Hoa hậu Canada Lâm Gia Phàm trong cuộc họp báo ở Hồng Kông ngày 27/11/2015.
Hoa hậu Canada gốc Hoa, cô Lâm Gia Phàm (Anastasia
Lin) đả kích chính quyền Bắc Kinh đã cấm cô lên máy bay đi từ Hồng
Kông đến Trung Quốc để tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới vì các hoạt
động đấu tranh nhân quyền của cô.
Cô
Lâm Gia Phàm, một diễn viên 25 tuổi, sinh tại Hoa lục, đã giành được
chiếc vương miện để đại diện cho Canada dự thi Hoa hậu Thế giới tổ chức
tại thành phố biển Tam Á (Sanya), Trung Quốc. Tuy nhiên, tối qua
26/11/2015, từ phi trường Hồng Kông cô báo cho AFP biết đã bị cấm đáp
chuyến bay đến Hoa lục.
Giám đốc cảnh sát Thái Lan Jakthip Chaijinda đến dự họp báo ngày 26/11/2015.
Tại Thái Lan, vụ tai tiếng tham nhũng liên quan
đến các cuộc đua xe đạp nhằm vinh danh Hoàng gia không ngừng lan rộng.
Ngày 26/11/2015 chính quyền Bangkok ban hành lệnh bắt giữ một đại tá và
một tướng lãnh quân đội vì tội khi quân. Đây là sự kiện chưa từng có.
Tập đoàn quân sự lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chánh.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Arnaud Dubus tường trình :
Chiếc máy bay bị bắn cháy, rơi xuống vùng núi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/11/2015.
(AFP 25/11/2015)Khi bị mất
đi chiếc oanh tạc cơ - bị bốc cháy và rơi xuống đất do bị phi cơ tiêm kích Thổ
Nhĩ Kỳ bắn hạ trên không phận biên giới Syria - Tổng thống Nga Vladimir Putin
đã phải lãnh cú đòn nặng nề đầu tiên về quân sự tại đây. Và nhận ra thực tế vô
cùng phức tạp ở Syria.
Từ khi tung ra những đợt không kích đầu tiên hôm 30/09 đánh
vào các « mục tiêu khủng bố »
ở Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã có những màn trình diễn ngoạn mục, được các kênh
truyền hình trong nước tuyên truyền một cách hiệu quả. Đó là hình ảnh một quân
đội đi chinh phục, tiến hành một cuộc chiến tranh « đặc thù » với hỏa tiễn bắn ra từ các chiến hạm, những quả
bom thả xuống từ các oanh tạc cơ, và nhất là mấy chục chiến đấu cơ triển khai
tại Syria.
Cảnh chiếc Sukhoi-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 24/11/2015.
Sau khi chiếc Sukhoi-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn
rơi hôm qua với lý do đã xâm phạm không phận nước này, Tổng thống
Vladimir Putin giận dữ cho rằng đây là « mũi dao đâm sau lưng »,
và khuyến cáo công dân Nga không nên đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Recep
Tayyip Erdogan hôm nay 25/11/2015 tuyên bố Ankara muốn tránh mọi leo
thang quân sự với Matxcơva.
Trước diễn đàn các quốc gia Hồi giáo họp tại Istanbul, ông Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ « chỉ bảo vệ an ninh và quyền của nhân dân ». Ông biện minh cho việc đưa các chiến đấu cơ F-16 can thiệp là vì chiếc Sukhoi-24 của Nga đã được « cảnh báo 10 lần trong vòng 5 phút » phải rời khỏi không phận, đồng thời nói rằng lúc đó Thổ Nhĩ Kỳ chưa hề biết chiếc máy bay ấy của nước nào.
TT Pháp François Hollande và TT Mỹ Barack Obama tại Washington ngày 24/11/2015.
Hai Tổng thống Barack Obama và François Hollande
hôm qua 24/11/2015 đã chứng tỏ tình đoàn kết trong cuộc chiến chống tổ
chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhưng sự khác biệt quan điểm về vai trò của
Nga ở Syria, khiến cho « liên minh rộng lớn » chống IS mà phía Pháp hy vọng trở nên xa vời.
Trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ bày tỏ tình đoàn kết khi nói bằng tiếng Pháp « Chúng ta đều là người Pháp ». Tuy nhiên không có loan báo nào đặc biệt, nguyên thủ Pháp-Mỹ chỉ nói đến việc tăng cường trao đổi thông tin tình báo.
Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk tại Kiev, 23/11/2015.
