jeudi 5 décembre 2019

Phạm Đoan Trang - Lời giới thiệu « Đêm giữa ban ngày »



Nếu ai đó hỏi tôi cuốn sách nào có ảnh hưởng đến tôi nhất, tôi sẽ trả lời: “Không nhiều, nhưng chắc chắn một trong số đó, và là cuốn sách đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến mức thay đổi hoàn toàn tư duy, hiểu biết của tôi về chính trị, là ‘Đêm giữa ban ngày’”. 

Tôi đọc “Đêm giữa ban ngày” lần đầu vào năm 1998, khi còn là một cô sinh viên kinh tế 20 tuổi. Cuốn sách đến tay tôi dưới dạng một tập photocopy khổ A4 lem nhem, phông chữ biến dạng và đầy lỗi (do được in “chui” từ đâu đó trên mạng xuống, rồi photo lại). 

Thông thường, với những tập tài liệu như thế, nhìn đã thấy nhức mắt chứ đừng nói đến chuyện đọc. Ấy thế mà chỉ sau khi cầm “Đêm giữa ban ngày” lên và xem lướt vài dòng đầu, tôi đã cắm đầu đọc một mạch, như bị thôi miên, không rời mắt cho đến khi kết thúc những dòng cuối cùng của “tập giấy photocopy” cả ngàn trang đó.

Lưu Trọng Văn - Con đập vỡ…



Arthur Waldon – Giáo sư Quan hệ Quốc tế và Lịch sử Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania nhận định: "Trung Quốc đang bước vào thời kỳ tương tự như sự tan rã của Liên Xô trước đây."

Gs Arthr Waldol tiết lộ thông tin một trợ tá cấp cao thân cận của Tập Cận Bình đã thẳng thắn chia sẻ với ông: "Arthur Waldron, chúng tôi đã đi đến đường cùng. Mọi người đều biết rằng thể chế này đã kết thúc. Những bước đi tiếp theo chúng tôi không biết phải đi như thế nào, vì giống như có mìn ở khắp nơi, bước sai một bước là có thể tan xương nát thịt.”

Chuyện đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sụp đổ, nhiều người có hiểu biết sống trong chế độ cộng sản bất cứ ở quốc gia nào như Trung Quốc đều nhận ra tiến trình mà họ gọi là tất yếu ấy.

Thuan Van Bui - Vài câu hỏi buổi trưa



1. Tại sao người Hồng Kông không muốn bị gọi là "người Trung Quốc"? Tại sao họ chống lại chính quyền Bắc Kinh? Họ chối bỏ tổ quốc cũ hay chối bỏ cộng sản?

(Dĩ nhiên dân trí, kinh tế và sự hiểu biết của dân Hồng Kông hơn cả nghìn lần những dư luận viên (DLV) nước Việt cộng, thế nên những câu trả lời kiểu DLV như: bị giật dây, kích động, xúi giục, được cho tiền đi "chống phá" là ngu đần hết mức có thể).

2. Tại sao Nhật Bản có đảng cộng sản, được tự do ứng cử, vận động bầu cử, được thoải mái ra báo, tuyên truyền... nhưng không thể cầm quyền?

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng



Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ, trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

mercredi 4 décembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Vận xấu của Tập Cận Bình


Dân Tàu thích thịt heo. Năm ngoái họ đã làm thịt 694 triệu con, 1.4 tỉ người ăn 56 triệu tấn thịt lợn, bằng một nửa số thịt lợn cả thế giới đã ăn! Trong hình, một người bán thịt heo tại một chợ ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)

(Người Việt 03/12/2019) Ông Tập Cận Bình không tin nghiệp báo hay số mệnh. Nếu tin thì ông đã không ra lệnh giết người một cách lạnh lùng như câu chuyện mới được hai tác giả Peter Mattis và Matthew Brazil kể trong cuốn sách về “Gián Điệp Trung Cộng” (Chinese Communist Espionage).

