vendredi 22 mars 2019

Tin vắn 22.03.2019



Ông Hun Sen tại địa điểm Trung Quốc xây dựng đường cao tốc. Ảnh Khmer Times

(AFP)Khởi công xa lộ 2 tỉ đô, Hun Sen nói không bị Trung Quốc đô hộ

Cam Bốt hôm nay 22/03/2019 khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc đầu tiên dài 200 km nối liền Phnom Penh với Sihanoukville, trị giá 2 tỉ đô la do Bắc Kinh tài trợ và xây dựng, là một phần của dự án Một vành đai, một con đường (BRI). Thủ tướng Hun Sen phủ nhận nguy cơ Cam Bốt trở thành thuộc địa của Trung Quốc.

Bước ngoặt của châu Âu : Đối đầu với Trung Quốc

Chiêu bài "đa phương", "đôi bên cùng có lợi" của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có còn khuyến dụ được châu Âu ?

Ủy ban Châu Âu trong tài liệu quan trọng công bố hôm 12/3, đã gọi thẳng Trung Quốc là « địch thủ cạnh tranh chiến lược », đề ra 10 kế hoạch hành động. Sự sáng suốt này là cả một bước ngoặt ! Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng thẳng thừng tuyên bố « Con đường tơ lụa mới không thể là dự án bá quyền, làm cho các quốc gia mà con đường này chạy qua trở thành chư hầu » của Trung Quốc.

Châu Âu trước mối nguy Trung Quốc và Brexit là hai chủ đề được đề cập nhiều nhất trên các báo Pháp ra ngày hôm nay 21/03/2019.

Trong bài viết mang tựa đề « Trung Quốc – Châu Âu, bước ngoặt », Le Monde kêu lên : Thế là ông ấy đến rồi ! Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu từ ngày 21 đến 26/3, nhưng là một người khách không được chờ đợi. Liên hiệp Châu Âu (EU) rốt cuộc cũng đã lượng định được sức nặng của Bắc Kinh và đang đặt nghi vấn về cường quốc đang lên nhanh nhưng quan tâm đến cả một đất nước tí hon là Monaco (quốc gia đầu tiên hoàn toàn bao phủ bằng công nghệ 5G của Hoa Vi). Một số nhà lãnh đạo châu Âu đang nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ.
Hoa Vi lên mặt « dạy dỗ » châu Âu về cách mạng công nghệ

mercredi 20 mars 2019

Quốc hội Venezuela ra luật bảo đảm quyền lợi quân nhân từ bỏ Maduro

Quân nhân Venezuela chạy sang phía đối lập ở Cucuta (Colombia) được cảnh sát sở tại hỗ trợ, ngày 23/02/2019.

Quốc hội Venezuela, định chế duy nhất do đối lập kiểm soát, hôm 19/03/2019 đã thông qua đạo luật bảo đảm cho các quân nhân không còn ủng hộ ông Nicolas Maduro vẫn được giữ nguyên cấp bậc cũ trong chính quyền mới.

Tiếp tục các nỗ lực nhằm thúc đẩy quân đội bỏ rơi ông Maduro, quay sang ủng hộ thủ lãnh đối lập Juan Guaido, Quốc hội Venezuela đưa ra nhiều biện pháp bảo đảm. Luật mới « cam kết cho các quân nhân quyết định hành động để tái lập trật tự theo Hiến pháp, không còn tuân lệnh kẻ tiếm quyền, sẽ được tiếp tục phục vụ trong quân đội. Tất cả các quyền lợi, cấp bậc và huy chương đã có đều giữ nguyên giá trị ».

Việt Nam khởi công đường đua xe tốc độ Công thức 1 tại Hà Nội

Chủ tịch FIA, ông Jean Todt trong lễ khởi công đường đua Công thức 1, Hà Nội 2020, ngày 20/03/2019.

Hà Nội hôm nay 20/03/2019 khởi công xây dựng đường đua Công thức 1 (Formula One, F1), chuẩn bị cho giải đua xe hơi tốc độ hấp dẫn nhất thế giới lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng Tư năm 2020.

Chủ tịch Liên đoàn Xe hơi Quốc tế (FIA), ông Jean Todt trong buổi lễ đặt viên đá đầu tiên tuyên bố : « Sự kiện quan trọng này sẽ giúp Việt Nam và đặc biệt là thủ đô Hà Nội được toàn thế giới chú ý ». Ông mong rằng khi người hâm mộ Việt Nam tận mắt chứng kiến các tay đua nổi tiếng như Lewis Hamilton (5 lần vô địch thế giới), Sebastian Vettel (4 lần)…biểu diễn, sẽ nảy sinh ra một thế hệ tay đua trẻ tuổi tại quốc gia mà xưa nay bóng đá vẫn ngự trị.

