lundi 2 mars 2020

Mai Quốc Ấn - Chuyện hai thầy giáo



Ảnh minh hoạ về thầy Chu Văn An.

Có một ông thầy giáo ở tuốt Cà Mau. Học trò không mua được khẩu trang, thầy “tài lanh” đi mua về. Giá khá rẻ, 2.600 đồng/cái, thầy bán lại cho học sinh 3.000 đồng/cái vì đơn giản kiếm tiền 200 đồng thối lại cho mấy chục học sinh đâu ra. Quản lý thị trường và hệ thống chính trị nhà trường cho thầy “lên dĩa”.

Không phản kháng gì cả, thầy Cà Mau nhận sai “vì cấp trên bảo sai”.

Lại có một thầy giáo khác ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Ngày mấy chục nghìn sinh viên đi học lại, thầy bèn đăng status cho rằng đấy là “phép thử” của công tác phòng chống dịch. Trước đó, thầy đăng nhiều status đầy màu sắc... dư luận viên và FB hay FanPage của thầy này cũng thuộc loại KOL với rất nhiều người xem.

dimanche 1 mars 2020

Hoàng Hải Vân - Sớm khống chế Covid-19, Việt Nam làm gì để tận dụng lợi thế ?



Bãi biển Nha Trang. Ảnh Reuters
Thụy My bổ sung thông tin : Riêng về du lịch, theo Les Echos, các công ty Pháp ghi nhận số khách hủy tour đi Trung Quốc đến 99%. Tuy nhiên khách Pháp cũng ngần ngại đối với Thái Lan, Việt Nam.

Khi ở nước ta tất cả 16 người nhiễm dịch Covid-19 đều được chữa khỏi, hơn nửa tháng nay không có ca nào nhiễm mới. Khi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 ra cộng đồng, việc chính thức công bố khống chế được dịch chỉ còn là vấn đề thời gian. 

Cả CDC và Văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ đều đánh giá rất cao những nỗ lực hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng chống COVID-19. Dẫn thông tin này để nói rằng những tin đồn ngụy tạo khiến cho người ta hoang mang bán tín bán nghi khó còn dịp để phát tán.

Nguyễn Thông - Trong cái họa có cái may



Nhiều cái. Nhưng chỉ kể một cái. Nhờ có dịch corona mà xứ ta giảm hẳn được tình trạng lễ hội đàn đúm cúng bái ăn chơi. Người ta sợ dịch còn hơn cả sợ thánh thần. Rồi cũng xong.

Bộ Văn hóa nên nhân cơ hội này mà siết chuyện lễ hội, còn dân chúng cũng nên tự cảm nhận có cần phải vui chơi ngày rộng tháng dài như cũ không.

Người xưa dạy "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực", một ngày không làm thì một ngày không có ăn.

Nguyễn Huệ Chi – Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ



Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình "Thơ văn Lý-Trần", tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ "Tạp chí Văn học" cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. 

Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. 

Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

Mạnh Kim - Infodemic



Trong khi COVID-19 tiếp tục lan rộng thế giới, một cơn dịch khác cũng bùng nổ: tin giả! Tràn lan tin giả, từ thuyết âm mưu rùng rợn đến những “bình luận” chính trị hóa sự kiện, từ những cái chết giả đến cả các “phương pháp” phòng chống bệnh phản khoa học… Tin giả COVID-19 đang gieo rắc hoảng loạn xã hội và càng làm tình hình thêm rối. 

Mới đây, có tin Đức Giáo hoàng Phanxicô và hai phụ tá được xét nghiệm dương tính với coronavirus! Ngoài những tin đồn nhảm nhí như vậy, loại tin giả được “nhiệt tình” chia sẻ nhiều nhất là thuyết âm mưu. 