Năm 2011, Trung Cộng bắt được một công chức bán tin mật cho tình báo Mỹ, CIA. Anh ta bị xử tử. Nhưng chưa đủ, Tập Cận Bình ra lệnh cho các công chức làm cùng một bộ với anh ta phải ngồi coi ti vi chứng kiến cảnh hành quyết đang diễn ra. Và bà vợ anh, đang có thai, cũng bị giết. Ác không kém gì Kim Jong Un, đã giết những thủ hạ bị nghi phản bội bằng “khuyển quyết,” xua chó cắn đến chết.

Những người như vậy chắc không tin có số mệnh và nghiệp báo, nhân quả.

Trương Nhân Tuấn - Hồng Kông và Tân Cương : Bắc Kinh đừng quên tấm gương Nam Tư

Cách đây đúng 20 năm, Nam Tư bị NATO oanh kích trong suốt 78 ngày (24/03-10/06/1999).

Các nước độc tài kiểu Trung Quốc hay Việt Nam luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.

Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến Nam Tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ" của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết chóc người vô căn cứ...

NATO đã "can thiệp" vô chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên tắc luật quốc tế".

Ám sát, rửa tiền, bán hộ chiếu…tiểu quốc Malta làm xấu mặt EU

Biểu tình tại Valletta, Malta ngày 02/12/2019 đòi công lý trong vụ ám sát nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia.

Liên quan đến tình trạng lộn xộn gần đây tại Malta, đất nước nhỏ bé là thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU), bài xã luận của Le Monde nhấn mạnh « Châu Âu phải hành động để chống nạn tham nhũng ».

Ngày 16/10/2017, nhà báo Daphne Caruana Galizia bị ám sát, bị thiêu sống khi một quả bom gài trong xe phát nổ. Bà đang điều tra một vụ tham nhũng có liên quan đến các quan chức cấp cao. Sự kiện này không phải đã xảy ra tại một nước độc tài xa xôi nào đó, mà ở Malta, quốc gia nhỏ nhất trong Liên hiệp Châu Âu. Hơn hai năm đã trôi qua, điều tra của cảnh sát vẫn dậm chân tại chỗ. 

Tuy ba kẻ thủ ác có liên quan đến mafia đã bị bắt, nhưng kẻ chủ mưu cho đến nay vẫn là bí mật, việc bắt được một tay trùm cờ bạc đã bất ngờ giúp tăng tốc cho cuộc điều tra. Được bảo đảm không truy tố, người này đã khai ra một doanh nhân quyền lực là Yorgen Fenech. Đại gia này khai tiếp Keith Schembri, chánh văn phòng và là bạn thân của thủ tướng Joseph Muscat. Nhưng ông Schembri, người bị nhà báo Daphne tố giác ăn hối lộ vẫn được tự do và không bị khởi tố, các nhà báo bị ngăn chận thô bạo, thủ tướng giữ im lặng…

mardi 3 décembre 2019

Huy Đức - Nên bỏ án tử hình


Đôi lời : Theo Thụy My, tác giả có lý khi so sánh giữa hai ông Tăng Minh Phụng và Lê Văn Kiểm. Cùng làm may mặc, cùng đầu cơ đất đai như nhau, nhưng ông Tăng Minh Phụng (công ty Minh Phụng) bị tử hình, còn ông Lê Văn Kiểm (công ty Huy Hoàng) lại thoát nạn nhờ là con liệt sĩ, gia đình cách mạng, được Bộ Chính trị cho giãn nợ. « Deux poids, deux mesures »!

Khi viết đôi dòng về Hồ Duy Hải, tôi cứ bị ám ảnh, nếu như Hải bị bắn ngay sau khi án có hiệu lực thì sao. Chúng ta không biết chắc Hải có oan hay không. Nhưng chúng ta biết chắc, tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng và những bằng chứng đưa ra ở các phiên tòa là không đủ để kết tội anh.

