vendredi 20 août 2021

Võ Xuân Sơn - Không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra

 

Hôm qua nay dư luận ồn ào về vụ xét nghiệm toàn TPHCM. Tôi cứ tưởng ai đó giỡn, đưa cái vụ hồi tháng Sáu vừa rồi. Hôm nay mới thấy cái văn bản. Mà vẫn còn nghi ngờ, cái văn bản ấy là fake. Vì không lẽ những người tư vấn, những người ra quyết định lại có thể quyết định như vậy sao?

Vụ xét nghiệm tràn lan mới cách đây hơn một tháng, góp phần làm cho dịch bùng phát mạnh hơn. Mà hình mẫu là nhà thi đấu Phú Thọ, tưởng đã làm cho những người chủ trương xét nghiệm toàn dân phải tỉnh ngộ, rằng việc làm đó là làm hại cho dân, cho nước, làm hại cho thành phố vô cùng.

Đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra ý kiến về việc này. Xét nghiệm toàn thành phố để làm gì?

Nguyễn Hồng Vũ - Xét nghiệm diện rộng TPHCM, nên cân nhắc lại! “lợi bất cập hại”

 

Giữa tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và chưa có dấu hiệu giảm, thì tôi nghe được tin là lãnh đạo thành phố đưa ra quyết định triển khai xét nghiệm trên địa bàn thành phố, dựa trên 2 loại xét nghiệm đó là: xét nghiệm nhanh bằng kháng nguyên và xét nghiệm RT-PCR.

Theo nội dung của văn bản thông báo thì mục đích của chiến dịch này nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân Covid-19 để điều trị hiệu quả, thu hẹp “vùng đỏ”, vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh”.

Tuy nhiên đứng ở góc độ người làm khoa học, dựa trên các kết quả thực tế ở nhiều nước trên thế giới và kết quả của chính Việt Nam trong một chiến dịch tương tự hồi đầu tháng Bảy thì tôi thấy đây là một việc không nên làm vì “lợi bất cập hại”. Nhất là trong tình hình dịch ngày càng phức tạp, thiếu nhân viên y tế, thiếu vaccin tốt, thiếu tiền như hiện nay!

Nguyễn Ngọc Chu - Dập dịch phải theo khoa học, dựa vào chuyên môn, không vì ý chí chính trị


Dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, phải được kiểm soát và đẩy lùi. Trong khi các tỉnh thành ở phía Bắc chưa rơi vào tình trạng nghiêm trọng thì Chính phủ phải tập trung mọi nguồn lực để dập dịch ở TP HCM và các tỉnh lân cận.

Nếu để dịch ở TP HCM rơi vào trạng thái không kiểm soát thì tác hại khôn lường. Khi chưa đẩy lùi được dịch ở phía Nam mà các tỉnh phía Bắc bị lây dịch nghiêm trọng thì đó là thảm họatoàn quốc. Nên phải dồn toàn lực để dập dịch ở TP HCM. Chính phủ phải coi TP HCM là mặt trận chính của dập dịch trên toàn quốc.

I. DỒN TÀI CHÍNH VÀ LƯƠNG THỰC HỖ TRỢ KHẨN CẤP  CHO TP HCM

Mai Bá Kiếm - Phân vùng « lãnh thổ kháng dịch » xanh, vàng, cam, đỏ ?


Từ 26/6 đến hết tháng 7, TPHCM cho lấy mẫu xét nghiệm trong khu dân cư (cao điểm 500.000 mẫu/ngày) nên số ca nhiễm mới tăng dần đến đỉnh là ngày 27/7 với 6.318 ca. Sau đó, việc lấy mẫu giảm dần để tăng cường tiêm chủng tại cộng đồng. Số ca dương tính giảm dần ngày 4/8 là 3.257, ngày 10/8: còn 2490 ca.

Ngày 15/8, TPHCM ban hành Kế hoạch triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn, với mục tiêu đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn, mở rộng vùng xanh, thu hẹp vùng đỏ tiến tới kiểm soát dịch, gồm 3 giai đoạn:

- Từ 15/8 đến 22/8, thực hiện “giải phóng vùng sạch" và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.08.2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 42

 

Đêm qua Sài Gòn lại mưa, mưa kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Lại nghĩ đến những người đang nằm ở vỉa hè, những bệnh nhân đang nằm tạm bợ ở sân bệnh viện.

Người ở vỉa hè càng ngày càng nhiều, đó là những người vốn là kẻ vô gia cư trước đây, lấy hè phố làm nơi trú ngụ. Bây giờ, sau thời gian dài giãn cách, phong tỏa, số người thất nghiệp nhiều hơn, không việc làm, không có thu nhập để trả tiền trọ, họ đành trở thành kẻ không nhà. Cũng có nhiều người lỡ đường, không về quê được vì chỉ thị của chính phủ, vì không có phương tiện và điều kiện để về, họ trở thành kẻ lang thang, sống lây lất chờ ngày bớt dịch.

