Thân nhân hai nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo chờ đợi trước Tòa án Tối cao Miến Điện ngày 26/03/2019.
Phát thanh ngày 10.04.2019
Hai nhà
báo của hãng tin Reuters, Wa Lone và Kyaw Soe Oo, bị lãnh án bảy năm tù tại Miến
Điện vì cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, sẽ được trao giải tự do báo chí năm
2019 của UNESCO, theo thông cáo hôm nay 10/04/2019 của tổ chức Liên Hiệp Quốc
có trụ sở tại Paris.
Ông Wojciech
Tochman, chủ tịch hội đồng giải thưởng UNESCO cho biết : « Wa Lone
và Kyaw Soe Oo là biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước Miến Điện sau nhiều
thập niên cô lập. Hai nhà báo này bị bắt chỉ vì đưa tin về một chủ đề cấm kỵ :
các tội ác đối với người Rohingya ».
Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối chính quyền sửa đổi luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 31/03/2019.
Chính quyền Hồng Kông vừa đưa ra một dự luật, theo
đó trưởng đặc khu có quyền ra lệnh cho dẫn độ các nghi phạm bị Trung
Quốc, Macao, Đài Loan truy lùng, cũng như các quốc gia khác hiện chưa có
hiệp định dẫn độ với Hồng Kông. Tuần trước hàng ngàn người Hồng Kông đã
xuống đường để phản đối.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :
«
Đối với chính quyền Hồng Kông, đây là việc lấp một lỗ hổng pháp luật,
bởi vì quy định dẫn độ hiện nay không áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan,
Macao. Nhưng ngược lại, những người phản đối việc sửa đổi giải thích, lỗ
hổng pháp luật này là cố ý, đã được tính toán vì nhiều lý do, đặc biệt
là do không bảo đảm có được một phiên tòa công bằng tại Trung Quốc.
Giới công đoàn và đại diện các doanh nghiệp nhỏ Achentina biểu
tình gần trụ sở Quốc hội đòi thay đổi chính sách kinh tế, Buenos Aires,
ngày 01/04/2019.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 09/04/2019 hạ thấp
dự báo tăng trưởng của 70% nền kinh tế trên thế giới trong năm nay, do
các nước phát triển nhất là khu vực đồng euro đang gặp khó khăn, và
chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài. Tuy nhiên IMF vẫn hy vọng tăng
trưởng sẽ tiếp tục trong năm tới.
Tăng
trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,3%, giảm 0,2% so với dự báo hồi
đầu năm 2019 ; so với tỉ lệ 3,6% trong năm 2018. Rất nhiều nước bị hạ dự
báo tăng trưởng : Hoa Kỳ, các nước khu vực đồng euro, Anh, Nhật,
Canada, châu Mỹ latinh, Trung Đông…tổng cộng chiếm 70% nền kinh tế thế
giới. Tuy nhiên kinh tế gia trưởng IMF, bà Gita Gopinath bác bỏ nguy cơ
suy thoái toàn cầu trong ngắn hạn.
Chờ đợi có điện trở lại trong một siêu thị ở Maracaibo, Venezuela, 30/03/2019.
(AFP) –Venezuela
lại bị cúp điện
Thủ đô
Caracas của Venezuela một lần nữa lại chìm trong bóng tối kể từ đêm qua
09/04/2019. Theo các nguồn tin trên mạng xã hội, có ít nhất 20/23 bang của
Venezuela bị cúp điện. Chính phủ và công ty điện lực quốc gia Corpoelec không hề
giải thích, lãnh tụ đối lập Juan Guaido kêu gọi biểu tình hôm nay để phản đối.
Nằm trong loạt bài điều tra về cung cách nước Nga thời ông Putin mở rộng mạng lưới gây ảnh hưởng ra thế giới, bài viết cuối của Le Monde mang tựa đề « Những nụ hôn từ Genève », dựa theo tựa tập thứ năm bộ tiểu thuyết gián điệp về James Bond của nhà văn Anh Ian Fleming « Những nụ hôn từ nước Nga ». Bài báo nói về hoạt động của các điệp viên Nga dưới vỏ bọc ngoại giao ở Thụy Sĩ.
Hacker hoạt động ngay trên thực địa
Evgueni
Serebriakov là chỉ huy phó đơn vị 26165 của tình báo quân đội Nga
(GRU), mũi nhọn về gián điệp mạng, vũ khí ưa thích của điện Kremlin.
