jeudi 25 novembre 2021

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.11.2021

Nguyễn Viên - Chút cảm nghĩ về « cuộc sống bình thường mới » và vaccin

 

Nhiều người dân vẫn chưa hiểu: Trở về cuộc sống “bình thường mới” không có nghĩa là từ bỏ 5K, mà vì đòi hỏi SỐNG CÒN của NỀN KINH TẾ.

Chớ không phải tình trạng dịch bệnh đã trở về “Zero ca” như thời điểm một năm trước - khi Việt Nam đã đi theo chiến lược be bờ chống dịch rất hiệu quả, nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, nhất là du lịch.

Biến chủng Delta, cùng với việc để sổng virus Sars-CoV-2 sâu rộng vào cộng đồng buộc Việt Nam phải thay đổi hoàn toàn chiến lược “đặc thù” trước đó (Chỉ có vài nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên... làm được).

Nguyễn Một - Một liên tưởng kỳ quái !


Sáng nay lướt báo thấy nhiều bài đăng chuyện một người từng là diễn viên điện ảnh nổi tiếng, than khóc chuyện “nghèo khổ vợ con bỏ đi”. Đây không phải lần đầu, trước đây sau khi kể khổ anh đã được giúp đỡ nhiều lần với số tiền bằng cả gia tài của người khác.

Tôi nhớ trong bút ký có tựa “Số phận hình tam giác, quẻ vị tế và một con người” tôi mở đầu:

“Những tháng năm cơ cực của thời điểm đất nước sau 1975, trôi qua chậm chạp trên vùng đất bán cao nguyên Long Khánh. Những vết thương chiến tranh băm nát bộ mặt tỉnh lỵ nhỏ bé này.

Võ Xuân Sơn - Thuốc không phải là kẹo


Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, có câu chuyện anh chàng kia trúng độc, thấy mình không sống được, nên quyết định tự tử. Anh ta ăn một loại lá cực độc, không ngờ, đó lại chính là thuốc giải cho cái thuốc độc mà anh ấy bị trúng. Thế là anh ấy không những không chết, mà còn hết bệnh.

Có thể nói, đa phần các loại thuốc của chúng ta đều là thuốc độc. Nó có thể tốt ở liều lượng này, tốt khi dùng cách này, nhưng lại có thể là rất độc, thậm chí gây chết người, khi dùng theo cách khác, hoặc dùng với liều lượng khác, hoặc kể cả thời điểm dùng thuốc cũng vậy.

Thuốc không phải là kẹo, nó là con dao hai lưỡi. Nếu dùng đúng cách thì nó cứu giúp chúng ta, nếu dùng sai cách, thì nó gây hại cho chúng ta.

mercredi 24 novembre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Những con số đáng lo ngại, cần phải có câu trả lời thỏa đáng của khoa học

 

Sau một thời gian dài gần hai tháng mở cửa để có cuộc sống "Bình thường mới", điều lo ngại là con số người nhiễm bệnh vẫn là con số ngàn trong một ngày.

Đó là con số khi không còn xét nghiệm trên diện rộng như thời gian trước. Nếu vẫn chọc ngoáy, con số sẽ nhiều gấp mấy lần. Điều đó cho thấy dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp và nếu không có biện pháp, cơn bùng dịch tiếp theo có thể xảy ra. Và lãnh đạo nhà nước cũng đã từng xác nhận như thế.

Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là số người đã chích ngừa nhiễm bệnh rất cao. Thành phố không công bố con số thống kê này, tuy nhiên như báo hôm nay đưa tin ở Bình Dương, hơn 80% số ca F0 mới phải nhập viện là người đã tiêm vaccin từ 1 đến 2 mũi, trong đó nhiều trường hợp tử vong.

Nguyễn Thông - Văn hóa (1)


Hôm nay 24.11, nhà cai trị xứ này tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc. Sau 73 năm kể từ hội nghị lần thứ 2 (năm 1948) giờ mới chú ý tới văn hóa, kể ra khí lâu, hèn gì văn hóa xuống cấp thảm hại.

