Các lãnh đạo Hồi giáo tại hội nghị Mecca, ngày 16/08/12. |
Bài đăng : Thứ năm 16 Tháng Tám 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 16 Tháng Tám 2012
Các trận đánh và không kích tiếp diễn tại Syria hôm nay 16/08/2012, sau khi các quốc gia Hồi giáo trong phiên họp đặc biệt tại Mecca, Ả Rập Xê Út, đã quyết định tạm ngưng tư cách thành viên của Syria trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI). Quyết định này nhằm cô lập chế độ Damas, bị Liên Hiệp Quốc lên án là đã phạm tội ác chiến tranh.
Sau 18 tháng phong trào phản kháng bị đàn áp đã dần trở thành
đấu tranh quân sự, với hơn 23 ngàn người chết, các nhà lãnh đạo Hồi giáo
đã thỏa thuận về “sự cần thiết phải chấm dứt ngay bạo lực ở Syria và ngưng tư cách thành viên của nước này trong OCI”.
Iran, đồng minh thân thiết của Syria là nước duy nhất trong số 57 thành
viên của OCI, tổ chức đại diện cho một tỉ rưỡi người Hồi giáo trên thế
giới, đã phản đối.
Hoa Kỳ lên tiếng hoan nghênh quyết định trên, cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy “chế độ Bachar Al Assad ngày càng bị cô lập, ngược lại ủng hộ ngày càng rộng lớn đối với nhân dân Syria, và cuộc đấu tranh cho một Nhà nước dân chủ”.
Tại chỗ, quân chính phủ và quân nổi dậy tiếp tục chiến đấu nhằm giành quyền kiểm soát thành phố Alep mang tính chiến lược, là nơi diễn ra các trận đánh từ gần tháng qua. Các cuộc cuộc không tập của quân chính phủ hôm nay đã làm cho trên 30 người chết, các cửa hàng bánh mì đóng cửa và thức ăn trở nên hiếm hoi. Nhìn chung trên toàn quốc hôm nay có 70 người thiệt mạng trong đó có 42 thường dân.
Bạo lực tại Syria có nguy cơ lan sang nước láng giềng Liban. Tại đây hàng chục người Syria đã bị những người chiite vũ trang bắt cóc, đòi phải trả tự do cho những người Liban cùng tín ngưỡng đang là con tin ở Syria. Những người biểu tình chiite hôm qua đã đập phá tài sản của người Syria, phong tỏa đường đến sân bay Beyrouth. Năm vương quốc vùng Vịnh đã kêu gọi các công dân mình rời khỏi Liban ngay lập tức.
Tại Genève, một báo cáo mới của Ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc đã lên án lực lượng chính phủ Syria và các dân quân thân chính phủ đã phạm tội ác chống nhân loại, trong đó có các vụ giết người và tra tấn. Báo cáo cho rằng phe đối lập cũng phạm tội ác chiến tranh, nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Còn tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp lại hôm nay nhằm thảo luận về việc chính thức chấm dứt nhiệm vụ của các quan sát viên tại Syria, mà thời hạn sẽ kết thúc vào Chủ nhật tới. Các cường quốc vẫn chia rẽ về biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria. Trong trường hợp lạc quan nhất, thì 15 thành viên của Hội đồng sẽ phải thỏa thuận duy trì văn phòng liên lạc tại Damas, để hỗ trợ cho các nhà hòa giải tương lai của Liên Hiệp Quốc sẽ thay chân ông Kofi Annan.
Cũng trong hôm nay, nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh, đặc sứ Syria Bouthaina Chaabane đã hoan nghênh việc Nga và Trung Quốc ngăn trở mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án Syria. Tuy nhiên Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã kêu gọi các bên tham chiến tại Syria “nhanh chóng tiến hành ngưng bắn để chấm dứt bạo động và khởi đầu đối thoại chính trị”.
Về phía Pháp, Ngoại trưởng Laurent Fabius trong vòng công du khu vực, đã tuyên bố: “Quan điểm của Pháp rẩt rõ ràng: chúng tôi coi Bachar Al Assad là đao phủ của nhân dân ông ta, ông Assad cần phải ra đi càng sớm càng tốt”. Tuy vậy ông Fabius vẫn bác bỏ việc vũ trang cho phe nổi dậy.
Hoa Kỳ lên tiếng hoan nghênh quyết định trên, cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy “chế độ Bachar Al Assad ngày càng bị cô lập, ngược lại ủng hộ ngày càng rộng lớn đối với nhân dân Syria, và cuộc đấu tranh cho một Nhà nước dân chủ”.
Tại chỗ, quân chính phủ và quân nổi dậy tiếp tục chiến đấu nhằm giành quyền kiểm soát thành phố Alep mang tính chiến lược, là nơi diễn ra các trận đánh từ gần tháng qua. Các cuộc cuộc không tập của quân chính phủ hôm nay đã làm cho trên 30 người chết, các cửa hàng bánh mì đóng cửa và thức ăn trở nên hiếm hoi. Nhìn chung trên toàn quốc hôm nay có 70 người thiệt mạng trong đó có 42 thường dân.
Bạo lực tại Syria có nguy cơ lan sang nước láng giềng Liban. Tại đây hàng chục người Syria đã bị những người chiite vũ trang bắt cóc, đòi phải trả tự do cho những người Liban cùng tín ngưỡng đang là con tin ở Syria. Những người biểu tình chiite hôm qua đã đập phá tài sản của người Syria, phong tỏa đường đến sân bay Beyrouth. Năm vương quốc vùng Vịnh đã kêu gọi các công dân mình rời khỏi Liban ngay lập tức.
Tại Genève, một báo cáo mới của Ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc đã lên án lực lượng chính phủ Syria và các dân quân thân chính phủ đã phạm tội ác chống nhân loại, trong đó có các vụ giết người và tra tấn. Báo cáo cho rằng phe đối lập cũng phạm tội ác chiến tranh, nhưng ở mức độ nhẹ hơn.
Còn tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp lại hôm nay nhằm thảo luận về việc chính thức chấm dứt nhiệm vụ của các quan sát viên tại Syria, mà thời hạn sẽ kết thúc vào Chủ nhật tới. Các cường quốc vẫn chia rẽ về biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria. Trong trường hợp lạc quan nhất, thì 15 thành viên của Hội đồng sẽ phải thỏa thuận duy trì văn phòng liên lạc tại Damas, để hỗ trợ cho các nhà hòa giải tương lai của Liên Hiệp Quốc sẽ thay chân ông Kofi Annan.
Cũng trong hôm nay, nhân chuyến viếng thăm Bắc Kinh, đặc sứ Syria Bouthaina Chaabane đã hoan nghênh việc Nga và Trung Quốc ngăn trở mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án Syria. Tuy nhiên Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã kêu gọi các bên tham chiến tại Syria “nhanh chóng tiến hành ngưng bắn để chấm dứt bạo động và khởi đầu đối thoại chính trị”.
Về phía Pháp, Ngoại trưởng Laurent Fabius trong vòng công du khu vực, đã tuyên bố: “Quan điểm của Pháp rẩt rõ ràng: chúng tôi coi Bachar Al Assad là đao phủ của nhân dân ông ta, ông Assad cần phải ra đi càng sớm càng tốt”. Tuy vậy ông Fabius vẫn bác bỏ việc vũ trang cho phe nổi dậy.