lundi 8 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Tiền từ đâu ra mà ông Yên giàu quá vậy ?


Trên trang nhà, ông Dũng lò vôi cho biết ông Yên đã viết thư đề nghị trả tất tần tật những gì ông Dũng đã cho, cho mượn, cả tiền lẫn đất đai hàng trăm tỉ. Nhưng ông Dũng nói dù vậy vẫn không bỏ qua!

Tự xưng là một "lương y", ông Yên không kinh doanh mà chỉ đi chữa bịnh và làm từ thiện, thì tiền đâu mà ông có nhiều như vậy?

Nếu cho rằng ông chỉ "lừa gạt" các nhà siêu giàu (ngoài ông Dũng còn có những người khác) để kiếm chác thì tui đã mặc kệ ông, không nói đến. Nhưng vấn đề ở đây là ông tạo thanh danh bằng cách lừa người nghèo khổ, bệnh tật.

Nguyễn Quang Lập - Có bệnh thì vái tứ phương


(TNTS 12/09/2011) Khi còn khỏe mạnh, mình thấy lắm kẻ dại quá là dại, nghe mồm mấy ông lang vườn, mấy ông sư hổ mang, mấy thầy phù thủy dở người chỉ tổ tốn kém mất thời gian chẳng được cái gì.

Mình rất ngạc nhiên khi thấy có những người trí lực phi thường như anh Nguyễn Minh Châu, anh Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn cứ hồn nhiên tin tưởng mấy ông lang băm, mà người thường chỉ nghe họ nói đôi câu đã biết ngay họ là lang bịp.

Anh Tường (Hoàng Phủ Ngọc Tường) bị tai biến, liệt cứng, không có cơ hồi phục, bệnh viện bó tay. Khổ thân chị Dạ (Lâm Thị Mỹ Dạ) đã đưa anh đi khắp nước, cứ nghe ở đâu có lương y, thần y trị được bệnh này chị đều đưa anh đến cả.

Trần Mạnh Hảo - Về nhân vật « Jean Valjean gọi bằng cụ » của Vũ Thư Hiên


Vừa qua, nhà văn Vũ Thư Hiên có in trên Facebook của mình bài « Đôi TấtNgoại » với lời mở đầu: « Kể chuyện này lại da diết nhớ Giăng Van-giăng gọi bằng cụ” Tôn Thất Tần nay đã không còn. Tặng Giáng Tiên và Trần Mạnh Hảo ».

Ngay sau bài viết rất hay này của anh Vũ Thư Hiên, Trần Mạnh Hảo đã nhận được rất nhiều điện thoại và tin nhắn gửi tới để hỏi về nhân vật có bí danh là “Jean Valjean gọi bằng cụ”. Nhà văn Vũ Thư Hiên đã dành hai chương khá dài để viết về người tù lâu nhất Việt Nam có tên là Tôn Thất Tần, nhạc phụ của Trần Mạnh Hảo.

Trong bài viết trên, anh Hiên có kể sơ về việc vợ anh là chị Đặng Kim Ân một lần đến trại tù thăm nuôi anh, đã mang đến cho anh một đôi giày vải để anh chống rét mùa đông. Nhìn bạn tù thân thiết của mình là Tôn Thất Tần, mấy chục năm không hề có gia đình thăm nuôi, áo quần rách nát, không hề có giày dép đi trong mùa đông chỉ cuốn xà cạp (giẻ rách cuốn vào chân cho ấm), anh Hiên đã biếu cụ Tần đôi giày vải quý hơn vàng.

Vũ Thư Hiên - Đôi Tất Ngoại


Vũ Thư Hiên : Kể chuyện này lại da diết nhớ "Giăng Van-giăng gọi bằng Cụ" Tôn Thất Tần nay đã không còn. Tặng Giáng Tiên và Trần Mạnh Hảo.

Có lần, trong bữa ăn tối với bè bạn, nhà văn Nga Anton Tchekhov nói: “Các ông kêu viết khó ư? Không hề! Nếu có cái khó thì đó là khi ngồi trước trang giấy anh định viết cái gì, để làm gì? Tôi ấy à, tôi có thể viết ngay một truyện ngắn về lọ mực trên bàn kia, nếu tôi muốn. Vâng, về cái lọ mực ở trước mặt các vị kia kìa”.

