dimanche 21 mars 2021

Mặc Lâm - Sơn mài, quê hương nghèo khó


Cách đây ba mươi năm tôi có dịp đến nhà một người bạn thân ở California. Anh ấy là một kỹ sư, nhà cửa tươm tất, vườn hoa bồn tắm sau nhà khiến tôi có chút choáng ngợp vì mới sang Mỹ, mọi thứ đều lạ lẫm đối với tôi.

Từ cây mít anh trồng sau nhà tới giàn hoa giấy trước cửa, nó hài hòa và cho thấy óc thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà. Tôi không nghi ngờ gì goût thẩm mỹ của bạn, và âm thầm vỗ tay cho sự chọn lựa mà bạn đã trong những hiện vật trong nhà.

Nhưng tôi khựng lại khi vào phòng khách nhà bạn.

Bùi Chí Vinh - Đôi mắt Myanmar


 

Đôi mt căm hn ca thiếu n Myanmar

Làm tôi nh li tui ca tôi 17

Tui không biết thế nào là s hãi

Song st xà lim hoc chết là cùng

Máu đ bên ngoài nhưng máu trong tim vn chy

Lũ bo quyn hay đa con gái, ai run ?

Quân đội Miến Điện và những « đồng tiền máu »


Đăng ngày:

Từ sau vụ đảo chính đến nay, đã có hơn 200 người Miến Điện thiệt mạng. Nhiều nạn nhân bị các tay súng thiện xạ bắn vào đầu khi họ xuống đường, số khác bị lãnh đạn một cách hú họa. Người dân vẫn tiếp tục biểu tình, nhưng trước sự kiên quyết của quân đội, nhiều người đặt hy vọng vào phong trào tẩy chay, bất tuân dân sự.

Một số dấu hiệu cho thấy tập đoàn quân sự đang thiếu tiền mặt. Vài ngày sau đảo chính, ngân hàng trung ương cố gắng chuyển 1 tỉ đô la từ Federal Reserve Bank ở New York về, nhưng bị chính phủ Mỹ chận lại. Hôm 15/02, chính quyền định bán 200 tỉ kyat (142 triệu đô la) trái phiếu kỳ hạn 5 năm, nhưng không thành công.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.03.2021


 

Đỗ Hoàng Diệu - Nguyễn Huy Thiệp và thần linh


 1. Tôi luôn phản đối việc thánh hóa người trần. Con người, dù anh có là ai, tài năng tới đâu, đức độ tới đâu, vẫn vô vàn khiếm khuyết.

Nhưng tôi tin thần linh, cùng những huyền hoặc.

Tôi nghĩ Nguyễn Huy Thiệp đã viết văn như thần viết. Truyện ông hay không phải do học tập cần cù rèn luyện. Thượng đế đã chọn ông.

Tạ Duy Anh - Những lần gặp Nguyễn Huy Thiệp


Tôi không nhiều kỷ niệm với Nguyễn Huy Thiệp. Có thể là do số phận.

Khi ông nổi danh như cồn, thì tôi đang nằm chết dí ở thị xã Lào Cai hoang tàn, ăn mắm tôm khô đến thối cả ruột. Tôi biết ông qua truyện ngắn "Muối của rừng", đọc ngay trên chốt canh địch. Tờ báo Văn nghệ đã bị tôi làm cho nhầu nát, chỉ vì truyện của ông. Thực sự tôi đã bị sốc, bởi lần đầu tiên được đọc một thứ văn đẹp và sâu sắc như vậy do người Việt viết.

Một hôm, sau khi truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" của tôi in trên báo Văn Nghệ, tôi thật sự hoảng hốt khi nghe mọi người (gồm cả thầy Hoàng Ngọc Hiến) bảo rằng Nguyễn Huy Thiệp đến ký túc xá thăm tôi nhưng đúng lúc tôi đi vắng nên không gặp.

samedi 20 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hạnh phúc !


Liên Hiệp Quốc chọn Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay là Ngày Hạnh phúc (International Day of Happiness) là ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013.

Các tờ báo tại Việt Nam thì thường “tự sướng” khi đưa tin Việt Nam luôn nằm trong top các nước có chỉ số hạnh phúc (Happy Planet Index, viết tắt là HPI) cao nhất thế giới do Tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation (Anh) công bố. Theo cái tổ chức tào lao xịt bộp này, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam luôn ở top đầu.

