lundi 3 octobre 2016

Thế lực nào?



Một nữ tu trong cuộc biểu tình trước Formosa Hà Tĩnh ngày 02/10/2016.

(FB Nguyen Tieu Quoc Dat) Nhân đọc cmt của một bạn trên fanpage của nhà văn được giải Pulitzer - anh Thanh Việt - về vai trò của Giáo hội Công giáo (khu vực miền Trung) với nỗi hoài nghi. Tác giả cũng có câu trả lời đơn giản của một người quan sát mà mình cho là không thể đơn giản hơn thế. 

Cuộc biểu tình long trời đất lở tại Formosa ngày hôm qua với con số ước tính khoảng 6-10.000 người không bao giờ có thể xảy ra tại Hà Nội hay TP.HCM mà nó chỉ có thể ở Hà Tĩnh bởi:

Báo nhà nước nói về cuộc biểu tình quy mô ở Hà Tĩnh


Hàng ngàn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm

(Bài báo đã bị gỡ của Thanh Niên) Sáng nay (2.10), hàng ngàn người dân ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã kéo đến cổng của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh phản đối việc công ty này gây ô nhiễm môi trường biển.

Hàng ngàn người biểu tình đòi Formosa rời khỏi Việt Nam (Video)



Rừng người biểu tình trước nhà máy Formosa Hà Tĩnh sáng 02/10/2016.

(Reuters 02/10/2016) Hàng ngàn người đã biểu tình hôm Chủ nhật tại một nhà máy do tập đoàn Formosa Plastics của Đài Loan quản lý để yêu cầu Formosa rời khỏi Việt Nam, và bồi thường thỏa đáng hơn cho người dân, sau thảm họa môi trường thuộc loại nghiêm trọng nhất trong cả nước.

Những người biểu tình ở Hà Tĩnh bày tỏ sự giận dữ trước nhà máy thép Formosa, vốn đã bồi thường thiệt hại 500 triệu đô la và nhìn nhận rằng nhà máy trị giá 10,6 tỉ đô la là thủ phạm đã gây ra nạn cá chết hàng loạt dọc theo 200 cây số bờ biển hồi tháng Tư.

Bỏ Formosa đi, hãy lo cho Ba Đình



(FB Nguyen Anh Tuan) Chưa đầy 36 giờ đồng hồ sau khi Chính phủ công bố phương án bồi thường, sáng nay gần 10.000 người dân Kỳ Anh, trong trạng thái phẫn nộ, đã bao vây Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Công an, quân đội - như bao cuộc biểu tình khác - ban đầu trấn áp quyết liệt người biểu tình, song khi thấy số lượng người tham gia quá đông, đã rời bỏ hàng ngũ tháo chạy. Nhiều quân nhân còn nhanh chóng cởi bỏ quân phục, để tránh bị phát hiện vì họ thừa hiểu trong mắt người dân bấy giờ họ đang bảo vệ cho Formosa - thủ phạm trực tiếp gây ra cảnh khốn cùng của người dân.

Công dân Đài Loan vẫn an toàn sau cuộc biểu tình ở Formosa


Biểu tình trước nhà máy Formosa, 02/10/2016.

(CNA 02/10/2016) Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận các công dân làm việc tại nhà máy thép của Formosa Plastic Group’s (FPG) và gia đình họ vẫn an toàn, sau cuộc biểu tình của khoảng 3.000 người bên ngoài nhà máy hôm Chủ nhật.

samedi 1 octobre 2016

Quốc khánh Trung Quốc: Biểu ngữ đòi độc lập tại nhiều trường đại học Hồng Kông



Biểu ngữ "Hồng Kông độc lập" xuất hiện tại trường đại học Hồng Kông trong ngày Quốc khánh Trung Quốc 01/10/2016.
Reuters hôm nay 01/10/2016 đưa tin, để phản đối Quốc khánh Trung Quốc, tại hơn một chục trường đại học Hồng Kông đã xuất hiện các biểu ngữ đòi độc lập, thách thức chính quyền Bắc Kinh.

