mardi 3 mars 2020

Thiếu Khanh - Ai buồn hơn ai ! Ai hèn hơn ai !



Truyện "cổ học tinh hoa:"

Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong cái hang , thấy có một ông lão bèn hỏi rằng:

"Hang này tên gọi là hang gì?

- Ông lão thưa: Tên là hang Ngu Công.

- Tại làm sao mà đặt tên như thế?

Nguyễn Thông - Coi phim



Thực tình, từ dạo đọc câu tổng kết nghe nói của nhà thơ Trần Đăng Khoa, rằng "ngồi buồn cởi cúc coi chim" gì gì đó, tôi không coi phim tivi mậu dịch nữa. Tinh những ta thắng địch thua, ca ngợi đảng bác, coi làm gì.

Thấy đứa cháu bảo phim "Sinh tử" xem cũng được, tôi lại yếu lòng, ngó qua, có đúng như nó nói hay ông "Góc sân nhà em" nói. Ôi giời, ai đời chủ tịch tỉnh Trần Nghĩa do diễn viên nghệ sĩ nhân dân Hoàng Dũng đóng, làm chủ tịch, phó bí thư đảng một tỉnh, mà còn nguyên bộ ria mép.

Tôi "chơi" với cái đảng này, chính quyền này tới nay hơn sáu chục năm rồi, biết nhau lắm, tôi đố ông bà nào chỉ ra cho được một cán bộ cấp cao hàng đầu của tỉnh, cán bộ trung ương để ria mép đó.

Tâm Chánh - Tự sự Đầm Dơi từ Đồng Nọc Nạn



Hơn ai hết, người thầy cảm nhận gánh nặng mình đã phiền lụy đến tập thể, đến xã hội. Phần lớn trí thức hiện diện trong đời sống thường nhật xung quanh chúng ta đều lặng lẽ chọn cho mình ứng xử đó. Chúng tôi là ngôi thứ nhất mỗi khi họ muốn diễn đạt về mình. Sức nặng của tập thể, của tổ chức nặng oằn mỗi cân nhắc ứng xử của họ. 

Tôi tin đến mức đau đớn khi đọc những gì người thầy ở Đầm Dơi trả lời báo Tuổi Trẻ. Những trí thức thường nhật trong cuộc sống của xứ sở chúng ta ai mà không cảm thấy mình nhỏ mọn, đơn lẻ, không phải từ bây giờ, mà như từ tiền kiếp, trong nền tảng văn hóa truyền thống. Mỗi chúng ta đều như nô thuộc với chính trị không phải từ bây giờ.

Những người thầy ngồi hội đồng kỷ luật, cả thầy hiệu trường, vẫn cố gắng để khéo léo tận tình với đồng nghiệp mình bị nạn. Mọi nổ lực của cái tập thể bề ngoài có vẻ quyền lực ấy, rất nhanh chóng để chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, cốt còn giữ lại cho đồng nghiệp mình thân phận người thầy. Phần lớn “bọn” quản lý ấy, có cách vào vai ác mà cơ chế phân định bằng phủ dụ, giữ được cây lo gì không có rừng. 

Trương Nhân Tuấn - Làm thế nào để "cứu" Đồng bằng sông Cửu Long ?



Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Đồng Nai. Sông Cửu Long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng Nai cũng bị nhiễm mặn. 

Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa. 

Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn". 

lundi 2 mars 2020

Khi Việt Nam bị 'ốm': Số phận một dân tộc giữa những trận dịch


(PN 02/03/2020) Chúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh những ngày khỏe mạnh, Việt Nam cũng có lúc ốm đau.

LTS: Sau COVID-19, dịch bệnh nào sẽ được gọi tên? Liệu lịch sử thế kỷ XXI có chứng kiến sự trở lại của những “cái chết Đen” trong quá khứ? Hay lại là một biến chủng khác trong bối cảnh toàn cầu hóa, khiến chúng ta phấp phỏng âu lo, đợi chờ? Đằng sau ống kính lịch sử dịch bệnh, những con số, những sử liệu “biết nói” nhiều hơn những điều chúng ta nghĩ. Và thứ quá khứ phức tạp và nhiều ẩn số ấy, luôn vẫy gọi, để ta truy cầu chính ta; cho ta một kiến giải thú vị về hôm nay. Hơn cả một cảm giác lịch sử, là một cảm giác rất đương đại.