Thủ tướng Ukraina Arseni Iatseniouk hôm nay 25/11/2015 thông báo cấm các phi cơ Nga bay qua không phận nước mình để tránh « mọi khiêu khích ».
Trong cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, ông Iatseniouk loan báo : «
Chính phủ quyết định cấm mọi công ty hàng không Nga bay qua lãnh thổ
Ukraina. Nga có thể sử dụng không phận Ukraina để khiêu khích ».
Hàn Quốc và Hoa Kỳ hôm nay 25/11/2015 phê chuẩn
một hiệp định hợp tác mới trong lãnh vực nguyên tử dân sự. Tuy nhiên
hiệp định này không cho phép xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng, như Seoul
mong muốn.
Sau bốn năm thương
lượng gay go, hiệp định trên đã được thỏa thuận vào tháng Tư, thay thế
cho hiệp ước ký vào năm 1974. Seoul muốn phát triển năng lực làm giàu
uranium và tái xử lý nhiên liệu đã sử dụng. Nhưng Hoa Kỳ luôn phản đối
việc này, vì như vậy là Hàn Quốc có thể sản xuất nhiên liệu nguyên tử
dùng cho mục đích quân sự, góp phần vào việc phổ biến vũ khí nguyên tử.
Thiết bị phát điện tua-bin khí di động ở Crimée, 22/11/2015.
Ngày 25/11/2015 Nga đã ngưng cung cấp khí đốt cho
Ukraina do Kiev chưa thanh toán tiếp, gây nguy cơ làm xáo trộn việc cung
ứng khí đốt Nga cho châu Âu - theo tập đoàn Gazprom. Tuy nhiên phía
Ukraina lại cho biết chính Kiev muốn ngưng mua.
Giai
đoạn mới của cuộc xung đột khí đốt giữa Matxcơva và Kiev diễn ra trong
bối cảnh căng thẳng trở lại sau vụ phá hoại các đường dây cao thế ở
Ukraina, khiến Crimée – bán đảo bị Nga sáp nhập hồi tháng 3/2014 – bị
chìm trong bóng tối.
Ảnh trích từ video do cảnh sát công bố ngày 24/11/2015 cho thấy cảnh Laquan McDonald bị bắn.
Cảnh sát trưởng và Thị trưởng Chicago hôm
24/11/2015 đã kêu gọi người dân thành phố này bình tĩnh, trước khi công
bố một video gây sốc cho thấy một cảnh sát da trắng bắn chết một thiếu
niên da đen bằng 16 phát súng.
Video
này có nguy cơ làm tăng thêm căng thẳng sắc tộc tại thành phố lớn thứ
ba của nước Mỹ, sau các vụ tương tự đã gây ra bạo động ở nhiều thành phố
trong 18 tháng qua. Hàng trăm người đã xuống đường, và cảnh sát bắt giữ
ba người vào sáng sớm nay.
Phạm Chí Dũng : Đỉnh điểm của nạn phô
trương chế độ lẫn tham tàn quan chức ở Việt Nam đang được cập nhật nước rút
bằng tượng hình thời thượng « tổ yến »
Ô nhục« tổ
yến »
Tháng 10/2015, giới lãnh đạo tỉnh Khánh
Hòa lại công bố dự án xây dựng khu trung tâm hành chính tỉnh với giá trị lên
đến 4.300 tỉ đồng, tức vượt hơn cả mức dự toán trước đây « chỉ »
khoảng 1.000 tỉ, đồng thời trở thành dự án trụ sở hoành tráng thuộc loại kỷ lục
- so với các « tỉnh bạn » cùng dắt tay nhau dưới tấm biển chỉ đường
của ý thức hệ dân đói quan no - như Hà Giang, Phú Yên, Lai Châu, Nghệ An, Hải
Dương...
« Tổ
yến » là tượng hình
của dự án trên, được gắn nhãn quảng cáo « đã
được Chính phủ phê duyệt ».
Một khu dân cư ở thành phố Nawa, Deraa (Syria) sau khi bị phi cơ Nga oanh kích ngày 21/11/2015.
« Tại Syria, tổ chức Nhà nước Hồi giáo nằm rất xa trong tầm ngắm của máy bay ném bom Nga »
- Libération (23/11/2015) tố cáo. Các phi cơ Nga tiếp tục nhắm vào Quân
đội Syria Tự do hơn là IS. Theo tờ báo, đây là dấu hiệu xấu cho việc
thiết lập một liên minh chống thánh chiến.
