dimanche 6 septembre 2020

Tổng thống Belarus thay thế giám đốc KGB bằng một nhân vật thân Nga

Tổng thống Belarus Loukachenko (P) đón tiếp thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại Minsk, ngày 03/09/2020. via REUTERS - BelTA
Đăng ngày:


Ông Loukachenko cũng thay thế thư ký Hội đồng An ninh Belarus và người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Nhà nước.

Loan báo này được đưa ra nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Nga Mikhail Michoustine, quan chức cao cấp nhất từ trước đến nay của Nga đến thăm Belarus kể từ khi phong trào phản kháng nổ ra tại quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Chủ nhật tuần rồi, mấy chục ngàn người Belarus tiếp tục xuống đường phản đối việc ông Loukachenko tái đắc cử, bị cho là gian lận. Thay vì đối thoại với đối lập, tổng thống quay sang Nga tìm sự ủng hộ.

Bầu cử Mỹ : Biden đến Kenosha thăm gia đình nạn nhân Jacob Blake

Ứng viên tổng thống Joe Biden của đảng Dân Chủ Mỹ tại nhà thờ Grace Lutheran, ở Kenosha, bang Wisconsin, ngày 03/09/2020. Kevin Lamarque/Reuters
Đăng ngày:


Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

Ông Joe Biden cho rằng « Những lời nói của tổng thống là quan trọng » và cáo buộc « Donald Trump đã hợp pháp hóa mặt tối trong bản tính của con người ».

Hy Lạp bác tin thảo luận với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh sự cố ở Địa Trung Hải

Tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ngoài khơi các đảo Hy Lạp gây tranh chấp hiện nay giữa hai bên.. REUTERS/Yoruk Isik
Đăng ngày:


Thông cáo của bộ Ngoại giao Hy Lạp khẳng định: « Các thông tin được tiết lộ về các thảo luận mang tính kỹ thuật ở NATO không đúng với thực tế (…) Việc giảm thang căng thẳng chỉ diễn ra khi nào tất cả các tàu Thổ Nhĩ Kỳ rút lập tức khỏi thềm lục địa Hy Lạp ».

Từ ngày 10/08, Ankara đã đưa tàu thăm dò địa chấn Oruç Reis và chiến hạm hộ tống đến tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Kastellorizo của Hy Lạp, cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ 2 km. Đến cuối tháng Tám, căng thẳng tăng cao giữa Athens và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ tập trận với Mỹ và sau đó với Nga, còn Hy Lạp tập trận với Pháp, Chypre và Ý.

jeudi 3 septembre 2020

Trần Trung Đạo - Chiến tranh, con đường ngắn nhất dẫn tới hòa bình trên Biển Đông



Phi cơ thám thính U2 của Mỹ.
Lịch sử cho thấy, từ trên tang thương chết chóc, chiến tranh cũng đã mở ra một sinh lộ khác cho nhiều dân tộc. 

Nếu không có Thế Chiến Thứ Nhất, Đế Quốc Ottoman có thể còn tồn tại không biết bao lâu và các quốc gia như Tiệp Khắc, Ba Lan, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Estonia, Latvia v.v… chưa hẳn đã có mặt trên bản đồ thế giới. 

Thế giới từ đó đã thay đổi quá nhanh và quá nhiều. Khoa học kỹ thuật đã bước một bước dài. Trái đất mỗi ngày một nhỏ lại vì dân số tăng nhanh, tuổi thọ kéo dài và tử vong do bịnh tật giảm. 

Võ Xuân Sơn - Có đáng tin không ?



Đến nay thì đã rõ, ông Phạm Phú Quốc chọn cái gì, ông phụng sự cho đất nước nào, tổ quốc nào.

Thực sự thì tôi không ngạc nhiên về việc ông ấy chọn cái gì. Thời điểm ông Phạm Phú Quốc nhập quốc tịch Cyprus, ông đang là đại biểu Quốc hội. Trước đó, bà Hoàng Yến đã từng bị bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội vì mang hai quốc tịch. 

