dimanche 10 juin 2018

Vì sao bạo động nổ ra tại Bình Thuận ?



Chuyện là vầy. Hôm nay người dân Bình Thuận xuống đường biểu tình chống luật đặc khu. Thay vì chính quyền lắng nghe thì ngược lại chúng nó cho công an đàn áp thô bạo người biểu tình và bắt đi một số người, trong đó có một bé đang cấp cứu.

Người dân Bình Thuận mới yêu cầu chính quyền trả người nhưng chính quyền Bình Thuận không chịu và tiếp tục đàn áp.

Đỗ Cao Cường - Bình tĩnh, Bình Thuận ơi!



Mấy tháng trước, trên đường phóng xe máy về quê, tôi có ghé vào vài điểm trên đường quốc lộ 1. Rồi nghe được câu chuyện nhiều ngư dân ra khơi bị tàu Trung Quốc đuổi đánh, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, với thiên tai, bệnh dịch, rồi cả việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, với khói đen, xe chở xỉ, nhiều người mắc các bệnh về hô hấp...

Giặc đến nhà đàn bà phải đánh (ảnh)

FB Mạnh Kim : Trong một clip ở góc đường Hoàng Văn Thụ (Sài Gòn), tôi nghe giọng một phụ nữ trung niên: “Đàn bà đi trước. Đàn bà đi trước nghen. Mấy cậu thanh niên lùi lại. Các chị đi trước đi. Tụi nó không dám đánh mình đâu!”. Và đây là những người “đàn bà đi trước”!

Bạo động tại Bình Thuận : Dân chiếm trụ sở Ủy ban (video)


Nguyễn Anh Tuấn – Tìm lối thoát cho nhau



Người dân Bình Thuận đối đầu với CSCĐ hôm nay 10.06.2018 tại Phan Rí - vùng chịu ô nhiễm nặng nề từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân do Trung Quốc đầu tư.

Nhìn những gì xảy ra ở Bình Thuận hôm nay, tôi thành thực mong những người nắm quyền, nếu không muốn bị cuốn phăng đi bởi làn sóng phẫn uất của người dân, thì hãy:

(1) Thực tâm mở rộng các quyền tự do của người dân, trước mắt là quyền tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình, để người dân có thể thực hiện những quyền hiến định của họ trong trật tự. 

Tho Nguyen - Picasso và Việt Nam



Ngày 26.4.1937, để đè bẹp cuộc cách mạng Tây Ban Nha, Hitler cho máy bay hủy diệt thị trấn Guernica vùng Basque. 

Danh họa Pablo Picasso đã vẽ một bức tranh để mô tả tội ác phát xít trên quê hương ông. Tác phẩm sơn dầu Guernica trở thành môt kiệt tác hội họa toàn cầu (1)

Nguyễn Anh Tuấn - Bình Thuận mất kiểm soát !



Bạo lực đã nổ ra ở Bình Thuận hôm nay. Bạo lực là điều đáng tiếc không mong muốn, nhưng đừng vì thế mà trách người dân. Chính quyền mới đáng trách, bởi lẽ:

Một, chính bởi chính quyền trì hoãn thông qua Luật Biểu tình quá lâu, khiến người dân không có khuôn khổ pháp lý nào để thực thi quyền hiến định của mình.

Lưu Trọng Văn - Vì sao lại là Phan Rí?



Biểu tình tại Phan Rí kéo dài đến tối khuya 10/06/2018.

Phan Rí là vùng biển êm nhất của tỉnh Bình Thuận không xa tỉnh Ninh Thuận khi có bão là nơi tránh bão của hàng chục ngàn tàu đánh cá khắp các tỉnh ven biển.


Phan Rí cửa bao đời nay cũng là nơi hàng ngàn tàu thuyền của ngư dân Phan Rí ra Biển Đông đánh cá.

Mưu sinh. Hy vọng đổi đời cho con cháu.

Trương Quang Thi - Bạo động tại Phan Rí, vì đâu nên nỗi ?



Những hình ảnh được cho là ở Phan Rí Cửa. Người dân đã đập phá xe và tấn công cảnh sát cơ động. Vì đâu nên nỗi? 


Lòng hận thù đối với giặc Tàu! 

Huy Đức - Đừng quá sợ dân



Người dân Saigon xuống đường đông đảo ngày 10/06/2018 chống dự luật cho thuê đất 99 năm.