“Báo cáo Hạnh phúc Thế giới" của Liên Hiệp Quốc thì... dễ tin hơn. Năm nay Việt Nam xếp thứ 79.

Tuấn Khanh - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950-2021)


Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.

Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn. Gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Vǎn Nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986.

Chỉ một vài nǎm sau đó, cả làng vǎn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi vǎn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay...

Nguyễn Thông - Đường sắt cho Đồng bằng sông Cửu Long


Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hội dân sinh cực kỳ to lớn.

Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu...

Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh và sự cạnh tranh của xe đò, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng hai tuyến đường sắt đó, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi.

Phạm Dương Ngọc - Đi chùa, viếng đền được gì?


Chuyện chùa chiền, tâm linh tôi viết rất nhiều. Có lẽ, không còn ngôi chùa, đền, thắng cảnh tâm linh nào nổi tiếng ở Việt Nam mà tôi chưa đến tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn không thể nào lý giải nổi tâm lý của người Việt với vấn đề tâm linh. Chỉ có thể nói, hàng triệu người đầu óc đã bị tiêm nhiễm đến mụ mị.

Đầu năm là người Việt đổ xô nô nức đến các chốn tâm linh cầu khấn. Hàng triệu người kéo đến chùa Hương, Yên Tử, mấy triệu người đến núi Sam. Cảnh tượng kéo đến đền ông Bảy, ông Hoàng Mười, chúa Kho, đền Trần, Ba Vàng... đúng là kinh khủng khiếp.

Một số người đến vãn cảnh, đi chơi theo phong trào, còn lại hầu như là cầu cúng, xin xỏ.

Bùi Chí Vinh - Phật ngự tòa sen cũng bó tay

 


Dch cúm Tàu đâu không biết

Nhưng tt nhiên cm có chùa

Không tin c ghé chùa Tam Chúc

Ngó cnh thn linh được bán mua

Đặng Đình Mạnh - Bầu cử Quốc hội


Bầu Quốc hội của 63 tỉnh thành và non 100 triệu đồng bào, mà số ứng cử viên tự do đếm chưa đủ hai bàn tay ?

Chắc chắn không phải vì dân ta thờ ơ với chính sự như thế ! Mà vì họ biết rằng, dù có thiết tha mong muốn đóng góp cho Quốc hội nhiều như thế nào đi nữa, thì với tư cách ứng cử viên tự do, hầu như, họ không có nhiều cơ hội bước chân vào hội trường Diên Hồng.

Thật ra, bỏ qua công thức bầu cử tự do để áp dụng công thức đảng cử, dân bầu vẫn có thể được chấp nhận nếu đưa được vào Quốc hội những người yêu nước, tài đức vẹn toàn, hiến kế các quyết sách, giải pháp giúp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh không chỉ còn là khẩu hiệu.

Trần Trung Đạo - Cách mạng hát hùng ca


Lịch sử thế giới cận đại đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng dân chủ đầy màu sắc.

Cách mạng Nhung (Velvet Revolution) do Giáo sư Rita Klimova đặt tên ở Tiệp Khắc.  Cách mạng Hoa Hồng (Rose Revolution) ở Georgia phát xuất từ những bó hoa hồng lãnh tụ đối lập Saakashvili mang đến Quốc hội, Cách mạng Cam (Orange Revolution) tại Ukraine dựa theo màu chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Tổng thống Viktor Yushchenko. Cách mạng Hoa Lài ở Tunisian đặt tên từ loại hoa quốc gia của Tunisia nhằm lật đổ nhà độc tài Zine El Abidine Ben Ali v.v...

Thế nhưng, có một cuộc cách mạng đóng vai trò tiên phong mà ít được viết về là Cách mạng Hát hùng ca (Singing Revolution) diễn ra tại Estonia, một quốc gia vùng Baltic, trong thời gian 1987-1988.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.01.2021


 

Tưng bừng tái ngộ người hâm mộ ở Florida, Trump giữ nguyên ảnh hưởng


(Bài viết từ ngày 01/03/2021 bị bỏ sót, nay xin đăng lại - TM)

Đăng ngày:

« Các bạn cảm thấy nhớ tôi rồi chăng? » - ông Trump bắt đầu. Theo ông, chuyến du hành « khó thể tưởng tượng » với những người ủng hộ từ cách đây bốn năm « còn lâu mới kết thúc ». Trump lấy lại giọng điệu trong chiến dịch tranh cử: « Chúng ta sẽ chiến thắng và nước Mỹ sẽ hùng mạnh hơn bao giờ hết », nhắc lại rằng ông đã thắng trong kỳ bầu cử tháng 11/2020.