Trí nhớ xã hội (cũng như của tất cả chúng ta) cố quên đi lúc đau ốm, yếu ớt, mà chỉ nhớ về những ngày khỏe mạnh vui tươi. Nhưng dù có muốn nhớ về nó hay không, thì bệnh tật luôn là một phần của quá khứ. Việc chúng ta học được gì từ những ngày ốm là cực kỳ hữu ích, vì nó giúp nhận thức sự mẫn cảm sinh học của Việt Nam để có cách thức phòng tránh trong tương lai.

Cù Mai Công - Người ta đấu tố cả « bần nông »


NGƯỜI TA ĐẤU TỐ CẢ "BẦN NÔNG" - THẦY GIÁO NGHÈO, CẢ TÌNH NGHĨA CHIA SẺ QUÊ NGHÈO

Cách đây gần 20 năm, có hai cô giáo già, về hưu, dạy một lớp bổ túc (giáo dục thường xuyên) ở quận. Học trò tặng mỗi cô một xấp vải ngày 20-11. Chuyện tình nghĩa thầy trò bình thường vậy mà trưởng phòng giáo dục quận đó kết tội hai cô "ăn hối lộ". Trong khi đó, vị này đang làm thất thoát ngân sách 700 triệu (khoảng 200 cây vàng lúc đó).

Tôi viết bài: "Nhận của học trò 2 xấp vải: ăn hối lộ; 700 triệu: chuyện nhỏ".

Tưởng chuyện vậy sẽ không bao giờ có nữa, dè đâu còn tệ hơn - tệ đến tàn nhẫn.

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau:

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (1)


Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu Long (Mêkông) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ Trung Quốc qua Lào và Campuchia...) ?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự "hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân Việt Nam sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà "Đồng bằng sông Cửu Long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói...

Mai Quốc Ấn - Chuyện hai thầy giáo



Ảnh minh hoạ về thầy Chu Văn An.

Có một ông thầy giáo ở tuốt Cà Mau. Học trò không mua được khẩu trang, thầy “tài lanh” đi mua về. Giá khá rẻ, 2.600 đồng/cái, thầy bán lại cho học sinh 3.000 đồng/cái vì đơn giản kiếm tiền 200 đồng thối lại cho mấy chục học sinh đâu ra. Quản lý thị trường và hệ thống chính trị nhà trường cho thầy “lên dĩa”.

Không phản kháng gì cả, thầy Cà Mau nhận sai “vì cấp trên bảo sai”.

Lại có một thầy giáo khác ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Ngày mấy chục nghìn sinh viên đi học lại, thầy bèn đăng status cho rằng đấy là “phép thử” của công tác phòng chống dịch. Trước đó, thầy đăng nhiều status đầy màu sắc... dư luận viên và FB hay FanPage của thầy này cũng thuộc loại KOL với rất nhiều người xem.

dimanche 1 mars 2020

Hoàng Hải Vân - Sớm khống chế Covid-19, Việt Nam làm gì để tận dụng lợi thế ?



Bãi biển Nha Trang. Ảnh Reuters
Thụy My bổ sung thông tin : Riêng về du lịch, theo Les Echos, các công ty Pháp ghi nhận số khách hủy tour đi Trung Quốc đến 99%. Tuy nhiên khách Pháp cũng ngần ngại đối với Thái Lan, Việt Nam.

Khi ở nước ta tất cả 16 người nhiễm dịch Covid-19 đều được chữa khỏi, hơn nửa tháng nay không có ca nào nhiễm mới. Khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng, việc chính thức công bố khống chế được dịch chỉ còn là vấn đề thời gian. 

Cả CDC và Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ đều đánh giá rất cao những nỗ lực hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống COVID-19. Dẫn thông tin này để nói rằng những tin đồn ngụy tạo khiến cho người ta hoang mang bán tín bán nghi khó còn dịp để phát tán.