Những biểu ngữ lớn màu đỏ mang dòng chữ trắng « Hồng Kông độc lập » được treo tại nhiều trường đại học hôm nay. Đài phát thanh Hồng Kông RTHK nói rằng không biết ai đã treo lên, nhưng đến trưa các biểu ngữ tại trường đại học Báp-tít và City University (Hương Cảng thành thị đại thái học) ở khu Cửu Long đã bị gỡ xuống.

vendredi 30 septembre 2016

Donald Trump và hồi kết của nền dân chủ

Ông Donald Trump sau khi gặp gỡ những người ủng hộ tại Florida, ngày 27/09/2016.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, chúng ta sẽ biết được tổng thống tương lai của Hoa Kỳ là ai. Một dấu hiệu cho thấy quan ngại đang tăng lên tại Washington : những chuyên gia nghiêm túc tự hỏi ông Donald Trump nếu đắc cử, sẽ đưa ra những biện pháp gì trong vòng 100 ngày đầu nắm quyền.
Theo giáo sư Dominique Moisi của King’s College, Luân Đôn, thực tiễn đã trở nên khó tin còn hơn cả chuyện viễn tưởng. Không có một kịch tác gia cho phim truyền hình nhiều tập nào dám sáng tạo ra một nhân vật « không giống ai » như Trump.

Nobel kinh tế Robert Shiller : Chưa có ai lừa đảo như Trump

Ông Donald Trump trong cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên với ứng viên Dân Chủ ngày 26/09/2016. Ảnh chụp trong phòng dành riêng cho báo chí.


Giải Nobel kinh tế Robert Shiller, giáo sư trường đại học Yale, là đồng tác giả cuốn « Các thị trường lừa đảo » với một giải Nobel kinh tế khác là George Akerlof, nói về nền kinh tế của lừa dối và lũng đoạn. Trong bài trả lời phỏng vấn nhật báo Pháp Les Echos ngày 26/09/2016, giáo sư Shiller đã nhận định « Chưa hề có kẻ lừa đảo nào như Trump ».

jeudi 29 septembre 2016

Biển Đông: TT Duterte khuyên Việt Nam đàm phán song phương với Trung Quốc

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ( phải) tiếp tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Phủ chủ tịch, Hà Nội trước khi hội đàm ngày 29/09/2016.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam hôm nay 29/09/2016, nhằm thúc đẩy một liên minh đang nảy nở nhưng bấp bênh, do thái độ nghi kỵ Mỹ và cởi mở với Trung Quốc của tân tổng thống. Ông Duterte khẳng định vấn đề Biển Đông cần được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.
Sáng nay tại Hà Nội, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã hội đàm với tổng thống Rodrigo Duterte. Về vấn đề Biển Đông, trang web chính phủ cho biết hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không cũng như thương mại trong khu vực.

Đàm phán song phương hay đa phương với Trung Quốc?

Bất chấp Mỹ đe dọa, Nga tuyên bố tiếp tục không kích ở Syria

Khu phố nổi dậy ở Aleppo đổ nát sau trận không kích.

Nga hôm nay 29/09/2016 tuyên bố sẽ tiếp tục các hoạt động không kích tại Syria, kể cả tại Aleppo, mặc cho lời kêu gọi ngưng ném bom của ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov nói rằng việc tiếp tục không kích nhằm chống lại khủng bố, và đòi hỏi phía Mỹ phải giữ lời hứa tách biệt giữa phe nổi dậy ôn hòa chống lại chế độ Assad với « những kẻ khủng bố ».

Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản "đùa với lửa" khi tham gia tuần tra Biển Đông



Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) nói : « Chúng tôi phải long trọng tuyên bố với Nhật Bản rằng đó là một sai lầm. Tiến hành các cuộc tuần tra chung hoặc các cuộc tập trận trên vùng biển thuộc về Trung Quốc, là Nhật đang đùa với lửa. Quân đội Trung Quốc sẽ không đứng khoanh tay nhìn ». Tuy nhiên phát ngôn viên này không nói chi tiết sẽ hành động như thế nào.

Quốc hội Mỹ cho phép nạn nhân vụ 11/9 kiện Ả Rập Xê Út

Các thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu trước báo chí sau phiên bỏ phiếu cho phép các nạn nhân vụ 11/09 kiện Ryad, ngày 28/09/2016.