Chiều nay, đừng ngạc nhiên khi trên truyền thông hay trong các phòng kín có ai đó thổi phồng vai trò của “các thế lực thù địch” đứng sau các cuộc biểu tình [tuy có thể cũng có những kẻ tát nước theo mưa]. Và cũng đừng ngạc nhiên khi mạng xã hội (MXH) cũng bị cho là thủ phạm [để thuyết phục các nhà lãnh đạo ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn]. 

Cho dù hàng vạn con người đã xuống đường, người dân không hề thách thức quyền lực. Người dân chỉ bày tỏ thái độ. 

Tâm Chánh - Biểu tình



Biểu tình tại Saigon ngày 10.06.2018 chống luật đặc khu.
Chưa bao giờ hai chữ biểu tình lại bộc lộ đầy đủ sắc thái ngữ nghĩa của nó như vào sáng Chủ nhật hôm nay, 10.06.2018.


Đông đảo người dân đã xuống đường cùng nhau bày tỏ tình cảm trước mối lo tự do của mình, của dân tộc mình có nguy cơ bị xâm hại.

Dự luật về an ninh mạng và dự luật về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt vấp phải làn sóng phản đối của nhiều tầng lớp dân chúng trong nhiều ngày qua.

samedi 9 juin 2018

Huy Đức - Quốc hội hãy biểu quyết luật an ninh mạng bằng « tư duy 4.0 »



Tuy ảnh hưởng của Dự luật An Ninh Mạng lên sự phát triển của đất nước có thể còn sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu, khả năng rất cao là nó vẫn được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 12-6-2018. Nhưng, có lẽ vì nó quá chuyên ngành và mối đe doạ không dễ tạo ra “nhận thức chung” như đất đai, lãnh thổ. Nên, Dự luật này đã không sớm nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng.

Đặc biệt, nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này. 

Hoa Kỳ và Canada muốn Việt Nam hoãn thông qua dự luật an ninh mạng

Nếu dự luật an ninh mạng được thông qua, những nội dung phản kháng trên mạng xã hội có thể bị xóa trong vòng một ngày.

Hoa Kỳ và Canada hôm 08/06/2018 kêu gọi Việt Nam hoãn lại việc thông qua dự luật an ninh mạng. Đại sứ quán Mỹ cho biết như trên, trong bối cảnh quan ngại đang tăng cao về những thiệt hại kinh tế mà đạo luật sẽ gây ra, cũng như việc những tiếng nói bất đồng trên mạng sẽ bị bóp nghẹt.
Quốc hội Việt Nam sắp bỏ phiếu về dự luật an ninh mạng trong vài ngày tới. Luật này nhằm áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty internet, và tăng cường kiểm soát các nhà hoạt động trên mạng.

vendredi 8 juin 2018

PGS Hoàng Dũng - Đề án Đặc khu của Phạm Minh Chính từng dự định cho thuê đất đến 120 năm !




Quy hoạch dự kiến đặc khu kinh tế Vân Đồn. Ảnh của quangninh.vn
Phát hiện của PGSTS Hoàng Dũng:

Nhiều người tưởng việc thành lập Đặc khu Kinh tế Vân Đồn chỉ mới đặt ra vào năm 2014, căn cứ vào bản tin tường thuật Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội ngày 20/3/2014 đăng trên trang mạng của chính quyền Quảng Ninh (http://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=56858).

Thực ra, trước đó hai năm, một đề án xây dựng đặc khu kinh tế tại Quảng Ninh đã được công bố mà tác giả là Phạm Minh Chính, lúc ấy là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, nay là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

'Đối thoại hành lang' cùng bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng


Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, người khẳng định "không có chữ Trung Quốc nào trong Luật Đặc khu".

Bài viết của tổng biên tập báo Phụ Nữ TPHCM Lê Huyền Ái Mỹ.

(PNO 08/06/2018)  Xin bộ trưởng hãy lắng nghe thêm những lời phản biện, những ưu tư có vẻ ngược chiều nhưng là “tấc lòng ưu ái” với nước, với dân.

Ngày 6/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những trao đổi về các ý kiến đa chiều xung quanh dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu kinh tế). Ngày 7/6, trên “hành lang” của Báo Phụ Nữ TP.HCM, chúng tôi cũng có những trao đổi lại về các ý kiến của bộ trưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế không có một chữ nào về Trung Quốc ở trong đó hết, chỉ có những cái họ (tức dư luận) cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, gây chia rẽ quan hệ của ta với Trung Quốc.

Giáo sư Trần Văn Thọ: Tôi mong Quốc hội chưa thông qua Luật Đặc khu!