Đất chật người đông, Hồng Kông xây đảo nhân tạo 80 tỉ đô

Khu vực Đại Tự Sơn (Lantau) của Hồng Kông, nơi dự định xây đảo nhân tạo.

AFP hôm nay 20/03/2019 cho biết chính quyền Hồng Kông muốn xây lên một trong những hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới, với chi phí kỷ lục 80 tỉ đô la.

Cựu thuộc địa Anh dự định mở rộng thêm 1.000 hecta trên biển, gần Đại Tự Sơn (Lantau), hòn đảo lớn nhất của Hồng Kông. Dự án này được coi là giải pháp để đối phó với nạn thiếu thốn nhà ở trầm trọng tại lãnh thổ có 7 triệu dân, với giá nhà tính theo mét vuông thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới. Chương trình dự kiến tiêu tốn 624 tỉ đô la Hồng Kông (gần 80 tỉ đô la).

Cánh hữu châu Âu chuẩn bị trừng phạt thủ tướng dân túy Hungary Orban

Áp-phích tuyên truyền của chính phủ Orban chỉ trích tỉ phú George Soros và chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, tại Budapest, Hungary. Ảnh chụp ngày 21/02/2019.

Cánh hữu châu Âu hôm nay 20/03/2019 họp tại Bruxelles để bàn về việc trừng phạt thủ tướng Hungary Viktor Orban vì những hành động quá đáng gần đây chống lại châu Âu và nhập cư, trong bối cảnh còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Nghị viện Châu Âu.

Đảng Nhân Dân Châu Âu (PPE) tập hợp các đảng cánh hữu trong Liên hiệp Châu Âu, như đảng CDU của bà Angela Merkel hay Những Người Cộng Hòa (LR) của Pháp, phải quyết định xem có nên khai trừ vĩnh viễn đảng Fidesz của ông Orban hay chỉ tạm ngưng một thời gian. 

Tiếng Pháp, ngôn ngữ hiện đại có thể diễn đạt mọi khái niệm

Tổng thống Emmanuel Macron chụp ảnh kỷ niệm tại OIF nhân Ngày quốc tế Pháp ngữ, 20/03/2019.

« En français, s’il vous plaît » (Xin vui lòng nói bằng tiếng Pháp), đó là khẩu hiệu của Ngày quốc tế Pháp ngữ hôm nay 20/03/2019, nhằm truyền bá ngôn ngữ của Molière trên thế giới.

Hàng ngàn sự kiện diễn ra trong ngày này trên cả năm lục địa, nơi 300 triệu người nói tiếng Pháp sinh sống – con số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới. Các sự kiện được tập trung trên trang web www.20mars.francophonie.org, phổ biến trực tiếp trên các mạng xã hội. Còn tại Pháp, « Tuần lễ ngôn ngữ Pháp và cộng đồng nói tiếng Pháp » kéo dài đến ngày 24/3 với chủ đề « những thay đổi trong chữ viết ». Trụ sở OIF cũng đón tiếp tổng thống Emmanuel Macron trong Ngày quốc tế Pháp ngữ.

Tin vắn 20.03.2019


Đông đảo nhân viên y tế xuống đường tại thủ đô Alger của Algérie ngày 19/03/2019 đòi tổng thống Bouteflika ra đi.

(AFP)Phong trào phản kháng ở Algérie tiếp diễn

Hàng ngàn sinh viên và nhân viên y tế đã biểu tình tại Alger hôm qua 19/03/2019, ngày kỷ niệm cuộc chiến giành độc lập kết thúc, để đòi hỏi ông Abdelaziz Bouteflika phải ra đi. 

Một hôm trước đó, tổng thống 82 tuổi vẫn nhắc lại là không có ý định từ bỏ quyền lực. Đảng chính trị lớn nhất trong liên minh cầm quyền là Tập hợp Quốc gia Dân chủ (RND) xưa nay vẫn ủng hộ Bouteflika, hôm nay lên tiếng tố cáo ý định bám ghế của ông.

lundi 18 mars 2019

Tập Cận Bình buộc phương Tây phải chống lại Trung Quốc

Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai mạc Triển lãm quốc tế xuất nhập khẩu (CIIE) đầu tiên của Trung Quốc ở Thượng Hải ngày 05/11/2018.