Thay vì dán chặt vào máy tính, nhân viên tình báo này tích cực hoạt động
trên thực địa với tư cách nhà ngoại giao. Luôn đi đôi với một điệp viên
khác là Alexei Morenets, cả hai không ngần ngại du hành khắp nơi từ
Brazil, Hoa Kỳ đến Malaysia với tên tuổi thật.
Ngày 19/09/2016,
Serebriakov và Morenets có mặt tại Lausanne, trong một khách sạn lớn,
nơi lưu trú của nhiều thành viên tham dự hội nghị Cơ quan chống doping
quốc tế (AMA). Vào thời điểm đó, Nga đang bị chỉ trích gay gắt về
doping. Một báo cáo điều tra của luật gia Canada Richard McLaren đã gây
tiếng vang lớn, ngoài ra còn một báo cáo khác sắp công bố về việc tổ
chức doping trong bóng đá Nga. Nhiệm vụ của hai điệp viên là tiếp cận
với địch thủ - AMA - để xâm nhập vào hệ thống.
Ngoại Trưởng Mike Pompeo còn nói vẫn tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ ba, thì ông rất dại. Trong hình, một nhà hàng Nam Hàn ở Từ Liêm, Hà Nội, dán poster chào đón hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un hôm 20 Tháng Hai, 2019. (Hình: Linh Phạm/Getty Images)
(NgườiViệt 05/04/2019)Sáng Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, ngoại trưởng Mỹ nói
rằng ông tin tưởng sẽ có cuộc gặp gỡ thứ ba giữa Tổng Thống Donald Trump và Chủ
Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un. Theo ông Mike Pompeo, cuộc họp thứ nhì hồi Tháng Hai,
đã đạt được tiến bộ, vì hai nhà lãnh đạo hiểu nhau sâu xa hơn.
Mang cả
một phái đoàn chính phủ bay nửa vòng trái đất để có dịp hiểu Kim Jong Un sâu xa
hơn, ông Pompeo coi như vậy là tiến bộ. Một điều Tổng Thống Donald Trump hiểu
thêm về Chủ Tịch Kim Jong Un là, theo lời ông Trump kể, cậu này đòi Mỹ phải bỏ
hết các biện pháp cấm vận kinh tế; để đổi lại, cậu chỉ đóng cửa một cơ sở
nguyên tử.
Lỗi ở
các cơ quan tình báo Mỹ! Họ đã theo dõi Bắc Hàn từ hơn nửa thế kỷ, đã sơ suất
không cho tổng thống biết các người cầm đầu Bắc Hàn là loại người như thế nào,
để ông phải tự tìm hiểu lấy.
Những
ai đã đọc tin tức về Bắc Hàn trong hơn nửa thế kỷ qua đều biết không thể tin
vào lời nói của ba đời họ Kim.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị được chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Jean-Claude Juncker tiếp trước một cuộc họp tại Bruxelles,
ngày18/03/2019.
Những bất đồng sâu sắc về thương mại, đầu tư và
quyền của người thiểu số đang cản trở Liên hiệp Châu Âu (EU) và Trung
Quốc ra được một bản thông cáo chung trong cuộc họp thượng đỉnh tuần
tới. Nhiều nguồn tin từ Bruxelles hôm 05/04/2019 cho các hãng tin AFP và
Reuters biết như trên.
Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thứ Ba 9/4 tới sẽ đến Bruxelles họp
thượng đỉnh với chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban
Châu Âu Jean-Claude Juncker.
Ông Donald Tusk « đã khuyến cáo
các quốc gia thành viên EU bác bỏ bản dự thảo tuyên bố của thượng đỉnh
EU – Trung Quốc, nếu vẫn giữ nguyên như hiện nay, do Trung Quốc không
đáp ứng những mong đợi chính yếu của Liên hiệp Châu Âu ».
Đảo Thị Tứ, ảnh năm 2015. Chính quyền Philippines hôm 04/04/2019 tố cáo có khoảng 200 tàu Trung Quốc ở gần đảo.
Sự hiện diện của một số lượng lớn các tàu Trung
Quốc gần các đảo đang do Philippines quản lý tại Biển Đông là mối quan
ngại đối với Hoa Kỳ. Hãng tin AP hôm 05/04/2019 dẫn tuyên bố của trợ lý
bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Joseph Felter cho biết như trên.