Một trong những “ổ dịch” tin giả lớn nhất lâu nay là Epoch Times (bản tiếng Việt là “Đại Kỷ Nguyên”). Một bản tin của tờ này nói rằng coronavirus được tạo ra từ Phòng nghiên cứu virus Vũ Hán, nơi con trai của Giang Trạch Dân – Giang Miên Hằng – chịu trách nhiệm giám sát. Mục đích của việc tung ra virus từ phòng nghiên cứu trên là nhằm đánh phá Tập Cận Bình! Bản tin không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào này lại được lan truyền khắp mạng xã hội. 

samedi 29 février 2020

Vũ Thư Hiên - Quê hương thương nhớ, lời nói đầu cho « Miền Thơ Ấu »


Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay, tôi không dám tin rằng sẽ có ngày nó được thấy ánh sáng mặt trời.

Nó ra đời như một may mắn không ngờ, như nhờ một phép mầu.

Đối với tôi, nó có ý nghĩa đặc biệt. Một thời, nó đã là người bạn tâm tình, là cái nạng cho tôi vịn vào mà đi trên con đường vô định.

Mùa đông năm 1967 là một một mùa đông giá buốt, ít nhất là cho tôi, trong cái xà lim không có sưởi và không có quần áo ấm. Trong mùa đông ấy, không hiểu vì sao, tôi cảm thấy nhớ quê hương nhiều hơn bất cứ lúc nào. Cái đầu tiên gợi nhớ đến quê hương là mùi khói cay nồng từ những đống lá mà phu quét đường đốt lên để sưởi, ở bên kia bức tường đá của nhà tù. Ở quê tôi người ta thường đốt những đống rấm như thế để khói ngăn sương muối sà xuống những vườn rau. Mùi khói thoang thoảng lọt vào xà lim gây nên một nỗi nhớ cồn cào, da diết.

Virus corona: Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020.
Đăng ngày:


Trang bìa tuần báo L’Express kỳ này đăng ảnh Sylvain Tesson, nhà văn best-seller Pháp. L’Obs dành riêng một số báo 48 trang tưởng niệm Jean Daniel, người đồng sáng lập tuần báo, một nhà báo tự do, trí thức dấn thân và nhà văn nổi tiếng. Le Point lo ngại trước « Phe siêu cực tả, mối đe dọa mới », Courrier International dành chủ đề cho « Mafia mạnh nhất thế giới tại Ý », lực lượng Nrangheta. Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch « đã trở nên toàn cầu ».

Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

Trong bài « Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới », The Economist nhận định nạn dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

Mai Bá Kiếm - Rước chuyên gia từ vùng dịch về lo dự án…mắc dịch !


Bộ Giao thông –Vận tải đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đình trệ.

Vì 100 thằng “chiên gia” tào lao này sang Việt Nam làm "cố vấn" bằng chiếu khán du lịch, nên không được trở lại Việt Nam (sau khi về Trung Quốc nghỉ Tết và dịch bùng phát).

Chiên gia quần què gì mà đếch được Việt Nam cấp Skilled Worker Visa (chiếu khán chuyên gia thời hạn 2 năm), phải xài chiếu khán du lịch (3 tháng), để khi đáo hạn phải đến cửa khẩu Lạng Sơn đóng dấu xuất cảnh, rồi quay trở lại đóng dấu nhập cảnh.

Nguyễn Thông -Tháng Ba


Cách nay 45 năm, 1975, cũng vào tháng Ba, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, chiến tranh ý thức hệ đi tới chặng chót, và kết thúc vào cuối tháng Tư.

Trên thế giới, không phải chỉ có An Nam nồi da xáo thịt, củi đậu nấu hạt đậu. Nước Mỹ cũng từng phải chiến tranh Nam Bắc chết biết bao người rồi mới thống nhất. Người Ý chia làm hai phe hai miền bắn giết hơn ba chục năm trước khi hàn gắn thành nước Ý bây giờ. Người Đức suốt từ năm 1945 tới 1991 Đông Tây mới chính thức hòa hợp, bắt tay nhau chấm dứt sự phân rã hận thù. 