« Phương Tây đã từng cố gắng một cách tuyệt vọng để coi Trung Quốc là một thế lực có thể hợp tác được, nhưng Bắc Kinh đã làm cho họ không thể duy trì được ảo vọng này ».

Theo nhận định của giáo sư về kinh tế chính trị Stein Ringen (King’s College ở Luân Đôn) trên Los Angeles Times, năm 2018 vừa qua không dễ chịu chút nào đối với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh. 

Sau nhiều năm dài đứng nhìn quyền lực nghiêng dần về phương Đông, nay phương Tây đã đáp trả. Hoa Kỳ đứng lên trên tuyến đầu, gây áp lực mạnh mẽ để Trung Quốc phải thay đổi các chính sách bảo hộ mậu dịch và gián điệp kỹ nghệ lâu nay. Chính quyền Donald Trump cảnh cáo là Bắc Kinh hoặc phải thay đổi cung cách hành xử, hoặc phải trả giá đắt. Các cuộc đàm phán về thương mại đang hướng về phía những quy định mới.

Trung Quốc bị cảnh báo từ Hoa Vi cho đến Viện Khổng Tử

dimanche 17 mars 2019

Thái Lan : Bầu cử Quốc hội đầu tiên sau 5 năm tập đoàn quân sự cầm quyền

Cử tri xem danh sách ứng cử viên tại một phòng phiếu ở Bangkok ngày 17/03/2019.

Tại Thái Lan hôm nay 17/03/2019 diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, với sự tham gia của 2,6 triệu cử tri tại thủ đô Bangkok và ở nước ngoài. Cuộc bầu cử đầu tiên, sau năm năm cầm quyền của tập đoàn quân sự, mang tính quyết định cho tương lai đất nước.

Thông tín viên RFI Carol Isoux tường trình từ Bangkok :

« Đó là cuộc bầu cử của thập kỷ, được cho là cuộc đối đầu giữa phe dân chủ chống lại phe ủng hộ thế lực quân đội. 

samedi 16 mars 2019

Nguyễn Quang Duy - Vì Sao Chủ Tịch Hạ Viện Không Muốn Luận Tội Tổng Thống Trump?

Ngày 11/3/2019 trên tạp chí Washington Post, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện, cho biết: “Tôi không luận tội Tổng thống. Tôi chưa từng trả lời bất cứ nhà báo nào, nhưng vì được hỏi và tôi đã suy nghĩ kỹ, luận tội gây chia rẽ quốc gia, trừ khi phải thật chính đáng, thật nghiêm trọng và không thiên vị đảng phái.”

Bà kết luận: Tôi không nghĩ chúng ta nên đi theo hướng luận tội vì đất nước sẽ bị chia rẽ. Và ông ấy không đáng cho chúng ta làm vậy.”

Chính trị gia lão luyện

Bà Pelosi là phụ nữ nắm giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Tổng thống và Phó tổng thống. Trước đây năm 2007-11 bà cũng đã nắm giữ chức vụ này. 

Bức tường biên giới : Tổng thống Trump lần đầu sử dụng quyền phủ quyết

Ngày 15/03/2019, tại Nhà Trắng, tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh phủ quyết luật Quốc hội thông qua bác bỏ tuyên bố của tổng thống về tình trạng khẩn cấp để xây tường biên giới với Mêhicô.

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ, hôm qua 15/03/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng đến quyền phủ quyết để bác bỏ dự luật đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua. Dự luật này hủy bỏ tình trạng khẩn cấp mà ông Trump đưa ra để có ngân sách xây bức tường ở biên giới Mêhicô.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve gởi về bài tường trình :

« Đó là nghĩa vụ của tôi » - tổng thống Donald Trump tuyên bố như trên từ Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng, khi lần đầu tiên trong nhiệm kỳ sử dụng đến quyền phủ quyết. Ông không có chọn lựa nào khác. Sau khi bị chính phe đa số Cộng Hòa của mình phản đối hôm trước đó, tổng thống buộc lòng phải dùng đến biện pháp mạnh. 

Algeri : Biểu tình quy mô đòi tổng thống Bouteflika phải ra đi

Biển người biểu tình tại thủ đô Alger chống tổng thống Bouteflika ngày 15/03/2019.

