mercredi 8 janvier 2020

Tin vắn 08.01.2020

Hiện trưởng vụ hỏa hoạn.

(AFP) – Tám lao động Việt bị chết cháy tại Nga

Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga hôm 07/01/2020 thông báo có tám người Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn lán trại dành cho người lao động nhập cư ở ngoại ô Matxcơva. 

Vụ cháy diễn ra vào sáng sớm thứ Ba tại một nông trại nhà kính ở quận Ramenski, ở đông nam Matxcơva. Khi dập được lửa, người ta tìm thấy xác của tám nạn nhân, một người khác đã được nhập viện, tất cả đều không có đăng ký làm việc. Theo các dữ liệu sơ khởi, nguyên nhân hỏa hoạn là do chập điện. Ban đầu báo chí Nga cho rằng các nạn nhân là người Tadjikistan. Năm 2018, có 14.700 người Việt Nam được cấp giấy phép lao động tại Nga.

mardi 7 janvier 2020

Đe dọa trừng phạt của Trump làm dấy lên bóng ma cấm vận Irak

Ảnh minh họa: Một quán cà phê ở Bagdad, ngày 11/05/2018.
Đăng ngày:


« Nếu Hoa Kỳ trừng phạt Irak, đồng dinar sẽ mất giá và chúng tôi sẽ quay lại với quá khứ, thời kỳ bị cấm vận ». Hicham Abbas, một người dân trên một con đường buôn bán tấp nập ở trung tâm Bagdad lo lắng nói với AFP.

Hôm Chủ nhật 5/1, Quốc hội Irak đòi trục xuất càng sớm càng tốt lực lượng Mỹ trú đóng, để trả đũa vụ ám sát trên lãnh thổ nước mình tướng Iran Qassem Soleimani, và Abou Mehdi Al Mouhandis - người phụ trách tất cả các mạng lưới chính của Iran tại Irak. 

lundi 6 janvier 2020

Tuấn Khanh - Ba đoạn văn xưa, gửi người hôm nay



Chỉ còn vài tháng nữa, là đến ngày tưởng niệm 45 năm nền giáo dục của miền Nam Việt Nam - Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ. Một nền giáo dục được kỳ công xây dựng với ba tiêu chí Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng. 

Nghe thì đơn giản, nhưng nền giáo dục ấy kỳ công bởi gột rửa con người khỏi các âm mưu tuyên truyền chính trị. Dạy để biết yêu thương người cùng màu da tiếng nói, dạy để biết lý trí của lẽ phải và vươn lên, chứ không nô lệ cho một chủ thuyết nào.

Dù bị hủy diệt, nhưng nền giáo dục đó cứ như những tiếng chuông an ủi, cứ vang lên vào lúc xã hội Việt Nam suy đồi văn hóa, giáo dục hỗn loạn. Cũng may, người Việt chúng ta cũng còn một chỗ để vịn vào và đứng dậy, dẫu đó là tro tàn.

Iran - Hoa Kỳ : Thời của những con diều hâu



(Le Monde 06/01/2020) Ba ngày sau vụ Hoa Kỳ tiêu diệt kiến trúc sư của chính sách khu vực Iran, tướng Ghassem Soleimani hôm thứ Sáu 3 tháng Giêng ở Bagdad, căng thẳng dồn dập ở Trung Đông ở nhiều cấp độ.

Sau cái chết của tướng Iran Ghassem Soleimani, sự lên gân giữa Teheran và Washington, và rộng hơn nữa là giữa Bagdad với Beyrouth, đã tạo ra một tác động tai hại : củng cố phe cứng rắn ở toàn bộ các bên.

Tại Iran, tầm vóc các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật trong lễ tang tướng Soleimani chứng tỏ chế độ được tăng thêm sức mạnh, cho dù mới đây đã phải đàn áp dã man một làn sóng phản kháng chưa từng có. Như người ta chờ đợi, tối Chủ nhật 5/1 chính quyền Iran đã vượt qua giới hạn làm giàu uranium được áp đặt trong thỏa thuận nguyên tử đa phương năm 2015, mà tổng thống Donald Trump đã rút lui vào năm 2018.