Ông
Felter, phụ trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á ở Lầu Năm Góc, đến Thái
Lan để tham dự hội nghị các viên chức quốc phòng ASEAN. Khi được hỏi về
tình hình Biển Đông, ông nhận định : « Hoa Kỳ quan ngại về các hành
động hiếu chiến của bất kỳ nước nào trên Biển Đông, và trong trường hợp
này là Trung Quốc. Các hành động của Bắc Kinh tỏ ra hung hăng, khiêu
khích, chúng tôi thấy rằng đó là vô ích và không chính đáng ».
Đông đảo người dân Venezuela lại xuống đường ở Caracas ngày 06/04/2019 chống chế độ Maduro.
Hôm nay, 06/04/2019, thủ lãnh đối lập Juan Guaido
lại kêu gọi người dân Venezuela xuống đường đấu tranh để duy trì áp lực
lên tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh bất bình dâng cao do thiếu
điện nước. Và như thường lệ, phe ủng hộ ông Maduro cũng hô hào biểu
tình để đối phó.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille tường trình :
«
Cho dù ông Juan Guaido rất được lòng dân, nhưng người dân Venezuela
thời gian gần đây chưa thực sự đáp ứng lời kêu gọi xuống đường của ông,
trong thời kỳ cúp điện. Cuộc biểu tình cũng khá đông đảo, nhưng không
thể so sánh với biển người tràn ngập đường phố hồi tháng Giêng và tháng
Hai.
Algérie: Dân chúng tiếp tục xuống đường ở Alger đòi thay đổi triệt để. Ảnh ngày 05/04/2019.
Biển người lại tràn ngập trung tâm thủ đô Alger và
các thành phố chính của Algérie hôm qua, 05/04/2019. Đây là cuộc biểu
tình đầu tiên từ khi ông Abdelaziz Bouteflika buộc phải từ chức, nhằm
phản đối mọi sự tham gia của những người trung thành với cựu tổng thống
trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị.
Trước
phong trào phản kháng chưa từng thấy từ hôm 22/2, tổng thống
Bouteflika, 82 tuổi, sức khỏe rất yếu do bị đột quỵ cách đây sáu năm,
đành phải từ chức hôm thứ Ba 3/4 sau 20 năm cầm quyền.
Áp-phích có hình ông Erdogan và ứng cử viên của đảng AKP tranh chức thị trưởng Istanbul, 01/04/2019.
(AFP) – Thất
bại trong bầu cử, Erdogan tố cáo Hoa Kỳ và châu Âu xen vào chuyện nội bộ
Tổng
thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 05/04/2019 tố cáo châu Âu và Hoa Kỳ « can
thiệp vào chuyện nội bộ », sau những lời bình luận về thất bại bầu cử của
đảng cầm quyền AKP tại Istanbul và Ankara.
Hai
thành phố lớn nhất nước được phe Hồi giáo kiểm soát từ 25 năm qua có nguy cơ
rơi vào tay đối lập, và AKP đã khiếu nại. Mỹ cho rằng ông Erdogan « nên
chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử hợp pháp », còn châu Âu bày tỏ hy vọng
các tân thị trưởng sẽ được tự do phục vụ trong nhiệm kỳ.
Tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc tại một nhà máy dệt kim ở Mitsuke, Nhật Bản, 28/02/2019.
Sinh viên Nguyễn Đức Anh từng du học Mỹ hiện đang sống ở Pháp
vừa phổ biến video clip tiêu đề: "Chính trị Việt Nam cho người trẻ -
Điều cần biết" với nội dung tuổi trẻ cần đọc sách, học hỏi, tham gia
chính trị và bớt phàn nàn về tình hình chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Đức Anh nói sau khi du học ở Mỹ và Pháp, anh nhận ra
rằng tình hình kinh tế và chính trị ở Việt Nam thật tốt, Việt Nam là một trong
những nước đứng đầu trên thế giới về tốc độ gia tăng GDP, lên đến 7% hằng năm.
Tăng trưởng GDP ở Mỹ chỉ chừng 3%, Pháp chưa được 2%, các
quốc gia Âu châu tốt lắm mới được 2-3%, nên các quan chức Hà Nội cũng thường
lấy con số GDP tăng 7% để ca ngợi kinh tế Việt Nam đang phát triển.
