mardi 16 juin 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Nói như Bộ trưởng Nông nghiệp, trẻ con cũng nói được!



Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chiếm sóng với phát ngôn bất hủ, đại ý là: Thịt heo đắt thì tìm cái khác mà ăn, cứ gì ăn thịt heo?

1/ Tư duy bà bán rau

Tôi thấy ông Cường nói đúng. Đúng quá ấy chứ. Thịt heo đắt quá thì tội gì đi mua, mua cái khác cho đỡ đắt. Nghĩa là nếu thịt heo đắt thì còn nhiều lựa chọn khác cơ mà, ai bảo đi mua về rồi còn kêu. Ai khiến mua đâu?

Nhưng, cái đúng này không phải là cái đúng nếu người phát ngôn là một Bộ trưởng. Càng không phải là cái đúng, khi ông đứng ngay trước nghị trường mà nói, giữa bá quan văn võ, trên truyền hình trực tiếp, trước toàn dân như thế,

Lưu Trọng Văn - Đối thoại, thêm bạn bớt thù, tại sao không?



Trần Quốc Hương, ông trùm tình báo Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp các nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt. Biết ông Hương là cộng sản thứ thiệt, chính Ngô Đình Nhu đã bay từ Sài Gòn ra Huế không phải để phỏng vấn tra hỏi mà để... đối thoại.

Sau cuộc đối thoại đó, Ngô Đình Nhu còn nhiều cuộc gặp Trần Quốc Hương để lắng nghe tiếng nói phía đối nghịch. Ông Nhu nói với ông Hương: tôi đang viết chính đề cho Việt Nam Cộng Hòa, tôi sẽ đưa một số ý kiến của anh vào.

Đó là những gì Trần Quốc Hương kể cho các nhà văn ở trại viết Đà Lạt, người ghi lại là Nguyễn Hồng Lam.

lundi 15 juin 2020

Huy Đức - Có nên tiếp tục « sinh sản thẩm phán cận huyết »



Sau phát biểu của Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND TC) Nguyễn Trí Tuệ, nghe thêm ý kiến của Phó Chánh án Tòa cấp cao tại TPHCM Phạm Hồng Phong, tự hỏi, sao lên đến những vị trí cao vậy mà các vị ấy vẫn phát ngôn rất vô chính trị. 

Không rõ, hai ông tòa này có nằm trong số 1.116 thẩm phán mà "ngành đã 'vơ vét', tận dụng... và bổ nhiệm thêm" từ "các thẩm phán chưa đạt yêu cầu" như Chánh án TAND TC Nguyễn Văn Hiện nói trước Quốc hội năm 2006.

Một lần ghé một thẩm phán về hưu ở Thủ Đức. Ông kể, năm rồi tình cờ gặp lại người thư ký cũ, hỏi làm gì thì cậu ấy bảo đang là Phó Chánh án TAND TC. "Hậu sinh khả úy" là bình thường, nhưng rất ít người trong ngành biết anh ấy đã ngồi xử những vụ án nào, trong khi quá nhiều người biết anh ấy có mặt với tư cách "rót rượu" ở những đám giỗ nào ở nhà những người đồng hương quyền lực.

dimanche 14 juin 2020

Nước Mỹ hỗn loạn, tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng ?


Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi tiếp các đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Phi tại Nhà Trắng, ngày 10/06/2020. © REUTERS/Kevin Lamarque
Đăng ngày:

Trong bài « Donald Trump, tổng thống hạnh phúc với sự hỗn loạn », L’Express đặt câu hỏi, trong đất nước đầy loạn lạc hiện nay, ông Trump đã bị mất kiểm soát chăng ? Tuần san cảnh báo, đừng quên rằng tổng thống đương nhiệm rất thích xung đột. 

Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc tại Mỹ chiếm trang nhất và là hồ sơ chính của nhiều tuần báo kỳ này. Trang bìa của The Economist chạy hàng tựa lớn « Sức mạnh của phản kháng » trên nền đen, với hình vẽ một người da màu mang khẩu trang, trong tư thế quỳ gối. Cũng trên nền màu đen, Courrier International đăng ảnh một người biểu tình, chạy tựa « Nước Mỹ nổi dậy ». L’Obs đưa ảnh chân dung nghệ sĩ da đen Pháp Omar Sy, người đã đưa ra lời kêu gọi chống bạo lực cảnh sát tuần trước. L’Express dự báo « Và rốt cuộc người thắng là Trump ». Riêng Le Point kỳ này là số chuyên đề « Địa ốc : Nên sống ở đâu ».

Hoa Kỳ, đất nước đang trên thùng thuốc súng

Hồ sơ của Courrier International  trích dịch các bài viết của nhiều tờ báo Mỹ và Anh. The New York Times nói về « Một đất nước đang trên thùng thuốc súng ». Thất nghiệp hàng loạt, bất bình đẳng tăng lên do đại dịch, cực hữu không bị ngăn trở và tổng thống thì sẵn sàng đổ dầu vào lửa : tất cả khiến cho nước Mỹ có thể bốc lửa.

Tập Cận Bình đối mặt với Hồng Kông, thành trì « thế lực thù địch »


Người biểu tình chống luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đụng độ với cảnh sát ngày 27/05/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Cuộc tưởng niệm Thiên An Môn cuối cùng sau 30 năm ?

Courrier International dịch bài phóng sự của South China Morning Post « Hồng Kông : Các thế hệ cùng đoàn kết để tưởng niệm Thiên An Môn », sự kiện dù bị cấm đoán nhưng vẫn diễn ra.

Khá nhiều người trẻ từ vài năm qua cho rằng việc tổ chức tưởng niệm vụ thảm sát hàng năm chỉ là thủ tục, không mang lại tác động hữu ích cho công cuộc đấu tranh dân chủ. Nhưng năm nay các nhà hoạt động đã gác sang một bên những bất đồng trước mối đe dọa mới : luật an ninh quốc gia. Nhiều người lo sợ cuộc tưởng niệm quy mô vẫn diễn ra suốt 30 năm qua trên một vùng đất thuộc Trung Quốc sẽ trở thành bất hợp pháp.

François Heisbourg : « Trung Quốc là hùm dữ và châu Âu là mồi ngon »


Một phi cơ vận tải chở khẩu trang từ Trung Quốc hạ cánh xuống phi trường Leigzig, Đức ngày 27/04/2020. Bắc Kinh vận dụng « ngoại giao khẩu trang » để làm áp lực với châu Âu trong đại dịch virus corona. © REUTERS/Hannibal Hanschke
Đăng ngày:


Trong cuốn « Thời đại của loài thú ăn thịt », chuyên gia François Heisbourg của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) và Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) phân tích sức mạnh tăng lên của Trung Quốc về thương mại, kỹ nghệ, tài chính và cả chính trị. Sau khủng hoảng virus corona, ông dự báo Trung Quốc sẽ bành trướng trong khu vực và trên thế giới. Sau đây là phần trả lời phỏng vấn của tác giả François Heisbourg trên báo Le Figaro.

Ông coi Trung Quốc là « siêu cường ». Cho dù là người chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19, liệu Bắc Kinh có thể ra khỏi khủng hoảng với tư cách kẻ chiến thắng ?

Biển Đông : Philippines chi 26 triệu đô xây hạ tầng quân sự trên đảo Thị Tứ


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana (giữa), cắt băng khánh thành công trình bến tàu trên đảo Thị Tứ, ngày 09/06/2020. AFP - HANDOUT
Đăng ngày:

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm qua 09/06/2020 cùng với một phái đoàn đã đổ bộ lên đảo Thị Tứ, chủ trì lễ khánh thành một bến tàu trị giá 5 triệu đô la. Đồng thời loan báo sẽ chi 26 triệu đô la xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên đảo này, trong đó có việc hoàn chỉnh một phi đạo.