Văn hóa là khái niệm rất rộng, chứ không phải chỉ là hát hò, thơ phú, phim ảnh, kịch cọt, nhảy nhót... Nhưng nó rất hẹp bởi chỉ gắn với con người. Chưa ai nói văn hóa của lợn, của cừu bao giờ cả. Người chỉ khác con lợn ở chỗ có văn hóa. Còn người mà không có văn hóa thì chưa bằng con lợn.

Bàn về văn hóa, có ngồi với nhau cả tháng cũng chả nói được một góc, nên để khi khác, tranh cãi sau.

Lưu Trọng Văn - Số phận khác biệt của 15 ủy viên Ủy ban Văn hóa đầu tiên

 

Bảy mươi lăm năm trước, vào ngày 24.11.1946 cụ Hồ khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất.

Cụ nói: “Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Cụ nhấn mạnh: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

Tiếng vỗ tay vang rền, trong đó vỗ nồng nhiệt nhất có lẽ là 15 ủy viên Ủy ban Văn hóa toàn quốc.

Lê Huyền Ái Mỹ - Nghĩ vụn về "chấn hưng văn hóa"

 

Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 vừa bế mạc. Trên báo Tuổi Trẻ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Hạnh phúc không phải chỉ là nhiều tiền lắm của”.

Đúng và đúng nhất với người đã, đang có lắm của nhiều tiền. Còn với người nghèo, chạy ăn từng bữa, nhà cửa đi thuê thì hạnh phúc đầu tiên là tiền đâu. Họ chỉ cần không phải lo sợ, hồi hộp tiền chợ, tiền trọ, tiền học cho con cái là ngất ngây ngút ngàn!

Báo “trẻ tuổi” cũng rút tựa: “Chấn hưng văn hóa, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội”.

Trần Phi Tuấn - Thích ứng trong sợ hãi

 

Đã hơn một tháng Việt Nam chuyển sang giai đoạn “thích ứng”, nhưng có vẻ như nỗi sợ hãi về các ca nhiễm vẫn chưa thể biến mất.

Sài Gòn hiện có hơn 77.000 ca nhiễm, trong đó hơn 56.000 ca ở nhà tự điều trị, gần 14.000 ca phải vào viện, và số còn lại cách ly ở các cơ sở tập trung. Điểm giới hạn mà hệ thống y tế của thành phố có thể chịu đựng cùng một lúc: 120.000 ca.

Cách ứng phó đã thích ứng hơn: ai nhiễm thì tự điều trị ở nhà, có tư vấn và giám sát của các bác sĩ, thuộc cấp độ trạm y tế của các phường xã.

Chương trình phát thanh RFI ngày 24.11.2021

mardi 23 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Hiệu lực vaccin Sinopharm ở Bahrain và ý nghĩa cho Việt Nam

 

Sự gia tăng số ca dương tính ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đặt ra câu hỏi về hiệu nghiệm của vaccin. Kết quả nghiên cứu ở Bahrain cho chúng ta biết rằng vaccin Sinopharm có hiệu lực kém nhứt so với vaccin Pfizer, AstraZeneca (AZ) và Sputnik.

Mấy tuần nay, công chúng Việt Nam hỏi tại sao những người đã tiêm vaccin mà vẫn bị nhiễm, thậm chí tử vong. Tình trạng đã tiêm vaccin mà vẫn bị nhiễm thì không quá ngạc nhiên (vì điều này đã xảy ra trong nghiên cứu), nhưng đã tiêm 2 liều vaccin mà tử vong thì đúng là đáng ngạc nhiên.

Dữ liệu về 38 ca tử vong sau khi đã tiêm 2 liều vaccin cho thấy tuyệt đại đa số (37 ca) là tiêm "vaccin khác" (chữ của báo Tuổi Trẻ), chỉ có 1 ca tiêm vaccin Pfizer (nhưng bài báo cho biết ca này có nhiều bệnh nền). "Vaccin khác" ở đây thực ra là vaccin Moderna và Verocell của Sinopharm. Vaccin Moderna thì y như Pfizer. Do đó, "vaccin khác" ở đây phải được hiểu là vaccin Sinopharm?

