mercredi 18 août 2021

Tuệ Lãng - Từ câu chuyện Afghanistan…


Có vẻ như người Việt hóng hớt nhiều chuyện, khi mà môt phần lớn cộng đồng mạng vẫn dành thời gian cho việc Tailiban tái chiếm Afghanistan.

Một quốc gia xa xôi, hẻo lánh cuối trời, dường như chẳng có liên quan lịch sử nào tới xứ Việt đang kẹt trong trùng vây tang thương không đường ra của Covid Trung cộng lúc này?

Có lắm "dường như" cho chuyện này, nhưng tất thảy đều liên quan đến phận người, đến thân phận dân tộc trong cuộc chiến văn minh.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.08.2021

mardi 17 août 2021

Bông Lau - Thượng nghị sĩ Joe Biden 1975

 

Sự sụp đổ của Afghanistan và Nam Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt. Tương đồng là cả hai đều bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi. Những điểm khác biệt thì khá phức tạp.

Afghanistan không bị phong trào phản chiến đánh phá như chiến tranh Việt Nam, và chính quyền này vẫn được Hoa Kỳ viện trợ khá đầy đủ cho tới những ngày sau cùng. Tuy nhiên quân đội Afghanistan bị vấn đề bộ tộc phân hóa trầm trọng, và hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào yểm trợ phi pháo, tình báo và phương tiện kỹ thuật tối tân của Hoa Kỳ. Quân đội Afghanistan thô sơ hơn nếu so sánh cùng thời gian với Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Một trong những lý do quan trọng đã làm Afghanistan sụp đổ mau chóng là sự rút quân vội vã của Hoa Kỳ, bất chấp điều kiện quân Taliban phải tôn trọng ngưng bắn mà Thỏa Ước Doha đã được các phe ký kết. Trong cuộc rút quân này, Hoa Kỳ rút luôn 16 ngàn nhân viên kỹ thuật Mỹ phụ trách sửa chữa bảo trì khí cụ cho Quân Đội Afghanistan.

Phạm Đăng Quỳnh - Từ đỉnh cao xuống vực sâu

 

Người Saigon lâu nay đi đâu cũng được dân cả nước quý mến. Có người sống ...gần Saigon nhưng đi đâu cũng nói mình dân Saigon.

Hàng triệu người dân các tỉnh trong đó có tôi, tốn kém rất nhiều tiền để ...mua cho được cái gọi là Hộ khẩu Saigon để mua nhà, để học trường công lập thành phố, để được mua điện nước đúng giá. Và nhất là để được tôn trọng, được là công dân hạng nhất.

Ai ngờ. Người Saigon giờ đi đâu cũng bị xem như hủi. Không tỉnh nào nhận. Lãnh đạo Saigon nói "Ai ở đâu thì ở đó". Chứ có ai nhận đâu mà không ở đó.

Tâm Chánh - Sài Gòn vô sản


“Thời gian trước kia không có dịch, bà con đem sức lao động đóng góp cho thành phố phát triển. Trong điều kiện hiện nay, trách nhiệm của thành phố là chăm lo đầy đủ cho bà con cô bác.”

Ông chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong nói câu này thấm.

Thái độ ấy đúng mực.

Ngô Anh Vũ - Vaccin cho Sài Gòn : Nói với một số người tưởng mình là tinh hoa


Tầm một tuần nay, số người tử vong trong một ngày của Việt Nam luôn đứng trong nhóm top 10 thế giới, một "thành tích" chẳng có gì đáng tự hào nếu không muốn nói là quá buồn. Phần lớn những ca tử vong đó từ Sài Gòn, mảnh đất tôi đang sống.

Dạo quanh các diễn đàn, tôi chẳng nói nên lời khi một lớp người tưởng mình là tinh hoa cho rằng người Sài Gòn đừng nên kén chọn nữa, có vaccin gì cứ chích vaccin ấy đi - dù cho có là hàng đến từ Tàu. Chích đi để hết dịch, chích đi để còn đi làm kiếm ăn chứ? - Họ bảo vậy.

Số ít còn manh nha đề xuất phạt và cách ly những người có điều kiện nhưng chọn không chích vaccin. 

Thư ngỏ gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

 

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn 

Chúng tôi là những giáo chức, giảng viên, nhà khoa học hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu nhưng luôn trăn trở với nền giáo dục nước nhà, nhất là trong bối cảnh công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện của ngành lại đang diễn ra giữa cơn đại dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ trên mọi mặt đối với những quyết sách và công tác triển khai ở mọi cấp học. 

