an ninh, công an đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm một hành động “không giống ai” đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả như một số nhân viên an ninh đã cho là như thế.

Thương tiếc người thanh niên yêu nước Ngô Đình Thẩm

 

Hoàng Dũng : Tháng 6/2011, nhiều cuộc biểu tình chống Trung Cộng đã nổ ra tại Hà Nội và Sài Gòn. Lúc ấy, chỉ cần tàu bè Trung Cộng xâm lấn lãnh hải, cắt cáp hay xua đuổi tàu cá Việt Nam là đủ cho người dân xuống đường biểu tình.

Chàng thanh niên này, Ngô Đình Thẩm, lúc ấy mới chỉ 25 tuổi - đã đứng bất động vài giờ liền, cầm biểu ngữ nội dung phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải.

Hình ảnh cậu ấy là một trong những thôi thúc để một năm sau đó tôi dẹp bỏ chuyện làm ăn, trở thành một người hoạt động xã hội.

Trần Văn Thọ - Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản

 

Mấy hôm nay ở Việt Nam bàn nhiều về câu “Tiên học lễ hậu học văn”, một phương châm góp phần rèn luyện nhân cách của học sinh. Câu này rất hay, sao phải bàn tán nhiều.

Thời tôi học tiểu học và trung học ở miền Nam trước năm 1975 cũng có câu ấy viết trên tường, phía trên bảng đen để học sinh ngày nào cũng nhìn thấy. Đối với học sinh cấp thấp như ở bậc tiểu học thì Lễ chỉ là lễ phép với người trên, nhưng dần dần học lên các bậc trên thì Lễ đượ hiểu rộng hơn, bao gồm cả lễ độ, lịch sự, có văn hóa trong giao tiếp.

Từ thời đi học đã thấm nhập vào máu thịt chữ lễ như vậy thì khi lớn lên, ra ngoài xã hội, chữ Lễ sẽ xuất hiện một cách tự nhiên khi giao tiếp với người khác.

Hoàng Tuấn Công - « Học lễ » có phải là học « thừa hành », « phục tùng » người trên ?

 

Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, phải bỏ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì đây là “sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ "lễ" với người trên là yêu cầu số 1”.

Vậy có đúng trong thực tế, “học lễ” trong “Tiên học lễ, hậu học văn” được hiểu là học “thừa hành”, “phục tùng” người trên không?

Chúng ta thử tra từ điển xem sao:

Bông Lau - Mỹ đế xâm lược văn hóa

 

Cái này hỏng phải xâm lăng bằng súng đạn mà bằng văn hóa.

Người Mỹ đã từng hiện diện ở Nam Việt Nam 20 năm. Có thời gian lên hơn nửa triệu lính Mỹ và nhân viên dân chính, trên một mảnh đất miền Nam nhỏ bé và dân số chỉ khoảng trên 20 triệu người. Tức là người Mỹ thời gian đó ở khắp hang cùng ngõ cụt ở Nam Việt Nam.

Vậy mà dân Việt khi ấy ít biết ngày lễ Tạ Ơn Thanksgiving gì. Giờ đây người Mỹ đã ra đi khỏi miền Nam gần nửa thế kỷ qua, nhưng hỏng biết tại sao cái văn hóa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, lễ Halloween cho nhi đồng, lễ Valentine cho tình yêu trai gái v.v… tràn ngập xứ thiên đường Cộng Sản, hầu như ai cũng biết.

Văn Công Hùng - "Tiên học lễ, hậu học văn", câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

 

(DV 27/11/2021) Lễ chính là cái níu con người ở lại phía trong sáng, nó khiến con người nhận biết phải trái, biết xử lý tình huống một cách vừa nhân nghĩa vừa nhân văn, cao thượng, hợp lý hợp tình.

Đang có những cuộc tranh cãi, đến nặng lời, trên báo và nhất là mạng, về đề xuất của giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, bỏ câu "Tiên học Lễ hậu học Văn" trong trường học.

Thực ra thì, các khẩu hiệu nói chung, và trong trường học nói riêng, vẫn thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu ai theo dõi thì thấy nước ta đã qua khá nhiều khẩu hiệu, có "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Thi đua dạy tốt học tốt" và giờ thì đang là "Tiên học lễ hậu học văn" vân vân...

Lê Thị Anh Thư - Không thể bình thường

 

Số ca F0 gọi đến điện thoại của tôi những ngày này lại dồn dập. Chúng tôi đang lo lắng, Giáng sinh và năm mới này có thể không yên ả.

Chúng tôi, những bác sĩ tham gia tổng đài tư vấn bệnh nhân F0 của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tưởng sẽ được giảm bớt áp lực công việc từ khi cả nước bước sang "bình thường mới". Nhưng hai tuần nay, các cuộc gọi đến cứ tăng lên. Vẫn những câu hỏi tôi đã trả lời suốt mấy tháng: "Bác sĩ ơi, em test Covid bị hai vạch rồi", "Sao em chích hai mũi rồi mà vẫn dương tính hở bác sĩ?", "Cả nhà em lại dương tính hết rồi, em lo quá!".

Đa phần các ca F0 mới đều đã được tiêm hai mũi vaccin, triệu chứng có phần nhẹ hơn. Bệnh nhân của tôi thường mô tả chỉ sốt nhẹ, ho, sổ mũi như cảm cúm thông thường. Nhưng vẫn có một số có bệnh nền, lớn tuổi và diễn tiến nặng.