Một phần khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc - Ảnh: Đinh Quang Thiều
Bài viết của GS Trần Văn Thọ đăng trên Tuổi Trẻ hôm nay 08/06/2018 đã bị gỡ xuống. Sau đây là bản còn lưu trên Google Cache :


(TTO 08/06/2018) - Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi - giải trí... Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài.

Dự thảo luật về ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) đang được dư luận quan tâm. Mục đích thành lập ba đặc khu được ghi nhận là đưa ra các điều kiện vượt trội, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong các lãnh vực công nghệ cao, hoặc các lãnh vực có nhu cầu cao trên thị trường thế giới, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.

Ba câu hỏi cần trả lời

TS Cù Huy Hà Vũ kiến nghị không thông qua Luật đặc khu



Virginia, ngày 05 tháng 6 năm 2018
KIẾN NGHỊ
KHÔNG THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC

Kính gửi: Quốc Hội, Chủ tịch Quốc Hội và các Đại Biểu Quốc Hội
                Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam
 Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam

Tôi, Cù Huy Hà Vũ, công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, xin gửi đến Quí Vị lời chào trân trọng nhất.

Căn cứ

Điều 28 Hiến pháp 2013

jeudi 7 juin 2018

Nhật chặn máy bay Trung Quốc do thám lúc Đài Loan tập trận

Đài Loan : Một cảnh cuộc tập trận Hán Quang (Han Kuang) ngày 05/06/2018.

Không quân Nhật Bản đã ngăn chận một chiếc phi cơ do thám Trung Quốc bay sát không phận Đài Loan trong ngày khởi động cuộc tập trận thường niên Hán Quang (Han Kuang) hôm thứ Hai. Tờ Taipei Times hôm nay 06/06/2018 cho biết như trên.

Chiếc máy bay thuộc loại Shaanxi Y-9 đã bay từ Biển Hoa Đông đến Tây Thái Bình Dương, đi qua eo biển Miyako rồi hướng về phía nam qua kênh Ba Sĩ (Bashi) trước khi quay về Trung Quốc, theo bộ Quốc phòng Nhật Bản. Còn bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng phi cơ do thám này muốn thu thập các dữ liệu của hệ thống radar, và quân đội Đài Loan luôn theo dõi tình hình.

37 tờ báo Thụy Điển đòi Trung Quốc thả ông Quế Dân Hải

Ảnh minh họa : Thành viên phong trào dân chủ Civic Party mang ảnh ông Quế Dân Hải (T) biểu tình trước trụ sở Văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Hồng Kông, ngày 19/01/2016.

Nhân Quốc khánh Thụy Điển hôm nay 06/06/2018, 37 tờ báo nước này đã kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho ông Quế Dân Hải (Gui Minhai), công dân Thụy Điển gốc Hoa là chủ một nhà xuất bản ở Hồng Kông, đã bị bắt hồi đầu năm nay dù có các nhà ngoại giao Thụy Điển đi kèm.

Ông Quế Dân Hải, chuyên xuất bản các tác phẩm nói về chuyện hậu trường của chế độ Bắc Kinh, đã bị bắt hôm 20 tháng Giêng trên một chuyến tàu đi đến thành phố Ninh Ba (Ningbo) tỉnh Chiết Giang để khám bệnh. 

OEA mở đường cho việc đình chỉ tư cách thành viên Venezuela

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại hội nghị Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OEA) lần thứ 48 tại Washington. Ảnh ngày 4/06/2018.

Hội nghị Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OEA) lần thứ 48 đã bế mạc tối 05/06/2018, với việc thông qua một nghị quyết do Hoa Kỳ đề xướng, không công nhận kết quả bầu cử tổng thống Venezuela hôm 20/5 vừa qua. Nghị quyết cũng kêu gọi thiết lập « cơ chế để bảo vệ nền dân chủ », mở đường cho việc khai trừ Venezuela trong tương lai.

Tranh cãi nảy lửa đã diễn ra trong hội nghị, chủ yếu giữa Hoa Kỳ và Venezuela. Phía Mỹ kêu gọi các nước thành viên OEA « tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt chế độ Maduro », còn Caracas lên án Washington « phá hoại nhân dân Venezuela thông qua phong tỏa kinh tế, vi phạm hiến chương OEA ». Cuối cùng nghị quyết được thông qua với 19 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 11 vắng mặt. Các nước không bỏ phiếu chủ yếu ở vùng Caribê, vốn là khách hàng truyền thống được Venezuela bán dầu với giá ưu đãi.