Tôi thuật lại không đúng câu chữ, nhưng tôi nhớ và rất thú giai thoại ấy. Lọ mực, hay bất cứ vật nào khác, chỉ là cái cớ cho sự sáng tạo vốn nằm sẵn trong ký ức nhà văn. Tchekhov viết dễ là nhờ vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào.

Chuyện lọ mực của Tchekhov làm tôi nhớ tới những đồ vật tầm thường từng ở với tôi một thời gian rồi biệt tăm biệt tích, nhưng kỷ niệm về chúng thì cứ còn mãi. Chúng nhắc ta nhớ đến một khúc nhôi nào đó trong đời.

samedi 6 mars 2021

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện về ông « thần y » Võ Hoàng Yên


Gần đây dư luận râm ran chuyện vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng tố ông Võ Hoàng Yên về hành vi ăn chặn hàng trăm tỉ đồng tiền cứu trợ và xây chùa. Theo phát biểu của bà Phương Hằng, vợ ông Huỳnh Uy Dũng với báo chí thì vợ chồng bà đã đưa đơn cho công an giải quyết.

Chuyện ân oán giữa vợ chồng ông Dũng và ông Yên, tôi không đề cập. Ở đây tôi chỉ nói về chuyện của ông Võ Hoàng Yên trị bệnh.

Ông Võ Hoàng Yên là nhân vật nổi tiếng mấy năm nay, người ta gọi ông là 'thần y" sau khi ông chữa bệnh cho nhiều người mang bệnh câm điếc và bại liệt. Ông chữa bệnh bằng cách bấm huyệt và không biết đã có bệnh nhân nào đã thực sự được ông chữa lành bệnh chưa, nhưng tên tuổi ông thì nổi như cồn từ Nam chí Bắc và lan ra tận hải ngoại.

Mỹ : Cải cách bầu cử do Trung Quốc áp đặt là « tấn công trực tiếp » vào quyền tự trị của Hồng Kông


Đăng ngày:

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, Ned Price, trong cuộc họp báo đã lên án « các cuộc tấn công không ngơi nghỉ của Trung Quốc vào các định chế dân chủ của Hồng Kông ». Bắc Kinh ngày càng bóp nghẹt Hồng Kông với việc « cải tổ » bầu cử nhằm loại trừ những ứng cử viên đối lập. Theo ông Ned Price, việc cải cách này « hạn chế sự tham gia của đại diện dân chủ và bóp nghẹt tranh luận, đi ngược lại ý nguyện của người dân Hồng Kông ».

Trước đó, Liên hiệp Châu Âu đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chú ý xem xét « những hậu quả chính trị và kinh tế » của mọi quyết định cải cách hệ thống bầu cử có thể làm hại cho « các quyền tự do căn bản, đa nguyên chính trị và các nguyên tắc dân chủ ».

Tổng giám đốc WHO hứa minh bạch về điều tra nguồn gốc virus ở Trung Quốc


Đăng ngày:

Báo cáo hoàn chỉnh và một bản tóm tắt sẽ được công bố cùng lúc trong tuần lễ từ ngày 15/03. Ban đầu WHO định đưa ra một báo cáo sơ khởi, nhưng rốt cuộc đã từ bỏ ý định mà không giải thích. Ông Tedros khẳng định chưa đọc bản báo cáo.

Ngay sau cuộc họp báo của Tổ chức Y tế Thế giới, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ Joe Biden « coi đây là một dấu hiệu tích cực, vì không thể công bố một báo cáo trong đó chúng ta nghi ngờ về xuất xứ dữ liệu, sự thiếu minh bạch (…), đưa ra những thông tin sai lạc về nguồn gốc đại dịch ».

Tin vắn 06.03.2021

 


(RFI)
Cuba : Lần đầu tiên một thanh niên xúc phạm Fidel Castro được tha bổng

« Đả đảo Fidel ! » không bị coi là phạm thượng mà chỉ là « biểu lộ niềm tin chính trị ». Bản án lịch sử của tòa án Santiago vừa qua được coi là một bước tiến đến tự do ngôn luận ở Cuba. Bị cáo Dairon Duque de Estrada vẫn bị bốn năm rưỡi tù giam vì tội « làm lây lan dịch bệnh và tấn công ».

