Gã nhận một nguồn tin cho biết ở cấp cao
nhất đã có lệnh điều chỉnh lại phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm. Thực hư thế nào,
chưa biết rõ.
Có một số chỉ số chứng minh điều này, như
Viện Kiểm sát thay đổi tội danh của nhiều bị cáo. Và phiên tòa dự kiến 10 ngày,
sau ba ngày đã vội vã kết thúc phần xét xử.
Còn nhiều tình huống khó lường, theo đúng
nhận định của một nhân vật có ảnh hưởng với một số lãnh đạo cao cấp mà gã đã
trao đổi mấy ngày trước. Đến giờ phút này, thì tình huống khó lường theo chiều
hướng xấu hay tốt hơn cho bà con Đồng Tâm, đã phần nào hé mở.
Kể từ tháng Năm, trước áp lực những cuộc
bạo loạn của phong trào Black Lives Matter (BLM) nhứt là vì thái độ a dua nịnh
bợ coi thường công lý của chính khách và quần chúng thiên tả. Có khoảng 6.000 cảnh
sát viên đã bỏ cuộc xin về hưu, và mười mấy Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở một số
thành phố lớn cũng đã từ chức hoặc về hưu.
Đính kèm là một số hình của Cảnh Sát Trưởng
đã xin giải nghệ. Nhiều người là thiểu số phụ nữ và Mỹ gốc Phi Châu.
Di sản của phong trào BLM để lại là đập
phá xóa bỏ nền văn minh Tây phương (western civilization) và sự toa rập của
chính khách thiên tả, đã khiến lực lượng cảnh sát Mỹ co cụm lại, không còn khả
năng bảo vệ an ninh cho nhiều khu vực đang bị tội phạm thao túng.
Hôm trước là trào lưu nghe đâu học từ Hàn
Quốc, để đồ ăn ê hề trước mặt, rất nhiều, rất ngồn ngộn, rồi cánh nam thanh nữ
tú xứ Việt thi nhau ăn và quay clip phát trực tiếp.
Lạ lùng thay, phải ăn càng nhiều, càng xấu,
càng dị thì mới được like nhiều. Rất xin lỗi các bạn, khi nhìn clip một số bạn
ăn, bốc, nhét, xúc, tôi tự dưng thấy...buồn nôn.
Chưa bao giờ chuyện ăn uống, một thứ đáng
lẽ phải là văn hóa như đã từng, phải là "trau cái nết cho đẹp" như
cha ông đã dạy, lại thành xấu xí, thô bỉ và bẩn bựa đến như thế.
Hồi đó tôi đi thực tế tại xã Bình Lợi,
huyện Bình Chánh. Bây giờ ai đến đó sẽ thấy đó là một xã giàu. Nhưng hồi đó,
Bình Lợi là một xã nghèo, rất nghèo, dù chỉ cách phố thị có một con sông nhỏ.
Cả xã chỉ có vài cái xe đạp. Mà cũng chẳng
đạp đi đâu được, vì cứ một khúc lại có cây cầu khỉ. Hầu hết các căn nhà trong
xã đều không có cửa. Có gì đâu mà phải cửa, có gì đâu mà sợ ăn trộm, vì có gì
đâu để có thể ăn trộm. Nói chung, cả xã ai cũng nghèo, nghèo rớt.
Thế mà xã ấy lại có một cái đám giỗ
chung. Và tôi lại có mặt đúng ngay cái dịp giỗ chung ấy. Thực ra thì là hai đám
giỗ chung, trong cùng một ngày. Vào ngày đó năm xưa có một trận càn. Bảo an,
dân vệ và du kích, đều là người trong xã, đều chết. Rồi cứ vậy, mỗi năm, hai
bên lại làm đám giỗ chung cho người của phe mình, trong cùng một ngày, trong
cái xã nghèo nàn, trong những căn nhà không có cửa, cách nhau bởi những dòng
kinh và được nối với nhau bởi những cây cầu khỉ.
8 giờ 20 ngày 9-9, Viện Kiểm sát bất ngờ
thay đổi tội danh 19 bị cáo, từ tội giết người sang tội chống người thi hành
công vụ.