Hàng trăm ngàn người hôm qua 15/03/2019 đã xuống đường tại trung tâm thủ đô Alger để đòi hỏi tổng thống Abdelazir Bouteflika phải từ chức. Đây là cuộc biểu tình quy mô nhất ở Alger kể từ đầu phong trào phản kháng.

Sau buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu, đám đông biểu tình đã tràn ngập đường phố không chỉ ở thủ đô mà còn tại nhiều thành phố khác của Algeri, tiếp tục gây áp lực lên chính quyền. Tối qua cảnh sát thông báo có 75 người bị câu lưu và 11 cảnh sát bị thương tại Alger, những con đường dẫn đến trụ sở chính quyền và Quốc hội bị phong tỏa.

Giới trẻ toàn thế giới xuống đường chống biến đổi khí hậu

Cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu của học sinh sinh viên Paris ngày 15/03/2019.


Ở Pháp, có khoảng thanh niên xuống đường ; riêng tại Paris có 50.000 sinh viên học sinh tham gia. Hôm nay 16/3những người biểu tình tiếp tục duy trì áp lực với cuộc « Tuần hành thế kỷ », có sự tiếp sức của 140 tổ chức xã hội dân sự.Tại Ý, hơn một triệu thanh niên tham gia bãi khóa, trong đó Milano và Roma biểu tình đông đảo nhất. Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir gởi về bài phóng sự :

Clara năm nay 10 tuổi, và đây là lần đầu tiên cô bé đi biểu tình. Cả lớp cô, có phụ huynh đi kèm, hiện diện trong số hàng ngàn thanh niên tràn ngập đường phố. Cô bé nói : « Chúng em muốn thay đổi thế giới, biết rằng tương lai đang nằm trong tay lớp trẻ. Cần tái chế nhiều hơn, ít ô nhiễm hơn, ưu tiên cho giao thông công cộng ». 

RSF đòi Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn của blogger Bạch Hồng Quyền

Blogger Bạch Hồng Quyền

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris hôm qua 15/03/2019 ra thông cáo yêu cầu chính quyền Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn chính trị của blogger Bạch Hồng Quyền, người được cho là nhân chứng trong vụ nhà báo Trương Duy Nhất mất tích. 

Thông cáo cho biết mới đây cảnh sát Thái Lan đã khám xét chỗ ở của blogger Bạch Hồng Quyền, sống lưu vong tại Bangkok từ tháng 5/2017. Được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) bảo đảm quyền tị nạn, ông đã giúp đỡ nhà báo Trương Duy Nhất xin quy chế tương tự vào đầu năm nay. Tuy nhiên một ngày sau khi nộp đơn, ông Nhất đã mất tích hôm 26/1 tại một trung tâm thương mại ở Bangkok.

Tin vắn 16.03.2019


Thứ trưởng ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) trả lời báo chí nhà nước Trung Quốc sau phiên UPR ở Genève ngày 15/03/2019.

(AFP) Trung Quốc nhất quyết chối cãi các trại cải tạo Tân Cương

Trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève hôm qua 15/03/2019, Trung Quốc tiếp tục khẳng định các trại cải tạo đang giam giữ hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chỉ là các cơ sở dạy nghề để « giáo dục » họ. 

Trung Quốc chấp nhận 284/346 khuyến cáo của các nước, nhưng bác bỏ tất cả những gì liên quan đến Tân Cương. Gần 100 nước đã yêu cầu phát biểu nhưng do thời gian hạn hẹp nên chỉ có 12 nước được lên tiếng. Trong số 10 tổ chức phi chính phủ phát biểu ý kiến có đến 6 thân Trung Quốc, chứng tỏ Bắc Kinh đã chuẩn bị kỹ càng các « tay trong » này.

vendredi 15 mars 2019

Mai Bá Kiếm - Lò dầu…nặng Venezuela


Nguyễn Xuân Sơn ra tòa trong vụ Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN

Từ ngày 6 -10/7/2015, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ. Tháp tùng, có Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (gọi tắt chủ tịch PVN) là “đệ ruột” của bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lúc đó mạng xã hội bình loạn... xạ. Phe ủng hộ ông Trọng nói, ông cho Sơn đi tháp tùng là thua Ba Dũng rồi. Phe Ba Dũng thì ngạo nghễ cho rằng Sơn lãnh trọng trách ký kết với các tập đoàn dầu khí của Mỹ, mang ngoại tệ về cứu ngân sách.