Nguyễn Đông Thức - Ván bài cuối của cuộc đời đã được lật



NĐT: Sáng nay Tuổi Trẻ đã đăng bài này ở trang 1. Tôi đã nghi nghi sẽ bị cắt ở đoạn nói Tín vượt biên bị bắt..., thì y như rằng! Kể cả chi tiết vừa hát “Nghìn trùng xa cách” vừa cầm điếu thuốc, chả hiểu sao cũng cắt! Bản đầy đủ đây:

VÁN BÀI CUỐI CỦA CUỘC ĐỜI ĐÃ ĐƯỢC LẬT...

Cuộc đời một ca sĩ có khi chỉ cần một ca khúc, là đã đủ để được nhớ đời.


Với Nguyễn Chánh Tín, anh được hơn vậy. Bài đầu tiên, Tín lĩnh xướng giọng nam chính trong hợp ca “Hòn Vọng Phu” (Lê Thương) của chương trình trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi (Q.6, Sài Gòn) năm 1970, trong một cuộc thi văn nghệ liên trường, khi anh đang học lớp 12 tại đây. Để lấp chỗ trống giờ chót, Tín còn được hát thêm hai ca khúc “Tìm nhau” “Nghìn trùng xa cách” (Phạm Duy).

dimanche 5 janvier 2020

Nguyễn Anh Huy – Sự lịch lãm của người Saigon Nguyễn Chánh Tín



Nguyễn Chánh Tín (ngoài cùng bên trái) trước năm 1975 còn đẹp và ăn mặc lịch lãm hơn cả Nguyễn Chánh Tín vào vai Nguyễn Thành Luân năm 33 tuổi sau 1975.

Còn ông ngoài cùng bên phải thời trang một cách văn minh khác gì tài tử Hollywood. Sản phẩm của Sài Gòn trước 1975 rất là tinh tế.

Đây là lý do vì sao phim Ván Bài Lật Ngửa đã chọn Thế Anh và vài người khác vào vai Nguyễn Thành Luân nhưng đạo diễn không hài lòng. Bỏ đi làm lại.

Nguyễn Công Khế - Nhớ những cuộc chuyện trò đầy tiếng cười với Nguyễn Chánh Tín



Mặc dù nổi danh là một diễn viên với bộ phim kinh điển Ván Bài Lật Ngửa, nhưng cố nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín xuất thân là một ca sĩ. Sinh thời, có rất nhiều bài hát gắn liền với tên ông. Những ngày Duyên Dáng Việt Nam đầu tiên, Nguyễn Chánh Tín là một trong những ca sĩ góp mặt.

Vừa từ Israel về qua sân bay Hồng Kông, đáp xuống Tân Sơn Nhất, máy bay vừa dừng bánh, mở FB ra, hiện lên Face Bảo Yến báo tin: Nguyễn Chánh Tín đã ra đi. Tôi comment vào: Chia buồn. Một đời người, buồn thật!

Một con người, một nghệ sĩ nổi tiếng đào hoa và mơ ước của nhiều cô gái Saigon năm xưa đã đi ra khỏi cuộc đời này đang trong giấc ngủ!

Nguyễn Anh Huy - Vì sao Nguyễn Chánh Tín nhận vai Nguyễn Thành Luân ?



Cái tin nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín đột tử ở tuổi 68 làm bàng hoàng dư luận trong công chúng. Còn những ai thân với chú Tín thì biết tình trạng sức khoẻ của chú gần đây không tốt, nhiều bệnh. 

Xin chia buồn cùng gia đình nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín. 

Nhân dịp này tui muốn chia sẻ một điều khác. Thành công của vai diễn Nguyễn Thành Luân mạnh đến mức khiến công chúng mặc định rằng Nguyễn Chánh Tín là một nghệ sĩ Việt cộng. 

Bùi Chí Vinh - Kỷ niệm với Nguyễn Chánh Tín



Tác giả Bùi Chí Vinh và nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín.
Sáng nay rất nhiều bạn bè báo tin với tôi rằng Nguyễn Chánh Tín vừa mất. Cái tin quá sốc khiến tôi không biết làm gì hơn là lục trong Hồi ký « Giai Thoại Của Thi Sĩ » một trích đoạn kỷ niệm về anh có dính dáng đến điện ảnh. Hiện gia đình đang quàn xác anh tại nhà để chờ con trai lớn của anh là Nguyễn Chánh Minh Thức từ Canada về chịu tang. Trích đoạn này thay một nén nhang để khóc Tín đó Tín ơi… 

KỶ NIỆM VỚI NGUYỄN CHÁNH TÍN 

…Với Nguyễn Chánh Tín thì lại hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi làm quen nhau ở nhà họa sĩ kiêm diễn viên Lê Chánh trên đường Vườn Chuối đầu thập niên 80. 