Cơ sở thực hiện công vụ rạng sáng ngày
9/1/2020 là Kế hoạch số 419a/KH-PV01-PV02-MP do Công an Hà Nội lên phương án và
Bộ Công an phê duyệt.
Văn bản này hoàn toàn không có trong hồ
sơ vụ án (và từ trước đến giờ chưa có bất cứ cơ quan nào nói đây là văn bản mật).
Nếu các chiến sĩ thực hiện đúng như kế hoạch thì các bị cao mới chịu tội chống
người thi hành công vụ, còn nếu không đúng với kế hoạch thì các bị cáo không phải
chịu tội này.
Toàn bộ mảnh đất Đồng Sênh thuộc diện
“chó ăn đá, gà ăn sỏi”, với biểu giá đền bù hiện tại chưa chắc đã đủ để ông nghị
Phạm Phú Quốc, người “đại diện cho lợi ích và phẩm giá dân tộc”, mua chui một
cái quốc tịch châu Âu.
Nó chỉ bằng số tiền lẻ mà nhiều quan chức
đang có sau khi hết lòng yêu đảng, trọn đời phục vụ nhân dân! Còn so với số tài
sản đất nước này ném xuống biển vì những chính sách sai lầm và vì tệ tham
nhũng, thì chỉ là hạt cát trên lưng một con voi.
Nhưng nó lại trở thành mảnh đất đẫm máu
người Việt nhất kể từ sau năm 1975. Muốn nói gì thì cứ nói, muốn dùng bao nhiêu
công cụ tuyên truyền thì cứ dùng, nhưng sự thật là không gì có thể biện hộ được
cho nỗi xấu hổ này.
"Tối 08/01/2020, bị cáo được ông
Nguyễn Văn Thắng báo là tối nay công an sẽ về bắt ông Lê Đình Kình nên bị cáo
báo với bị cáo Tuyển, bị cáo Hiểu, Quang, Tiến và Nối."
Lời khai này vô cùng quan trọng với toàn
bộ vụ án Đồng Tâm.
Cuộc tập kích Đồng Tâm được lên kế hoạch
trước, với mục đích bắt hoặc tiêu diệt cụ Kình (điều này là bất chấp pháp luật).
Phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Đồng
Tâm đã kết thúc nhanh hơn dự kiến rất nhiều so với dự kiến ban đầu. Dù các luật
sư chúng tôi bị gây khó ở ít nhiều công đoạn, nhưng đó cũng là điều cần thiết để
đảm bảo để an ninh, trật tự phiên tòa nên anh em đều vui vẻ bỏ qua.
Phía trong tòa, việc tổ chức của tòa án
cũng rất ổn, từ điều kiện chỗ ngồi, trang thiết bị làm việc cho luật sư, mọi thứ
đều rất ổn, chúng tôi không có điều gì than phiền. Dù có nhiều áp lực từ nhiều
phía, nhưng vị chủ tọa đã điều hành tương đối tốt phiên tòa cho tới gần những
thời điểm cuối cùng. Tuy nhiên, cho đến cuối giờ sáng nay, mọi thứ có vẻ như đổi
khác.
Trong phòng xét xử, khi các luật sư đang
tranh luận với đại diện Viện Kiểm sát về các luận điểm mà đại diện Viện Kiểm
sát chưa đối đáp hoặc không đồng ý với các quan điểm đối đáp (lần 1) của họ,
thì đột nhiên vị chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, chuyển
sang phần nghị án trước sự ngỡ ngàng của các luật sư và cả những kiểm sát viên.
Có vẻ như họ đang muốn dấu giếm một điều gì đó mà chính các vị kiểm sát viên
cũng không nên biết.
Dịch virus corona lại tăng lên ở châu Âu và nhất là tại Pháp, xung
đột với Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp và Pháp, giữa Nga với châu Âu, phiên tòa
xử vụ khủng bố Charlie Hebdo là những chủ đề được các báo Paris đề cập
nhiều ngày 10/09/2020.
Về châu Á, Le Monde tố cáo « Các phóng viên ngoại quốc là mục tiêu của ngoại giao Trung Quốc ». Mới đây, do sợ bị bắt, hai thông tín viên Úc đã phải trốn khỏi Bắc Kinh.
