vendredi 13 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - « Vaccin tốt nhứt là vaccin đang có »


Lời giới thiệu: Ở Việt Nam ngày nay người ta, nhứt là giới KOL, có câu 'Vaccin tốt nhứt là vaccin đang có' để gián tiếp quảng bá vaccin của Tàu. Hóa ra câu này xuất phát từ ông tổng thống Phi Luật Tân Duterte, chớ không phải người Việt nghĩ ra. Ở bên Phi Luật Tân người dân cũng ngần ngại với vaccin Tàu.

Bài dưới đây là một lá thư đăng trên tập san Journal of Public Health (15/6/2021) [1] bàn về câu nói đó và sự lựa chọn vaccin. Tác giả là một giảng viên thuộc Bộ môn Thần học của Đại học De La Salle, Manila. Thấy lá thư viết rất khéo nên tôi dịch ra và chia sẻ cùng các bạn.

****

'Vaccin tốt nhứt là vaccin đang có' và 'Chờ đợi một vaccin tốt là lựa chọn tốt nhứt' [1]

Gởi Ban biên tập:

Ngô Nhân Dụng - Vì Covid dân Việt càng chống Trung Cộng

 

Kể từ tháng Tư khi bệnh dịch Covid-19 tái phát, số người mắc bệnh ở Việt Nam đã tăng lên tại 62 trong số 63 thành phố và tỉnh lỵ. Các nơi bị nặng nhất đều ở miền Nam, như Sài Gòn, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, và Tây Ninh. Những hình ảnh đường phố Sài Gòn vắng hoe, các nhân viên y tế mặc đồng phục che kín từ đầu tới chân nằm nghỉ ngay trước cửa phòng cấp cứu, làm não lòng người Việt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tin vào các con số do chính phủ cộng sản đưa ra thì tỉ số người mắc bệnh và chết vì Covid-19 còn chưa cao lắm. Trong dân số 96 triệu người, ngày 11 tháng Tám 2021 mới có 232.937 bệnh nhân, với 4.145 người chết. Theo Bộ Y tế, tỉ số người chết vì bệnh còn thấp hơn tỉ số 9.6% trong cơn bệnh dịch SARS năm 2002-2003.

Các con số trên có thể làm dịu bớt nỗi lo lắng, nhưng không che giấu được trình độ chữa trị dịch Covid quá yếu kém. Hình ảnh những xác người chết cuốn trong bao nằm bên giường những bệnh nhân còn sống gây một ấn tượng thương tâm và kinh hoàng!

Lê Công Trứ - Bão Cytokine : Hiểu biết & Điều trị


Lê Công Trứ
: Với bài viết này, tôi xin phép trình bày các kiến thức căn bản, phổ thông về Bão cytokine, với mong muốn giúp người đọc có thêm hiểu biết để không phải lo âu, sợ hãi khi biết mình hoặc người thân bị bệnh.
Mặt khác, khi chia sẻ các thông tin này tôi hy vọng các đồng nghiệp tham khảo, gợi nhớ những điều căn bản để tự tin, bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt, chọn đúng thời điểm trong việc thực hiện các liệu pháp điều trị.

BÃO CYTOKINE: HIỂU BIẾT & ĐIỀU TRỊ

CYTOKINE

Cytokine là sự kết hợp của hai từ Hy Lạp: Cyto, có nghĩa là Tế bào; Kinos có nghĩa là Chuyển động.

Cytokine là những phân tử protein tín hiệu có trọng lượng thấp (low-weight- signalling molecular proteins) có chức năng hỗ trợ sự giao tiếp giữa các tế bào với nhau trong phản ứng miễn dịch, và kích thích sự di chuyển của các tế bào đến các vị trí viêm nhiễm và bị tổn thương trong cơ thể.

Trung Dũng - Niềm tin


Cá nhân tôi rất vui, vì sáng nay, một số nơi, bà con đã bỏ về khi biết sẽ "bị tiêm" vaccin Trung Quốc.

Được tiêm vaccin phòng cúm Tàu là mong muốn của hầu như tất cả mọi người. Nhưng, thà bỏ về, kiên quyết không chơi hàng Tàu! Chờ dịp "được tiêm" vaccin sản xuất từ những nơi khởi đi từ thiện ý tạo ra các sản phẩm để cứu người sẽ cảm thấy an toàn hơn, an tâm hơn... dẫu muộn.

Có thể vaccin Tàu không tồi tệ, đáng kinh tởm và khốn nạn như chúng ta nghĩ. Nhưng, lòng tin mới quan trọng.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 36 : Những đứa trẻ trong mùa đại dịch

 

Mùa đại dịch, ai cũng có thể là nạn nhân, gia đình nào cũng có thể dính bệnh. Người già là một nỗi lo âu, nhưng bất hạnh nhất vẫn là những đứa trẻ.