Khi ngồi với nhau, nhiều điều tra viên cao cấp thừa nhận với tôi, oan sai không chỉ nằm trong số các bị cáo được tuyên vô tội, các bị án được minh oan... Oan sai còn rất nhiều trong các trại giam và có cả những oan sai đã bị bắn.

Hoàng Linh - Ngắn nhất cho vụ án Hồ Duy Hải


Ngày 13-1-2008 tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau.

Khám nghiệm hiện trường lấy được nhiều dấu vân tay.

Hơn hai tháng sau, ngày 21-3-2008, Hồ Duy Hải - nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km - bị bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết người tại Bưu điện Cầu Voi.

Từ Thức - Mail


Một ông bạn từ Úc sang, tới gõ cửa lúc gà lên chuồng. Hỏi tại sao qua chơi không báo trước, trả lời bởi chỉ có số phone cũ, và e-mail bị trả lại, với lý do hộp thư mail của ông quá đầy, không thể nhận thêm nữa.

Lại có dịp đóng vai quan trọng, nói với ông bạn mình giao thiệp rộng, chắc phải mở thêm vài địa chỉ mail. Một dành riêng cho các nhân sĩ (rất đông), một dành cho thân hữu văn nghệ, một dành cho bồ nhí các cấp (mặc dầu, đức hạnh cao, chưa hề có một nửa bồ nhí), một dành cho…thường dân, như ông bạn trước mặt.

Sự thực, mail nhận được nhiều thật, nhưng đa số là thư nặc danh, hay của những người chưa bao giờ gặp.

Ấn Độ đuổi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

Tàu khảo sát Shi Yan 1 của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, đã bị đuổi đi hôm nay 03/12/2019.

Hôm nay, 03/12/2019, Hải quân Ấn Độ đã xua đuổi một tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở gần Port Blair.

Theo Times of India, chiếc tàu khảo sát Shi Yan 1 (Thực Nghiệm 1) của Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát gần Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết chiếc tàu này đã bị máy bay giám sát biển phát hiện.

Ngay sau đó Hải quân Ấn Độ đã điều một chiến hạm đến nơi, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ. Sau khi bị cảnh cáo, chiếc Thực Nghiệm 1 đã di chuyển về hướng khác, có thể là về Trung Quốc.

Trưởng đặc khu Hồng Kông lo ngại về hậu quả của luật Nhân quyền Mỹ

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trưởng đặc khu Hồng Kông, hôm nay 03/12/2019 cảnh báo đạo luật được Hoa Kỳ ban hành nhằm ủng hộ người biểu tình có thể làm phương hại đến lòng tin của doanh nghiệp, trong lúc phong trào phản kháng đã làm cho nền kinh tế Hồng Kông lâm vào suy thoái.

Phát biểu trước các nhà báo, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông (Hong Kong human rights and democracy Act) gây tác động lên lòng tin của giới kinh doanh, vì họ « lo ngại về các hành động của chính phủ Mỹ trong tương lai ». Trưởng đặc khu cũng loan báo sẽ có những biện pháp bổ sung để hỗ trợ cho nền kinh tế Hồng Kông, bên cạnh việc giải ngân tài trợ cho lãnh vực giao thông và du lịch.

Các cuộc biểu tình chống chính quyền làm rung chuyển đặc khu kể từ tháng Sáu đến nay đã khiến nền kinh tế Hồng Kông lần đầu tiên bị suy sụp kể từ 10 năm qua. 

Người Hồng Kông sang lánh nạn tại Đài Loan tăng gần 30%

Một cặp vợ chồng Hồng Kông tị nạn đang làm việc trong quán cà phê, tại thành phố Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Loan. Ảnh chụp ngày 13/11/2019.

Từ khi khởi đầu các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đến nay, số người Hồng Kông chạy sang Đài Loan tạm trú đã tăng vọt. Theo AFP, trong 9 tháng đầu năm nay, số người Hồng Kông được cấp thẻ tạm trú tại Đài Loan tăng gần 30%. Phải chăng Đài Loan là mảnh đất lành cho dân Hồng Kông lánh nạn ?