Thưa Bộ trưởng, giữa bối cảnh ấy, vừa qua, ngày 9/8/2021 nữ giảng viên Trần Thị Thơ (trưởng bộ môn, Khoa Tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã bị nhà trường, ở một địa phương có truyền thống cởi mở, phóng khoáng về tư tưởng, sa thải vì một phát ngôn bày tỏ quan điểm và tình cảm đối với đồng bào khi hệ thống an sinh xã hội của đất nước chưa được hoàn thiện, khiến người dân phải chạy dịch hàng ngàn cây số trên những chiếc xe máy đầy hiểm nguy và bất trắc.

Trần Quốc Quân - Cha ông ta ngày xưa đã phản bác chủ nghĩa Mác

 

Chủ nghĩa Mác là hệ thống học thuyết gồm Triết học, Kinh tế chính trị học và lịch sử. Đó là mớ lý luận chưa trải qua thực tiễn.

Chỉ đến khi Lênin làm cuộc gọi là Cách mạng Tháng Mười Nga, thì Chủ nghĩa Mác mới được trải nghiệm thực tế, để lại bao mất mát, tàn phá cho nhân loại suốt chiều dài thế kỷ 20, vắt sang cả thế kỷ 21.

Chủ nghĩa Mác đúng hay sai, đến nay vẫn có rất nhiều tranh cãi. Thực ra ở đời, chẳng có điều gì tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 40


Mở đầu một ngày, đọc một câu hỏi của cô em nhà báo đăng trên facebook của cô ấy: "Vì sao đi chích ngừa về, nhiều người bị lây nhiễm?". Câu hỏi của nhà báo đấy đã báo động cho người ta thấy tình trạng an toàn tại các địa điểm chích ngừa không được bảo đảm.

Bị giãn cách, giam mình trong nhà lâu ngày, các ông các bà, các anh các chị hàng xóm, thân quen gặp nhau liền sáp vào tán chuyện. Lúc đầu thì ngồi đúng khoảng cách quy định, nhưng rồi từ từ kéo ghế lại gần nhau. Ban đầu còn khẩu trang nhưng nói chuyện một lúc lại vướng víu quá thế là kéo khẩu trang xuống.

Lâu ngày gặp lại, tay bắt mặt mừng, nói phun hơi thở, nước bọt tùm lum, chỉ cần có người F0 thế là dính cả đám. Biến thể Delta lẹ như gió, chỉ cần gần gũi 5 giây là có thể lây nhiễm, đàng này chém gió cả giờ đồng hồ, không lây cũng uổng!

Pháp lập cầu không vận di tản công dân khỏi Afghanistan


Đăng ngày:

Từ Dubai, thông tín viên Vincent Souriau cho biết thêm về căn cứ quân sự của Pháp tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất :

« Căn cứ Abu Dhabi được thành lập năm 2009, theo yêu cầu của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, vốn tìm cách tự bảo vệ trước những bất ổn trong khu vực. Trước sức mạnh quân sự của Iran, các tiểu quốc yếu thế này cần đến một sự hiện diện quân sự để răn đe.

Afghanistan : Đại sứ Nga sẽ gặp Taliban ở Kabul


Đăng ngày:

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin cho biết thêm chi tiết :

« Trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Afghanistan, như thường lệ, Nga tìm cách tỏ ra mình là người đối thoại quan trọng. Cho dù đến trưa nay người ta biết rằng Matxcơva chuẩn bị di tản một phần đại sứ quán, nhưng điện Kremlin vẫn muốn tiếp tục đối thoại với Taliban.

Trung Quốc tập trận tấn công để uy hiếp Đài Loan

 

Trong lúc thế giới đang chú tâm đến Afghanistan, các chiến hạm và phi cơ tiêm kích Trung Quốc hôm nay 17/08/2021 tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan, mà theo Bắc Kinh là để trả đũa « sự can thiệp từ bên ngoài » và những « hành động gây hấn ».  

Reuters dẫn một thông cáo của Quân khu miền đông Trung Quốc nói rằng các chiến hạm, phi cơ chống tàu ngầm và phi cơ tiêm kích đã được điều đến gần Đài Loan để « tập trận tấn công và các cuộc tập trận khác với sự tham gia của binh lính », tuy nhiên thông cáo không cho biết chi tiết.