Quốc hội Mỹ hôm qua 28/09/2016 đã bác bỏ phủ quyết của tổng thống Barack Obama và thông qua đạo luật cho phép các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11/09/2011được khởi kiện Ả Rập Xê Út vì nước này có liên can.
Có đến 15/19 tên khủng bố trong vụ này là người Ả Rập Xê Út, và các hiệp hội nạn nhân 11/9 từ nhiều năm qua vẫn đấu tranh để có thể buộc Riyad phải trả lời về vai trò của mình trước tư pháp. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio gởi về bài tường trình :

Ấn Độ - Pakistan: Đụng độ tại Cachemire, 2 lính Pakistan tử thương

Quân đội Ấn Độ tuần tra gần biên giới Pakistan ngày 29/09/2016.

Quân đội Ấn Độ tối qua rạng sáng nay 29/09/2016 đã đột kích vào lãnh thổ Pakistan để tiêu diệt các dân quân toan vượt qua biên giới ở vùng Cachemire, làm hai lính Pakistan chết và 9 người khác bị thương. Đối với New Delhi, đây là lời đáp cho nhiều vụ tấn công khủng bố từ Pakistan, còn Islamabad tố cáo Ấn Độ chủ động khiêu khích.
Tướng Ranbir Singh tuyên bố : « Quân đội Ấn tối qua đã tiến hành các cuộc tấn công chuẩn xác vào các căn cứ của quân khủng bố » dọc theo giới tuyến ngưng bắn. Theo phía Ấn Độ, các « toán khủng bố » tìm cách vượt qua đường biên, phía Pakistan đã nổ súng và bắn đạn moọc-chê vào lúc nửa đêm tại khu vực Nowgan ở bắc Cachemire, khiến đơn vị kiểm soát phải bắn trả.

mercredi 28 septembre 2016

Tại Hà Nội, Tổng thống Philippines tuyên bố chỉ tập trận lần cuối với Mỹ

Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu trước cộng đồng người Philippines tại Hà Nội tối 28/09/2016.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chiều nay 28/09/2016 đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam kéo dài hai ngày. Buổi tối cùng ngày tại Hà Nội, ông Duterte tuyên bố cuộc tập trận chung sắp tới với Mỹ sẽ là « cuối cùng » trong nhiệm kỳ của mình, và ông không muốn làm mất lòng Trung Quốc.
Trang rappler.com cho biết trong cuộc gặp gỡ cộng đồng người Philippines tại khách sạn Intercontinental ở Hà Nội tối nay, tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố : « Chúng ta đã lên lịch tập trận chung với Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc không muốn điều này. Tôi muốn nói với quý vị đây sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng với Mỹ ». 

Úc đang nghiêng ngả giữa đồng minh Mỹ và Trung Quốc

Lục quân Úc tập trận chung với quân đội Mỹ tại Queensland năm 2007.

Úc sẽ phải chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ? Câu hỏi này ngày càng được đặt ra trên lục địa. Vấn đề có thể gây ngạc nhiên, vì Úc lâu nay nằm trong số những đồng minh trung thành nhất, đã từng tham chiến cùng với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, cũng như hiện diện tại Afghanistan, Irak và Syria.
« Hoa Kỳ chắc chắn có những người bạn quan trọng hơn, giàu có hơn, nhưng tôi xin nói với ông là Hoa Kỳ chưa bao giờ có được một người bạn đáng tin cậy hơn Úc ». Cựu thủ tướng Tony Abbott đã khẳng định như thế với tổng thống Barack Obama vào năm 2014.

Shimon Peres, khuôn mặt hiện diện suốt chiều dài lịch sử Israel

Cố tổng thống Israel Shimon Peres, ảnh chụp ngày 07/05/2012.

Đoạt giải Nobel hòa bình, là thủ tướng rồi tổng thống Israel, ông Shimon Peres vừa qua đời hôm nay 28/09/2016 ở tuổi 93, đã gầy dựng một sự nghiệp chính trị với độ dài hiếm có. Gần bảy thập kỷ trên chính trường, nhiều lần thất cử đã khiến khuôn mặt « bồ câu » Peres mang tiếng là người thường xuyên thất bại.
Tham gia đời sống chính trị trước cả khi Nhà nước Do Thái ra đời, chính trị gia lão thành ấy đã có mặt trong 12 chính phủ, làm thủ tướng hai lần, nhưng chưa bao giờ lãnh đạo đảng Lao Động đến được với chiến thắng trong một cuộc bầu cử quốc gia trong suốt năm kỳ 1977, 1981, 1984, 1988 và 1996.