Ông Quốc hoàn toàn biết việc mình mang hai quốc tịch là không thể được đối với một Đại biểu Quốc hội. Ông ta đã cố tình giấu diếm, cố tình lừa dối cả hệ thống chính trị và người dân Việt nam, cố tình duy trì tình trạng hai quốc tịch, cho đến khi bị truyền thông quốc tế phanh phui. 

Lâm Minh Chánh - Ông Phạm Phú Quốc phản quốc & dối trá!



Thời đói khổ 1986-1988, tôi đang học kỹ sư cơ khí Đại học Nông Lâm, ba má kêu tôi về Nha Trang để vượt biên cùng thằng em kế. Tôi nói, dạ thôi, để con ở lại Việt Nam. Em tôi vượt biên lần 2 thành công, và trở thành Việt kiều Canada. 

Hồi 1999 tôi tốt nghiệp Cao học Quản trị kinh doanh từ UTS, là một Đại học trẻ, thực dụng hàng đầu của Úc. Với bằng MBA này cộng với 7 năm kinh nghiệm làm việc với ICI, Kodak thì cơ hội xin việc làm tại Úc lúc đó là không khó. Bà xã tôi cũng tốt nghiệp Thạc sĩ Vi sinh (Microbiology) từ UQ và UNSW. 

Hai chúng tôi chỉ cần về lại Việt nam làm việc hai năm theo quy định của AusAID - cơ quan cấp học bổng của chính phủ Úc - rồi quay lại Úc để làm việc và sinh sống. Thế nhưng trong đầu tôi không có một chút ý định là sẽ qua Úc hay bất kỳ nước nào khác để làm việc sinh sống.

Hoàng Hải Vân - Câu chuyện quốc tịch



Hơn 50 năm sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Nhật. Là thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho nhiều đời Thủ tướng Nhật. 

Không có chút khó khăn nào để trở thành người có quốc tịch Nhật, nhưng giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho đến bây giờ.

Ngay cả lúc đất nước khó khăn khốn đốn nhất và bị cấm vận, cái hộ chiếu Việt Nam bị thế giới phương Tây coi chẳng ra gì, giáo sư Trần Văn Thọ vẫn không có ý định nhập quốc tịch Nhật Bản hay bất kỳ nước nào. 

Nguyễn Ngọc Chu - Đôi điều về mục tiêu năm 2025, 2030 và 2045 của Việt Nam



Ngày 02/9/2020 CổngTTĐT Chính phủ giới thiệu bài viết của tổng bí thư – chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có tiêu đề "Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới". Trong bài viết có nêu ra mục tiêu cho các năm 2025, 2030 và 2045. Cụ thể là:

- Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Trung Âu : Trung Quốc thất bại khi ngạo mạn với Cộng hòa Séc

Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil (G) đọc diễn văn tại Nghị viện Đài Loan, Đài Bắc, ngày 01/09/2020. AP - Chiang Ying-ying
Đăng ngày:


Chủ tịch Thượng viện Séc, ông Milos Vystrcil đi thăm Đài Loan sáu ngày từ 30/08 đến 04/09/2020, trong khi các chính khách châu Âu không dám đặt chân đến vì sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Thứ Hai 30/08 ông với các sinh viên tại trường đại học mà Vaclav Havel từng phát biểu năm 2004, và sáng hôm qua 01/09 trước Quốc hội Đài Loan, ông nói bằng hai thứ tiếng Séc và Hoa ngữ « Tôi là người Đài Loan ». Câu nói gợi nhớ đến câu của tổng thống Kennedy tại Berlin năm 1963 « Ich bin Berliner » (Tôi là người Berlin), thông điệp cho tự do trước chủ nghĩa cộng sản.