Nguyễn Xuân Sơn là ai? Hắn là Tổng giám đốc OceanBank (tháng 12/2008 - 11/2010) được Đinh La Thăng (chủ tịch PVN) đem 800 tỉ đồng (36 triệu USD) của PVN đầu tư vào OceanBank rồi mất trắng.

Ngô Nhân Dụng - Không sợ thâm thủng mậu dịch



Nước Mỹ vẫn nhập cảng nhiều, nếu không mua từ Trung Quốc thì cũng mua của nước khác. Trong hình, một tàu container cập cảng tại Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm 14.1% so với một năm trước đó. (Hình: Chinatopix via AP, File)

(Người Việt 08/03/2019) Kết thúc năm 2018, số khiếm hụt mậu dịch của nước Mỹ là $621 tỉ, tăng thêm $70 tỉ, tức 12.5% so với năm 2017. Khiếm hụt mậu dịch là khác biệt khi tổng số tiền chi ra mua hàng nhập cảng cao hơn tiền thâu vào nhờ xuất cảng.


Riêng với Trung Quốc, mức thâm thủng lên tới $419 tỉ, tăng thêm $44 tỉ. Chính phủ đánh đòn thuế quan và Trung Cộng trả đũa; nhưng số hàng Mỹ nhập cảng vẫn tăng thêm 11.3%, còn hàng bán qua Trung Quốc chỉ tăng 0.7%.

Trước những con số đó, nhiều người Mỹ lo lắng. Nước Mỹ đang thua nước Tàu trong cuộc chiến tranh thương mại này chăng?

Không có gì đáng lo. Người ta sẽ không lo sợ khi biết những lý do nào đưa tới khiếm hụt mậu dịch.

Venezuela : Nhờ đâu Maduro vẫn tại vị sau 45 ngày sóng gió ?

Những người bị lực lượng an ninh bắt giữ ngày 10/03/2019 trong đợt cúp điện tại Caracas.

Báo Les Echos ngày 15/03/2019 nhận định « Venezuela : Khả năng hồi phục đáng kinh ngạc của Nicolas Maduro ». Được cho là chắc chắn sẽ bị lật đổ cách đây 45 ngày khi thủ lãnh đối lập Juan Guaido tự phong tổng thống lâm thời, Maduro đến nay vẫn chống chọi được và thời gian đang đứng về phía ông ta.

Sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến dân chúng kiệt lực và bị cô lập trên trường quốc tế, hồi kết của tổng thống Nicolas Maduro xem chừng đã rõ. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido, 35 tuổi, người mà Maduro gọi là « cậu bé », có được sự công nhận của 50 quốc gia, với tỉ lệ tín nhiệm trong dân chúng là 60% trong khi tổng thống đương nhiệm chỉ có 14%. Vì sao một tháng rưỡi qua, chàng thanh niên Guaido vẫn chưa lật đổ được đối thủ ?

Trong cuộc song đấu, phần thắng lần lượt nghiêng về bên này hoặc bên kia. Chẳng hạn hôm 23/1, Juan Guaido hứa hẹn sẽ đưa vào Venezuela 250 tấn viện trợ nhân đạo, nhưng rốt cuộc số hàng này vẫn bị kẹt lại bên kia biên giới. Rõ ràng đây là chiến thắng của Nicolas Maduro. Vài ngày sau đó, sau khi đi thăm một số nước châu Mỹ La-tinh bất chấp lệnh cấm xuất cảnh và lời đe dọa tống giam của Maduro, Juan Guaido không hề e ngại khi quay về Venezuela. Lần này đến lượt tổng thống bị mất mặt, phải lờ đi như không hề biết.

mercredi 13 mars 2019

Đối đầu Mỹ-Trung và sự quay lại với thế giới lưỡng cực

Dự án khổng lồ "Một vành đai, Một con đường" của Trung Quốc được giới thiệu tại Diễn đàn Tài chính Châu Á ở Hồng Kông ngày 08/01/2016.

Theo Financial Times, thế giới lưỡng cực đã quay lại với sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ; và công nghệ chứ không phải sức mạnh quân sự đang là cốt lõi của tình trạng chia rẽ này trên toàn cầu.

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia làm hai khối « Phương Đông » và « Phương Tây », được định nghĩa là các quốc gia đứng về phía Matxcơva hay Washington.

Ngày nay, gần 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, căng thẳng tăng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tái tạo một ranh giới cho sự chia rẽ về địa chính trị. Các nước ngày càng được đòi hỏi phải tỏ rõ thái độ, hoặc đứng về phía Washington, hoặc ủng hộ Bắc Kinh.