Thử tìm hiểu xem cách lập luận này có chính đáng không? GDP
của Việt Nam có thể làm thước đo cho phát triển kinh tế và xã hội được không?
Một cơ sở sản xuất điện thoại di động của Hoa Vi tại Đông Hoàn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 25/03/2019.
Chính quyền Mỹ đã thu thập được các thông tin về
Hoa Vi (Huawei Technologies Co Ltd) nhờ bí mật theo dõi, và theo công tố
viên hôm 04/04/2019 thì những bằng chứng này có thể được sử dụng để cáo
buộc tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã vi phạm lệnh cấm vận với Iran,
và gian lận ngân hàng.
Trước tòa
án liên bang Brooklyn, đại diện công tố cho biết những chứng cứ thu
được trong khuôn khổ luật giám sát tình báo nước ngoài (FISA), và chính
quyền Mỹ hôm qua thông báo cho Hoa Vi là đã nộp đơn cho tòa án. Được
biết việc theo dõi theo luật FISA cần có lệnh của tòa án đặc biệt,
thường trong những trường hợp nghi ngờ làm gián điệp cho nước ngoài.
Oanh tạc cơ Mỹ B-52 từ căn cứ Guam, tham gia triển lãm hàng không tại Singapore, 14/02/2012.
Báo Nhật Japan Times hôm nay 05/04/20198 đưa tin
các oanh tạc cơ B-52 của Mỹ từ đảo Guam tập luyện với các chiến đấu cơ
của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Tây Thái Bình Dương, sau khi Trung
Quốc gởi sáu máy bay ném bom và các phi cơ khác đi qua eo biển Miyako để
tập trận.
Tờ báo dẫn lời phát
ngôn viên Monica Urias của Không quân Hoa Kỳ cho biết cụ thể có hai pháo
đài bay chiến lược B-52H Stratofortress, cùng với các chiến đấu cơ Nhật
và các phi cơ F-15s, thuộc phi đội 18 Mỹ đóng tại căn cứ Kadena, tham
gia.
Tổng thống Ukraina mãn nhiệm, ứng cử viên Petro Poroshenko trả lời báo giới, Kiev, ngày 05/04/2019.
Chiến dịch tranh cử tổng thống vòng hai ở Ukraina
mang vẻ lố bịch, trước khi bước vào ngày bầu cử chính thức 21/04/2019.
Diễn viên hài Volodymyr Zelensky thách thức tổng thống mãn nhiệm Petro
Porochenko tham gia một cuộc tranh luận truyền hình tại sân vận động
Olympic của Kiev, có sức chứa 70.000 người.
Tại
Ukraina, người ta coi đây là một cuộc chiến giữa các đấu sĩ La Mã tại
đấu trường Colysée. Từ Kiev, thông tín viên Sébastien Gobert tường
trình :
« Thay cho những luận điểm tranh cử, thì hai ứng cử
viên lại lao vào thách thức thông qua các video khác nhau. Chính
Volodymyr Zelensky đã đề nghị dùng sân vận động Olympic làm đấu trường,
trong một video với giọng điệu bỡn cợt. Ông Petro Porochenko chấp nhận,
trong một clip khác nhẹ nhàng hơn.
Ông Juan Guaido phát biểu sau cuộc gặp gỡ các thủ lãnh thanh niên tại Quốc hội, Caracas ngày 04/04/2019.
Liên hiệp Châu Âu hôm qua 04/04/2019 lên án việc
thủ lãnh đối lập Juan Guaido, được hơn 50 nước công nhận là tổng thống
lâm thời của Venezuela, bị Quốc hội lập hiến thân chế độ tước quyền miễn
trừ dành cho dân biểu.
Thông
cáo của bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao 28 nước
Liên hiệp Châu Âu (EU) bác bỏ quyết định của Quốc hội lập hiến
Venezuela, nhấn mạnh đây là « một sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Venezuela, Nhà nước pháp quyền và tam quyền phân lập ». Bà Mogherini cũng cho rằng : «
Hành động này làm phương hại đến lối thoát chính trị của cuộc khủng
hoảng, và chỉ gây thêm chia rẽ, gia tăng căng thẳng tại Venezuela ».