Lần
đầu tiên kể từ năm 1973, báo chí Úc không còn thông tín viên nào ở
Trung Quốc. Sau vụ nhà báo nữ Úc gốc Hoa, Thành Lôi (Cheng Lei), làm việc
cho kênh CGTN bị bắt, hai phóng viên Bill Birtles của kênh truyền hình
ABC và Mike Smith của nhật báo The Australian Financial Review được cơ quan ngoại giao Úc khuyên nên ra đi.
Công tố viên thay
đổi tội danh từ "giết người" sang "chống người thi hành công
vụ" cho 19 nông dân Đồng Tâm là có lắng nghe.
Tuy nhiên, các
hành vi phạm tội của các nông dân Đồng Tâm được nêu ra ở phiên tòa này đều xảy
ra sau cuộc đột kích của cảnh sát, Rằm tháng Chạp năm ngoái.
Nếu, vụ án được
nhìn nhận một cách khách quan, phải có điều tra độc lập để xem xét tính hợp
pháp của việc đang đêm "xâm phạm chỗ ở" của các công dân Đồng Tâm,
thì mới có thể đánh giá các hành vi tiếp theo là
phạm tội hay không phạm tội.
Tôi bào chữa cho
6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị
Đục (tội giết người) và Nguyễn Thị Dung (tội chống người thi hành công vụ).
Lời đầu tiên, tôi
xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ án này. Và cùng
với sự chia sẻ nỗi cảm thông ấy, chúng ta ở đây có một nhiệm vụ quan trọng
không kém, đó là làm cho sáng tỏ những sự thật thực sự của nó.
Và thật cảm kích,
tôi rất cảm ơn các vị đại diện Viện Kiểm sát đã chuyển tội danh đối với 19 bị
cáo, từ tội Giết người sang Chống người thi hành công vụ.
Khi tôi lên bào
chữa, phần tôi tập trung nhất vẫn là các chứng cứ là các dữ liệu điện tử, là
những video, clip được trình chiếu không rõ nguồn gốc. Và nó được kiểm sát viên
sử dụng để làm căn cứ luận tội với các bị cáo, nói rằng đó là lời nhận tội được
thực hiện ghi âm, ghi hình tại giai đoạn điều tra.
Tôi nói, đề nghị
được trình chiếu hoặc chỉ cần cho hiển thị bất kể một hình ảnh nào của các đoạn
ghi hình này lên màn hình để tôi có thể sử dụng trực
tiếp vào việc biện hộ. Tôi bị từ chối.
Và tôi đáp lại,
việc chứng minh tội phạm phải hợp pháp và mọi sự thật dù không thu thập hợp
pháp thì cũng không có giá trị pháp lý và không được dùng vào việc giải quyết
vụ án. Hợp pháp là chốt chặn cuối cùng trong câu đoạn quy định tại Hiến pháp,
nó chính là sức mạnh của tính hợp pháp là cao nhất.
BIÊN
BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN “GIẾT NGƯỜI” VÀ “CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG
VỤ XẢY RA TẠI THÔN HOÀNH, ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI NGÀY 09/01/2020
Chiều ngày 1 (07/9/2020) và sáng ngày 2
(08/9/2020)
PHIÊN TÒA TIẾP TỤC (Lúc 13h30)
ĐẠI DIỆN VIỆN KIỂM SÁT (VKS) TIẾP TỤC ĐỌC
BẢN CÁO TRẠNG Phần đọc của đại diện VKS kéo dài hơn 2h30,
mọi người trong phòng xử án chăm chú lắng nghe, dù mệt và buồn ngủ.
Đại diện VKS đọc xong bản cáo trạng lúc 15h15. HĐXX nghỉ giải lao. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ (HĐXX) TIẾP TỤC LÀM VIỆC
(15h35)
Với công an Hà
Nội thì việc dẹp tan bạo loạn ở Đồng Tâm do "tội phạm" Lê Đình Kình
chủ mưu và cầm đầu là một "chiến công oanh liệt”.