Bộ trưởng Delfin Lorenzana tuyên bố, âu tàu mới này sẽ giúp hải quân Philippines có thể tiếp tế dễ dàng ngay trong mùa bão, thay vì phải chuyển hàng từ các tàu nhỏ. Ông loan báo chính quyền dành 26 triệu đô la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ, trong đó có việc bê-tông hóa một phi đạo. Đây là phi đạo đầu tiên tại Trường Sa được xây vào cuối thập niên 70, dài khoảng 1,3 km.

Tuy dùng cho mục đích quân sự, nhưng ông Lorenzana khẳng định chỉ nhằm tạo điều kiện sinh hoạt trên đảo, và cho rằng các cơ sở hạ tầng mới sẽ không dẫn đến các xung đột. 

Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán từ mùa hè 2019

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một khu phố ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 15/05/2020. AFP - STR
Đăng ngày:

Virus corona có thể đã xuất hiện tại Vũ Hán ngay từ tháng 8/2019. Một nghiên cứu của trường đại học Boston và Harvard được AFP trích dẫn hôm nay 10/06/2020 đã kết luận như trên, dựa vào sự tăng vọt các vụ khám bệnh ở các bệnh viện và những tìm kiếm trên internet về triệu chứng Covid-19.  

Một nhóm do chuyên gia Elaine Nsoesie của trường đại học Boston lãnh đạo, đã phân tích 111 ảnh vệ tinh ở Vũ Hán từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2020, cũng như các triệu chứng bệnh thường xuyên được tìm kiếm trên trang Baidu (Bách Độ) của Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy số lượng xe cộ tại bãi gởi xe bệnh viện Vũ Hán tăng rất cao kể từ tháng 9/2019, và đạt đến đỉnh điểm vào tháng 12/2019.

Nga: Dân Matxcơva vui mừng vì không còn bị phong tỏa


Hành khách tại một bến tàu điện ngầm ở Matxcơva, ngày 09/06/2020, thời điểm chính quyền thủ đô Nga bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa vì dịch Covid-19. REUTERS - SHAMIL ZHUMATOV
Đăng ngày:


Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot gởi về bài phóng sự :

« Nụ cười tinh nghịch và ánh nhìn rạng rỡ, Lidia tỏ ra thú vị với cuộc đi dạo dưới trời nắng đẹp cùng với một bà bạn. Người phụ nữ về hưu ở Matxcơva hầu như không ra khỏi nhà trong những tuần lễ vừa qua. Đối với bà, được giải tỏa là một ngạc nhiên tuyệt vời. Điều tiếc nuối duy nhất là các nhà hát vẫn đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.

Đầu thế kỷ 21 : Thời buổi của hiệp ước ngắn hạn và đồng minh nhất thời

Bắc Kinh xé bỏ thỏa thuận « Nhất quốc, lưỡng chế », ai sẽ can thiệp cho Hồng Kông ? Ảnh : Người biểu tình Hồng Kông thắp nến tưởng niệm 31 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, 04/06/2020. © REUTERS/Tyrone Siu
Đăng ngày:


Vụ George Floyd và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cùng với âm vang tại Pháp tiếp tục là đề tài chính trên các báo Paris hôm nay. La Croix chạy tựa « Hoa Kỳ : Sự phẫn nộ liên bang ». Le Monde nhận định « Ông Trump đối mặt với phản kháng đa sắc tộc ». Tương tự, Le Figaro cho rằng « Hoa Kỳ : Rạn nứt chủng tộc là trung tâm cuộc bầu cử tổng thống ». Liên hệ với nước Pháp, Libération ghi nhận « Kỳ thị chủng tộc, bạo lực cảnh sát : Bộ trưởng Casta đã lên tiếng ». 

Đài Loan : Cử tri trừng phạt đối thủ thân Bắc Kinh của nữ tổng thống

Liên quan đến châu Á, Le Monde cho biết « Tại Đài Loan, cử tri trừng phạt địch thủ thân Trung Quốc của tổng thống ». Người dân Cao Hùng hôm thứ Bảy 06/06/2020 đã dùng lá phiếu để cách chức thị trưởng Hàn Quốc Du (Han Kuo Yu), có biệt danh « Trump của Đài Loan », đối thủ của bà Thái Anh Văn trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua.