Donald Trump lại nói về những chủ đề quen thuộc, tố cáo chương trình xã hội chủ nghĩa và cực đoan của chính quyền Biden và kể ra những thành công trong nhiệm kỳ của mình, những chính sách đã bị người kế nhiệm dỡ bỏ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.03.2021


 

jeudi 18 mars 2021

Mỹ xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở châu Á, Bắc Kinh tan ảo tưởng


Đăng ngày:

Hàn Quốc tăng chi phí duy trì lực lượng Mỹ

Về quan hệ Mỹ-Trung, Le Monde nhận định « Hoa Kỳ dựa vào các đồng minh châu Á để chống lại Trung Quốc ». Trong khi Nhật Bản hoan nghênh thái độ cứng rắn của Washington, thì Hàn Quốc có phần dè dặt.


Trong cuộc gặp « 2+2 » giữa ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin với các đồng nhiệm Hàn Quốc Chung Eui Yong, Suh Wook, phía Mỹ muốn đồng minh cũng có quan điểm cứng rắn hơn, thậm chí muốn thuyết phục Seoul tham gia Bộ Tứ (Quad) đối phó với Bắc Kinh, bên cạnh đó là giảng hòa với láng giềng Nhật Bản.

Nhân dịp này, đôi bên ký thỏa thuận về sự hiện diện của quân Mỹ : Seoul sẽ tăng 13,9% đóng góp để duy trì 28.500 quân nhân Mỹ trú đóng, giải quyết vấn đề tồn tại từ thời tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên Hàn Quốc không muốn làm mất lòng Trung Quốc, láng giềng hùng mạnh, đối tác kinh tế và là nhân tố quan trọng để tái lập đối thoại liên Triều mà tổng thống Moon Jae In hằng mong muốn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.03.2021


 

mercredi 17 mars 2021

Mai Bá Kiếm - Ai bơm xịt « lang băm » thành « thần y » ?


Khoảng năm 1850, cụ Đồ Chiểu viết Lục Vân Tiên, đã kể mánh bọn thầy bốc thuốc, thầy bói và thầy pháp đã tự PR cho mình và lẫn nhau, để lừa vàng của Lục Vân Tiên nhưng không trị hết bệnh. Tiêu biểu là câu: “Pháp rằng: Ta biết kinh quyền - Đau nam chữa bắc mà thuyên mới tài”.

Gần 200 năm sau, dưới sự "lãnh đạo sáng suốt" của Bộ trưởng Kim Tiêm, “lang băm” Võ Hoàng Yên đã biến thành “thần y” trị bệnh trong suốt 12 năm. Cho nên quản lý nhà nước về chữa bệnh ngày nay cũng “rực rỡ” như thời “Trước đèn xem truyên Tây minh”!

Lang băm Yên không “chữa mẹo online” như thầy pháp (bắt tiểu đồng nằm xuống làm cascadeur chữa thay cho Lục Vân Tiên - đang nằm ở nhà) mà kéo lưỡi, bộp tay, bẻ xương người bệnh, nhưng cũng không hết bệnh, là nhờ:

Huy Đức - Ông Nhân, ông Nên & Quốc hội


Nghe nói ông Nguyễn Thiện Nhân lại ra ứng cử Quốc hội kỳ này. Có thể nhiều người sẽ rất ngạc nhiên. "Từng ủy viên Bộ chính trị còn chẳng ăn ai...".

Tôi cho rằng, nếu ông Nhân "tự ứng cử" thì nên hoan nghênh; nếu ông ấy giành một suất của đàn em trong Thành ủy thì thật không hiểu ông ấy nghĩ gì mà làm thế.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Nên lại không tham gia Quốc hội kỳ này. Quyết định cá nhân của ông như gửi một thông điệp ông chưa có tham vọng gì hơn ngoài làm việc cho Thành phố. Bí thư Thành ủy mà một năm mất hơn hai tháng đi Hà Nội họp thì rất lãng phí.