Từ Đài Bắc, thông tín viên Adrien Simorre gởi về bài phóng sự :

« Liệu một ngày nào đó Đài Loan sẽ trở thành nơi tị nạn cho những người Hồng Kông bị Trung Quốc đe dọa ? Chỉ cách đặc khu có một giờ bay, câu hỏi này đã được nghiêm túc đặt ra. Nhưng vấn đề là Đài Loan không có luật tị nạn. 

Thuế GAFA: Mỹ đe dọa đánh thuế 100% lên hàng Pháp


Liệu tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mở ra một cuộc chiến tranh thương mại mới, và lần này thì với Pháp ? Washington dọa sẽ đánh thuế 100 % lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Pháp để trả đũa việc Paris áp thuế lên bốn tập đoàn kỹ thuật số Mỹ (GAFA). 

Từ San Francisco, thông tín viên Éric de Salve cho biết thêm chi tiết :

« Sâm banh, phô mai, mỹ phẩm, túi xách tay… Washington dọa đánh mạnh vào biểu tượng trung tâm hàng xa xỉ Pháp. Chính quyền ông Trump đã lập ra danh sách hàng nhập khẩu từ Pháp, bị đe dọa đánh thuế đến 100%. Lần này các loại rượu vang thông thường được « tha », nhưng tổng cộng 2,4 tỉ đô la hàng Pháp đang nằm trong tầm ngắm.

Tin vắn 03.12.2019


"Tuần hành của những người sống" được tổ chức hàng năm ở trại tập trung Auschwitz nằm trên đất Ba Lan. Ảnh chụp ngày 02/05/2019.
(AFP) – Thủ tướng Đức đầu tiên thăm trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz

Thủ tướng Angela Merkel lần đầu tiên sẽ đến thăm Auschwitz vào thứ Sáu 06/12/2019 tới. 

Bà Merkel là thủ tướng Đức đầu tiên đến trại tập trung trước đây của Đức quốc xã, một chuyến thăm mang tính biểu tượng cao vì trại này khét tiếng với các lò thiêu xác và phòng hơi ngạt, sát hại nhiều người Do Thái nhất, trong bối cảnh nạn bài Do Thái lại trỗi dậy tại nước Đức.

Bão Kammuri hoành hành tại Philippines làm ảnh hưởng SEA Games


Nhà dân ở thành phố Legazpi, tỉnh Albay, Philippines bị sập do bão Kammuri ngày 03/12/2019.
Phát thanh RFI ngày 03.12.2019

Hai người bị thiệt mạng khi trận bão Kammuri thổi qua Philippines hôm nay 03/12/2019 mang theo những trận cuồng phong và mưa lớn. Trên 300.000 người phải sơ tán, nhiều cuộc tranh tài SEA Games như bóng chuyền trên bãi biển, đua canô, đua thuyền…phải hoãn lại.

Thông tín viên Glenn Cloarec tường trình từ Manila :

« Những trận cuồng phong có tốc độ 200 km/h, những trận mưa lớn, lụt lội, nhà cửa bị hư hại, trường học đóng cửa…Bão Kammuri đã ập đến vùng Bicol ở cách Manila 350 km. Theo một chuyên gia về thiên tai, nhiều cây cốt, cột điện đã bị gãy đổ, và nước dâng lên đến nóc nhà.

lundi 2 décembre 2019

Asia Times: Bắt Phạm Chí Dũng, đảng Cộng Sản Việt Nam gia tăng trấn áp

Nhà báo Phạm Chí Dũng và giấy triệu tập của công an. Ảnh chụp ngày 03/03/2015. RFI/Capdevielle

Tác giả David Hutt trên Asia Times qua bài viết về mang tựa đề « Việt Nam tấn công vào một nhà báo » đã nhận định, mong muốn của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm trấn áp những tiếng nói mà ông cho là « dũng cảm và đàng hoàng nhất » chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

Theo tổ chức Human Rights Watch, số tù nhân chính trị ở Việt Nam lên tới trên 130 người. Project 88 - một tổ chức lấy tên theo Điều 88 Luật Hình sự khắc nghiệt của Việt Nam - thì ước lượng con số các nhà hoạt động bị cầm tù 269, và 143 người khác có nguy cơ bị bắt.