Đối với người Việt từ xưa nay, người sống vô gia cư, thác vô địa táng là nỗi đau nhất của một đời người. Nhưng thời đại dịch, họ đành chấp nhận đau thương, hàng ngày sống bằng chén cơm từ thiện.

jeudi 19 août 2021

Bỏ rơi Afghanistan : Sau Việt Nam, người Mỹ đã mệt mỏi với chiến tranh


Đăng ngày:

 

Câu chuyện người di tản

Trước hết là câu chuyện về những người Afghanistan cố gắng di tản bằng mọi giá, được Le Monde kể lại. Zarghounah Haidari, 24 tuổi, làm việc tại một trung tâm văn hóa, từng bị đe dọa vì chống Taliban. Ba giờ sáng ngày 17/08 cùng với hai người em, cô chạy ra phi trường Kabul – lối thoát duy nhất. Khi đến nơi thì vẫn còn yên tĩnh, cô ra đến được phi đạo, nhưng bất ngờ lực lượng an ninh bắn hơi cay và đạn thật. Đám đông nhốn nháo bỏ chạy, có những người gục ngã, người ta dẫm đạp lên nhau, hai người đàn ông vũ trang bị lính Mỹ bắn chết.

Afghanistan : Taliban tham vấn lập chính phủ "hòa hợp"


Đăng ngày:

Cụ thể, phe Hồi giáo cực đoan đã gặp cựu tổng thống Hamid Karzai và cựu phó tổng thống Abdullah Abdullah. Theo nguồn tin nói trên, các nhân vật giữ trọng trách trong chính quyền cũ sẽ được đề nghị nắm các vị trí trong chính quyền mà Taliban sẽ thành lập.

Về phần cựu tổng thống Ashraf Ghani, hôm qua ông đã lên tiếng từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ủng hộ cuộc đối thoại giữa người tiền nhiệm Karzai với Taliban. Ông khẳng định đã ra đi để tránh « biển máu », không hề muốn lưu vong mà đang thương lượng để quay về, đồng thời bác bỏ tin đồn ông đã mang theo rất nhiều tiền mặt khi trốn khỏi Afghanistan. Từ Dubai, thông tín viên Vincent Souriau cho biết thêm :

Biden: Không thể tránh được hỗn loạn khi rút quân khỏi Afghanistan


Đăng ngày:

Khi nhà báo George Stephanopoulos nêu ra hình ảnh trên 600 người chen chúc trong chiếc phi cơ C-17 của Mỹ, những người Afghanistan bị rơi khỏi máy bay… ông Biden nói rằng chuyện đó đã cũ, cách đây bốn, năm ngày rồi.

Mặt khác, tổng thống Mỹ nhìn nhận đang gặp những khó khăn trong việc di tản người Afghanistan. Washington tố cáo Taliban không giữ lời hứa để cho tất cả những ai muốn ra đi được tự do vào phi trường Kabul, và như vậy việc di tản hàng ngàn người Mỹ và thường dân Afghanistan hoàn toàn tùy thuộc vào Taliban. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

Tin vắn 19.08.2021

 

(AFP & Reuters) – Covid : Mỹ chuẩn bị tiêm mũi vac-xin thứ ba, WHO cho rằng không cần thiết

Một nghiên cứu của đại học Oxford (Anh) cho thấy do biến thể Delta của virus corona, 90 ngày sau khi chích ngừa mũi thứ hai Pfizer và AstraZeneca, hiệu quả bảo vệ của vac-xin bị giảm lần lượt là 75% và 61%. Hoa Kỳ hôm 18/08/2021 thông báo những người đã chích ngừa bằng vac-xin Pfizer và Moderna có thể tiêm thêm mũi thứ ba kể từ ngày 20/09, tuy nhiên còn phải đợi sự cho phép của FDA.

Bị chỉ trích vì các nước nghèo không có vac-xin, Joe Biden biện minh sẽ giúp tất cả mọi người. Về phía Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tố cáo các nước giàu chỉ quan tâm đến mục tiêu trong nước, nói rằng các dữ liệu hiện nay không cho thấy việc tiêm nhắc mũi thứ ba là cần thiết. 

