Các đại biểu chống đối hiệp ước Acta trong buổi biểu quyết tại Nghị viện châu Âu. |
Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Bẩy 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Bẩy 2012
Nghị
viện châu Âu hôm qua 04/07/2012 đã dứt khoát phủ quyết việc Liên hiệp
châu Âu phê chuẩn hiệp ước quốc tế chống hàng giả Acta. Quyết định này
đã được những nhà đấu tranh cho tự do cá nhân đang tập hợp lực lượng
nhằm chống lại hiệp ước trên, đón chào như một thắng lợi vẻ vang.
Hiệp ước này đã được 22/27 chính phủ các nước thành viên Liên
hiệp châu Âu phê duyệt, cùng với 10 nước khác trong đó có Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Canada. Nhưng Nghị viện châu Âu kiên quyết bác bỏ với 478 đại
biểu bỏ phiếu chống, chỉ có 39 đại biểu bỏ phiếu thuận, và 165 đại biểu
vắng mặt.
Kết quả này là không ngạc nhiên đối với Ủy ban châu Âu, tuy trong tuần đã cổ vũ các đại biểu cứu vãn hiệp ước với lý do bảo vệ lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.
Đại biểu châu Âu của đảng Xanh – Sinh thái Pháp, ông Yannick Jadot bình luận: “Cái chết của Acta là một tin vui cho nền dân chủ”. Theo ông, đây là bằng chứng cho thấy “văn hóa, kiến thức, nông nghiệp, sức khỏe và tự do của công chúng có thể vượt qua được lợi ích của các tập đoàn tư nhân, và việc hình sự hóa các công dân”.
Từ ba năm qua, hàng trăm ngàn người đã xuống đường chống lại hiệp ước này, và bản kiến nghị chống Acta đã thu thập được 2,8 triệu chữ ký. Những người phản kháng cho rằng hiệp ước “quá mơ hồ”, và theo họ đã gây lo ngại việc hình sự hóa các trao đổi đặc biệt là trên internet. Người ta sợ rằng Acta với danh nghĩa chống lại dược phẩm giả sẽ hạn chế các loại thuốc gốc (générique). Một trong những điểm gây tranh cãi nữa là Acta mang lại khả năng các nhà cung ứng dịch vụ internet có thể cung cấp địa chỉ IP các cư dân mạng bị nghi là truy nhập bất hợp pháp, cho những người được hưởng tác quyền các tác phẩm văn hóa.
Về phía phe bảo thủ, đại biểu Pháp Marielle Gallo nói rằng mối quan ngại này là do thông tin đã bị bóp méo. Theo bà thì việc áp dụng Acta không dẫn đến việc truy tố các thanh thiếu niên truy nhập bất hợp pháp. Bà đả kích “sự thiếu can đảm của các chính khách trước nạn dịch làm giả” mà theo bà hàng năm đã gây thiệt hại 250 tỉ euro, và làm các doanh nghiệp châu Âu mất đi 100.000 công ăn việc làm.
Trong khi tranh luận, nhiều đại biểu đã nhấn mạnh là dù sao đi nữa Acta vẫn chưa kín kẽ, vì Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước cung ứng hàng giả chủ yếu trên thế giới đều không ký vào hiệp ước. Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Karel De Gucht đã ghi nhận sự chọn lựa của các đại biểu. Theo ông, thì cuộc biểu quyết này dù vậy cũng không làm mất đi sự cần thiết “bảo vệ khắp nơi trên thế giới chiếc xương sống của nền kinh tế châu Âu: phát minh, sáng tạo, ý tưởng và sở hữu trí tuệ của chúng ta”.
Phủ quyết của châu Âu không làm hiệp ước Acta chết hẳn đối với các quốc gia ngoài châu Âu đã ký kết, đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Mehico và Maroc. Hiệp ước sẽ được áp dụng nếu có ít nhất 6 nước phê chuẩn, và hiện nay chưa có nước nào làm.
Luật gia Đức Axel Metzger chuyên về quyền sở hữu trí tuệ nhấn mạnh, vấn đề là biết được liệu có các đối tác khác quan tâm đến việc tiếp tục tiến trình hay không. Ngoài ra theo ông, việc châu Âu phủ quyết có thể “làm chao đảo phe bảo vệ hiệp ước” tại các quốc gia khác.
Kết quả này là không ngạc nhiên đối với Ủy ban châu Âu, tuy trong tuần đã cổ vũ các đại biểu cứu vãn hiệp ước với lý do bảo vệ lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp.
Đại biểu châu Âu của đảng Xanh – Sinh thái Pháp, ông Yannick Jadot bình luận: “Cái chết của Acta là một tin vui cho nền dân chủ”. Theo ông, đây là bằng chứng cho thấy “văn hóa, kiến thức, nông nghiệp, sức khỏe và tự do của công chúng có thể vượt qua được lợi ích của các tập đoàn tư nhân, và việc hình sự hóa các công dân”.
Từ ba năm qua, hàng trăm ngàn người đã xuống đường chống lại hiệp ước này, và bản kiến nghị chống Acta đã thu thập được 2,8 triệu chữ ký. Những người phản kháng cho rằng hiệp ước “quá mơ hồ”, và theo họ đã gây lo ngại việc hình sự hóa các trao đổi đặc biệt là trên internet. Người ta sợ rằng Acta với danh nghĩa chống lại dược phẩm giả sẽ hạn chế các loại thuốc gốc (générique). Một trong những điểm gây tranh cãi nữa là Acta mang lại khả năng các nhà cung ứng dịch vụ internet có thể cung cấp địa chỉ IP các cư dân mạng bị nghi là truy nhập bất hợp pháp, cho những người được hưởng tác quyền các tác phẩm văn hóa.
Về phía phe bảo thủ, đại biểu Pháp Marielle Gallo nói rằng mối quan ngại này là do thông tin đã bị bóp méo. Theo bà thì việc áp dụng Acta không dẫn đến việc truy tố các thanh thiếu niên truy nhập bất hợp pháp. Bà đả kích “sự thiếu can đảm của các chính khách trước nạn dịch làm giả” mà theo bà hàng năm đã gây thiệt hại 250 tỉ euro, và làm các doanh nghiệp châu Âu mất đi 100.000 công ăn việc làm.
Trong khi tranh luận, nhiều đại biểu đã nhấn mạnh là dù sao đi nữa Acta vẫn chưa kín kẽ, vì Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước cung ứng hàng giả chủ yếu trên thế giới đều không ký vào hiệp ước. Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Karel De Gucht đã ghi nhận sự chọn lựa của các đại biểu. Theo ông, thì cuộc biểu quyết này dù vậy cũng không làm mất đi sự cần thiết “bảo vệ khắp nơi trên thế giới chiếc xương sống của nền kinh tế châu Âu: phát minh, sáng tạo, ý tưởng và sở hữu trí tuệ của chúng ta”.
Phủ quyết của châu Âu không làm hiệp ước Acta chết hẳn đối với các quốc gia ngoài châu Âu đã ký kết, đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Mehico và Maroc. Hiệp ước sẽ được áp dụng nếu có ít nhất 6 nước phê chuẩn, và hiện nay chưa có nước nào làm.
Luật gia Đức Axel Metzger chuyên về quyền sở hữu trí tuệ nhấn mạnh, vấn đề là biết được liệu có các đối tác khác quan tâm đến việc tiếp tục tiến trình hay không. Ngoài ra theo ông, việc châu Âu phủ quyết có thể “làm chao đảo phe bảo vệ hiệp ước” tại các quốc gia khác.