Giờ đây người đã được thêm vào « bảng phong thần » vẫn đang tăng lên là Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập không sợ hãi. Vào cuối tháng 11, ông Dũng đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vì cáo buộc « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam » theo Điều 117 Luật Hình sự sửa đổi.

« Đảng nay đứng về phía người giàu »

Trần Trung Đạo - Các biện pháp trả đũa « thùng rỗng kêu to » của Tập Cận Bình


Biếm họa của Craig Stephens
Hôm qua, một cháu hỏi trong phần lời bình của bài Cơn Ác Mộng Của Tập Cận Bình: Hồng Kông Trở Thành Một Đài Loan: “Với nhãn quan và tầm nhìn của mình, chú cho rằng Tập và Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ có những bước đi nào tiếp theo với nước Mỹ, thưa chú?”

Câu trả lời nhanh của tôi hôm qua:

“Năm 2019 sắp qua, trong năm 2020, mỗi bên, Trump và Tập đều có những ưu tiên cần phải hoàn thành. Ưu tiên của tổng thống (TT) Trump là tái đắc cử TT nhiệm kỳ hai, và ưu tiên của Tập là phục hồi hay ít nhất giữ nền kinh tế không bị tụt nhanh hơn.

Về phía Tập, năm 2019, kinh tế Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ 1992. Các nhà kinh tế dùng năm 1992 làm khởi điểm của kế hoạch đổi mới kinh tế sau Thiên An Môn. Tập còn nhiều tiền nhưng không thể tự động đổ vào thị trường để bơm kinh tế lên như Trung Quốc đã làm trong đại suy thoái kinh tế thế giới 2009, vì y sợ cùng lúc cũng làm mức lạm phát gia tăng nhanh.

Tâm Chánh - Nợ nước, nợ công từ án tử Hồ Duy Hải


Hồ Duy Hải có lẽ là kỷ lục lần sống chờ chết mà một thể chế có thể tạo ra cho con người.

Phúc quyết của Viện Kiểm sát đã di dời bản án tử hình Hồ Duy Hải vào giám đốc thẩm. Trước đó, tới hai chủ tịch nước phải ra lệnh tạm hoãn thì hành án tử cho tử tù ngập ngừng vui sống này. Cả nhà Hồ Duy Hải vui được sống thắc thỏm như vậy cùng mạng sống của anh. Nhiều công dân vui sống là một chỉ báo xã hội hạnh phúc. Xã hội liệu có vui sống bằng hạnh phúc tạm ứng mà về sau phải chi trả bằng bất hạnh?

Không đủ công lý chi trả cho các vụ án oan chính là một biển báo to tướng về khả năng nợ công về quyền con người, quyền công dân vượt trần trong thể chế của chúng ta.

Mai Quốc Ấn - Chuyện nhân sự


Vấn đề con người luôn là vấn đề khó khăn nhất. Một công ty có “sát thủ kinh tế”, công ty ấy gặp nhiều nguy cơ. Một nhà nước có tội phạm leo cao, luồn sâu thì nhân dân lầm than, cơ cực.

Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Quang Huy (46 tuổi, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) để điều tra hành vi phạm tội “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”... cách đây 26 năm.

“Huy bỏ trốn trong khi 4 đồng phạm bị xét xử và lãnh án tù giam. Trốn truy nã nhiều năm, Huy vẫn điềm nhiên sinh sống tại chính địa bàn nơi Huy từng phạm tội. Thậm chí Huy còn vào làm việc trong cơ quan nhà nước liên quan đến pháp luật và được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong. Quá trình công tác, Huy đã được TAND tỉnh Hòa Bình cử đi học lớp nghiệp vụ thẩm phán. Tuy nhiên ông này chưa được bổ nhiệm.