Ngay cả Tàu cộng cũng đánh nhau chí chết từ bắc xuống nam, từ đông sang tây rồi mới như bây giờ. Nói thế để thấy rằng “đường vinh quang xây xác quân thù” đâu phải chỉ được đầu tư ở xứ ta.

mercredi 26 février 2020

Chính quyền Hồng Kông tặng gần 1.300 đô la cho mỗi người dân

"Bộ trưởng" Tài chính Trần Mậu Ba (Paul Chan) trình bày ngân sách hàng năm của chính quyền trước Nghị viện Hồng Kông (Legco) ngày 26/02/2020.
Đăng ngày:


Bộ trưởng Tài chính Trần Mậu Ba (Paul Chan) cho biết số tiền này nằm trong khuôn khổ gói ngân sách 120 tỉ đô la Hồng Kông (15,4 tỉ đô la Mỹ) nhằm giúp đặc khu đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất kể từ một thập niên qua. 

Hồng Kông có dự trữ đến hơn 1.000 tỉ HKD (128,3 tỉ đô la Mỹ) tiền thuế thu được qua nhiều năm tăng trưởng. Số tiền mặt chính quyền tặng do dân lần này là 71 tỉ đô la Hồng Kông (9,1 tỉ đô la Mỹ), với hy vọng người tiêu thụ dùng đa số món tiền này để chi xài, đưa vào lại nền kinh tế. 

Virus corona: 19 người chết tại Iran, Mỹ kêu gọi nói sự thật

Đăng ngày:


Bộ Y Tế Iran hôm nay cho biết có 4 người trong số 44 ca nhiễm mới phát hiện trong vòng 24 giờ qua đã tử vong, nâng tổng số người chết lên 19. Gần 140 người bị lây nhiễm tại 10 tỉnh, trong đó có cả thứ trưởng y tế : ông Iraj Harirchi nhiều lần ho và đổ mồ hôi ngay trong cuộc họp báo. 

Hầu hết những người bị nhiễm virus đều đã đến Qom, thành phố cho đến nay vẫn chưa bị cách ly. Nhiều trường học và trung tâm văn hóa, thể thao đã bị đóng cửa, nhiều sự kiện bị hoãn lại để ngành y tế tẩy trùng các địa điểm và phương tiện giao thông công cộng. Do thiếu thuốc men, Iran đã hạn chế số lượng thuốc bán ra và ngưng trợ cấp khiến giá dược phẩm tăng lên.

Virus corona: Ý vẫn là tâm dịch ở châu Âu, các láng giềng không đóng biên giới

Bầu cử sơ bộ Mỹ: Các ứng viên Dân Chủ tập trung đả kích Sanders

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (T) và cựu PTT Mỹ Joe Biden trong cuộc tranh luận, ở Gaillard Center, TP Charleston, Nam Carolina (Mỹ), ngày 25/02/2020.
Đăng ngày:


Người đang giữ vị trí hàng đầu là ông Bernie Sanders khẳng định chương trình hành động thiên tả của ông sẽ giúp chiến thắng Donald Trump, ngược lại tất cả các đối thủ cho rằng việc ông trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Dân Chủ sẽ là thảm họa. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :

« Thế là hết những trao đổi lịch sự lúc khởi đầu chiến dịch vận động. Các ứng cử viên tấn công lẫn nhau, cắt lời nhau, nhiều lần rộ lên những tiếng ồn ào khiến người ta không thể theo dõi được.

Tin vắn 26.02.2020


(AFP)Sau Brexit, hộ chiếu Anh lại mang màu xanh

Những hộ chiếu của công dân Anh sẽ tìm lại màu xanh trước đây vào tháng tới, thay vì màu bordeaux của châu Âu sau khi ra khỏi Liên hiệp Châu Âu. Đây là một trong những yêu sách của những người chủ trương Brexit. Điều mỉa mai là passport mới do tập đoàn Pháp Gemalto sản xuất.

mardi 25 février 2020

Tại sao thế giới không cảm thương cho Trung Quốc trong nạn dịch virus corona ?