Nhiều cháu mới đôi ba tuổi, chưa ý thức được những gì đang xảy ra nhưng bị cách chia cha mẹ, ông bà. Chúng ngơ ngác với bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình, chúng lạc lõng trong những khu cách ly và buồn bã vì không được gần cha mẹ. Những hình ảnh các cháu được đăng trên báo chí làm người xem xót lòng, rơi nước mắt.

Hôm kia, trên mạng có một đoạn clip ghi lại cảnh một gia đình phải chia ly vì dương tính với virus Vũ Hán. Người quay clip là một nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đón các F0 mặc đồ bảo hộ xanh đến khu cách ly. Trong cảnh chộn rộn đưa người đi cách ly, người ta nhìn thấy một thanh niên đứng nhìn theo trên tay ẵm một đứa bé còn nhỏ xíu mới 3 tháng tuổi. Bố mẹ là F0 phải đi cách ly, bé 3 tháng tuổi đành gửi lại cho hàng xóm vì chẳng có ai là người thân.

Mai Quốc Ấn - Âm thanh tiếng ho F0

 

18 giờ hôm qua tôi nhập viện cấp cứu ở Quân y 175 (bệnh viện chữa F0). Không thấy vì có vách ngăn và bác sĩ cũng không cho bước qua nơi có bệnh nhân khác, nhưng vẫn ám ảnh về tiếng ho "níu hơi" của bệnh nhân Covid và tiếng nườm nượp đẩy xe để cứu bệnh nhân F0 trở nặng. Thấy còn sống thôi đã là đại hạnh.

Ba giờ nằm ở phòng cấp cứu trước khi chuyển đi, đã ghi nhận hơn 10 ca nặng và 1 ca tử vong.

15 giờ 15 hôm qua, Đại tá N.X.G ở TC CT gọi khẩn: "Ấn ơi bệnh viện dã chiến của quân y tại Bình Dương thiếu lắm..." Chỉ vài ngày trước, tôi xuất hàng khẩu trang N96+ và dung dịch nano bạc SafeLife Vietnam gửi tặng ngay bệnh viện dã chiến 5B của quân y vừa mới lập, mà giờ chắc hết rồi.

PGS Hoàng Dũng - Vì sao Đại học Duy Tân nhanh nhẩu sa thải cô Trần Thị Thơ ?

 

Sau vụ Đại học Duy Tân sa thải giảng viên Trần Thị Thơ, Trưởng bộ môn của Khoa tiếng Anh vì đã "phát ngôn phiến diện về công cuộc phòng chống dịch Covid-19", nhờ bạn bè mách bảo, tôi mới rà soát trên báo chí thông tin về trường đại học này.

Hóa ra, chỉ trong năm 2020, và chỉ riêng trên tờ Lao Động, đã có thông tin cho biết Đại học Duy Tân từng:

(1) Là nơi xuất phát lá thư nặcdanh nói xấu các trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng trong mùa tuyển sinh đại học 2020;

Tuấn Khanh - Vết cắt không tuôn máu

 

(Saigon Nhỏ) Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu.

Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Câu chuyện của một người tìm cách trò chuyện với cô giáo Trần Thị Thơ, khi còn dạy ở trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, rồi tìm cách ghi âm gài bẫy để chuyển cho ban giám hiệu, cũng không khác nào như vết cứa của tờ giấy vậy. Nghe qua lời kể, dường như đó là học trò của cô Thơ. Mọi thứ nhầy nhụa và thật đau đớn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 13.08.2021


 

jeudi 12 août 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Khi nào ngưng 'lockdown': Vai trò của biến thể Delta

 

Câu trả lời dĩ nhiên đến từ giới lãnh đạo, nhưng chúng ta chẳng rõ họ dựa vào tiêu chuẩn gì. Ở đây tôi muốn đưa ra 4 tiêu chuẩn dịch tễ học định lượng (số ca nhập viện, tỉ lệ tử vong, chỉ số lây lan, và vaccin) cho câu trả lời đó, nhưng biến thể Delta sẽ làm thay đổi tất cả.

Sydney đã vào tuần thứ 6 lockdown, và tình hình đã có hậu quả nghiêm trọng. Theo báo Daily Mail, một người đàn ông 45 tuổi tự tử vì khó khăn kinh tế trong thời gian lockdown [1]. Dù biết rằng lockdown ảnh hưởng xấu đến nhiều người, nhưng khó có thể tưởng tượng có người tự kết liễu đời mình trong hoàn cảnh như anh này. Trường hợp này nói lên tác động tiêu cực của lockdown là không thể xem thường được.