Virus corona: Hà Lan diệt hàng ngàn con chồn để tránh lây sang người

lundi 8 juin 2020

Nguyễn Thông - Đối tượng của ngựa



Nhà chức việc phú lít cho biết lực lượng kỵ binh cơ động có nhiệm vụ trấn áp tội phạm.

Điều ấy thì ai cũng biết. Không trấn áp tội phạm thì chẳng nhẽ chỉ để diễu chơi làm cảnh. Bao nhiêu tiền của công sức vào cái trại ngựa này chứ có ít đâu.

Vấn đề là tội phạm nào?

dimanche 7 juin 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Cuồng chống Trump



Trump tốt hay xấu với nước Mỹ, cử tri Mỹ sẽ xử y. 

Y bị đánh rớt hay được tái bầu thêm một nhiệm kỳ thì phe cuồng Trump hay phe cuồng chống Trump cũng nên fairplay. Đừng chơi xấu đòi bỏ nước Mỹ ra đi, cũng đừng chơi quá xấu mang Trump hay Biden ra luận tội để tìm mọi cách truất phế cho bằng được. Và khi không truất phế được thì dấy lên phong trào chống Trump hay Biden, gây ra căng thẳng và chia rẽ nước Mỹ và cả thế giới, rồi đổ thừa tại thằng cha này lên mà gây ra chia rẽ. Như vậy là không fairplay.

Thật ra không chỉ là chuyện fairplay mà là chuyện tôn trọng Hiến pháp. Hiến pháp công nhận ai nhiều phiếu thì người đó là tồng thống của liên bang. Nói xấu tổng thống hoặc tìm mọi cách không công nhận tổng thống, hay tìm mọi cách truất phế tổng thống cho bằng được là xúc phạm cử tri đa số của Mỹ, là đa số công dân Mỹ đã tin tưởng người họ đã bầu ra.

Vũ Thị Phương Anh - Chuyện ông Trump



Dùng ngựa chở thực phẩm tặng người dân ở West Baltimore, Maryland trong mùa dịch. Ảnh Reuters ngày 12/05/2020.
Chuyện ông Trump là chuyện của nước Mỹ, người Việt sống ở Việt Nam có bàn bạc tranh luận gì thì cũng để cho vui thôi chứ không có ích lợi gì. Trừ phi chúng ta có thể rút ra được một điều gì đó cho mình.

Riêng tôi, qua những tranh luận giữa hai phe ủng hộ và chống Trump, tôi nhận thấy vài điều thế này: 

1. Nhiều người Việt, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, khi không cùng quan điểm thì rất hay rơi vào tình trạng "chia phe đánh nhau", vì bên nào cũng thấy mình đúng 100% nên làm gì còn chỗ để chấp nhận bên kia.

Lưu Trọng Văn - Giáo dục và giao thông



Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ngày 5/6 quyết định của Bộ Chính trị đồng ý: "Một số dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam sẽ được điều chỉnh từ phương thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư từ ngân sách nhà nước."

Đây là một việc đúng lẽ ra Bộ Chính trị phải làm từ lâu đó là huy động tối đa nguồn lực của nhà nước từ tiền thuế của Dân, tiền thu về từ bọn quan khốn nạn tham nhũng và quan khốn nạn vô trách nhiệm lãng phí, tập trung đầu tư cho giáo dục và giao thông.

Muốn đột phá phát triển quốc gia phải làm ba điều:

Trần Văn Thọ - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc Trung Quốc



Tôi viết bài dưới đây đã 5 năm nhưng rất tiếc nội dung vẫn còn tính thời sự. Mong những người liên quan, nhất là các quan chức có trách nhiệm, hiểu vấn đề để đừng mù quáng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Sự kiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
(Viết vào mùa hè năm 2015 nhưng rất tiếc là vẫn còn nguyên giá trị)

Tháng 6 năm 2015 dư luận trong nước xôn xao về sự kiện Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Người dân đặt nghi vấn là tại sao phải mua của Trung Quốc, trong khi công nghệ tàu đường sắt của các nước tiên tiến chất lượng cao hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc, ai cũng thấy phải cải thiện quan hệ một chiều này.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải đáp thắc mắc nầy trong buổi gặp mặt báo chí ngày 9/6/2015. Nếu những ý kiến của Bộ trưởng phản ảnh trên báo là chính xác thì thật đáng lo cho Việt Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. 

samedi 6 juin 2020

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải, thủ phạm sạch sẽ nhất thế giới !