Thuở ấy tất cả đều nghèo, trên mâm rượu chỉ có “xị sô” Gò Đen, Cây Lý và me xoài cóc ổi. Thuở ấy Nguyễn Chánh Tín đã là một ca sĩ phòng trà thành danh và là diễn viên điện ảnh có khuôn mặt “mỹ nam tử” hút hồn phụ nữ, còn tôi là một thi sĩ giang hồ bụi bặm.

samedi 4 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Liệu có chiến tranh Mỹ - Iran?


Tướng Qassem Soleimani là nhân vật quyền lực số 2 Iran, trong thời gian dài ông Soleimani chủ yếu hoạt động bí mật. (Hình: Office of the Iranian Supreme Leader via AP, File)

(Người Việt 03/01/2020) Đầu năm 2008, tình báo Mỹ và Israel hợp tác theo dõi Mugniyah, lãnh tụ nhóm Hezbollah ở Lebanon, nhóm này vẫn tấn công Israel từ hàng chục năm. Cuối cùng họ đã thấy mục tiêu chính xác, Mugniyah đang đứng với một người không biết tên. Tình báo Israel tìm ra ngay, nhân vật đó là Tướng Qassem Soleimani người Iran, cố vấn của nhóm Hezbollah đã bày mưu cho nhóm này tập kích quân Israel liên tục cho tới khi họ phải rút khỏi Lebanon.

Israel thấy cơ hội may mắn, sẵn sàng hạ sát một lúc cả hai kẻ tử thù. Nhưng Thủ Tướng Ehud Olmert ngăn lại. Vì chính phủ Mỹ chỉ muốn thủ tiêu Mugniyah mà thôi.

Cũng trong năm 2008, Tướng David Petraeus, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq nhận được một bức thư viết: “Tướng Petraeus, ông nên biết tôi, Qassem Soleimani, là người điều hành chính sách của Iran tại Iraq, Lebanon, Dải Gaza và Afghanistan.” Lúc đó Yemen chưa trở thành bãi chiến trường giữa Iran và Ả Rập Saudi.

Trương Nhân Tuấn - Đồng minh phải ở lại


Quassem Soleimani.

Vậy là Mỹ phải đổ quân vô trở lại Trung Đông. Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 nhảy dù Mỹ vừa được tăng cường 3.000 đến 3.500 quân để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5.000 quân). Tuần trước Mỹ đã đổ thêm 700 quân ở Koweit, sau khi Tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad bị "dân biểu tình tấn công".

Lời kêu gọi "báo thù" của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, "máu đòi nợ máu", sau khi Trump hạ lệnh không kích giết chết tướng Soleimani là điều phải "cảnh giác". Dân Mỹ ở Irak được lệnh rút đi. Quân Mỹ có thể "sa lầy" thêm lần nữa ở "chiến trường" Trung Đông.

Kỳ này Mỹ có thể cùng Do Thái đánh Iran. Nhưng câu hỏi (báo chí đã đặt ra) Trump giết tướng Soleimani có "phù hợp với luật pháp quốc tế" hay không ? Mỹ cho rằng Iran là "quốc gia khủng bố" trong khi đại diện Iran tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Mỹ với những lý lẽ tương tự.

Chu Mộng Long - Nguyễn Chánh Tín và cái chết của điện ảnh Việt Nam

Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín trong phim "Ván bài lật ngửa".

Ông vừa đột ngột ra đi.

Sự ra đi của ông để lại sự thương tiếc vô hạn cho những người hâm mộ ông.

Khi nghe ông rơi vào cơn bĩ cực bởi hoạt động kinh doanh phim, tôi đã có bài viết về ông, để an ủi ông, mong ông thoát cơn bĩ cực nhất thời.

Bây giờ thì ông đã ra đi. Coi như ông đã nhẹ gánh trần gian.

Bài này tôi dành nội dung cho cái chết của điện ảnh Việt Nam. Và không chỉ cho ngành điện ảnh.