Hôm 01/05/2020, thanh niên 22 tuổi đã hô vang trên đường phố « Đả đảo Fidel, Raul, ủy ban bảo vệ cách mạng, đả đảo công an ! », nhưng tòa án không công nhận tội « xúc phạm lãnh tụ ». 

Stalin vẫn được nhiều người hoài nhớ Liên Xô viếng mộ trong ngày giỗ


Đăng ngày:

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot gởi về bài phóng sự :

 « Viktor Pavlovitch mới 16 tuổi hồi năm 1953, khi Stalin qua đời. Và mỗi năm ông đều đến quảng trường Đỏ để đặt hoa trước bức tượng nhà độc tài. Kèm theo đó là lá cờ Liên bang Xô viết với tên 15 nước cộng hòa Liên Xô cũ bằng chữ vàng óng ánh trên nền đỏ.

Airbus/Boeing : Mỹ và châu Âu thỏa thuận tạm ngưng chiến trong 4 tháng

 

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.03.2021


 

vendredi 5 mars 2021

Lê Hồng Lâm - Accidental Hero hay Những người hùng tình cờ


Hai hôm nay, người chiếm hết spotlight trên báo chí lẫn mạng xã hội không phải là scandal của một ngôi sao hạng A nào đó. Cũng chẳng phải là một sự kiện gây chấn động xã hội, mà chỉ là hình ảnh của một người đàn ông trẻ tuổi - vốn vô danh trước đó - bỗng chốc trở thành anh hùng vì một hành động nghĩa hiệp.

Với hành động dũng cảm giải cứu một đứa bé rơi từ tầng 13 và bảo toàn mạng sống cho cháu bé, Nguyễn Ngọc Mạnh đã trở thành người hùng trong mắt công chúng. Một hình ảnh gợi nhớ đến siêu anh hùng Spider-man với sức mạnh siêu nhiên, tưởng như chỉ có trong thế giới của Marvel comics và những bộ phim điện ảnh siêu anh hùng mang về tiền tấn cho Hollywood.

Xã hội luôn khát khao người hùng, xưa nay vẫn vậy, những người sẵn sàng xả thân hoặc bảo vệ cho một lý tưởng cao đẹp nào đó của loài người mà họ hướng tới - nhưng đang dần mất đi - để cứu rỗi cho một cuộc sống đang trở nên thực dụng và nhiều toan tính. Và nếu đó là hình ảnh của một người hùng tình cờ (accidental hero), thì những giá trị đó càng được nhân lên gấp bội.

Nguyễn Đức Hiển - Chia tay đòi vợ trả tiền cơm, không khéo ở tù


Anh chồng ở Thái Bình mới cưới vợ được một năm, khi vợ đòi ly hôn đã yêu cầu vợ trả lại :

12 triệu đồng tiền ăn (1 triệu/ tháng); 5 triệu học phí; tiền 1 chỉ vàng mẹ chồng cho; tiền trả nợ (7 triệu); tiền khám chữa bệnh về sức khoẻ sinh sản; bình điện trong xe đạp điện mà anh ta lắp cho vợ anh cũng gỡ ra để cô ấy phải dắt bộ về nhà mẹ.

Tổng cộng cô vợ phải trả 42 triệu đồng thì anh ta mới ký đơn ly hôn.

Trần Đình Dũng - Vì sao nhiều người tin vào « thần y » Võ Hoàng Yên ?


Người Việt hiện nay có tỉ lệ tin vào chuyện hoang đường khá cao.

Nhìn cảnh ông Võ Hoàng Yên trị bệnh được phát tràn lan trên mạng với cách vừa trị bệnh vừa cầm micro vừa được nhiều người vỗ tay rào rào, không khó để nhận ra “kịch bản diễn xuất” của cả một ê-kíp. Nhưng có rất nhiều người vẫn… tin.

Nhiều người tin vào “khả năng thần thánh” của ông Võ Hoàng Yên chứ không mảy may nghĩ đến căn cứ, cơ sở khoa học. Làm sao có thể bấm bấm vài cái vào huyệt đạo mà một người câm bẩm sinh nói được ?

