Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Kuala Lumpur ngày 20/11/2015, dự Thượng đỉnh ASEAN
Các nguyên thủ tham dự một loạt các hội nghị ASEAN
tại Malaysia vào cuối tuần này có ý định nêu ra vấn đề Biển Đông, cho
dù chủ đề này đã bị né tránh trong Thượng đỉnh APEC tại Manila kết thúc
vào hôm qua 19/11/2015.
Tổng
thống Hoa Kỳ Barack Obama và các lãnh đạo khác dự kiến đưa vấn đề Biển
Đông ra thảo luận tại hội nghị ASEAN ở Kuala Lumpur. Cố vấn về chính
sách Châu Á của ông Obama, Daniel Kritenbrink, hôm qua cho biết như trên
tại Manila. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rất có thể cũng tham gia với
Tổng thống Mỹ và các nguyên thủ khác trong việc nêu ra tranh chấp ở Biển
Đông.
Lần đầu tiên từ mười năm qua, lệnh giới nghiêm hôm
nay 20/11/2015 đã được tuyên bố ở Sens, một thành phố thuộc loại trung
bình ở vùng Yonne miền trung nước Pháp, trong khuôn khổ tình trạng khẩn
cấp được thiết lập sau các vụ khủng bố tại Paris ngày 13/11. Tại Sens,
cơ quan chức năng đã phát hiện một số vũ khí và giấy tờ giả trong một
cuộc khám xét.
Lệnh giới nghiêm
từ 22 giờ đêm cho đến 6 giờ sáng được áp dụng cho tất cả người dân sống ở
một khu phố phức tạp của thành phố 25.000 dân này, kể từ thứ Sáu 20/11
cho đến sáng thứ Hai 23/11. Người và xe cộ bị cấm ra đường ban đêm, trừ
xe cấp cứu. Theo Sở cảnh sát Yonne, biện pháp này được đưa ra do khám
phá « các loại vũ khí cấm sử dụng cũng như giấy tờ giả », và hiện một số người đang bị câu lưu.
Đài Loan và Philippines hôm qua 19/11/2015 loan
báo đã ký kết thỏa thuận không sử dụng vũ lực tại các ngư trường tranh
chấp. Theo các nhà phân tích, đây là một bước quan trọng để giảm bớt
căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên biển.
Thỏa
thuận được ký kết vào đầu tháng nhưng chỉ mới được thông báo hôm qua là
kết quả của hơn hai năm thương lượng sau vụ một ngư dân Đài Loan bị bắn
chết tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi Philippines, làm ảnh hưởng
nặng nề đến quan hệ hai bên.
Hạ viện Hoa Kỳ, hôm qua 19/11/2015, đã thông qua
với đa số phiếu (289/137) một dự luật đòi chấm dứt việc tiếp nhận những
người tị nạn Syria trên đất Mỹ. Khoảng bốn chục dân biểu đảng Dân chủ
đã bỏ phiếu ủng hộ cùng với phe Cộng hòa, tuy Tổng thống Barack Obama
đã đe dọa sẽ phủ quyết. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều dân biểu muốn
xét lại quy định miễn visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với công dân một số
nước Châu Âu.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường trình :
Một nạn nhân sống sót được cảnh sát giúp đỡ sau khi thoát ra khỏi nhà hát Bataclan ngày 14/11/2015.
Stéphane T. là một trong số hơn một chục khán giả
bị bọn khủng bố bắt con tin để làm bia đỡ đạn và liên lạc với cảnh sát.
Anh kể lại cú sốc, thái độ các hung thủ, cuộc tấn công giải cứu của cảnh
sát. Và nỗi khó khăn khi nhận thức được mình đang ở trung tâm một thảm
kịch.
Tấm áo choàng cứu hộ vẫn
còn đó, ở lối vào căn hộ, dưới một ghế đẩu nhỏ. Nó có nguy cơ bị nhét
vào một chiếc hộp cùng với bộ quần áo mặc vào cái ngày đen tối 13 tháng
11, mà lẽ ra phải là một buổi tối lễ hội đối với người rất yêu nhạc này.
Stéphane T., chuyên gia tin học kể lại cho báo L'Humanité nghe vụ thảm sát ở
nhà hát Bataclan và vụ bắt con tin của bọn khủng bố, trước khi cảnh sát
tấn công.
Một buổi tối ở Bataclan
Đó
là lần đầu tiên tôi đi xem nhóm Eagles of Death Metal. Tôi viết những
bài bình luận ngắn cho một tạp chí trên mạng về nhạc rock, Rock
n’Concert, và tôi có giấy mời đi dự một festival Inrock ở Cigale. Nhưng
với phóng viên ảnh của trang mạng, chúng tôi đã chọn nhà hát Bataclan…
Không
khí đêm ấy tuyệt vời, ca sĩ thực sự đáng mến và vui tính. Tôi ngồi ở
khu vực balcon phía trên, đối diện với sân khấu, khi tôi bắt đầu nghe
những tiếng động hơi khô khốc từ phía dưới vọng lên. Tất nhiên ngay lúc
đó tôi chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra. Phía trước tôi có ai đó nói
hình như là pháo vì có mùi thuốc súng. Nhưng không phải là pháo…
Cảnh sát Pháp tấn công vào khu Saint-Denis phía bắc Paris sáng 18/11/2015.
Phân tích « Những điều kiện để biến Daech thành con số không », nhật báo La Croix đề cập đến các mặt trận chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và chủ thuyết tôn giáo.
Khủng bố Paris: Đề tài chiếm trọn các trang báo Pháp
Đề tài khủng bố tiếp tục chiếm trọn trang nhất và nhiều trang trong của các báo Paris hôm nay. Le Monde nhấn mạnh đến « Sự chuyển hướng về chính sách an ninh của ông Hollande ».
Về ngoại giao, đó là thay đổi ưu tiên ở Syria, xích gần lại với Nga.
Đối với chủ nghĩa khủng bố : sửa đổi luật cứng rắn hơn, tăng cường lực
lượng. Về Hiến pháp, chính phủ chủ trương mở rộng quyền lực trong trường
hợp « tình trạng khủng hoảng ». Còn về ngân sách, hiệp ước an ninh được đặt lên trên hiệp ước ổn định.
Le Figaro cho biết « Người dân Pháp sẵn sàng chấp nhận hạn chế tự do để được an toàn hơn ».
Theo một cuộc thăm dò của Ifop thực hiện sau khi xảy ra các vụ khủng bố
ở Paris và Saint-Denis, có đến 84% người Pháp chấm nhận bị kiểm soát
nhiều hơn.
Cảnh sát khám xét ở quảng trường République ngày 17/11/2015.
Lời chứng ấn tượng của một người đã
gặp bốn tên khủng bố nhà hát Bataclan hai tiếng đồng hồ trước vụ thảm sát.
(Le Figaro) Chúng ta hãy gọi anh là
Christophe. Ở bên kia đầu dây, giọng nói anh rời rạc, mệt mỏi. Đã hai ngày rồi
anh không ngủ. Cách đây vài tiếng đồng hồ, anh đã đến số 36 Quai des Orfèvres
(trụ sở cảnh sát hình sự Paris) để kể lại câu chuyện khó tin của mình.
Tối Chủ Nhật 15/11/2015, 10 chiến đấu cơ của
Pháp thả gần 20 quả bom xuống thành trì quân thánh chiến IS tại Raqqa.
Để trả đũa các vụ khủng bố dã man trên đất Pháp,
tối qua 16/11/2015 Paris đã cho các phi cơ Rafale và Mirage không kích ồ
ạt vào Raqqa, thủ phủ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
Chưa
đầy hai ngày sau các vụ khủng bố đã làm cho ít nhất 129 người chết và
352 người bị thương ở Paris, các phi cơ tiêm kích Pháp đã thả 20 quả bom
xuống Raqqa ở miền bắc Syria, phá hủy một cơ quan chỉ huy và một trại
huấn luyện quân thánh chiến IS.
Tổng thống Hollande phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện Pháp ngày 16/11/2015.
Trước các vụ khủng bố đẫm máu chưa từng thấy trên
đất Pháp, Tổng thống François Hollande ngày 16/11/2015 lần đầu tiên phát
biểu trước Quốc hội lưỡng viện họp tại điện Versailles để trình bày các
biện pháp đối phó, trong đó có việc kéo dài tình trạng khẩn cấp trong
ba tháng. Đồng thời ông cũng cố gắng duy trì « tình đoàn kết quốc gia » hiện đang khá mong manh.
Ngay từ hôm thứ Bảy 14/11, Tổng thống Hollande đã cảnh cáo : « Nước Pháp sẽ thẳng tay đối với sự man rợ của Daech (tổ chức Nhà nước Hồi giáo, hay IS) ». Tối Chủ nhật, Pháp loan báo không kích ồ ạt vào thủ phủ của tổ chức thánh chiến này tại Syria.
Ông Sam Rainsy, chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc tại Phnom Penh ngày 09/04/2015.
Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy hôm nay 16/11/2015 đã
hủy bỏ kế hoạch quay trở về Cam Bốt vì sợ bị bắt, sau khi cảnh sát nước
này tuyên bố sẽ bắt giữ ông ta theo lệnh của tòa án.
Tuần trước tư pháp Cam Bốt đã ra lệnh bắt Sam Rainsy để thi hành bản án hai năm tù vì tội vu khống được tuyên vào năm 2011.
Một chiến hạm Mỹ ngày 16/11/2015 bắt đầu thả neo
một tuần lễ tại Trung Quốc. Đây là một động thái hòa hoãn, vào thời điểm
hai cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại
Biển Đông.
Khu trục hạm hỏa
tiễn USS Stethem đến Thượng Hải để thao dượt chung với quân đội Trung
Quốc về truyền tin và cứu hộ. Chỉ huy trưởng Harry Marsh tuyên bố chuyến
viếng thăm này nhằm « xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau » giữa hai quân đội.
Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy bỏ hợp đồng khổng lồ 3 tỉ đô la
mua hỏa tiễn địa-không mà Trung Quốc đã thắng thầu cách đây hai năm. Một
nguồn tin thân cận với chính phủ cho AFP biết hôm qua 15/11/2015.
Thông
tin này được đưa ra vào thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ tiếp đón các nguyên thủ
G20, diễn ra trong hai ngày Chủ Nhật 15/11 và thứ Hai 16/11/2015, trong
đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quân đội Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn trong đợt diễn tập phòng không. Ảnh do KCNA phân phối ngày 03/11/2015.
Theo báo chí Seoul, chính quyền Hàn Quốc hôm nay
16/11/2015 loan báo đang theo dõi mọi dấu hiệu cho thấy Bắc Triều Tiên
bắn hỏa tiễn sang, vào lúc Bình Nhưỡng thiết lập một vùng cấm trên biển.
Hãng
tin Yonhap dẫn nguồn tin chính phủ cho biết Bình Nhưỡng đã cấm tàu bè
đi vào một khu vực ngoài khơi thành phố duyên hải Wonsan từ ngày 11/11
đến 07/12.
Hoa và nến tường niệm nạn nhân các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris tối 13/11/2015.
Một lần nữa nước Pháp lại bị tấn công khủng bố, và
một lần nữa nhiều người dân Việt lại bày tỏ tình đoàn kết bằng cách
chia buồn trên mạng xã hội cũng như đến tận các cơ quan ngoại giao Pháp ở
Việt Nam để phân ưu.
Trả lời RFI Việt ngữ, đại sứ Pháp
Jean-Noel Poirier cho biết cộng đồng người Pháp sống tại Hà Nội sẽ tham
dự buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vào ngày mai. Ông cũng rất cảm động
vì tình cảm của người Việt Nam dành cho nước Pháp trước vụ tấn công đẫm
máu chưa từng thấy tại Paris hôm 13/11/2015, và ông muốn gởi lời cảm ơn.
Philippines hôm nay 14/11/2015 cho biết sẽ bảo đảm « tăng cường an ninh
» đối với các nguyên thủ đến tham Thượng đỉnh APEC tại Manila vào tuần
tới, sau các vụ khủng bố tại Paris tối qua làm cho hơn 120 người thiệt
mạng.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ
hiện diện cùng với các lãnh đạo cao cấp của Nhật Bản, Trung Quốc, Úc,
Canada và 15 nguyên thủ các nước khác trong đó có Việt Nam, tại Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Manila trong
hai ngày 18 và 19 tháng 11.
Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng
được ủng hộ mạnh mẽ tại Hoa Kỳ. Bà Nancy Pelosi, thủ lãnh phe Dân chủ
tại Hạ viện Mỹ hôm nay 14/11/2015 nói với các quan chức Trung Quốc như
trên, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về vấn đề nhân quyền, trong chuyến
viếng thăm Tây Tạng tuần này.
Bà Pelosi lâu nay luôn chỉ trích
Trung Quốc về mặt nhân quyền, đang dẫn đầu một đoàn dân biểu Mỹ đi thăm
Tây Tạng, vùng đất mà Bắc Kinh đang cai trị với bàn tay sắt sau khi «
giải phóng một cách hòa bình » vào năm 1950.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang trên đường
gia nhập vào rổ tiền tệ (SDR theo tiếng Anh, DTS theo tiếng Pháp) của
IMF, còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt. Việc này một khi được chấp nhận
sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường vị thế trên trường quốc tế.
Trong một báo cáo, các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng đồng tiền Trung Quốc « đáp ứng được các điều kiện
» để tham gia rổ tiền tệ, hiện nay gồm bốn đồng tiền là đô la Mỹ, euro,
bảng Anh và yen Nhật. Bản báo cáo không công khai đã được trao cho Hội
đồng quản trị IMF đại diện cho 188 nước thành viên, và Hội đồng này sẽ
có quyết định cuối cùng vào ngày 30/11.
Liban tuyên bố quốc tang hôm nay 13/11/2015, sau
các vụ tấn công tự sát hôm qua tại miền nam Beyrouth làm ít nhất 43
người chết và 239 người bị thương. Đây là một trong những vụ khủng bố
đẫm máu nhất từ khi chấm dứt nội chiến. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)
đã nhanh chóng lên tiếng nhận trách nhiệm, cho biết nhắm vào phe
Hezbollah, kẻ thù của IS.
Phe Hezbollah thuộc hệ phái Hồi
giáo Shia chiến đấu bên cạnh chế độ Bachar Al Assad chống lại quân nổi
dậy và quân thánh chiến IS thuộc hệ phái Sunni. Hoa Kỳ, Pháp và Liên
Hiệp Quốc đã lên án vụ khủng bố đẫm máu nhất từ trước đến nay của tổ
chức Nhà nước Hồi giáo trên đất Liban.
Nhà hát Opera hình con sò ở Sydney, Úc, sáng rực ba mầu cờ nước Pháp, ngày 14/11/2015
Từ Hoa Kỳ đến Iran, từ Đức, Nga sang Trung Quốc,
các nước trên toàn thế giới đồng thanh lên án các vụ khủng bố chưa từng
thấy đã làm hơn 120 người chết và 250 người bị thương tại Paris tối qua
13/11/2015. Loạt khủng bố dấy lên một làn sóng kinh hoàng và phẫn nộ.
Tổng thống Mỹ Barack Obama là nguyên thủ lên tiếng sớm nhất. Ông tuyên bố : « Các vụ khủng bố này không chỉ tấn công vào Paris mà còn tấn công vào nhân loại và các giá trị toàn cầu của chúng ta ». Ông dẫn ra bằng tiếng Pháp câu khẩu hiệu « Tự do, Bình đẳng, Bác ái », khẳng định rằng đây cũng là châm ngôn của nhân dân Mỹ.
Các nhân viên cứu hộ làm việc ở trước một nhà hàng Paris bị khủng bố đêm 13/11/2015.
Các vụ khủng bố tại Paris tối qua 14/11/2015 diễn
ra tại sáu địa điểm khác nhau làm ít nhất 120 người chết, theo chính
quyền. Từ sân vận động nổi tiếng Stade de France ở ngoại ô phía bắc
Paris, cho đến khu vực phía đông Paris gần quảng trường République - nơi
một triệu rưỡi người đã xuống đường sau các vụ tấn công hồi tháng
Giêng.
Nhà hát Bataclan : 82 người chết
Nhiều
kẻ vũ trang không che mặt đột ngột xuất hiện và nổ súng trong những
tiếng hô « Allah Akbar » tại nhà hát Bataclan, nơi nhóm nhạc rock kim
loại Mỹ Eagles trình diễn. Vụ bắt con tin này kéo dài ba tiếng đồng hồ,
ít nhất 82 người thiệt mạng.
Pierre Janaszak, 35 tuổi, hoạt náo viên truyền thanh và truyền hình có mặt trong nhà hát kể lại : «
Tôi nghe rõ ràng họ nói với các con tin : ‘Đó là lỗi của Hollande, lỗi
của Tổng thống các vị. Không nên can thiệp vào Syria’. Họ cũng nói đến
Irak ».