Ban đầu thủ tướng Andrej Babis và nhất là tổng thống Milos Zeman nổi tiếng thân Nga và Trung Quốc đều không ủng hộ chuyến đi của chủ tịch Thượng Viện. Nhưng ông Milos Vystrcil thuộc cánh hữu đối lập, thân phương Tây vẫn lên đường với phái đoàn gồm các đại biểu đối lập và tự do, cùng với thị trưởng Praha có quan điểm chống Bắc Kinh.

mardi 1 septembre 2020

Ông Đoàn Ngọc Hải: ‘Lần đầu tiên tôi chở người qua đời trên xe'



(TN 01/09/2020) Ông Đoàn Ngọc Hải cho hay ông “bắt đầu ngộp thở” vì trong hai ngày đầu ông tự lái xe cứu thương chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí, ông nhận tới hơn 600 tin nhắn, cuộc gọi nhờ ông hỗ trợ chuyên chở…

Sở dĩ nhiều người biết số điện thoại cá nhân của ông Đoàn Ngọc Hải, là bởi khi ra quân chấn chỉnh trật tự vỉa hè, lòng đường vào năm 2017, ông đã công khai số điện thoại. Do vậy, từ hôm 28.8 khởi đầu “nghề mới”, chỉ sau 2 ngày, nhiều người đã liên hệ để nhờ ông chuyên chở bệnh nhân nghèo về quê.

“Cô ấy ra đi khi còn quá trẻ”

Sáng 28.8, khi xuất hiện cùng xe cứu thương gắn dòng chữ “Xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí”, sau hơn 3 giờ đậu trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh), có bệnh nhân N.T.T (47 tuổi, ở xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, Đắk Nông) cùng chồng đến nhờ ông Đoàn Ngọc Hải chở về quê.

Bùi Hoàng Tám - Ba điều đáng quý ở “kỳ nhân” Đoàn Ngọc Hải!



Một lần nữa, ông Đoàn Ngọc Hải lại làm “nổ tung” truyền thông, cả báo chí chính thống và mạng xã hội. Đây có thể tính là lần thứ 3, dư luận lại có những cái nhìn khác nhau về “kỳ nhân“ này.

Lần thứ nhất, từ đầu năm 2016, ông Đoàn Ngọc Hải khi ấy là Phó Chủ tịch UBND Quận 1, TP HCM được phân công phụ trách khối đô thị đã có một quyết định rúng động, gây nhiều tranh cãi: Lập lại trật tự đường phố, trả lại vỉa hè cho người đi bộ bằng một tuyên bố khá hùng hồn:

“Chúng tôi sẽ kiên quyết đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, không làm kiểu "đánh trống bỏ dùi" như những năm trước. Mục tiêu là xây dựng khu vực Quận 1 sạch đẹp như Singapore. Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn”.

Tâm Chánh - Lý Ông Trọng, Lý Trường Thành




Úy trời, tưởng bạn nói chơi, thời nay không biết Lý Ông Trọng là ai, có khi nghĩ có anh em gì với Lý Tự Trọng. Vậy mà hỏi cỡ lứa học cùng anh T anh C hay anh N thì không biết thật các cụ ạ.

Thành thực mà nhận kiến thức này tui nghe bà ngoại tui kể, rồi học trong trường tiểu học Việt Nam Cộng Hòa. Ra Hà Nội, viếng đền Trấn Vũ ở đầu đường Quán Thánh thấy có ghi lại.

Lý Ông Trọng có đền thờ từ thời Bắc thuộc, là thần hoàng làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Ông cao to, giỏi võ nghệ, làm quan hiệu úy, đời Thục Phán từng tham gia đi sứ sang nhà Tần. 

Chu Mộng Long - Đà Lạt : Tháng cô hồn rước âm binh giặc



Đúng vào tháng cô hồn, thành phố Đà Lạt cho rước đội âm binh của Tần Thủy Hoàng lên đồi Mộng Mơ. Đó là lý do bị dư luận phản ứng quyết liệt. 

Một sự kiện như vậy sẽ bị suy diễn, bị chụp mũ đủ thứ, rằng có tư tưởng bạo chúa, rằng có âm mưu bán nước là điều tất nhiên.

Phản ứng của dư luận không phải không có lý. Biết đâu những đứa trẻ con đến đây sẽ tin rằng mảnh đất này vốn là của bạo chúa Trung Hoa? Và biết đâu một ngày ma xui quỷ khiến nào đó, chính quyền Bắc Kinh lấy di tích này làm chứng cứ về chủ quyền, như họ từng rêu rao tổ tiên người Hán từng đặt chân đến khai phá Hoàng Sa, Trường Sa?