Võ Xuân Sơn - Thần y


Dư luận lùm xùm vụ "thần y", khi ông ấy bị đại gia tố cáo lừa đảo. Thế rồi giậu đổ bìm leo, bao nhiêu bài viết vạch mặt thủ đoạn của ông ấy trước đây bị ém nhẹm, nay có cơ hội bung ra.

Là một bác sĩ, tôi nhận thấy người Việt mình thích tin vào các cách chữa bệnh có tính kỳ bí, hoang đường, đồng thời tin vào các quảng cáo về các cách chữa bệnh thật nhanh, ít mất công, mà đạt được hiệu quả tức thì. Nắm bắt được điều ấy, "thần y" đã chinh phục niềm tin của nhiều người.

Đừng có tưởng chỉ những người kém hiểu biết mới có tâm lý tin vào sự hoang đường, thích nhanh, ít mất công, đạt được hiệu quả tức thì. Trong số những người tin vào "thần y", và đưa "thần y" lên mây xanh có hàng lô quan chức cực cao cấp, các nhà khoa học có tiếng tăm lừng lẫy, và cả các đại gia tiền nhiều như cát sông Hằng.

Mai Bá Kiếm - Dốt hay nói chữ !


Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định “Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức hệ 10 năm thí điểm” bằng tiếng Việt mà toàn dân Việt và cả báo chí Việt đều hiểu lầm rằng : Tiếng Hàn và tiếng Đức sẽ là môn học bắt buộc !

Sau đó, “thông ngôn” Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, phải dịch từ “bắt buộc” trong Quyết định ra nghĩa “không bắt buộc” khi thực hiện quyết định này. Bộ Dạy Học viết văn bản bằng tiếng mẹ đẻ rồi phải nhờ thông ngôn dịch chữ Quốc ngữ ra tiếng Việt thì dân mới hiểu ! Xin lỗi chịu hết nổi !

Báo chí đăng rằng : “Ông Nguyễn Xuân Thành cho hay từ “bắt buộc” xuất hiện trong quyết định này không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”. Bởi theo quy định, “ngoại ngữ 1” là bắt buộc.

Nguyễn Ngọc Chu - Kéo dài danh sách ngoại ngữ 1 là kéo dài tâm thế lệ thuộc


Đôi lời : Có một chi tiết đáng tiếc trong bài, là tác giả đánh đồng tiếng Pháp với tiếng Nga, tiếng Tàu mà quên (hoặc không biết) rằng từ trước 1975 trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa, học sinh đã học song song hai sinh ngữ Anh và Pháp.

Hôm nay, được biết Bộ Giáo dục-Đào tạo đã quyết định đưa môn tiếng Hàn thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Lòng tự hỏi không biết bao giờ mới xóa bỏ được tâm thế lệ thuộc ?

1. MỘT NGHỀ CHO KÍN

Học ngoại ngữ là nhu cầu tất yếu. Nó càng trở nên tối cần thiết trong thời đại kết nối toàn cầu tức thì như hiện nay. Trong hoàn cảnh phải ganh đua quốc tế ngày càng gay gắt, mà học sinh phổ thông các nước lại giỏi ngoại ngữ hơn học sinh Việt Nam, thì việc thúc đẩy học sinh Việt Nam học ngoại ngữ là điều phải làm.

Trung Quốc "xã hội chủ nghĩa hiện đại" độc tài, thách thức lớn nhất của Mỹ


Đăng ngày:


Chuyến tông du Irak của Đức giáo hoàng Phanxicô, việc phân phối vac-xin chống Covid ở châu Âu, kỳ họp Quốc hội Trung Quốc là những chủ đề chính của báo chí Pháp ngày 05/03/2021.

Những đường lối kinh tế cho năm năm tới được Bắc Kinh công bố trong dịp này. Les Echos nhận định : « Trung Quốc tiến lên mạnh mẽ hậu Covid-19 », trong một thế giới bị rung chuyển bởi đại dịch và sự đối địch Mỹ-Trung.

Mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia « xã hội chủ nghĩa hiện đại »

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.03.2021