Chính vì đại
tướng Tô Lâm coi là "chiến công oanh liệt" nên ngay lập tức sau cái
chết dù không rõ vì sao cùng rơi xuống hố của ba sĩ quan an ninh, công an Hà
Nội và đại tướng Tô Lâm đã làm rất nhanh hồ sơ trình trực tiếp cho chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng ký thưởng huân chương chiến công cho ba sĩ quan trên.
Gần 6 giờ chiều
nay, tôi có việc sang nhà anh trai ở Mễ Trì, phải đi qua đường Phạm Văn Bạch,
là nơi đang diễn ra phiên tòa xử 29 nông dân ở Đồng Tâm.
Quang cảnh đập
vào mắt là dây vàng quấn quanh các thân cây, chặn ko cho một người dân nào bén
mảng suốt dọc một quãng vỉa hè dài từ đầu đường PVB cho đến hết Bệnh viện Huyết
học. Đầu các con ngõ nhỏ có thể dẫn tới khu vực tòa án đều có các hàng rào sắt
di động và dây chăng. Cư dân ở đó đi qua khá nhiêu khê.
Và dĩ nhiên, thứ không thể thiếu : đó là áo vàng, áo
xanh, áo đen (cảnh sát cơ động), dân phòng rải khắp nơi. Tôi thường xuyên đi
qua đây, vậy mà lần này nhìn thấy cảnh đó, bỗng nhiên thấy rùng mình (ghê tởm).
Từ
đầu cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung, Matthew Pottinger, trợ lý cố vấn quốc
gia và là chuyên gia về Trung Quốc, đã trở thành một trong những nhân
vật có nhiều ảnh hưởng nhất Washington. Ở tuổi 46, cựu nhà báo và cựu sĩ
quan thủy quân lục chiến không có quá trình bình thường như những cố
vấn khác của ông Trump. Pottinger nổi tiếng là nghiêm túc và tài năng.
Từ nhà báo thường trú Bắc Kinh đến sĩ quan thủy quân lục chiến
Hiểu
rất nhiều về Trung Quốc, ông đã sống nhiều năm tại Hoa lục. Kiến thức
sâu sắc về văn hóa và chính trị Trung Quốc khiến Matthew Pottinger vô
cùng nghi kỵ Bắc Kinh.
Tòa án Việt Nam
có lẽ là nơi đầu tiên trong lịch sử hiện đại cho phép chiếu một bộ phim tuyên
giáo có dàn dựng ngay trong phiên tranh luận. Đây là hoạt động không thể tin
nổi - là có thể xảy ra trong một xã hội bình thường.
Trên thế giới,
việc trình chiếu video trước tòa chỉ được thực hiện khi nó được coi là ‘’bằng
chứng’’ và phải được xác thực. Bằng chứng dạng video không thể đơn giản là một
đoạn phim tuyên truyền do VTV công chiếu.
Bất kỳ tư liệu
nào, một khi đã qua chỉnh sửa đều KHÔNG được coi là
bằng chứng. Những loại tư liệu như thế KHÔNG có bất cứ giá trị nào trước tòa.
Nó thậm chí phải bị cấm vì có ảnh hưởng đến phán quyết khách quan.
Biên bản 47 trang
này, đề ngày 5-6-2020, có thể được xem là tài liệu “gốc” và “chính thức” liên
quan vụ án Đồng Tâm vì nó là “cơ sở” cho cáo trạng cũng như là nguồn cho báo
chí.
Thực chất các báo
chỉ “lấy tin” và “điều tra” vụ việc dựa vào nguồn này, nếu không nói báo chí
chỉ đơn giản “xào nấu” và “luộc lại” từ những gì được viết trong đó.
“Bản kết luận”
dày đặc tình tiết nhưng điều căn bản nhất cho một biên bản điều tra hình sự là
chứng nhân thì “bản kết luận” – thuật lại các diễn tiến bằng ngôn ngữ cụ thể
hóa như một kịch bản điện ảnh – không hề đưa ra bất kỳ dòng nào liên quan nhân
chứng, để giúp cho thấy bản kết luận không phải là một biên bản ngụy dựng với
mục đích duy nhất kết tội cho bằng được các "bị cáo”.