Nguyễn Thông - Trong cái họa có cái may



Nhiều cái. Nhưng chỉ kể một cái. Nhờ có dịch corona mà xứ ta giảm hẳn được tình trạng lễ hội đàn đúm cúng bái ăn chơi. Người ta sợ dịch còn hơn cả sợ thánh thần. Rồi cũng xong.

Bộ Văn hóa nên nhân cơ hội này mà siết chuyện lễ hội, còn dân chúng cũng nên tự cảm nhận có cần phải vui chơi ngày rộng tháng dài như cũ không.

Người xưa dạy "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực", một ngày không làm thì một ngày không có ăn.

Nguyễn Huệ Chi – Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ



Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình "Thơ văn Lý-Trần", tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ "Tạp chí Văn học" cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. 

Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. 

Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

Mạnh Kim - Infodemic



Trong khi COVID-19 tiếp tục lan rộng thế giới, một cơn dịch khác cũng bùng nổ: tin giả! Tràn lan tin giả, từ thuyết âm mưu rùng rợn đến những “bình luận” chính trị hóa sự kiện, từ những cái chết giả đến cả các “phương pháp” phòng chống bệnh phản khoa học… Tin giả COVID-19 đang gieo rắc hoảng loạn xã hội và càng làm tình hình thêm rối. 

Mới đây, có tin Đức Giáo hoàng Phanxicô và hai phụ tá được xét nghiệm dương tính với coronavirus! Ngoài những tin đồn nhảm nhí như vậy, loại tin giả được “nhiệt tình” chia sẻ nhiều nhất là thuyết âm mưu. 

Một trong những “ổ dịch” tin giả lớn nhất lâu nay là Epoch Times (bản tiếng Việt là “Đại Kỷ Nguyên”). Một bản tin của tờ này nói rằng coronavirus được tạo ra từ Phòng nghiên cứu virus Vũ Hán, nơi con trai của Giang Trạch Dân – Giang Miên Hằng – chịu trách nhiệm giám sát. Mục đích của việc tung ra virus từ phòng nghiên cứu trên là nhằm đánh phá Tập Cận Bình! Bản tin không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào này lại được lan truyền khắp mạng xã hội. 

samedi 29 février 2020

Vũ Thư Hiên - Quê hương thương nhớ, lời nói đầu cho « Miền Thơ Ấu »


Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay, tôi không dám tin rằng sẽ có ngày nó được thấy ánh sáng mặt trời.

Nó ra đời như một may mắn không ngờ, như nhờ một phép mầu.

Đối với tôi, nó có ý nghĩa đặc biệt. Một thời, nó đã là người bạn tâm tình, là cái nạng cho tôi vịn vào mà đi trên con đường vô định.

Mùa đông năm 1967 là một một mùa đông giá buốt, ít nhất là cho tôi, trong cái xà lim không có sưởi và không có quần áo ấm. Trong mùa đông ấy, không hiểu vì sao, tôi cảm thấy nhớ quê hương nhiều hơn bất cứ lúc nào. Cái đầu tiên gợi nhớ đến quê hương là mùi khói cay nồng từ những đống lá mà phu quét đường đốt lên để sưởi, ở bên kia bức tường đá của nhà tù. Ở quê tôi người ta thường đốt những đống rấm như thế để khói ngăn sương muối sà xuống những vườn rau. Mùi khói thoang thoảng lọt vào xà lim gây nên một nỗi nhớ cồn cào, da diết.

Virus corona: Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020.
Đăng ngày:


Trang bìa tuần báo L’Express kỳ này đăng ảnh Sylvain Tesson, nhà văn best-seller Pháp. L’Obs dành riêng một số báo 48 trang tưởng niệm Jean Daniel, người đồng sáng lập tuần báo, một nhà báo tự do, trí thức dấn thân và nhà văn nổi tiếng. Le Point lo ngại trước « Phe siêu cực tả, mối đe dọa mới », Courrier International dành chủ đề cho « Mafia mạnh nhất thế giới tại Ý », lực lượng Nrangheta. Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch « đã trở nên toàn cầu ».

Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

Trong bài « Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới », The Economist nhận định nạn dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

Mai Bá Kiếm - Rước chuyên gia từ vùng dịch về lo dự án…mắc dịch !


Bộ Giao thông –Vận tải đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đình trệ.

Vì 100 thằng “chiên gia” tào lao này sang Việt Nam làm "cố vấn" bằng chiếu khán du lịch, nên không được trở lại Việt Nam (sau khi về Trung Quốc nghỉ Tết và dịch bùng phát).

Chiên gia quần què gì mà đếch được Việt Nam cấp Skilled Worker Visa (chiếu khán chuyên gia thời hạn 2 năm), phải xài chiếu khán du lịch (3 tháng), để khi đáo hạn phải đến cửa khẩu Lạng Sơn đóng dấu xuất cảnh, rồi quay trở lại đóng dấu nhập cảnh.

Nguyễn Thông -Tháng Ba


Cách nay 45 năm, 1975, cũng vào tháng Ba, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, chiến tranh ý thức hệ đi tới chặng chót, và kết thúc vào cuối tháng Tư.

Trên thế giới, không phải chỉ có An Nam nồi da xáo thịt, củi đậu nấu hạt đậu. Nước Mỹ cũng từng phải chiến tranh Nam Bắc chết biết bao người rồi mới thống nhất. Người Ý chia làm hai phe hai miền bắn giết hơn ba chục năm trước khi hàn gắn thành nước Ý bây giờ. Người Đức suốt từ năm 1945 tới 1991 Đông Tây mới chính thức hòa hợp, bắt tay nhau chấm dứt sự phân rã hận thù. 

Ngay cả Tàu cộng cũng đánh nhau chí chết từ bắc xuống nam, từ đông sang tây rồi mới như bây giờ. Nói thế để thấy rằng “đường vinh quang xây xác quân thù” đâu phải chỉ được đầu tư ở xứ ta.

mercredi 26 février 2020

Chính quyền Hồng Kông tặng gần 1.300 đô la cho mỗi người dân

"Bộ trưởng" Tài chính Trần Mậu Ba (Paul Chan) trình bày ngân sách hàng năm của chính quyền trước Nghị viện Hồng Kông (Legco) ngày 26/02/2020.
Đăng ngày:


Bộ trưởng Tài chính Trần Mậu Ba (Paul Chan) cho biết số tiền này nằm trong khuôn khổ gói ngân sách 120 tỉ đô la Hồng Kông (15,4 tỉ đô la Mỹ) nhằm giúp đặc khu đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất kể từ một thập niên qua. 

Hồng Kông có dự trữ đến hơn 1.000 tỉ HKD (128,3 tỉ đô la Mỹ) tiền thuế thu được qua nhiều năm tăng trưởng. Số tiền mặt chính quyền tặng do dân lần này là 71 tỉ đô la Hồng Kông (9,1 tỉ đô la Mỹ), với hy vọng người tiêu thụ dùng đa số món tiền này để chi xài, đưa vào lại nền kinh tế. 

Virus corona: 19 người chết tại Iran, Mỹ kêu gọi nói sự thật

Đăng ngày:


Bộ Y Tế Iran hôm nay cho biết có 4 người trong số 44 ca nhiễm mới phát hiện trong vòng 24 giờ qua đã tử vong, nâng tổng số người chết lên 19. Gần 140 người bị lây nhiễm tại 10 tỉnh, trong đó có cả thứ trưởng y tế : ông Iraj Harirchi nhiều lần ho và đổ mồ hôi ngay trong cuộc họp báo. 

Hầu hết những người bị nhiễm virus đều đã đến Qom, thành phố cho đến nay vẫn chưa bị cách ly. Nhiều trường học và trung tâm văn hóa, thể thao đã bị đóng cửa, nhiều sự kiện bị hoãn lại để ngành y tế tẩy trùng các địa điểm và phương tiện giao thông công cộng. Do thiếu thuốc men, Iran đã hạn chế số lượng thuốc bán ra và ngưng trợ cấp khiến giá dược phẩm tăng lên.

Virus corona: Ý vẫn là tâm dịch ở châu Âu, các láng giềng không đóng biên giới