Thông cáo của quân đội Trung Quốc nói thêm, Hoa Kỳ và Đài Loan mới đây đã « liên tục khiêu khích, gởi đi những dấu hiệu sai trái, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và gây tổn hại nặng nề cho hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan ». Theo bản thông cáo, cuộc tập trận này là « biện pháp cần thiết » để đối phó với các « can thiệp từ bên ngoài và sự khiêu khích của các lực lượng đòi Đài Loan độc lập ».

Covid : Quân đội Pháp đưa oxy đến tiếp cứu quần đảo Antilles


Đăng ngày:

Phát biểu trên France Info, bộ trưởng Parly cho biết chuyến oxy đầu tiên này sẽ giúp tránh được nguy cơ thiếu oxy cho bệnh nhân Covid ở đảo Martinique và Guadeloupe, nơi bùng nổ những ca nhiễm biến thể Delta của virus corona. Theo nhà cung cấp Air Liquide, số lượng oxy dùng cho y tế tại Martinique đã tăng gấp 8 lần và tại Guadeloupe tăng gấp 6 lần.

Chuyến hàng sẽ đến nơi ngày 19/08, sau đó Hải quân Pháp sẽ tiếp tục vận chuyển oxy từ Guyane sang quần đảo Antilles. Tại lãnh thổ hải ngoại này, hiện nay tỉ lệ phơi nhiễm đã lên đến 2.015 ca dương tính trên 100.000 dân.

Tin vắn 17.08.2021

 

(Indcatholicnews) – Các nhà hoạt động kêu gọi bà Harris nêu trường hợp Nguyễn Bắc Truyển khi thăm Việt Nam

Christian Solidarity Worldwide (CSW) cùng với 43 tổ chức và cá nhân trong lá thư ngỏ đề ngày 12/08/2021 đã kêu gọi phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nêu ra trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển trong chuyến thăm Việt Nam dự kiến vào ngày 24/08.

CSW cho biết tiếp tục kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động nhân quyền theo đạo Hòa Hảo, bị kết án 11 năm tù, và các tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam. Thư ngỏ cũng bày tỏ quan ngại về các tù nhân chính trị Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm (Hòa Hảo), mục sư Y Yich (Cơ Đốc), Hoàng Đức Bình (Công Giáo).

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.08.2021

lundi 16 août 2021

Taliban chiếm Afghanistan : Bước ngoặt cho thế giới, cú sốc đầu tiên cho Biden


Đăng ngày: 16/08/2021 - 22:39

Lịch sử sẽ lưu lại bức ảnh của hãng thông tấn AP sáng Chủ nhật : một trực thăng vận tải Chinook phía trên nóc tòa nhà tua tủa những ăng-ten của đại sứ quán Mỹ. Sài Gòn 30/04/1975, Kabul 15/08/2021. Điểm khác biệt : lần này là ảnh màu chứ không phải đen trắng. Trong khi chỉ mới cách đây một tháng, Joe Biden từng khẳng định « không thể nào có chuyện di tản bằng trực thăng từ tòa đại sứ Mỹ » như Sài Gòn trước đây.  

 

Tình hình Afghanistan là chủ đề chính của tất cả báo Pháp ra ngày hôm nay 16/08/2021. Le Figaro chạy tít « Kabul trong tay phe Taliban », Les Echos cho rằng đây là « Thất bại đáng sợ của phương Tây », Le Monde giải thích « Vì sao quân đội Afghanistan gục ngã ». Ảnh bìa của Libération là chiếc trực thăng cất cánh phía trên tòa đại sứ Mỹ, nhắc đến thất bại ở Việt Nam, với dòng tựa « Afghanistan : Lại sụp đổ » ? Đặc biệt hôm nay Le Figaro, Libération, Le Point, L’Express đều mở mục tường thuật trực tiếp trên trang web, cập nhật từng diễn biến tại Afghanistan.

Cù Mai Công - Giọt nước trong biển buồn Sài Gòn những ngày Covid

 

Sáng 16-8-2021, buổi sáng đầu tiên của tháng giãn cách Chỉ thị 16 ở TP.HCM. Đường phố có vẻ vẫn khá đông dù đâu đâu cũng rào chắn. Hẳn ai có việc “thiết yếu” thật sự mới ra đường chứ lúc này đường phố có gì để ra: hàng quán không, chợ búa không… Hầu hết là những shipper, người giao hàng… Dòng người đi lặng lẽ trong thời Covid, mệt mỏi và chịu đựng.