Câu hỏi là chừng nào thì ngưng lockdown. Thật khó có câu trả lời, vì nó không hẳn tùy thuộc vào khoa học mà ... chánh trị. Ở Úc này, mỗi bang có một cách phản ứng khác nhau. Có bang chỉ cần 5 người có kết quả dương tính là họ lockdown cả thành phố, nhưng cũng có bang chỉ lockdown thì số ca dương tính lên cao (hơn 100 chẳng hạn). Cho đến nay, vẫn chưa thấy ai nói khi nào thì sẽ ngưng lockdown.

Trịnh Hồng Thọ - Người trẻ cũng chết !

 

Hôm nay nghe tin từ một đồng nghiệp cũ về cái chết của một đồng nghiệp ở báo khác. “Có lẽ hình ảnh cuối cùng trong tâm trí mình là cảnh cậu ấy lê khắp nơi để tìm bệnh viện cấp cứu. Khó thở, ho ra máu... đeo bình oxy gõ cửa bệnh viện xin cứu nhưng hết bình oxy lại phải lao về nhà để có bình tiếp tế” - Bạn đồng nghiệp kể.

Sau nhiều ngày cầu cứu thì người bệnh cũng được vào bệnh viện, nhưng đã mất sáng 11/8...

Bạn chết khi mới 28 tuổi.

Nguyễn Đình Bổn -Việt Nam, đặc biệt Sài Gòn cần nhìn cái gương của các nước láng giềng!

 

Trước đây, Indonesia và Thái Lan từng bỏ qua các cảnh báo của các chuyên gia y tế, hệ thống y tế để nhập ồ ạt vaccin Sinovac. Hiện giờ họ đang trả giá và phải tìm vaccin phương Tây để chích "bù".

Singapore thì nói rõ: ai chích vaccin Trung Quốc kể như chưa chích.

Nhiều chuyên gia lên án Trung Quốc đã thổi phồng, khoe khoang quá đà về tính "hiệu quả cao" của Sinovac, Sinopharm trong khi có rất ít dữ liệu về vaccin này.

Lộc Dương - Một tấm hình đáng sợ

 

Sáng nay, hắn dậy sớm hơn mọi ngày, bởi vì hắn có cái hẹn với nhân viên y tế sẽ tới tận nhà để khám sức khỏe cho hắn. Đây là một sáng kiến của các hãng bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ mới được áp dụng trong vòng vài năm trở lại đây.

Sáng kiến này thuộc loại vui vui và đôi bên cùng có lợi. Hãng bảo hiểm thì vì lợi nhuận, họ muốn cử chuyên viên y tế tới tận nhà để thăm khám cho từng khách hàng. Họ muốn tránh cái viễn cảnh khách hàng lười đi khám bác sĩ, tới hồi đổ bịnh nặng phải nhập viện, thì họ phải trả khẳm bạc. Họ hiểu rõ rằng, phòng bịnh bao giờ cũng rẻ hơn trị bịnh rất nhiều.

Còn về phần khách hàng, như hắn chẳng hạn, nếu chịu cho nhân viên y tế tới tận nhà khám thì ngoài việc không phải “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, lại còn được hãng bảo hiểm tặng cho cái thẻ mua sắm trị giá 15 đô la. Cũng gần thùng bia chứ ít à, dại gì mà không chịu ?

Bùi Chí Vinh - Câu hỏi từ nỗi nhục nhã của cô giáo Thơ

 

Bùi Chí Vinh : Cô giáo Thơ, giảng viên môn tiếng Anh của trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng bị Hiệu phó của trường sa thải vì đã phát biểu với học trò như sau: “Cô cảm thấy nhục nhã khi đồng bào của cô chạy xe máy một ngàn rưỡi cây số về. Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. Tại sao cũng là người mà khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vaccin, còn chúng ta thì thế nào? Em thử lên đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã”.

CÂU HỎI TỪ NỖI NHỤC NHÃ CỦA CÔ GIÁO THƠ

Đt nước cn nhng cô giáo Thơ như vy

Nhng cô giáo không “rút ng th” mi người như facebook bác sĩ Khoa

Cô giáo tên Thơ nhưng không ng vùi trong… thơ mng

Mà biết m mt xót xa trước ni nhc sơn hà

Mạc Văn Trang - Gửi cô giáo Trần Thị Thơ

 

(Nguyên Giảng viên, Trưởng bộ môn, Khoa tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng)

Sài Gòn, ngày 12/8/2021

Cô Thơ thân mến,

Là nhà giáo, đồng nghiệp với Cô, thấy Cô bị sa thải chỉ vì một sự cố nghề nghiệp nhỏ nhoi, tôi rất buồn và xin được chia sẻ nỗi bức xúc với Cô.