Vụ án bưu điện Cầu Voi, cơ quan tố tụng biến Hồ Duy Hải thành một nhân vật sạch sẽ nhất hành tinh:

- Vào bưu điện, Hải bỏ dép ở bậc tam cấp.

- Cứ mỗi lần gây án xong là Hải đi rửa dao thật sạch, sau đó cẩn thận cất sau tấm bảng.

Trương Châu Hữu Danh - Chấn động : Người phát hiện vụ án Cầu Voi không ký tên trong hồ sơ vụ án !



Anh Phùng Phụng Hiếu - bưu tá phát hiện thi thể hai nạn nhân tại bưu điện Cầu Voi đã lập tức trèo rào quay ra và báo công an. Anh vừa là bưu tá, vừa là anh bà con của hai cô gái. 

Thông tin về anh trên báo chí xuất hiện rất nhiều, nhưng dư luận cứ băn khoăn: Rốt cuộc cánh cổng bưu điện sáng hôm đó mở hay đóng? Có khóa hay không? Vì sao Hồ Duy Hải lại trèo rào ra phía trước lấy xe, và hồ sơ vụ án không hề nói Hải sau khi lấy xe thì đóng cổng lại?

Đến hôm nay, tôi đã có bút lục lời khai của anh Hiếu. Nhưng lời khai này được lấy sau khi cả hai cấp tòa đã tuyên Hải tử hình. Biên bản ghi lời khai lập ngày 26/9/2011, do ông Đỗ Xuân Tựu - Phó Vụ 3 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thực hiện.

"Chiến trường pháp lý" Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc



Bà con giới "học giả Biển Đông" bàn tán mấy ngày nay về "cuộc chiến công hàm", nhân việc Mỹ cũng gới công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mấy hôm trước. 

Sự tham gia đột ngột của Mỹ trong "chiến tranh công hàm", xảy ra từ tháng 12 năm ngoái tại "chiến trường" là Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa" giữa các quốc gia chung quanh Biển Đông. Các quốc gia Việt Nam, Phi, Mã Lai... từ nay có "đồng minh" Mỹ đứng cùng "chiến tuyến". 

Việc lựa chọn Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc, thay vì một trọng tài quốc tế, làm "chiến trường pháp lý" để chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc (về đường chữ U, về quyền lịch sử, về vùng biển tiếp cận các đảo Trường Sa...) cho thấy là một "lựa chọn thông minh". 

Lưu Trọng Văn - Không thể tụ hội thiên hạ bằng thói bẩn thỉu của loài sói



Thị trường nội địa rộng lớn Hoa lục luôn được Trung Quốc dùng làm mồi nhử.
Báo Global Times của cộng sản Trung Quốc cho rằng : "Anh cần ổn định quan hệ kinh tế với những đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc, để vực dậy nền kinh tế, thay vì can thiệp và công việc nội bộ của Trung Quốc bằng cái giá của một thỏa thuận thương mại. Người dân Anh sẽ mất nhiều hơn được nếu một thỏa thuận thương mại như vậy sụp đổ".

Úc cũng bị cộng sản Trung Quốc đe dọa như thế. Và đương nhiên Việt Nam thường xuyên bị nhận những lời đe dọa hơn nhiều lần như thế.

Trung Quốc cách đây 30 năm thì sao nhỉ? Nước Anh vẫn là cường quốc kinh tế, mà chả cần thị trường và bẩt cứ hiệp định thương mại nào với Trung Quốc sất. Úc cũng vậy. Mỹ cũng vậy, EU cũng vậy.