Canada : Phiên tòa dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu kết thúc


Đăng ngày:

Thẩm phán Heather Holmes tuyên bố trước tòa thượng thẩm British Columbia rằng có thể trong phiên tòa ngày 21/10 sẽ cho biết thời điểm đưa ra phán, quyết. Nếu thẩm phán Holmes cho phép dẫn độ, quyết định cuối cùng thuộc về bộ trưởng Tư pháp Canada. Cả hai quyết định của tư pháp và chính quyền đều có thể bị đội ngũ luật sư hùng hậu của Mạnh Vãn Châu kháng án, và trong trường hợp này thủ tục pháp lý có thể kéo dài nhiều năm.

Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), 49 tuổi, con của nhà sáng lập tập đoàn Hoa Vi (Huawei), bị bắt hôm 01/12/2018 tại phi trường Vancouver theo yêu cầu của Washington để xét xử tội danh gian lận ngân hàng. Vài ngày sau, Trung Quốc bắt giam hai công dân Canada, gây khủng hoảng ngoại giao giữa Bắc Kinh và Ottawa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.08.2021

mercredi 18 août 2021

Cù Mai Công - Gượng chút oxy cho một góc nhỏ Sài Gòn kiệt sức

 

… Tối 17-8-2021, Sài Gòn mưa tơi tả, hiu hắt lòng người. Mâm cơm gia đình chị Đ.T.Q.A. trên đường Hồng Hà, phường 2, Tân Bình là nồi cơm từ  3 kg gạo một ATM cho hôm trước và một dĩa rau muống xào cà chua. Cả nhà một vợ, một chồng, một con gái  17 tuổi học phổ thông ráng gượng đưa cơm, không dám nhìn nhau…

Chị xưa là nữ sinh lớp 6P1-9P1 trường Ngô Sĩ Liên với tôi, sau tôi hơn 10 khóa. Xưa chị xinh lắm, tới giờ tuổi gần 50 nhưng nhưng nét sang trọng, trẻ trung Sài Gòn xưa vẫn rạng trên khuôn mặt người phụ nữ bán khoai vỉa hè trước nhà. Ba chị vốn là nhân viên phi trường Tân Sơn Nhứt trước 1975. Giờ ba má mất, căn nhà trên đường Hồng Hà chia cho sáu gia đình anh chị em cùng ở. Tiện tặn cũng tạm sống qua ngày…

Gần ba tháng nay, dịch phải nghỉ bán. Anh chồng thợ sắt, dịch cũng nghỉ. Nhà cạn kiệt, không còn một đồng để sinh sống.  Chị bảo giấy tờ làm sai sao đó, phường chưa hỗ trợ gì. Mấy hôm trước, dù không Công giáo, nhưng chị ngày ngày ra nhà thờ Tân Sa Châu xin thực phẩm. Có hôm ra trễ, hết, về buồn thiu cả nhà.

GS Nguyễn Văn Tuấn - Vaccin Tàu cho người cao tuổi?

 

Tôi thấy phân vân bản tin dưới đây [1] vì theo đó vaccin Tàu sẽ ưu tiên cho người cao tuổi [1]. Nhưng ngay cả ở bên Tàu vaccin này không dùng cho người cao tuổi.

Vậy các giới chức y tế dựa vào chứng cớ nào để dùng vaccin đó cho người cao tuổi ở Việt Nam?

Theo thông tin từ một lãnh đạo TPHCM thì vaccin Tàu sẽ được tiêm chủng cho "những đối tượng có nguy cơ cao là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền. Trọng tâm thứ hai là tiếp tục nỗ lực phủ vaccin cho đội ngũ công nhân người lao động" [1].

Nguyễn Kiều Hưng - F0 ở Sài Gòn tăng, do đâu?

 

Logic là thế này, muốn kiểm soát được dịch thì phải kiểm soát được F0 ngoài cộng đồng. Muốn kiểm soát F0 ngoài cộng đồng thì phải tìm được nguyên nhân.

Theo tôi, có một số nguyên nhân sau:

(1) Do biến chủng mới của Covid-19, F0 ít/không có triệu chứng, nên người dân chủ quan, vẫn tiếp xúc với người xung quanh;

Trần Thị Sánh - Người Sài Gòn quá dễ thương trong mùa Covid


Công nhận người Sài Gòn làm thiện nguyện nhiều và hay thật, có thể nói là nhất cả nước, mình thật ngưỡng mộ, cảm kích.

Họ  giúp đỡ nhau, tương thân tương ái bằng nhiều cách, nhiều tổ chức, đoàn thể, hội hè rất sáng tạo, rất phong phú, đa dạng. Thậm chí rất nhiều tu sĩ, tăng ni, phật tử, văn nghệ sĩ, nhà báo…cũng đứng ra làm việc thiện.

