Đọc
lại cuốn Hồi ký Làm người là khó của
ông Đoàn Duy Thành,Nguyên Bí thư Thành
ủy Hải Phòng, Ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ khóa VII, nên nhớ ba
lần gặp ông.
Vì
cuốn hồi ký này mà ôngbị hành khốn khổ,
vợ ông phẫn uất gần phát điên đem đốt hết huân huy chương, bằng khen của ông. Chi
bộ ôngsinh hoạt bị gây sức épkỷ luật khai trừ Đảngnhưng các đảng viên vững vàng bỏ phiếu ông
trắng án (11/13 không kỷ luật, 1/13 cảnh cáo, 1/13 phê bình).
Năm
nay ông sang tuổi 93 nhưng mạnh khỏe minh mẫn vẫn viết đều. Ông nổi tiếng với quyết
định khoán chui ở Hải Phòng, san núi lập biển ở Đình Vũ, xé rào về kinh
tế,buôn vàng cứu nguy đất nước năm
1987...
Khi
Daw Aung San Suu Kyi xuất hiện sau nhiều năm bị quản thúc tại gia cách đây một
thập niên, tại văn phòng làm việc của bà, chồng hồ sơ báo cáo nhân quyền nằm
trên sàn nhà ghi lại nhiều thập niên Myanmar sống trong u ám vẫn còn bốc lên
mùi ẩm mốc.
Không
có gì khác trong tay ngoài bộ sưu tập các giải thưởng quốc tế, bà cài hoa tươi
trên tóc, ngồi mỉm cười và hứa với thế giới hai điều: bà sẽ đảm bảo các tù nhân
chính trị Myanmar được trả tự do và sẽ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng
kéo dài bảy thập niên.
Mười
năm qua, Aung San Suu Kyi đã mang lại hết thất vọng này đến thất vọng khác…
"Bây giờ tôi không được khỏe lắm,
các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu
phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng."
Gã
không thích cách nói đó. Gã thích bác nói toẹt: Tôi mặc dù tuổi cao sức yếu
nhưng vẫn muốn làm để thực hiện bằng được khát vọng của tôi đó là : Đưa Đất
nước thật sự giàu có, văn minh, Đồng bào thương yêu nhau, tử tế với nhau.
Thế
thôi, rồi bác vạch ra kế hoạch hành động, những việc mà bác và đảng của bác còn
Nợ với Dân quá lâu rồi.
1.
Hôm nay nhiều báo đăng lời của Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng lý giải tại sao tiếp tục ở
lại - dù tuổi cao, dù không khỏe lắm. Báo VietnamNet đưa tin: "Tôi
thì không khỏe lắm, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải
làm vì là đảng viên thì phải chấp hành".
Còn
báo Tuổi Trẻ điện tử thì:“Tổng
bí thư, Chủ tịch nước: 'Tôi đã xin nghỉ nhưng được phân công, đảng viên phải
chấp hành”.
Ông
Phạm Minh Chính - được Đại hội bầu để ứng cử vào vị trí Thủ tướng - rõ ràng là
nhân vật của năm, hay đúng hơn, là nhân vật của Đại hội XIII.
Có
lẽ, với vai trò chuẩn bị nhân sự cho Đại hội, không chỉ ông mà cả Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, nếu vẫn theo truyền thống, Bộ Chính trị trình Trung ương "Bộ
Tứ" trước, thì hai ông ngồi trong đó sẽ rất... khó coi.
Ở
đây, cái cách "xin ý kiến Trung ương" từng bước: Tách hay không tách Tổng
bí thư – Chủ tịch nước, mấy trường hợp đặc biệt và cho vị trí nào; Đưa tất cả
các trường hợp quá tuổi ra lấy phiếu... Thì, những người (tưởng là) ứng cử viên
trước đó có không lọt vô, dẫu có ấm ức, cũng không thể nào trách cứ.
Nikkei đã phân tích các dữ liệu về hệ thống nhận diện 32 tàu khảo sát
Trung Quốc, do trang web theo dõi hải hành Marine Traffic cung cấp,
trong 12 tháng qua. Tờ báo nhận thấy trên Biển Đông, các tàu này xâm
nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng hầu như hàng ngày.
Chẳng
hạn hồi tháng 4/2020, chiếc Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 đi vào
EEZ của Malaysia và liên tục hoạt động gần West Capella, một giàn khoan
do Anh và Petronas cùng khai thác. Trong đa số trường hợp, các tàu khảo
sát này được nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, gây căng thẳng với lực lượng
tuần duyên nước sở tại. Tháng 7/2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 xâm nhập
EEZ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sau đó chính quyền Trump đã điều
chiến hạm USS Gabrielle Giffords đến khu vực này.
Thông tín viên Stéphan Lagarde cho biết thêm chi tiết :
« Vẫn
có rất ít hình ảnh về đêm đảo chính ở Miến Điện. Đó là vì từ 3 giờ sáng
nay (giờ địa phương), mạng internet đã sụp đổ. Ban đầu mạng chỉ hoạt
động khoảng 75% so với tốc độ bình thường, rồi sau đó hoàn toàn bị cắt,
nhất là tại thủ đô. Mạng lưới điện thoại di động cũng ngưng hoạt động
một phần.
Bộ Chính trị gồm 18 người mới được bầu chỉ có một ủy viên nữ duy nhất
so với khóa trước có 3 người, 10 người tham gia lần đầu. Ban Bí thư
được bầu ra gồm 5 người và Ban Kiểm tra Trung ương 19 người, Ban chấp
hành Trung ương khóa 13 gồm 200 người (bao gồm cả ủy viên dự khuyết),
trong đó có 23 đại biểu quân đội.