Võ Xuân Sơn - Liệu cơm gắp mắm

 

Ông bà ta có câu, liệu cơm gắp mắm. Tức là xem trong chén mình còn bao nhiêu cơm, để gắp thức ăn cho vừa đủ, chứ đừng phóng tay mà ăn mặn quá, lên tăng xông, đứt gân máu, không chết cũng xụi lơ.

Nhớ cái hồi nào ông Giám đốc HCDC nói, rằng nếu số F0 vượt lên trên 10.000 là quá sức chịu đựng của y tế thành phố. Mà sau đó thì đúng thế thật. Con số nhiễm mới vừa vượt qua 10.000 là vỡ trận. Chính quyền thì lúng túng. Người dân thì hoảng loạn. Từ chỗ sợ bị cách ly chuyển sang tâm trạng sợ không được vô bệnh viện. Chết quá trời.

Rất nhiều người, trong đó có cả tôi, đều đề nghị, hãy dừng việc cách ly tập trung F1, để F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà. Đó là việc mà chúng ta cần làm, cần liệu sức mình để đưa ra biện pháp hiệu quả nhất, tránh thiệt hại nhất. Còn nhớ, tôi và nhiều bạn đã phân tích, nếu cứ tiếp tục cách ly F1 tập trung, thì sẽ đến lúc cả thành phố này là F1. Làm sao cách ly cho nổi.

Hương Nguyễn - Những người vắng mặt trên hè phố Sài Gòn

 

1) Hè phố Sài Gòn vào những ngày chưa có trận dịch tàn khốc vừa qua, luôn nhộn nhịp, đông vui, nhưng rất có lớp lang, thứ tự. Cứ y như rằng, đến giờ đó, tại vị trí đó, sẽ xuất hiện người đó với quầy hàng đó. Cứ đều tăm tắp mỗi ngày, nắng cũng như mưa.

Tôi đi làm, sáng đi chiều về, cũng tham gia vào cái đồng hồ sinh học trên hè phố Sài Gòn.

2) Qua gần bốn tháng, Sài Gòn đau thương tan tác. Giờ mở cửa lại. Giờ tôi được tự do đi trên con đường quen thuộc, nhưng lại thiếu một số bóng dáng quen thuộc trên vỉa hè Sài Gòn, đã từng góp thêm một nét văn hóa đáng yêu của Sài Gòn. Mỗi con người là một cảnh đời, có lúc thoáng qua, mờ nhạt trên hè phố, tồn tại bao nhiêu năm; nhưng giờ tự nhiên đồng loạt biến mất. Tự nhiên thấy hụt hẫng...

Lê Huyền Ái Mỹ - Trưa bên sông Sài Gòn

 

Những ngày Sài Gòn cứ sáng ửng nắng, trưa chiều ủ dột rồi mưa luôn cho tới tối, ngồi ngắm cái màu trời thôi cũng đủ… lười, chẳng thiết mà cũng chẳng biết viết gì.

Rồi bạn ghé nhà đón đi… café vỉa hè. Nằm dưới chân cầu Công Lý, ngay đầu con hẻm đi vô quán Huế Ngự Bình, mấy bước là quán Mười Khó. Cả nửa năm mới ngồi lại cái quán cóc.

Ngồi đây mới nhớ, những ngày tang thương hôm nào, nhắn bạn chụp cho tấm hình nhìn Sài Gòn từ trên cao. Bạn gửi qua liền mấy tấm con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vàng vọt, thi thoảng những ánh đèn chấp chới chạy qua. Con hẻm xuyên qua chợ Phú Nhuận lành lạnh.

Thân Trọng Minh - Sài Gòn vắng những tiếng rao


Họ đã đi đâu, về đâu?

Từ rất lâu rồi, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những gánh hàng rong.

Họ là người Sài Gòn, họ là những người dân nghèo ở miền Tây, ở miền Trung, hoặc ở tận ngoài miền Bắc vào buôn bán kiếm sống.

Tuấn Khanh - Trò chuyện với « thánh rắc hành », trước giờ nhận giấy triệu tập lần 3

 

Người chủ quán bún bò có tên Ba Cô Gái ở Đà Nẵng không bao giờ tin nổi mình có một đoạn đời kỳ lạ như hôm nay.