Họ len lỏi vào các con hẻm, các xóm trọ nghèo, các khu nhà ổ chuột. Họ không chỉ giúp tiền, giúp thức ăn... mà còn giúp chở người bệnh đi bệnh viện cấp cứu. Giúp bình oxy miễn phí, giúp mai táng 0 đồng…Có người làm thiện nguyện đến kiệt sức.

Mạc Văn Trang - Người Sài Gòn làm thiện nguyện

 

Tôi mới sống ở Sài Gòn hơn một năm, chưa hiểu gì nhiều lắm. Nhưng thấy người Sài Gòn làm từ thiện trong những ngày dịch covid -19 này, tôi vô cùng khâm phục và ngạc nhiên. Sao mà nhiều nhóm làm thiện nguyện thế? Sao có nhiều loại hình làm từ thiện thế?

Đặc biệt có 430 tu sĩ và hơn 400 tăng ni, Phật tử xung phong làm tình nguyện viên chăm sóc những bệnh nhân nặng nhiễm covid- 19. Một vị linh mục cho biết có hơn 800 tu sĩ nộp đơn tình nguyện, nhưng xét sức khỏe, tuổi tác, hoàn cảnh nên chỉ chọn 430 người đủ điều kiện làm tình nguyện viên vào tuyến đầu chống dịch.

Ngạc nhiên nhất là nhóm thiện nguyện “Mai táng 0 đồng”. Tôi tò mò xem mấy clip của bạn bè gửi đến, do nghệ sĩ Việt Hương livestream. Tìm hiểu ra thì biết, nhóm “Mai táng 0 đồng" do chị Giang Thị Kim Cúc lãnh đạo. “Khi có cuộc gọi đến đường dây nóng, trưởng nhóm sẽ nhắn tin, rồi phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Công việc đầu tiên của các thành viên là mặc đồ bảo hộ, xịt khử khuẩn, rồi chạy xe đến địa chỉ thông báo. Bất kể là ngày hay đêm, chỉ cần có cuộc gọi, các thành viên đều sẵn sàng lên đường.

Lê Xuân Thọ - Nếu!

 

Nếu họ ra ngoài kia, để thấy người lao động đang cầm chừng bằng gói mì, để đợi nhận từng ký gạo,

Nếu họ ra ngoài kia, để thấy người lao động đang chờ nhận từng bó rau, từng chai nước mắm, từng gói đường,

Nếu họ ra ngoài kia, để thấy người lao động đang vật vờ, đang lay lắt trên phố,

Thái Hạo - Chính phủ hãy hành động !

 

Hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi dập đầu sát đất lạy tạ ơn mạnh thường quân khi nhận được một thùng mì và vài ký gạo, phải khiến chúng ta đau đớn. Nó làm nhớ cách đây mấy hôm, một người đàn ông khác cũng bê bịch gạo như thế mà nhảy chân sáo một cách kỳ dị như người…mắc bệnh.

Miếng ăn lúc này trở thành lẽ sinh tử. Cả cuộc đời mình tôi chưa từng chứng kiến một sự xúc động mãnh liệt hay nỗi sung sướng nào tột độ, tột cùng đến thế nơi con người, ngay cả khi người thân của ai đó qua được cơn nguy kịch trong gang tấc.

Lúc này, đối với nhiều người hình như miếng ăn đã quý hơn cả sinh mạng. Và qua đó mà chúng ta biết tình cảnh điêu tàn của một bộ phận không nhỏ dân chúng.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 41


Đêm qua Sài Gòn mưa, mưa lớn lắm. Từ gần nửa đêm, mưa trắng trời, tôi đứng trên balcon nhà mình nhìn dãy phố bên kia qua màn mưa lờ mờ. Tôi nghĩ đến những người bệnh đang nằm ngoài sân và hành lang ở bệnh viện 115 mà tôi đã xem hình hôm qua. Không biết họ xoay sở thế nào trong cơn mưa như thác đêm nay.

Họ là những người đang bị nhiễm dịch, đa số là người già và phần lớn là đang bệnh nặng. Chắc qua đêm nay sẽ có con số tử vong cao. Đang không thở được phải nhờ oxy mà nằm dưới tấm bạt che phất phơ thế kia thì thần chết dễ mang đi lắm. Tấm bạt có thể che nắng chứ không thể che mưa.

Chỉ nghĩ đến đó đã muốn khóc cho những thân phận người mang bệnh. Sài Gòn không chỉ có cảnh như thế ở bệnh viện 115, mà còn nhiều nơi khác nữa cũng trong tình trạng đấy. Và biết bao con người hôm trước tìm đường về quê nhưng không về được. Nhà trọ không còn, không chốn nương thân, gia đình họ đêm mưa này sẽ trú ở đâu. Đau lòng quá cho đồng bào tôi trong cơn dịch.