Tuy nhiên đọc lời chia tay của Cô với các sinh viên, các giảng viên của trường, tôi thấy yên tâm, vì Cô có một tâm thế bình tĩnh, hiểu nhân tình thế thái và giữ vững bản chất nhân cách của mình. Với trình độ và bản tính ngay thẳng của Cô, tôi tin Cô sẽ tìm được công việc và môi trường làm việc xứng đáng với mình. Trong cái rủi có khi lại có cái may đó Cô!

Nguyễn Gia Việt - Thiệt lạ!

 

Các bịnh viện trị Covid-19 đều tên là "Thu Dung" (Chữ in hoa).

Cá nhân tôi ban đầu nhìn ba chớp ba nháng cứ nghĩ là tên của ai đó là bệnh viện "Thu Dung" kiểu Phương Dung, Mỹ Dung, Ngọc Dung, Xuân Dung, Hoàng Dung.

Ai ngờ là người ta chơi chữ !

Hoàng Hải Vân - Hỡi những kẻ to mồm vu vạ dân ta là « bài Hoa » !

 

Mọi người Việt lương thiện tử tế đều muốn sống hòa bình với các dân tộc khác, trong đó có các dân tộc của Trung Hoa. Không một người Việt lương thiện nào “bài Hoa” cả. Song mọi người Việt lương thiện đều căm phẫn trước mưu đồ thôn tính biển đảo nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Thế nhưng một số Kols và những kẻ ăn bả hồng vệ binh đổi trắng thay đen vu vạ cho những người căm phẫn mưu đồ của giới cầm quyền bá đạo Trung Quốc là “bài Hoa”. Khi Biển Đông nổi sóng họ câm mồm, nhưng khi Biển Đông tạm thời lặng sóng họ lại cào phím vu vạ “bài Hoa bài Hoa”.

Dân tộc Việt dù trải qua rất nhiều đau thương mất mát trong cuộc chiến chống xâm lược từ Trung Quốc suốt mấy ngàn năm, nhưng chưa bao giờ thù hận dân tộc Trung Hoa. Người Việt chúng ta chưa bao giờ đồng nhất người Hoa với bọn cầm quyền xâm lược. Bởi vậy mà dân chúng hai nước thời nào cũng làm ăn buôn bán và giao lưu văn hóa.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 35


Bị nhốt trong nhà suốt hơn hai tháng trời vì đại dịch, nhiều khi cũng cảm thấy bí bách. Ông bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc bảo "đi ra ngoài không được thì đi vô trong". Ý ông bác sĩ này là hãy nhìn lại mình để hiểu mình thêm, lắng đọng tâm thức để thiền quán, để sống chậm lại và từ đó sẽ tìm ra nhiều điều thú vị.

Tôi phục ông, tôi cũng phục nhiều người đã nhân thời gian rảnh rỗi mà chiêm nghiệm, mà suy ngẫm, mà sống khác, tìm niềm vui trong những công việc. Tôi lại không làm được vậy, suốt ngày cứ loay hoay với những tin tức, những mảnh đời, những số phận trong thời đại dịch.

Cũng có tuổi rồi, không vẫy vùng, hoạt động như người trẻ nữa. Thôi thì tìm nơi đóng góp một chút trong khả năng hiện có của mình, như là sự sẻ chia cho lòng bớt áy náy thôi. Phê phán cũng nhiều rồi, trách móc cũng lắm rồi, cũng chỉ để bớt ẩn ức trong lòng mình thôi. Có khi cũng nên để cho lòng lắng lại.

Chương trình phát thanh RFI ngày 12.08.2021


 

mercredi 11 août 2021

Đỗ Ngọc - Sài Gòn đau

 

Bạn nơi xa inbox hỏi “Chị ơi, chị ổn không, Sài Gòn ổn không? Sáu ngày không thấy chị viết gì, em lo…”.

Trả lời, chị chưa sao giữa một Sài Gòn vẫn chưa ổn. Đúng hơn, Sài Gòn đau thương. Không thể dùng từ nào khác. Sự nghiệt ngã, sinh tử không còn chỉ là “nghe nói”, mà đang xảy ra đây đó, xảy ra quanh ta, trong các gia đình.

Các bệnh viện quá tải, nhân viên y tế vất vả, nhiều áp lực. Người bệnh chết tại nhà, gọi xe cấp cứu trong vô vọng. Người chết chậm được mang đi, người thân chết không tiền mai táng, không có người thân ở nhà để lo hậu sự…không còn là chuyện đẩu đâu, gây ngạc nhiên nữa.