Người có nhà ở Sài Gòn còn thấy mệt mỏi, nói chi hàng vạn bà con nhập cư. Đa số mất việc mấy tháng. Tiền ăn, tiền trọ, tiền điện nước, tiền xà bông, bột giặt, tã lót cho con… Ngày 1-8 đã có một đợt cả vạn người đổ về quê. Xe khách, xe buýt, xe lửa không chạy thì đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ…; nước non ngàn dặm cũng đi.

Hôm qua 15-8, nhiều bà con ở trọ ráng bám trụ cũng hoảng hồn khi nghe TP.HCM cách ly một tháng nữa, lại đổ về quê. Bị ngăn lại ở Suối Tiên, động viên “trở về, địa phương sẽ lo”… Tiến thoái lưỡng nan, thập diện lo sợ. Đất Sài Gòn chưa bao giờ thắt ngặt với họ như vậy.

Nguyễn Thông - Những chị Dậu thời nay (1)

 

Sáng 15.8, coi hình ảnh từng đoàn hàng mấy trăm người cần lao, chủ yếu là bạn trẻ, gia đình vợ chồng trẻ cùng con nhỏ, đùm đúm trên chiếc xe máy, cả gia tài đem theo. Thậm chí con chó nhỏ cũng chất lên xe, nghĩa là tài sản sau nhiều năm mưu sinh chỉ có bấy nhiêu, không còn gì để lại, kéo nhau về quê để trốn dịch trốn đói, ai cũng phải động lòng thương xót.

Đã thế, nhà chức trách, công an, dân phòng, cán bộ tuyên truyền cầm gậy cầm loa ra chặn đường, dựng hàng rào, chăng dây ngăn, không cho họ tiếp tục chuyến hồi hương, thuyết phục họ quay trở lại. Đi cũng dở, ở không xong. Trở đi cách núi, trở lại cách sông. Tất cả đành lủi thủi về chỗ cũ, về nơi không còn chút hy vọng.

Nhìn sự đời tang thương ấy, tôi sực nhớ cái tâm trạng của chị Dậu, người đàn bà khổ điển hình, được cụ đầu xứ Tố tả trong truyện “Tắt đèn”. Không tiền nộp sưu cứu chồng, cả nhà nhịn đói triền miên, gia cảnh rách nát, địa chủ ức hiếp dồn đến chân tường, người đàn bà tên “chị Dậu” ấy buột than: “Về thì đâm đầu vào đâu?”. Sáng nay cũng vậy, cứ văng vẳng tiếng kêu tuyệt vọng “về thì đâm đầu vào đâu?”. Còn vẳng mãi nhiều ngày sau nữa.

Nguyễn Khắc Nhượng - Tiến thoái lưỡng nan

 

Thật "Tiến thoái lưỡng nan. Đi, về lận đận" đối với số lao động con em miền Trung đang lưu trú tại TP HCM.

Ở lại thì không còn tiền để ăn, để trả tiền thuê phòng trọ, để mua thuốc men chữa bệnh cùng đủ mọi thứ chi tiêu khác nhất là với các gia đình có con nhỏ. Chỉ còn mỗi một cách là đào thoát về lại quê nhà bằng xe máy, thậm chí chỉ bằng đôi chân, bất chấp nghiêm lệnh của Thủ tướng buộc mọi người "đang ở đâu thì ở yên đó không được rời đi".

Họ thừa biết cuộc đào thoát ấy dữ nhiều, lành ít, khó tìm sự giúp đỡ của đồng bào trên đường thiên lý, vì lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hầu như đang áp dụng tại mọi địa phương. Họ sẽ phải ăn ngủ vạ vật đầy sự may rủi ở vệ đường trong mưa nắng bất thường, chưa kể sự đối xử ghẻ lạnh tại quê nhà một khi họ về đến nơi do sợ lây nhiễm dịch. 

Bông Lau - Thảm kịch

 

Đoạn phim ghi lại hình ảnh người dân Afghanistan tuyệt vọng tràn vào phi trường quốc tế Kabul để tìm phương tiện rời bỏ đất nước này.

Máy bay vận tải C-17 của Không Quân Hoa Kỳ được gởi đến để di tản công dân Mỹ, và khi máy bay chuẩn bị cất cánh thì những người dân Afghanistan chạy theo, bám vào các ụ bánh đáp vì không muốn bị bỏ lại.

Phi cơ vận tải C-17 rất lớn và nặng nề. Khi cất cánh động cơ sẽ tạo ra sức đẩy khủng khiếp để nâng máy bay rời mặt đất. Không con người nào có đủ sức mạnh để bám bên ngoài máy bay.