(AFP)
–Liêu Diệc Vũ : Trung Quốc là mối đe dọa cho toàn thế giới
Nhà
thơ đối lập Trung Quốc Liêu Diệc Vũ (Liao Yiwu) đang sống lưu vong tại Đức,
hôm nay 05/04/2019 nói với AFP ông chỉ mong Trung Quốc tan rã thành nhiều nước
nhỏ vì Bắc Kinh « là mối đe dọa cho toàn thế giới ».
Ông Liêu
Diệc Vũ từng bị tống giam bốn năm vì sáng tác bài thơ « Cuộc thảm
sát vĩ đại », tố cáo vụ sát hại dã man các sinh viên biểu tình ở Thiên
An Môn ngày 04/06/1989.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp tổng thống lâm thời Kazakhstan, Kassym-Jomart Tokayev tại điện Kremlin, ngày 03/04/2019.
Trong số báo đề ngày 28/03/2019, Le Monde
nhận định, đối với các nhà độc tài Trung Á thuộc khối Liên Xô cũ thì
không có việc từ chức. Họ « phục vụ nhân dân » cho đến phút cuối, qua
đời trong lúc vẫn đương chức. Có thể kể tổng thống Uzbekistan, ông Islam
Karimov hay tổng thống Turkmenistan, ông Saparmourad Niazov ; lên cầm
quyền từ thời Liên bang Xô viết còn tồn tại và trị vì mãi cho đến lúc chết.
« Cha già dân tộc » của Kazakhstan
Tổng
thống Noursoultan Nazarbaiev 78 tuổi của Kazakhstan cũng cùng thời với
hai đồng nhiệm đã quá cố trên. Ông Nazarbaiev giữ kỷ lục cầm quyền lâu
nhất trong số tổng thống một nước Liên Xô cũ nay vẫn đương nhiệm. Nhưng
ông đã gây chấn động khi loan báo từ chức hôm 19/03/2019, cho dù trên
thực tế, Nazarbaiev đã thận trọng chuẩn bị để duy trì quyền lực.
Ngay
hôm sau, Quốc hội Kazakhstan chỉ mất có 18 phút để thông qua việc đổi
tên thủ đô Astana thành Noursoultan, tức là họ của tổng thống. Một nhân
vật trung thành với ông Nazarbaiev, là Kassym-Jomart Tokaiev, chủ tịch
Thượng viện, lên làm tổng thống lâm thời. Còn con gái lớn của tổng thống
vừa từ nhiệm, bà Dariga Nazarbaieva lên thay chỗ ông Tokaiev, tức trở
thành nhân vật thứ hai trong chính phủ.
Biển người biểu tình tại Alger ngày 15/03/2019 đòi tổng thống Abdelaziz Bouteflika phải ra đi.
Algérie cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Brexit là đề tài chính của các báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tựa « Bouteflika : Hồi kết ». Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, tổng thống Algérie hôm qua đã phải từ chức dưới áp lực của đường phố và quân đội.Trong bài xã luận mang tên « Một chiếc bóng đã biến đi »,
tờ báo nhận định sự vắng mặt của ông Bouteflika không làm thay đổi về
căn bản. Đó không phải là một tổng thống đường hoàng trao lại quyền
hành, mà là một bóng ma vừa tan biến.
Tổng thống vô hình
Đã
từ lâu, Abdelaziz Bouteflika đã trở thành vô hình trước nhân dân. Đó
cũng là một trong những lý do gây nên sự giận dữ nơi họ. Người dân
Algeri không còn chịu đựng việc một bóng hình hóa thạch là đại diện cho
mình. Việc tổng thống biến mất khỏi chính trường mang tính biểu tượng
gấp một ngàn lần. Ông ta là biểu tượng cho một phe phái, một hệ thống,
làm bình phong hợp pháp cho những kẻ trong hậu trường.
Viễn ảnh Việt Nam
trở thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ và sáng tạo thường được thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc ca ngợi, nhưng ước mơ công nghệ hóa đất nước của những người
cộng sản càng ngày càng xa rời thực tế.
Thực tế Việt Nam vẫn
là một nước với nền kinh tế tiểu thương, tiểu nông, ngày càng lệ thuộc vào các
công ty đa quốc gia và vào nhập cảng hàng hóa tiêu dùng từ nước ngoài.
Doanh nhân Việt Nam
chịu nhiều bất công từ chính sách, luật pháp đến môi trường kinh doanh nên
không thể phát triển, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, 96%
các doanh nghiệp đều nhỏ hay rất nhỏ chỉ được xem là tiểu thương hay tiểu doanh
nhân.