Bầu cử Đài Loan : Thất bại thấy trước của quyền lực mềm Trung Quốc

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc vận động tranh cử ngày 21/12/2019 tại Đài Bắc.
Đăng ngày:


Nền dân chủ Đài Loan không hề muốn tự sát với « nhất quốc, lưỡng chế »

Tháng trước, những người trẻ đấu tranh cho dân chủ đã chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương ở Hồng Kông, giáng một đòn nặng nề cho các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn ngỡ rằng « đa số thầm lặng » sẽ xuất hiện sau sáu tháng xung đột ngày càng bạo lực. Ngày 11/01/2020, chính tại Đài Loan mà Bắc Kinh một lần nữa có thể sẽ gánh thêm một thất bại mới.

Đài Loan, hòn đảo chỉ có 23 triệu dân đối đầu với người khổng lồ 1,4 tỉ dân, nền kinh tế thứ nhì thế giới. Vào thời chiến tranh lạnh, cả Đài Loan lẫn Trung Quốc đều độc tài, một bên là Cộng sản, một bên thân Mỹ. Nhưng từ thập niên 90, Đài Loan đã thành công đáng nể trong việc chuyển đổi thành chế độ dân chủ, và nay trở thành một trong những xã hội tự do nhất châu Á.

vendredi 3 janvier 2020

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 : Cảnh cáo Bắc Kinh, để ngỏ với Mỹ

jeudi 2 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - 2020 chiến tranh lạnh Mỹ Trung bắt đầu


Từ năm 2020, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh. Trong hình, các kiện hàng từ Trung Quốc nhập cảng Long Beach, California, hôm 23 Tháng Tám, 2019. (Hình: Frederic J. Brown/AFP via Getty Images)

(NgườiViệt 31/12/2019) Ngày 16 Tháng Mười Hai, 1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu.

Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì “made in China.”

Nhưng Tổng Thống Donald Trump đã mở đầu cuộc chiến tranh mậu dịch, thay đổi cục diện. Từ năm 2020, cuộc đối đầu sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh, dù ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử. Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn lan sang chính trị, ngoại giao, và rất có thể có xung đột quân sự.

Nguyễn Đắc Kiên - Ba thách thức trong thập niên mới


Thay vì nhìn lại, chúng ta thử nhìn tới xem, trong thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, đâu sẽ là những thách thức lớn nhất mà Việt Nam chúng ta sẽ phải đối mặt.

Dưới đây là ba thách thức theo lựa chọn chủ quan của tôi:

Thách thức đầu tiên là giáo dục. Thực ra, giáo dục là thách thức của nhiều thập niên đã qua, và nó vẫn tiếp tục là thách thức của thập niên này.

Mai Bá Kiếm - Năm 2020 : Vì sao Việt Nam trở thành nước « sạt nghiệp » ?


Hổm rày, nhiều Fabooker trích phát biểu của Nông Đức Mạnh hồi năm 2006 đã nói rằng: “Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng mở ra một giai đoạn phát triển mới… để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại” với hàm ý rằng, ông Mạnh cho dân ăn cái “bánh vẽ - công nghiệp hiện đại”.

Nhưng tôi không trách ông Mạnh, vì ông chỉ là kẻ “nói theo”. Lê Duẩn mới là người chủ xướng cái “bánh vẽ - công nghiệp” này.

Lê Duẩn là "nhà tiên tri" từng phán: "Lạm phát chỉ xảy ra ở các nước tư bản, xã hội chủ nghĩa không có lạm phát". Nên năm 1985 ông cho đổi tiền lần cuối, thì sang năm 1986, khi ông chết, lạm phát lên 3 con số: 774,7%, để "thành kính phân lô"!

Hồng Hà - Tô Huy Rứa, Chân dung quyền lực (Kỳ 3)


Vợ chồng Tô Huy Rứa.
(TiếngDân 27/12/2019) Tái cử Bộ Chính trị, chiếm được ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quyền hạn của Tô Huy Rứa cực kỳ lớn:

– Tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chính sách về tổ chức cán bộ, đoàn thể, nội chính, Mặt trận.
– Đánh giá, tham mưu điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phê chuẩn, đình chỉ chức vụ cán bộ.
– Giới thiệu ứng cử, quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
– Thường trực Tiểu ban nhân sư Đại hôi đảng.

Và Tô Huy Rứa đã “phát huy” hết sức mạnh quyền lực ấy như thế nào?

mercredi 1 janvier 2020

Đón năm mới 2020 : Một triệu người Hồng Kông biểu tình dưới hơi cay

2019 ở Nga nóng nhất từ hơn 1 thế kỷ, Tết dương lịch không có tuyết