Bông Lau - Đại hội đảng Cộng Hòa



Trong các bài viết trước tôi có nhắc lại lời của cựu Chủ Tịch Quốc Hội Newt Gingrich rằng “Đối thủ lợi hại nhứt của Donald Trump chính là Donald Trump vì sẽ không ai có thể hạ được Trump”. Tức là nếu ngài Trump không biết tự kềm chế mà nói xàm thì sẽ thất cử. 

Tôi cũng đã đề cập đến bà thượng nghị sĩ Kamala Harris là bẫy sập của đảng Dân Chủ về các chủ đề kỳ thị chủng tộc và tôn trọng phụ nữ. Ông Trump chớ có đụng vào bà ấy vì hại nhiều hơn là lợi. Bà Kamala Harris minh mẫn và nguy hiểm hơn ông Joe Biden nhiều. Trong chiến thuật công đồn là phải bứng các chốt yếu trước. Chốt yếu đó là ngài Biden.

Trong tiến trình bầu cử sơ bộ (primary election) đảng Dân Chủ ngã về khuynh hướng tả để chiêu mộ thành phần ý thức hệ nòng cốt (base of support) và ngược lại đảng Cộng Hòa ngã về hữu. Nhưng số người ủng hộ nòng cốt (gọi là “cuồng”) mà các ứng cử viên nói đúng sai gì cũng hoan hô sẽ không đủ phiếu để thắng cử. 

Bầu cử tổng thống Mỹ : Trump đang rút ngắn khoảng cách với Biden


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc mít tinh vận động tranh cử tại Oshkosh, bang Wisconsin, Hoa Kỳ ngày 17/08/2020. © REUTERS/Tom Brenner
Đăng ngày:


Bầu cử tổng thống Mỹ, những nỗi lo âu khi mùa khai trường diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh ở Pháp, kỷ niệm năm năm Đức mở cửa tiếp nhận làn sóng người nhập cư đại quy mô, và cũng đúng năm năm sau vụ khủng bố Charlie Hebdo, phiên tòa được mở ra. Đó là những chủ đề chính được báo chí Pháp đề cập hôm nay 31/08/2020.

Xung đột Mỹ-Trung gia tăng tại Biển Đông

Liên quan đến châu Á, Les Echos ghi nhận « Hỏa tiễn đạn đạo, phi cơ dọ thám : Leo thang nguy hiểm giữa Bắc Kinh và Washington tại Biển Đông ».

Hoàng Nguyên Vũ - Miệng ăn đồ chay, lòng nghĩ đồ mặn: Vậy ăn chay làm cái gì?



Tôi từng đến một chùa nọ và nhìn thấy trên bàn món "tiết canh chay". Bình thường, đây là món gây sợ với tôi vì tôi vốn sợ màu máu sống; chưa kể đến chuyện bao nhiêu ca ngộ độc giun sán từ món này.

Nay, chốn cửa Phật, ở cái nơi lòng tâm dạ tĩnh, lại choé lên cái màu của sát sinh giết chóc, tôi thực sự thấy sợ. Chẳng hiểu sao các thầy đã đi tu, các Phật tử đã quy y hướng Phật mà lòng vẫn nghĩ đến những thứ phàm trần gây sợ đến như vậy?

Tôi không ăn chay. Trước đây, từng có lần ăn vào ngày rằm, mồng một hàng tháng thời mới quy y tam bảo, nhưng sau này tôi thấy, ăn chay không đủ đạm, người cứ mệt mỏi (là thể trạng tôi, bạn có thể thấy ăn chay tốt theo thể trạng của bạn, không tranh luận), thì tôi ngừng.

Bùi Văn Thuận - Ăn chay nhưng tâm ma và có tính đảng



Năm 2014, tôi có gần năm làm giúp bà chị họ ở Bù Gia Mập, Bình Phước. Chị ấy nhận thầu căng-tin của bệnh viện Nhân Ái. Ở đây, lần đầu tôi chứng kiến chuyện "ăn chay" nhưng mang "tâm đảng". Nó độc địa hơn tâm ma trong truyền thuyết và văn hóa Á Đông. 