« Tôi là một người thua cuộc, tôi thất bại trong các cuộc bầu cử. Nhưng tôi cũng là người chiến thắng : tôi phục vụ nhân dân tôi ». Shimon Peres đã từng tuyên bố như trên.

mardi 27 septembre 2016

Bắc Triều Tiên : Mặt trái vẻ hào nhoáng của Bình Nhưỡng

Bộ mặt lộng lẫy của thủ đô Bình Nhưỡng.

Le Monde số đề ngày hôm nay 27/09/2016 có bài viết mang tựa đề « Bắc Triều Tiên, sự ‘‘thịnh vượng’’ đáng phẫn nộ của Bình Nhưỡng » : sự hào nhoáng ở thủ đô tương phản hẳn với tình trạng nghèo khó ở các vùng nông thôn Bắc Triều Tiên.
Dân khốn khổ vì nạn lụt, Nhà nước lo phóng hỏa tiễn

Tờ báo viết, thông điệp rất rõ ràng. Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se hôm thứ Sáu 23/9 trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã nói thẳng, sẽ không viện trợ cho Bắc Triều Tiên để giúp nạn nhân của trận lụt đã tàn phá tỉnh Hamgyong nghèo nàn hồi đầu tháng. Thiên tai này đã làm cho 538 người chết và phá hủy hàng mấy chục ngàn căn nhà. Ông Yun nhấn mạnh : « Bình Nhưỡng đã chi ra 200 triệu đô la trong năm nay cho việc thử nguyên tử và bắn hỏa tiễn. Số tiền này đủ để giúp đỡ cho những vùng bị nạn lụt ».

lundi 26 septembre 2016

Báo Le Monde kêu gọi đặt ra lằn ranh đỏ cho Bắc Kinh


Chen Wenhua, đối tượng đầu tiên bị an ninh Trung Quốc dẫn độ từ Pháp hôm 15/09/2016.
Xã luận của nhật báo uy tín nhất nước Pháp đề ngày 25/09/2016 đòi hỏi phải ấn định những lằn ranh đỏ cho Trung Quốc.

(Le Monde 25/09/2016) Bắc Kinh hớn hở, còn Paris không thể lấy làm tự hào. Lần đầu tiên kể từ khi hiệp định dẫn độ với Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 7/2015, Pháp đã giao trả một công dân Trung Quốc đang lẩn trốn. Đó là một quan chức tên Trần Văn Hoa (Chen Wenhua), bị Bắc Kinh cáo buộc đã biển thủ trên 2,7 triệu euro công quỹ. Chiến thắng này của Trung Quốc là kết quả một nỗ lực chính trị dài hơi ngay từ năm 2001.

dimanche 25 septembre 2016

Việt Nam kêu gọi kềm chế tại Biển Đông



Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2016.

(AP 25/09/2016) Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 24/09/2016, phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nên kềm chế, và giải quyết các bất đồng bằng phương pháp hòa bình.

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông đã trở thành một chủ đề nóng trong những năm gần đây. Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ vùng biển này, nêu ra « quyền lịch sử », trong khi Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei phản đối.

Tin đọc nhanh cuối tuần 25.09.2016



Thân nhân của nhà văn Nahed Hattar đòi công lý, 25/09/2016.

(AFP) – Nhà văn Jordani bị bắn chết ngay trước tòa án vì đăng biếm họa đạo Hồi

Ông Nahed Hattar, nhà văn Jordani 56 tuổi hôm nay 25/09/2016 đã bị bắn chết trước một tòa án ở Amman, nơi ông bị xét xử vì đăng lên Facebook một bức biếm họa bị cho là chế giễu Hồi giáo. Kẻ sát nhân là một người đàn ông để râu quai nón, mặc trang phục đạo Hồi, đã bắn ba phát đạn vào đầu nhà văn lúc ông đang bước lên cầu thang tòa án, sau đó ra đầu thú với cảnh sát.