Nhà
máy xay bột Binin ở gần Idlib, mỗi ngày cung cấp 15 tấn bột mì và cơ sở
công nghiệp gần đó sản xuất ra 5.500 túi bánh mì ; chứng tỏ cuộc sống
dù hết sức khó khăn cũng vẫn có thể tiếp tục trong khu vực do phe nổi
dậy kiểm soát. Những ổ bánh mì này giúp cho hàng ngàn người tị nạn ở
phía nam Alep và bắc Hama sống sót, không phải tìm đường đi nơi khác.
Công an Trung Quốc được huy động rầm rộ tại Tân Cương.
Công an Trung Quốc hôm nay 20/11/2015 loan báo đã tiêu diệt 28 thành viên một « nhóm khủng bố » ở Tân Cương, trong bối cảnh sau các vụ tấn công ở Paris, Bắc Kinh luôn tranh thủ nhấn mạnh rằng Trung Quốc cũng là « nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố ».
Thông báo trên được đưa ra trong khuôn khổ một « chiến dịch 56 ngày »
của lực lượng an ninh, mà theo cơ quan công an Tân Cương, thì một trong
những người đang bị truy tầm đã ra đầu hàng. Chiến dịch truy lùng này
nhắm vào một nhóm đã tấn công vào một mỏ than ở vùng Aksu hẻo lánh hôm
18/09.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Kuala Lumpur ngày 20/11/2015, dự Thượng đỉnh ASEAN
Các nguyên thủ tham dự một loạt các hội nghị ASEAN
tại Malaysia vào cuối tuần này có ý định nêu ra vấn đề Biển Đông, cho
dù chủ đề này đã bị né tránh trong Thượng đỉnh APEC tại Manila kết thúc
vào hôm qua 19/11/2015.
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama và các lãnh đạo khác dự kiến đưa vấn đề Biển
Đông ra thảo luận tại hội nghị ASEAN ở Kuala Lumpur. Cố vấn về chính
sách Châu Á của ông Obama, Daniel Kritenbrink, hôm qua cho biết như trên
tại Manila. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rất có thể cũng tham gia với
Tổng thống Mỹ và các nguyên thủ khác trong việc nêu ra tranh chấp ở Biển
Đông.
Lần đầu tiên từ mười năm qua, lệnh giới nghiêm hôm
nay 20/11/2015 đã được tuyên bố ở Sens, một thành phố thuộc loại trung
bình ở vùng Yonne miền trung nước Pháp, trong khuôn khổ tình trạng khẩn
cấp được thiết lập sau các vụ khủng bố tại Paris ngày 13/11. Tại Sens,
cơ quan chức năng đã phát hiện một số vũ khí và giấy tờ giả trong một
cuộc khám xét.
Lệnh giới nghiêm
từ 22 giờ đêm cho đến 6 giờ sáng được áp dụng cho tất cả người dân sống ở
một khu phố phức tạp của thành phố 25.000 dân này, kể từ thứ Sáu 20/11
cho đến sáng thứ Hai 23/11. Người và xe cộ bị cấm ra đường ban đêm, trừ
xe cấp cứu. Theo Sở cảnh sát Yonne, biện pháp này được đưa ra do khám
phá « các loại vũ khí cấm sử dụng cũng như giấy tờ giả », và hiện một số người đang bị câu lưu.
Đài Loan và Philippines hôm qua 19/11/2015 loan
báo đã ký kết thỏa thuận không sử dụng vũ lực tại các ngư trường tranh
chấp. Theo các nhà phân tích, đây là một bước quan trọng để giảm bớt
căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên biển.
Thỏa
thuận được ký kết vào đầu tháng nhưng chỉ mới được thông báo hôm qua là
kết quả của hơn hai năm thương lượng sau vụ một ngư dân Đài Loan bị bắn
chết tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi Philippines, làm ảnh hưởng
nặng nề đến quan hệ hai bên.
Hạ viện Hoa Kỳ, hôm qua 19/11/2015, đã thông qua
với đa số phiếu (289/137) một dự luật đòi chấm dứt việc tiếp nhận những
người tị nạn Syria trên đất Mỹ. Khoảng bốn chục dân biểu đảng Dân chủ
đã bỏ phiếu ủng hộ cùng với phe Cộng hòa, tuy Tổng thống Barack Obama
đã đe dọa sẽ phủ quyết. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều dân biểu muốn
xét lại quy định miễn visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với công dân một số
nước Châu Âu.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :
Một nạn nhân sống sót được cảnh sát giúp đỡ sau khi thoát ra khỏi nhà hát Bataclan ngày 14/11/2015.
Stéphane T. là một trong số hơn một chục khán giả
bị bọn khủng bố bắt con tin để làm bia đỡ đạn và liên lạc với cảnh sát.
Anh kể lại cú sốc, thái độ các hung thủ, cuộc tấn công giải cứu của cảnh
sát. Và nỗi khó khăn khi nhận thức được mình đang ở trung tâm một thảm
kịch.
Tấm áo choàng cứu hộ vẫn
còn đó, ở lối vào căn hộ, dưới một ghế đẩu nhỏ. Nó có nguy cơ bị nhét
vào một chiếc hộp cùng với bộ quần áo mặc vào cái ngày đen tối 13 tháng
11, mà lẽ ra phải là một buổi tối lễ hội đối với người rất yêu nhạc này.
Stéphane T., chuyên gia tin học kể lại cho báo L'Humanité nghe vụ thảm sát ở
nhà hát Bataclan và vụ bắt con tin của bọn khủng bố, trước khi cảnh sát
tấn công.
Một buổi tối ở Bataclan
Đó
là lần đầu tiên tôi đi xem nhóm Eagles of Death Metal. Tôi viết những
bài bình luận ngắn cho một tạp chí trên mạng về nhạc rock, Rock
n’Concert, và tôi có giấy mời đi dự một festival Inrock ở Cigale. Nhưng
với phóng viên ảnh của trang mạng, chúng tôi đã chọn nhà hát Bataclan…
Không
khí đêm ấy tuyệt vời, ca sĩ thực sự đáng mến và vui tính. Tôi ngồi ở
khu vực balcon phía trên, đối diện với sân khấu, khi tôi bắt đầu nghe
những tiếng động hơi khô khốc từ phía dưới vọng lên. Tất nhiên ngay lúc
đó tôi chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra. Phía trước tôi có ai đó nói
hình như là pháo vì có mùi thuốc súng. Nhưng không phải là pháo…
Cảnh sát Pháp tấn công vào khu Saint-Denis phía bắc Paris sáng 18/11/2015.
Phân tích « Những điều kiện để biến Daech thành con số không », nhật báo La Croix đề cập đến các mặt trận chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và chủ thuyết tôn giáo.
Khủng bố Paris: Đề tài chiếm trọn các trang báo Pháp
Đề tài khủng bố tiếp tục chiếm trọn trang nhất và nhiều trang trong của các báo Paris hôm nay. Le Monde nhấn mạnh đến « Sự chuyển hướng về chính sách an ninh của ông Hollande ».
Về ngoại giao, đó là thay đổi ưu tiên ở Syria, xích gần lại với Nga.
Đối với chủ nghĩa khủng bố : sửa đổi luật cứng rắn hơn, tăng cường lực
lượng. Về Hiến pháp, chính phủ chủ trương mở rộng quyền lực trong trường
hợp « tình trạng khủng hoảng ». Còn về ngân sách, hiệp ước an ninh được đặt lên trên hiệp ước ổn định.
Le Figaro cho biết « Người dân Pháp sẵn sàng chấp nhận hạn chế tự do để được an toàn hơn ».
Theo một cuộc thăm dò của Ifop thực hiện sau khi xảy ra các vụ khủng bố
ở Paris và Saint-Denis, có đến 84% người Pháp chấm nhận bị kiểm soát
nhiều hơn.
Cảnh sát khám xét ở quảng trường République ngày 17/11/2015.
Lời chứng ấn tượng của một người đã
gặp bốn tên khủng bố nhà hát Bataclan hai tiếng đồng hồ trước vụ thảm sát.
(Le Figaro) Chúng ta hãy gọi anh là
Christophe. Ở bên kia đầu dây, giọng nói anh rời rạc, mệt mỏi. Đã hai ngày rồi
anh không ngủ. Cách đây vài tiếng đồng hồ, anh đã đến số 36 Quai des Orfèvres
(trụ sở cảnh sát hình sự Paris) để kể lại câu chuyện khó tin của mình.
Tối Chủ Nhật 15/11/2015, 10 chiến đấu cơ của
Pháp thả gần 20 quả bom xuống thành trì quân thánh chiến IS tại Raqqa.
Để trả đũa các vụ khủng bố dã man trên đất Pháp,
tối qua 16/11/2015 Paris đã cho các phi cơ Rafale và Mirage không kích ồ
ạt vào Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
Chưa
đầy hai ngày sau các vụ khủng bố đã làm cho ít nhất 129 người chết và
352 người bị thương ở Paris, các phi cơ tiêm kích Pháp đã thả 20 quả bom
xuống Raqqa ở miền bắc Syria, phá hủy một cơ quan chỉ huy và một trại
huấn luyện quân thánh chiến IS.