Bệnh viện Nhân Ái là nơi trú thân cuối cùng của những bệnh nhân AIDS. Bệnh nhân rất đông, được quy tụ từ nhiều tỉnh thành phía Nam, nhưng đông nhất là đến từ Hồ Chí Minh. 

Chế độ ăn của những người bệnh chờ chết, gầy gò, đen đúa và khắc khổ ở Nhân Ái là nỗi ám ảnh với tôi suốt cả năm sau đó. Bữa cơm của bệnh nhân, thức ăn thông thường nhất là thịt heo vụn, mỡ lẫn hạch ở nọng cổ con heo (nói chung là những thứ mà người mổ heo bỏ đi không bán được). Những thứ đó được băm nát ra để nấu lên thành món "thịt băm" cho bệnh nhân. Rau cũng là rau ế, héo và loại thải ngoài chợ. Lâu lâu có cá thì cũng là loại đầu thừa đuôi thẹo, đồ bỏ đi. 

Nguyễn Hồng Lam - Công đạo



Công lý luôn hướng về đạo lý đồng thời là phương tiện thực thi đạo lý. Nhưng không phải ở đâu, lúc nào, công lý và đạo lý cũng song hành hay chồng khít lên nhau.

Ngay khi đương chức, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải đã bị kỷ luật cảnh cáo và Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tố bắt giam. Sai phạm, tội trạng của họ được xác định là xảy ra ngay khi họ đang tại vị, chưa kết thúc nhiệm kỳ. Phát hiện là xử lý, là khởi tố ngay. 

Dẫn chứng từ thủ đô, có vẻ như kỷ luật đang được duy trì nghiêm minh, luật pháp đang được thượng tôn, thực thi quyết liệt, không có vùng cấm hay sự nể nang nào cả. Đó là một biểu hiện của công lý.

Nguyễn Thông - Làm người là khó



Bốn chữ nói trên không phải tôi nghĩ ra, mà của cụ Đoàn Duy Thành, một nhân vật kỳ lạ trong kịch sử Việt Nam hiện đại. Cụ Thành từng là bí thư Hải Phòng quê tôi, vị tổng quản được nhất của đất Phòng từ xưa tới giờ. Chuyện về cụ hẵng gác lại, có dịp kể sau.

Ở Hà Nội đang diễn ra cái triển lãm nho nho nhưng ý nghĩa về lịch sử của tấm quốc huy Việt Nam, thực ra là về họa sĩ sáng tạo nó, cụ Bùi Trang Chước. Một cái tên nghe vừa lạ vừa quen.

Rất nhiều người không biết cụ Chước. Ngay thế hệ chúng tôi sinh giữa thập niên 1950 cũng ít tỏ về cụ. Càng về sau lại càng mờ mịt. Cụ như vầng sáng bị che phủ bởi đám mây đời u tối.

dimanche 30 août 2020

Võ Xuân Sơn - Xin đừng cố tỏ ra mình cũng là người tốt



Đôi lời : Có lẽ blog Thụy My cũng sẽ ngưng đăng bài của hai blogger tuy viết hay, nhưng ảo tưởng quyền lực. Người thì hả hê đã « tạt gáo nước lạnh vào mặt » những ai bị cho là ngu dốt hơn mình, người khác cũng có thái độ ngạo mạn tương tự trong vụ ĐNH, như tác giả bài này đã phê phán nhẹ nhàng.

Sự việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe cấp cứu, rồi lái chở bệnh nhân nghèo miễn phí bắt đầu có những ý kiến trái chiều. Sau khi đọc được một số ý kiến trái chiều, tôi nghĩ, nhiều người chưa hiểu về cách suy nghĩ của người Sài Gòn.

Người Sài Gòn không có nhiều suy tính thiệt hơn khi giúp ai đó, hoặc khi làm việc thiện, việc tốt. Đa số người Sài Gòn, thấy ai khó khăn thì giúp, thấy việc gì tốt cho người khác và không gây hại, không ngược với đạo lý thì làm. Đa số người Sài Gòn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có thể, mà ít suy tính sâu xa.