Trần Trung Đạo - Đọc hai bài thơ « Chiều đông » và « Con có một Tổ quốc »


Một lần trong nhiều năm trước, tôi được ban tổ chức đại hội sinh viên Bắc Mỹ mời đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện của khoảng 50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội lần thứ nhất, được tổ chức tại đại học Emerson, thành phố Boston.

Vì khẩu hiệu chính của đại hội là "Tôi là người Việt Nam" nên buổi tâm tình của tôi cũng tập trung chung quanh ý nghĩa của câu khẩu hiệu này. Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp chia sẻ với các em niềm vui khi biết các em đã trưởng thành.

Đối với các em du học sinh, những người sinh sau cuộc chiến Việt Nam, có được cơ hội ra nước ngoài học hỏi, không phải em nào cũng là cộng sản.

Nguyễn Văn Tuấn - Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức


Phải dành một ngày quên đi chuyện Covid-19 để tưởng nhớ đến một người rất quan trọng: Hòa thượng Thích Quảng Độ (*). Thầy mới qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong hai chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.

Hai hòa thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lý do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hòa thượng rất ư khác nhau.

Nguyễn Ngọc Chu - Thật khó tìm được lãnh đạo có bản lĩnh


1. Vừa khen ông Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng mạnh mẽ vì ra lệnh cách ly 14 ngày toàn bộ 80 hành khách đến từ vùng dịch bệnh Daegu Hàn Quốc, thì phải thất vọng đến ngao ngán.

2. Số là chuyến bay chở 80 khách từ Daegu, Hàn Quốc đến Đà Nẵng 10h43 sáng nay, thì 58 người Việt Nam được chuyển vào khu cách ly quân đội, khách nước ngoài được chuyển đến Bệnh viện Phổi, còn phi hành đoàn cách ly tại Bệnh viện 199 (Bộ Công an). Nhưng 20 khách Hàn Quốc chuyển thẳng đến bệnh viện Phổi lại không chịu vào vùng cách ly. Như VnExpress cho biết thì:

“Đến Bệnh viện Phổi, nhóm người Hàn Quốc lại không đồng ý vào khu cách ly. Một số khách nêu mong muốn về nước, số khác muốn cách ly tại khách sạn. Một số nêu lý do "chỉ có kế hoạch đến Đà Nẵng du lịch hai ngày".

Tâm Chánh -Chính trị chống dịch


Trước một cửa hàng tại Vũ Hán, 25/02/2020.
Trong thời đại mà tai họa ngày càng bất định thì “cửa” tồn tại của một xã hội dường như chỉ là tìm cách thích ứng, sống chung.

Mười bảy năm đã qua của dịch SARS, chẳng có gì là nhục nhã, con người nằm phục trong bãi nước bọt của mình để hiểu, và tìm cách...bắt tay chung sống với con siêu vi gây viêm phổi hô hấp cấp.

Giờ thì đến hậu duệ của nó.

Việt Nam đã chọn sách lược ứng phó theo kiểu tiêu thổ kháng chiến. Nhưng cuộc chiến trường kỳ chưa thể xác định sẽ trường kỳ đến bao lâu. Cuộc tiêu thổ làm đảo lộn các tập tính thường nhật có thể chưa kịp trừ được họa thì đã khiến xã hội tiêu tùng.

Nguyễn Quang Duy - Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976


Nguyễn Quang Duy : Bạn đọc thân mến, đây là bài thứ hai trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua, chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Chúng tôi cũng tìm kiếm hình ảnh sinh hoạt Cộng Đồng nếu quý vị ở Úc Châu có xin chụp lại chuyển cho chúng tôi để đăng trên Đặc San và trên Báo Nhân Quyền. Hết sức cám ơn. Thân mến.


Theo phần mở đầu Bản Nội Quy, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập. Theo thông tin về Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu tiền thân Cộng Đồng Úc châu đã được thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra.