mercredi 28 octobre 2015

Phạm Chí Dũng ra khỏi Hội Nhà văn Thành phố

Nhà báo, nhà văn Phạm Chí Dũng
Đôi lời : Nhà báo Phạm Chí Dũng mà bạn đọc đã quen tên với rất nhiều bài chính luận, còn là nhà văn. Tác phẩm của anh gồm các tập truyện ngắn « Những bông hoa hoang dã » (1993), « Tự thú » (1994), « Những chiếc bồn tắm định mệnh » (2005, tiểu thuyết « Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố » (2005), «Ngài nghị sĩ » (2006)…
Phạm Chí Dũng là hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh – tổ chức nhà nước duy nhất anh còn là thành viên cho đến nay, sau khi đã viết Tâm thư từ bỏ đảng CSVN ngày 05/12/2013. Hôm nay 28/10/2015, anh cho biết đã gởi thông báo cho Hội Nhà văn Thành phố về việc anh ra khỏi hội này.

mardi 27 octobre 2015

Biển Đông : Hoa Kỳ thử nghiệm quyết tâm của Bắc Kinh

Chiến hạm USS Lassen trong cuộc tập trận Foal Eagle 2015.
(Michel De Grandi,Les Echos 28/10/2015) Một chiến hạm Mỹ đã tiến gần một đảo nhỏ bị Bắc Kinh đòi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu với nhau. Cách đây một năm, khi Bắc Kinh vừa tuyên bố vùng nhận dạng phòng không, Mỹ đã điều ngay hai oanh tạc cơ B52 bay ngang.

Đúng vào lúc Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang họp, Hoa Kỳ đã chọn lựa thời điểm này để tạo ra một sự cố ngoại giao khi gởi một tàu phóng ngư lôi trang bị hỏa tiễn, chiếc USS Lassen đến áp sát một đảo nhỏ bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền ở Trường Sa trên Biển Đông.

Obama công du châu Á tháng 11 nhưng không đến Việt Nam


Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ dự thượng đỉnh G20, sau đó đến Philippines và Malaysia để dự hai hội nghị thượng đỉnh khác trong tháng 11. Nhà Trắng hôm qua 26/10/2015 loan báo như trên, tuy nhiên trong chương trình không thấy ông Obama ghé Việt Nam như dự kiến trước đây. 

Tại hội nghị thượng đỉnh G20, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest, ông Barack Obama sẽ « khuyến khích các sáng kiến quốc tế nhằm ủng hộ tăng trưởng kinh tế thế giới một cách bền vững và thăng bằng ». 

Biển Đông: Đồng minh hoan nghênh, Bắc Kinh tức tối

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Luc Khảng trong cuộc họp báo ngày 27/10/2015.

Trước sự kiện Mỹ cho chiến hạm USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh hai đảo nhân tạo bồi đắp tại Đá Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở quần đảo Trường Sa hôm nay 27/10/2015, Bắc Kinh giận dữ tố cáo đây là hành động « đe dọa chủ quyền » của Trung Quốc. Tổng thống Philippines hoan nghênh, còn Bộ Quốc phòng Úc ra thông cáo ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông.  

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) tuyên bố chiến hạm Mỹ đã « tiến vào một cách bất hợp pháp, không được phép của Trung Quốc ». Lục Khảng cho biết « các cơ quan liên quan đã giám sát, theo dõi chiến hạm này để đưa ra lời cảnh báo, theo đúng luật lệ », và chính quyền Trung Quốc sẽ « kiên quyết đáp trả tất cả mọi hành động khiêu khích », « sử dụng mọi biện pháp cần thiết trong trường hợp phải cần đến ». 

HRW : Malaysia đang trở thành Nhà nước « công an trị »

Thủ tướng Najib Razak phát biểu trước Quốc hội Malaysia.

Tổ chức Human Right Watch hôm nay 27/10/2015 tố cáo Malaysia ngày càng giống một Nhà nước công an trị, khi chính quyền sử dụng những đạo luật trấn áp để dập tắt những chỉ trích, kể cả các đòi hỏi Thủ tướng phải trả lời về những cáo buộc tham nhũng.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Mỹ trong báo cáo nhận định, mặc cho những lời hứa lâu nay, Thủ tướng Najib Razak lại đẩy mạnh các vụ đàn áp, sau khi đạt được những kết quả tệ hại trong cuộc bầu cử năm 2013.

Pháp tổ chức hội nghị về Syria nhằm củng cố vị thế


Pháp chuẩn bị một hội nghị về Syria tại Paris hôm nay 27/10/2015 tập hợp các « đối tác khu vực chủ chốt » nhưng không có Nga và Iran. Đây là nỗ lực của Pháp nhằm quay trở lại với hồ sơ Syria, sau khi vắng mặt tại Vienna hôm thứ Sáu tuần trước.

Theo Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại trưởng các nước Hoa Kỳ, Anh, Đức, Ả Rập Xê Út, Jordani và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham dự hội nghị này. Là một trong những nước có thái độ kiên quyết nhất trước chế độ Damas, Pháp cố gắng làm cho tiếng nói của mình có trọng lượng hơn trong hồ sơ Syria. Trước đó, trong hội nghị Vienna với sự tham gia của Nga, Mỹ, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước Pháp và Đức đã không được mời dự.

Đảng bảo thủ Ba Lan thắng cử : Thử thách mới cho châu Âu

Áp-phích tranh cử của đảng PiS, 27/10/2015.

Phe nghi ngại về châu Âu ở Ba Lan đã được tăng cường sau cuộc bầu cử hôm qua 26/10/2015. Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) đã thắng cử với 37,58% phiếu. Đạt được đa số tuyệt đối tại Quốc hội, đảng bảo thủ dân túy muốn bảo vệ lợi ích của đất nước và hạn chế quyền lực của Bruxelles.

Như vậy là sau Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc, đất nước Đông Âu quan trọng, thành viên NATO đã bước sang nhóm các nước có định kiến ngờ vực đối với châu Âu và chống nhập cư. Chính quyền sắp tới của Ba Lan do đảng Pháp luật và Công lý điều hành sẽ phản đối việc tiếp đón di dân và tìm cách giảm bớt quyền hành của các định chế châu Âu.

Tokyo bác quyết định của Okinawa rút giấy phép xây căn cứ Mỹ

Bộ trưởng phụ trách Okinawa và lãnh thổ phương Bắc, Aiko Shimajiri.

Chính phủ Nhật Bản hôm nay 27/10/2015 đã vô hiệu hóa việc Thống đốc Okinawa rút giấy phép xây dựng một căn cứ không quân mới của Mỹ. Quyết định này sẽ tiếp tục gây tranh cãi về hồ sơ trên.

Bộ trưởng Bộ Quy hoạch Lãnh thổ Keiichi Ishii sau cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng đã cho báo chí biết chính quyền Tokyo coi việc rút giấy phép xây dựng do ông Takeshi Onaga, Thống đốc Okinawa đưa ra là « vô giá trị ». 

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc

Chiến hạm USS Lassen
(AFP, Le Monde) USS Lassen, chiến hạm trang bị hỏa tiễn của Mỹ hôm nay 27/10/2015 đã tiến vào bên trong khu vực 12 hải lý tại một trong các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp ở quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Một quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết như trên.

Trung Quốc vốn yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông, từ một năm qua đã tiến hành các hoạt động đào đắp xung quanh hàng trăm đảo nhỏ và rạn san hô không người ở, tăng tốc chuyển đổi các rạn san hô này thành hải cảng, phi đạo và nhiều cơ sở hạ tầng đa dạng. Bắc Kinh tự cho là khu vực 12 hải lý xung quanh những cơ sở mới xây trên những đảo chỉ lấp ló khỏi mặt nước, là lãnh hải của mình.

lundi 26 octobre 2015

« Cuộc chiến truyền thông » trước Hội nghị 13

Phạm Chí Dũng : Sau Hội nghị trung ương lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, rất có thể mọi việc vẫn còn nằm phía trước, và dường như tương quan lực lượng vẫn đang là 50/50. Nếu Hội nghị 13 chứa đựng nội dung bỏ phiếu cho « tứ trụ », ai giành phiếu cao hơn sẽ là câu hỏi sống chết.
Khác hoàn toàn với hình ảnh mặt hồ không gợn sóng tại Hội nghị trung ương 11 vào giữa năm 2015, Hội nghị trung ương 12 của Đảng CSVN khai tỏa vào tháng 10/2015 đã đạt tới tiêu chí tiêu biểu của thông tin nhiễu loạn.
Trước, trong và sau hội nghị này, các « fan hâm mộ » của Thủ tướng chính phủ lẫn phe đảng liên tiếp « dội bom » vào nhau khiến dư luận không biết đâu mà lần.

dimanche 25 octobre 2015

Jeremy Shapiro : Nga không có chiến lược để chấm dứt cuộc chiến Syria

Chuẩn bị cho Sukhoi xuất kích (Ảnh của Bộ Quốc phòng Nga)
(Libération 22/10/2015) Là giám đốc nghiên cứu về quan hệ quốc tế của think tank Mỹ Brookings Institution, ông Jeremy Sharipo phân tích về ý nghĩa của cuộc gặp Assad-Putin.
« Nga đang ở thế yếu, bởi vì Hoa Kỳ có nhiều phương tiện quân sự hơn, có những đồng minh vững chắc hơn, một nền kinh tế khỏe mạnh hơn rất nhiều và có nhiều lựa chọn hơn. Tại Syria, Nga đã triển khai các loại vũ khí hiện đại mà họ không sở hữu được bao nhiêu. Nga sẽ phải chi ra rất nhiều tiền, mà tiền thì hiện nay họ không có ».

Thông điệp của chuyến thăm này là gì ?

Theo góc nhìn của Al Assad, đó là để chứng minh rằng ông ta vẫn hiện hữu và muốn tiếp tục nắm quyền. Về phía Nga, nhằm chứng tỏ sự ủng hộ chính quyền Syria và Kremli đóng một vai trò chủ đạo về tương lai của nước này.

samedi 24 octobre 2015

Anh : Cựu sinh viên Thiên An Môn bị câu lưu vì biểu tình chống Tập Cận Bình

Ông Thiệu Giang bị  cảnh sát Anh bắt vì biểu tình khi đoàn xe Tập Cận Bình đi qua.
(AFP 23/10/2015) Một nhà đấu tranh, cựu sinh viên phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn đã bị cảnh sát Anh câu lưu và khám xét nhà, sau khi ông biểu tình gần đoàn xe của Tập Cận Bình.

Sự việc diễn ra hôm thứ Tư 21/10 lúc đoàn xe chở chủ tịch nước Trung Quốc đang chạy trên đường phố Luân Đôn. Những hình ảnh chiếu trên kênh Channel 4 cho thấy Thiệu Giang (Shao Jiang), giáo sư đại học 47 tuổi, blogger viết cho Amnesty International, giơ những tấm biểu ngữ khi Tập Cận Bình đi qua. Ông bị nhiều cảnh sát chạy đến bắt giữ một cách thô bạo.

Việt Nam : Dự luật tôn giáo cản trở tự do tín ngưỡng?


« Tại Việt Nam, người công giáo được yêu cầu phải thỏa hiệp với chính quyền », đó là tựa đề bài viết của đặc phái viên Le Monde Bruno Philips tại Hà Nội. Chính quyền cộng sản muốn áp đặt một đạo luật đưa các tôn giáo vào khuôn phép, mà theo các vị giám mục Việt Nam thì đó là một bước thụt lùi « bóp nghẹt tự do ».

Tác giả mô tả trong gian phòng đơn sơ của Tòa Tổng giám mục Hà Nội – một công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thận trọng từng từ ngữ trước sự hiện diện của người phiên dịch chính thức. Nhưng điều này không ngăn trở ngài chỉ trích thẳng thừng một dự luật về tín ngưỡng và tôn giáo mới đây. Dự luật này cho thấy ý định của chính quyền muốn đưa ra các quy định trong quan hệ giữa Nhà nước cộng sản và các cộng đồng tôn giáo.

vendredi 23 octobre 2015

Vận động chính trị bằng truyền thông: Tiền đề đa đảng ở Việt Nam



Áp-phích dịp  Đại hội ĐCSVN lần thứ 10

Phạm Chí Dũng : Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam khác với các đại hội trước như thế nào? Cơ chế « tách đảng » có thể từ đó mà ra đời. Rất nhiều khả năng cơ chế này sẽ xuất phát từ chính trong lòng nội bộ đảng Cộng sản VN, để đến một thời điểm không quá xa, đảng cầm quyền sẽ thực sự bị phân rã và chia tách thành ít nhất hai đảng phân liệt.
Vũ khí cực kỳ hiểm nghèo
Thời thế thay đổi và lòng người không thể trung thành mãi với dĩ vãng. Nhất là khi lòng tham đã át hẳn ý thức hệ.
Có ít nhất một đổi khác trần trụi và dã man: giới chính khách Việt biểu dương thói xấu moi móc triệt hạ nhau bằng truyền thông.

jeudi 22 octobre 2015

Sau bốn năm, cái bóng của Kadhafi luôn đè nặng lên Libya

Mouammar Kadhafi

Bốn năm sau cái chết của nhà độc tài Libya Mouammar Kadhafi, những gì ông ta để lại vẫn đè nặng lên quốc gia dầu lửa hiện đang bị bạo lực hoành hành, cùng với đấu tranh quyền lực, luôn đi tìm sự đoàn kết trong vô vọng.

« Kadhafi đã làm nổi lên một Nhà nước được xây dựng xung quanh hình ảnh của ông ta » trong suốt bốn thập kỷ cầm quyền. Michael Nayebi-Oskoui, chuyên gia về Trung Đông của cơ quan tư vấn Mỹ Stratfor giải thích.

Mỹ tăng cường quân đội tại Địa Trung Hải để tránh một vụ Benghazi mới

Tòa nhà được dùng làm lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi bốc cháy sau khi bị tấn công năm 2012.

Năm 2012, khi những người vũ trang đột ngột xuất hiện tại trụ sở cơ quan ngoại giao Mỹ ở Benghazi, Libya, Hoa Kỳ không huy động được lực lượng cơ động ứng phó kịp thời. Khi quân Mỹ chuẩn bị tiến hành tấn công thì đã quá muộn : đại sứ Chris Stevens và ba nhân viên sứ quán Mỹ đã bị thiệt mạng.
Ba năm sau đó, sự kiện bi thảm này vẫn luôn ám ảnh Washington, và Lầu Năm Góc đã có những biện pháp để bi kịch không tái diễn.

mercredi 21 octobre 2015

Hai nhà ngoại giao Trung Quốc bị bắn chết trong một nhà hàng ở Philippines

(AFP 21/10/2015) Lãnh sự Trung Quốc ở Cebu, thành phố lớn thứ nhì Philippines bị thương và hai đồng nghiệp khác bị bắn chết hôm nay 21/10/2015 vào giờ ăn trưa trong một nhà hàng sang trọng.

Xác bà Lý Huy, một trong hai nạn nhân bị bắn chết tại nhà hàng Lighthouse ngày 21/10/2015.
Hai công dân Trung Quốc khác có mặt trong bữa ăn này : một nữ nhân viên lãnh sự quán tại Cebu cùng với chồng đã bị bắt vì nghi ngờ liên can đến vụ tấn công. Phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Wilben Mayor cho AFP biết như trên. Cảnh sát Philippines tìm được một khẩu súng Colt 45 và ba đầu đạn tại hiện trường.

mardi 20 octobre 2015

Nhân quyền sang trang mới: Việt Nam chính thức công nhận Xã hội dân sự

Người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Phạm Chí Dũng : « Quốc hội sẽ bàn nhiều luật liên quan đến xã hội dân sự » - đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, sáng 19/10/2015.

Ban hành các đạo luật về xã hội dân sự, theo ông Phúc là để triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Hiến pháp.

« Chủ nghĩa xã hội » biến mất tại Hội nghị Trung ương 12

Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang tại Cuba, 29/09/2015.
Phạm Chí Dũng : Sự thay đổi về liều lượng từ ngữ tại Hội nghị Trung ương 12 có khả năng dẫn tới một sự chuyển đổi rõ hơn, lớn hơn và dứt khoát hơn về ý thức hệ tại đại hội đảng Cộng sản VN lần thứ 12. Để sau đó, trào lưu « cải cách thể chế » sẽ khởi động và những gì chưa tìm thấy được về mặt tư tưởng chính trị sẽ được « thả nổi ».
Hiện tượng « lạ »
Một hiện tượng « lạ » đã diễn ra khi trong cả diễn văn khai mạc lẫn thông báo bế mạc của Hội nghị Trung ương 12 đảng Cộng sản Việt Nam, kéo dài suốt một tuần từ ngày 5 đến ngày 11/10/2015 giữa những người bên đảng và phía chính phủ tranh nhau các vị trí trong « tứ trụ » cùng chức vụ Tổng bí thư, đã chỉ một lần tính từ « xã hội chủ nghĩa » được nhắc đến mà không xuất hiện bất kỳ danh từ « chủ nghĩa xã hội » nào trong các đoạn văn chính trị.  

lundi 19 octobre 2015

MH17 : Hỏa tiễn Nga và màn khói mờ che phủ

Mô hình dựng lại MH17 được trưng ra khi UBĐT Hà Lan trình bày báo cáo ngày 13/10/2015.
(Le Monde 17/10/2015) Kết luận của Văn phòng điều tra an ninh Hà Lan về thảm họa chuyến bay MH17, công bố hôm thứ Ba 13/10/2015, không còn gì phải nghi ngờ : chiếc Boeing của hãng Malaysia Airlines chở theo 298 người từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã bị bắn hạ bởi một hỏa tiễn địa-không BUK do Nga sản xuất. Hỏa tiễn này được bắn đi từ vùng chiến sự giữa phe nổi dậy thân Nga và quân đội Ukraina.

« Không hề có một kịch bản nào khác » có thể giải thích việc chiếc phi cơ bị vỡ tan lúc đang bay, và cái chết của tất cả các hành khách. Báo cáo khẳng định như vậy, sau 15 tháng trời nghiên cứu kỹ càng, với tính chính xác đáng nể.