Anh nói giờ thì không chỉ phải phục vụ số lượng khách đông bất ngờ so với hàng ngày, mà còn phải làm việc với công an về những giấy triệu tập, mà anh hoàn toàn không biết mình có vai trò gì trong cuộc điều tra như thông báo.

Dân ở Đà Nẵng bàn tán, và nhắn cho nhau số 21/1 đường Ông Ích Khiêm, nơi có quán Bún Bò Huế lừng danh một cách bất đắc dĩ này để xem mặt ông chủ Bùi Tuấn Lâm, hay còn gọi là Peter Lâm Bùi – cách gọi của bạn bè anh. Nói với báo Saigon Nhỏ, anh Lâm nói sau một vài ngày khi câu chuyện của anh lan rộng trên mạng, khách đến ăn đột nhiên tăng bất ngờ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 23.11.2021

lundi 22 novembre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Mạ Thủ

 

Tôi mới học được một danh từ mới: mạ thủ. Một cách ngắn gọn, mạ thủ là một kẻ chuyên nghề chửi. (Giống như dư luận viên ngày nay). Lịch sử ra đời của mạ thủ đến nay vẫn còn mang tính thời sự.

Theo tác giả Huy Phương (báo Người Việt), danh từ này xuất phát từ thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc Chí bên Tàu. Thời đó, nhà cầm quyền huy động những người có lá phổi lớn, tiếng nói vang, và có cách chửi độc địa để làm ‘mạ thủ’. Mạ thủ chỉ có mộ việc đơn giản là chửi bới đối phương.

Họ trong tư thế trần truồng, xông lên phía trước, sát cổng thành của đối phương, và tung ra những lời chửi bới tục tĩu và dơ bẩn nhứt nhắm vào đối phương. Mục đích là hạ nhục và khiêu khích đối phương bằng cách thóa mạ ông bà tổ tiên của đối phương, sao cho họ mở cửa thành để lính xông vào. Điều trớ trêu là mạ thủ là những người bị chết đầu tiên vì họ không có vũ khí khi xông trận. Họ có thể xem như là những con chốt thí cho bọn cầm quyền.

Ngô Nguyệt Hữu - Như trúng tên!

 

Đọc bài viết “Ở đây không bán cho người Sài Gòn” của anh Ngọc Thịnh trên báo Thanh Niên, anh Thịnh viết, anh như trúng tên khi thấy cái bảng ở Đà Lạt. Tất nhiên, đây chỉ là thiểu số. Và cũng tất nhiên, cá nhân hoàn toàn có quyền kỳ thị đồng bào nếu họ nghĩ sự kỳ thị ấy mang lại an toàn cho họ.

Không chỉ anh Ngọc Thịnh như trúng tên, chính tôi, cũng như trúng tên. Buốt hết một bên ngực….

Tự bao giờ, những người con của trời Nam kiêu hãnh này, đột ngột biến thành những con đà điểu rúc đầu vào cát.

Võ Xuân Sơn - Có thực dân Đà Lạt kỳ thị dân Sài Gòn ?

 

Trên mạng, có nhiều người chia sẻ, rằng nhiều quán xá, cửa hàng, cửa hiệu ở Đà Lạt trưng biển không tiếp người Sài Gòn, không tiếp khách du lịch... Nghe thật buồn.

Tuy nhiên, suốt thời gian dịch vừa qua tôi ở tại Đà Lạt, cũng sinh hoạt như người dân tại chỗ, chỉ khác là đi đâu cũng bằng cái xe mang biển số Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi không thấy bất kỳ sự kỳ thị nào từ phía người dân, và chính quyền địa phương, kể cả các trạm kiểm soát trong thời gian dịch cao điểm tại Sài Gòn. Duy chỉ có cái trạm kiểm soát ở Đèo Chuối là hơi phiền phức.

Khi nhận thấy UBND tỉnh Lâm Đồng đăng tin truy tìm những người đến địa điểm này địa điểm kia ở Đà Lạt, tôi đã không xuống xe khi mua đồ.