Nghị quyết được Đại hội thông qua hôm nay khẳng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội là « phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại », trong đó « sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu ».
(AFP) – Tập đoàn Trung Quốc Xiaomi muốn được rút
khỏi danh sách đen của Mỹ
Hãng sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi
của Trung Quốc hôm qua 31/01/2021 thông báo kiện lên tòa án Washington để phản
đối việc chính quyền Donald Trump cho vào danh sách đen, vì cáo buộc có liên hệ
với quân đội Trung Quốc.
Xiaomi năm 2020 đã vượt qua Apple để trở
thành nhà sản xuất smartphone thứ ba thế giới. Quyết định trừng phạt của tổng
thống Trump được đưa ra chỉ sáu ngày trước khi mãn nhiệm, sau đó cổ phiếu của
tập đoàn này bị sụt giá mạnh.
Thông cáo cho biết các luật sư « rất uy tín » là David Schoen và Bruce L.Castor Jr sẽ lãnh đạo nhóm luật sư. Ông Bruce Castor chuyên về luật hình sự, còn David Schoen về « các vụ kiện về quyền dân sự tại Alabama và hình sự liên bang ở New York, kể cả cho giới cổ trắng và các vụ phức tạp khác ». Cũng theo thông cáo, hai luật sư này đã từng hợp tác với nhóm cộng sự của ông Trump và cả hai cho rằng « tiến trình truất phế là vi hiến ».
Donald
Trump mong muốn các luật sư tiếp tục tố cáo có gian lận hàng loạt trong
cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 11/2020. Đối với nhà tỉ phú, không có
việc tập trung vào tính hợp pháp của việc truy tố một tổng thống đã mãn
nhiệm, và theo CNN, ông Trump không muốn nói nhiều về vấn đề này.
Nay
xem Danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII vừa
được công bố, mới càng thấy “tuyệt mật" về nhân sự của ĐCSVN là bí quyết
thành công !
Nếu
công khai danh sách để “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân góp ý" thì
nhiều chuyện “thâm cung bí sử" của nhiều đồng chí sẽ tóe loe ra, không
khéo “bung", “toang" thì nguy. Bí mật nên “Lòng Dân" mới không
biết “Ý Đảng" ra răng mà mần !
Nếu
để dân ý kiến, tôi tin rằng mấy vị sau đây khó lòng ở lại làm ủy viên Ban chấp
hành Trung ương :
Từ
khoảng hai tháng nay, trên báo chí Tây phương và các bản tin lưu hành trên mạng
xã hội bằng tiếng Việt, người ta đã nói đến chuyện Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn
Xuân Phúc, dù quá tuổi quy định, vẫn được bầu vào Bộ Chính trị.
Hơn
nữa, người ta còn khẳng định, trong nhiệm kỳ mới, ông Trọng sẽ là Tổng bí thư
còn ông Phúc sẽ là Chủ tịch nước.
Cũng
chưa hết. Người ta còn nói đến một số người khác, với những chức vụ cụ thể,
trong đó, nổi bật nhất là, ông Phạm Minh Chính sẽ là Thủ tướng và ông Vương
Đình Huệ sẽ là Chủ tịch Quốc hội. Vân vân.
Vậy là chuyện bầu bán trong đảng của bác cả Trọng đã
kéo rèm.
Trong danh sách 18 ủy viên Bộ Chính trị mới, gã đặc
biệt quan tâm tới tướng Phan Văn Giang. Ông là lính chiến nhiều năm ở mặt trận
phía bắc.
Việc khả năng ông sẽ là bộ trưởng Quốc phòng, tổng
chỉ huy quân đội rất có ý nghĩa khi Đất nước đang đối diện với khủng hoảng Biển
Đông, mà kẻ gây hấn là đám cộng sản phía bắc kia.
Cảm
xúc của mình: chẳng vui. Hết nhiệm kỳ anh về âu cũng là chuyện thường.
Nhưng
chuyện ngành giáo dục thì không chỉ riêng cá nhân nào. Khi một chiếc xe có vấn
đề thì người lái nào cũng giống nhau cả.
Có
thể nói, anh Nhạ bị réo tên nhiều cũng đồng nghĩa với ngành giáo dục có nhiều
vấn đề, nhiều sự cố. Anh ấy bị réo nhiều, cũng có thể do những phát ngôn chạm
đến ranh giới chịu đựng của người khác.
Bị chỉ trích là phản ứng quá chậm trễ trước những ca Covid ban đầu,
Bắc Kinh hầu như im lặng về chuyến thăm hết sức nhạy cảm này. Lịch trình
cụ thể của các chuyên gia WHO cũng không rõ ràng, nguồn thông tin chỉ
là các tweet của thành viên trong đoàn hoặc của WHO trên mạng xã hội.
AFP
ghi nhận, sau 14 ngày cách ly, sáng nay các nhà điều tra đến bệnh viện
Kim Ngân Đàm (Jinyintan) ở Vũ Hán, được hộ tống chặt chẽ và không cho
báo chí tiếp cận.
Khi được hỏi về luật này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Thị Thu
Hằng tuyên bố : « Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý
để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp
với luật pháp quốc tế ». Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam yêu cầu
các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam ở Biển Đông, thực thi một cách thiện chí UNCLOS 1982. Đồng
thời khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền chính đáng trên.
Ngày
22/01, ông Tập Cận Bình đã ký ban hành luật hải cảnh mới, cho phép lực
lượng này sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau: vũ khí cầm tay, phóng từ
tàu hoặc từ trên không đối với các tàu nước ngoài. Hải cảnh Trung Quốc
cũng được quyền phá hoại công trình của các nước khác, kiểm tra các tàu
nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền, thiết lập
các vùng cấm trên biển.